PHƯƠNG PHÁP TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

30 3.6K 22
PHƯƠNG PHÁP TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG PẮC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU ======****===== ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Dương Thị Phượng Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Du Năm học: 2014 - 2015 MỤC LỤC Trang Mục lục. 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài. 3 I.2. Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu. 4 I.3. Đối tượng nghiên cứu. 4 I.4. Phạm vi nghiên cứu 4 I.5. Phương pháp nghiên cứu. 4 II. PHẦN NỘI DUNG. II.1. Cơ sở lý luận. 5 II.1.1. Một số khái niệm 5 II.1.2.Hệ thống chương trình môn mĩ thuật ở Tiểu học 7 II.2. Thực trạng 7 II.2.1 Thuận lợi 7 II.2.2. Khó khăn 7 II.2.3. Điều tra cơ bản. 8 II.3. Biện pháp và giải pháp 8 II.3.1. Những tiêu chí của kiểm tra, đánh giá học tập kết quả trong việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh. 8 II.3.2. Vận dụng việc đổi mới trưng bày sản phẩm học tập của học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức mới. 14 II.3.3. Những kinh nghiệm của bản thân sau khi vận dụng việc đổi mới trưng bày sản phẩm học tập của học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức mới. 24 II.4. Những kết quả đạt được của việc thực nghiệm đề tài 24 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. III.1. Kết luận. 25 III.2. Kiến nghị. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. PHẦN MỞ ĐẦU. I.1. Lý do chọn đề tài. Nền giáo dục nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn tồn tại rất nhiều thách thức và khó khăn, quá trình hội nhập sẽ làm cho nền văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta càng nhanh. Đào tạo ra những chủ nhân tương lai của một đất nước đang trong quá trình chuyển mình sang một giai đoạn mới có đủ bản lĩnh và tài năng chắt lọc những cái hay, cái đẹp, loại bỏ những điều không tốt là một trong những nhiệm vụ của nghành giáo dục. Giáo dục toàn diện là điều kiện thuận lợi để phát triển các tư chất và năng lực cá nhân một cách đầy đủ và mạnh mẽ. Giáo dục của nước ta với xu thế hiện nay là lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở… nhằm phát huy mọi khả năng của học sinh đào tạo con người toàn diện về các mặt: Đức dục - Trí dục - Mỹ dục - Thể dục và Lao động. Vì thế, môn Mĩ thuật đã được đưa vào dạy chính thức trong chương trình Tiểu học. Môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là môn không thể thiếu, nó góp phần nâng cao thẩm mĩ cho học sinh, môn Mĩ thuật không chỉ giúp cho các em hiểu được cái đẹp, tạo ra cái đẹp mà còn giúp học sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản về việc trình bày sản phẩm học tập của mình sau mỗi bài học. Hiện nay dạy - học môn Mĩ thuật, việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh sau mỗi bài học chưa được phổ biến, mới chỉ dừng lại ở mức độ treo bài vẽ lên để học sinh nhận xét đánh giá, sau đó giáo viên thu lại hoặc trả lại cho học sinh. Với cách này đã không giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc trưng bày bài vẽ sao cho đúng và đẹp. Cũng không tạo cho học sinh sự thích thú sau mỗi tiết học Mĩ thuật. Chính vì lý do này nên tôi đã thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh ở trường nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. I.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Với đề tài này tôi muốn góp phần nhỏ của mình vào việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh ở Tiểu học hiện nay và giúp các em thấy được sự cần thiết của việc trưng bày sản phẩm học tập sau mỗi bài học. Để phục vụ cho việc giảng dạy Mĩ thuật có chất lượng cao. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu về cách vận dụng đổi mới việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh ở trường Tiểu học. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là những kết quả đạt được trong việc trưng bày kết quả học tập của học sinh Tiểu học. I.4. Phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở thực tế của học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du khối lớp: 1, 2, 3, 4, 5. I.5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo…). b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra tình hình học sinh. - Dự chuyên đề trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật. - Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới. Tìm giải pháp rút kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG. II.1. Cơ sở lý luận. II.1.1. Một số khái niệm. Thẩm mĩ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của đối tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống xã hội và bản thân con người. Cái đẹp là cái trung tâm, bên cạnh cái đẹp là cái tốt, cái cao thượng. Những khái niệm tương phản là cái xấu, cái hài, cái bi. Thẩm mĩ còn là giá trị khách quan vốn có của các đối tượng thẩm mĩ được con người nhận thức, đánh giá thưởng thức và cố gắng tạo ra thêm nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mĩ cao để sử dụng nó trong cuộc sống. Giáo dục thẩm mĩ là quá trình giáo dục để hình thành cho học sinh năng lực nhận thức cái đẹp, năng lực tri giác, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống xã hội và nghệ thuật; Hình thành cho học sinh năng lực đánh giá cái đẹp, nhận biết cái chân - thiện - mĩ trong cuộc sống con người. Từ đó mà hình thành tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn và phù hợp với dân tộc và thời đại; Hình thành cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp: cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần; Cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật. Làm sao để cuộc sống là sáng tạo, mỗi con người là một nghệ sĩ luôn tạo ra cho mình và xã hội những giá trị thẩm mĩ thanh cao; Làm cho mỗi người luôn hướng tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp. Cái đẹp quan trọng nhất đó là phẩm giá nhân cách. Giáo dục thẩm mĩ phục vụ cho mục tiêu phát triển của xã hội, do đó nội dung cơ bản của giáo dục thẩm mĩ là giúp học sinh tiếp thu một nền văn hóa dân tộc và nhân loại mang tính khoa học, nhân văn và hiện đại. Kết quả (sản phẩm) là cái đạt được, thu được trong một công việc hay một quá trình tiến triển của sự việc. Học tập là quá trình học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng và tri thức. Sản phẩm học tập (hay kết quả học tập) của học sinh là quá trình học sinh lĩnh hội những kiến thức trong nhà trường. Để có được những sản phẩm học tập, những hiểu biết, những kỹ năng, tri thức thì người học cần phải trải qua quá trình học và luyện tập. Như chúng ta đã biết việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học có vai trò thiết thực trong việc hình thành nên một con người có năng lực về nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp.Vì vậy, việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật thì việc giáo dục thẩm mĩ cũng rất quan trọng. Trong quá trình trưng bày sản phẩm học tập, học sinh sẽ biết được việc trưng bày cũng cần phải đẹp, phải đúng và “thẩm mĩ’’. Việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh có ý nghĩa rất lớn trong môn Mĩ thuật. Sau mỗi bài dạy chúng ta cần lưu giữ lại những tác phẩm đẹp, có nội dung sâu sắc, cách trình bày tốt của học sinh. Lưu giữ lại không phải là cất đi mà chúng ta phải làm thế nào để các em có thể thấy, tiếp cận và biết được về bức tranh, tên của người đã thể hiện bức tranh. Qua đó, học sinh sẽ được tiếp xúc với nhiều tranh, nhiều đề tài, học hỏi được cách thể hiện. Học sinh hiểu hơn về cái đẹp, có khả năng sáng tạo, có ý thức tốt trong môn học và trong cuộc sống hàng ngày thông qua các đề tài vẽ tranh mà học sinh được học, được vẽ và được thấy. Trưng bày sản phẩm học tập cũng là một nghệ thuật, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là rất cần thiết. II.1.2. Hệ thống chương trình môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Các phân môn trong chương trình Mĩ thuật được xuyên suốt từ khối 1 đến khối 5. Cụ thể từng phân môn: * Đối với phân môn Vẽ theo mẫu có 8 bài. * Đối với phân môn Vẽ trang trí có 9 bài. * Đối với phân môn Vẽ tranh có 9 bài. * Đối với phân môn Tập nặn tạo dáng có 4 bài. * Đối với phân môn Thường thức Mĩ thuật có 4 bài. II.2. Thực trạng II.2.1. Thuận lợi: Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh, nhất là học sinh Tiểu học. Thừa hưởng truyền thống dạy tốt – học tốt của trường Tiểu học Nguyễn Du. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện đề tài tôi đã được sự hưởng ứng, đóng góp ý kiến giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, thầy cô và các em học sinh trong trường, tạo ra động lực thúc đẩy cho tôi hoàn thành và thực hiện có hiệu quả đề tài này. Đề tài có nội dung sát với chương trình dạy học nên việc thực hiện được thuận lợi đáng kể. Qua quá trình thực hiện đề tài đã thu hút được các em học sinh, từ đó việc dạy và học được diễn ra có chất lượng góp phần không nhỏ vào thành tích học tập môn Mĩ thuật của các em. II.2.2 . Khó khăn: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, đồ dùng dạy – học chưa đầy đủ. Do một số bậc phụ huynh, học sinh còn coi môn mĩ thuật là môn phụ, chưa coi trọng đến kết quả của giáo viên chuyên môn, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh, gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin làm bài dẫn đến việc thực hiện trưng bày sản phẩm học tập của học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. II.2.3. Điều tra cơ bản: Trong những năm vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Nguyễn Du, tôi thấy hầu hết các học sinh học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện trong các bài thực hành và biết cách trưng bày sản phẩm học tập của mình. Bên cạnh đó, còn một số học sinh chưa mạnh dạn trong thể hiện bài vẽ, một số em còn chán nản không thích học vẽ và vì thế việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh không đạt hiệu quả. Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến việc học môn Mĩ thuật và việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh nên tôi đã tiến hành điều tra một số lớp xem có bao nhiêu học sinh biết và không biết trưng bày sản phẩm học tập. Từ cơ sở đó giúp tôi tìm ra hướng giải quyết. * Kết quả điều tra ban đầu: Lớp Sĩ số Số học sinh biết trưng bày sản phẩm học tập Số học sinh không biết trưng bày sản phẩm học tập Tổng số % Tổng số % 1/3 48 31 65% 17 35% 2/2 37 23 62% 14 38% 3/3 47 36 77% 11 23% 4/2 37 27 73% 10 27% 5/2 52 39 75% 13 25% II.3. Giải pháp và biện pháp II.3.1. Những tiêu chí của kiểm tra, đánh giá học tập kết quả trong việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh. Đối với học sinh tiểu học thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh để động viên khuyến khích các em tiếp cận và thể hiện cái đẹp theo cách cảm cách nghĩ của bản thân. Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống. Vì thế, cần tìm được cái hay, cái đẹp riêng của học sinh thể hiện qua mỗi bài vẽ, không lấy đánh giá để răn đe hoặc quá chặt chẽ cứng nhắc. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh được xem là công việc cuối cùng là một bộ phận quan trọng và hợp thành một tổng thể thống nhất của quá trình giáo dục có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Để có bài vẽ đẹp về hình thức và nội dung phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm học tập thì việc kiểm tra đánh giá cũng cần có chuẩn mực và tiêu chí đặt ra cho từng khối lớp, từng phân môn, từng bài dạy, từng thời kỳ và đảm bảo yêu cầu đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng theo chuẩn được quy định trong. * Đối với học sinh khối lớp 1 tiêu chí của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo từng phân môn: - Phân môn Vẽ theo mẫu: + Học sinh biết quan sát mẫu để vẽ, không dùng thước và compa để vẽ nét thẳng, nét cong. + Bài vẽ mô phỏng gần giống mẫu về hình dáng, tỉ lệ. - Phân môn Vẽ trang trí: + Học sinh biết cách vẽ tiếp hình và vẽ màu vào bài trang trí. + Bước đầu biết cách sắp xếp màu phù hợp. + Vẽ màu phù hợp không gò ép. - Phân môn Vẽ tranh: + Học sinh biết cách chọn đề tài đơn giản, phù hợp với khả năng. + Biết chọn hình ảnh, sắp xếp hình ảnh theo đề tài. + Biết cách chọn màu phù hợp với nội dung. - Phân môn Tập nặn tạo dáng: + Học sinh biết cách chọn đất, nhào đất. + Học sinh biết cách tạo hình cho sản phẩm. - Phân môn Thường thức Mĩ thuật: + Học sinh biết quan sát, nhận xét hình ảnh, màu sắc khi xem tranh. + Học sinh có cảm nhận ban đầu về vẻ đẹp của bức tranh. * Đối với học sinh khối lớp 2 tiêu chí của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo từng phân môn: - Phân môn Vẽ theo mẫu: + Học sinh biết quan sát, nhận xét, so sánh vật mẫu. + Học sinh biết sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy, vẽ được hình mô phỏng theo mẫu. + Không dùng thước kẻ, compa để vẽ các nét thẳng, nét cong. - Phân môn Vẽ trang trí: + Học sinh biết cách vẽ họa tiết đơn giản, biết cách vẽ màu vào bài trang trí. + Trang trí được đường diềm, hình vuông đơn giản. + Vẽ màu phù hợp. - Phân môn Vẽ tranh: + Học sinh biết cách chọn đề tài đơn giản, phù hợp với khả năng. + Biết cách chọn hình ảnh, sắp xếp hình ảnh phù hợp theo đề tài. + Biết cách vẽ màu phù hợp với nội dung, đề tài. - Phân môn Tập nặn tạo dáng: + Học sinh biết cách chọn đất, nhào đất. + Học sinh biết cách tạo khối, tạo hình cho sản phẩm. - Phân môn Thường thức Mĩ thuật: + Học sinh biết quan sát, nhận xét, so sánh hình ảnh, màu sắc khi xem tranh. + Có cảm nhận ban đầu về vẻ đẹp của các bức tranh. * Đối với học sinh khối lớp 3 tiêu chí của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo từng phân môn: - Phân môn Vẽ theo mẫu: + Học sinh biết quan sát, nhận xét, so sánh vật mẫu. + Học sinh biết sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy, vẽ được hình mô phỏng theo mẫu. + Không dùng thước kẻ, compa để vẽ các nét thẳng, nét cong. - Phân môn Vẽ trang trí: [...]... vậy, trưng bày sản phẩm học tập của học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội và cảm thụ cái đẹp, có khả năng sáng tạo ra cái đẹp Bên cạnh đó, còn khơi gợi được hứng thú học tập trong môn Mĩ thuật của học sinh, giúp học sinh biết quan sát và yêu thích cuộc sống xung quanh hơn Trong quá trình dạy học Mĩ thuật ở trường Nguyễn Du tôi đã thực hiện việc vận dụng đổi mới trưng bày sản phẩm học tập của học sinh. .. tranh để từ đó học sinh học tốt phân môn Thường thức Mĩ thuật hơn Sau một thời gian thực nghiệm trong trường tôi thấy được sự thấy được sự thay đổi rõ rệt trong ý thức học tập của học sinh đối với môn Mĩ thuật Học sinh học được những yêu cầu cơ bản về cách trưng bày sản phẩm học tập của mình theo từng phân môn và từng đề tài Từ việc có những học sinh cá biệt, mỗi lần đến môn học Mĩ thuật thường có nhiều... đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 1B Lớp 2A hoán đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 2B Lớp 3A hoán đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 3B Lớp 4A hoán đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 4B Lớp 5A hoán đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 5B Lớp 1A hoán đổi sản phẩm trưng bày cho lớp 2A Hoán đổi bảng trưng bày sản phẩm cho từng khối lớp, với mục đích học sinh thấy được cách thể hiện về nội dung, hình ảnh, màu sắc trong. .. bức tranh, biết trưng bày một sản phẩm học tập, từ đó học sinh sẽ thấy môn Mĩ thuật có nhiều điều cần phải học, cần phải tìm hiểu và thấy được Mĩ thuật rất cần cho cuộc sống của mình II.3.3 Những kinh nghiệm của bản thân sau khi vận dụng việc đổi mới trưng bày sản phẩm học tập của học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức mới Trong quá trình thực nghiệm ở trường Tiểu học Nguyễn Du nơi... của học sinh Tranh vẽ của học sinh Phân môn thường thức Mĩ thuật của lớp 5 có các bài: xem tranh về các tác phẩm hội họa, Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam Phân môn thường thức mĩ thuật được trình bày dưới hình thức sau (có tranh, ảnh kèm theo): Trang: 20 TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT LỚP: 5A PHÂN MÔN: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Tranh của họa sĩ Tranh sưu tầm của học sinh Ảnh về tượng và... theo): Trang: 17 TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT LỚP: 5A PHÂN MÔN: VẼ TRANH Tranh chân dung Tranh phong cảnh Tranh tự do Tranh sinh hoạt Tranh vẽ của học sinh Tranh vẽ của học sinh Tranh vẽ của học sinh Tranh vẽ của học sinh LỚP: 5A PHÂN MÔN: VẼ TRANH Tranh chân dung Tranh phong cảnh Tranh tự do Tranh sinh hoạt Phân môn vẽ trang trí của lớp 5 có các bài trang trí cơ bản: màu sắc trong trang trí,... việc trưng bày sản phẩm học tập cho học sinh, các đồng nghiệp khác có cái nhìn tốt hơn, quan tâm hơn đến bộ môn Mĩ thuật Còn đối với học sinh, tôi muốn các em hiểu được vai trò của môn Mĩ thuật nói chung và việc trưng bày sản phẩm học tập nói riêng, các em có ý thức học tập tốt hơn trong tất cả các môn học III.2 Kiến nghị * Đối với nhà trường: Cần quan tâm, giúp đỡ, đáp ứng về nhu cầu cơ sở vật chất như:... theo): Trang: 22 TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT LỚP: 5A PHÂN MÔN: VẼ THEO MẪU Mẫu vẽ các hình, khối Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 Vẽ tĩnh vật vật mẫu Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ của học sinh của học sinh của học sinh LỚP: 5A PHÂN MÔN: VẼ THEO MẪU Mẫu vẽ các hình, khối Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu Vẽ tĩnh vật Sau quá trình trưng bày sản phẩm với số bài tương đối, tôi lập kế hoạch trưng bày hoán đổi Có nghĩa... Du, trưng bày sản phẩm đã có những thay đổi đáng kể thông qua bảng điều tra sau khi thực nghiệm dưới đây: Số học sinh biết trưng bày Lớp Sĩ số 1/3 2/2 3/3 4/2 5/2 48 37 47 37 52 sản phẩm học tập Tổng số % 47 98% 36 97% 45 96% 37 100% 52 100% Số học sinh không biết trưng bày sản phẩm học tập Tổng số % 01 2% 01 3% 02 4% 0 0 0 0 Kết quả cuối năm hầu hết các em đã biết trưng bày sản phẩm học tập linh hoạt... Việc đánh giá kết quả học tập Mĩ thuật dựa vào đánh giá định tính (nhận xét) bởi sự tổng hòa của những kỹ năng, vẻ đẹp, sáng tạo và nét riêng của học sinh thông qua bố cục, đường nét, màu sắc và cách thể hiện II.3.2 Vận dụng việc đổi mới trưng bày sản phẩm học tập của học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức mới Như đã nói ở trên, dạy học Mĩ thuật là dạy cho học sinh cảm nhận và tạo . việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật thì việc giáo dục thẩm mĩ cũng rất quan trọng. Trong quá trình trưng bày sản phẩm học tập, học sinh sẽ biết được việc trưng bày. giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong việc trưng bày sản phẩm học tập của học sinh ở Tiểu học hiện nay và giúp các em thấy được sự cần thiết của việc trưng bày sản phẩm học tập sau mỗi bài học. Để phục. PẮC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU ======****===== ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Dương Thị Phượng Đơn vị: Trường

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan