luận văn thạc sĩ Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

103 685 0
luận văn thạc sĩ Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thanh Huyền Sinh ngày: 03/01/1990 Nơi sinh: Hà Nội Là học viên cao học lớp: CH17BTM – Chuyên ngành: Thương mại – Khóa 2011 – 2013 – Trường Đại học Thương Mại Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu” là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan. 2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tác giả sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tác giả thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này! Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 1 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn cao học tại trường Đại học Thương mại, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ và động viên nhiệt tình, đem lại tri thức, sự hiểu biết sâu rộng hơn và niềm tin, sự nhiệt huyết. Tác giả xin cảm ơn : Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn cao học. Các thầy cô thuộc Khoa Sau đại học, trường Đại học Thương mại. Các thầy cô giáo giảng dạy trong suốt quá trình tác giả học tập tại trường Đại học Thương mại. Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, người đã luôn luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Ban lãnh đạo và các nhân viên, khách hàng của Tập đoàn Bảo Việt. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới hội đồng và các bạn đọc, mong nhận được sự đóng góp từ phía hội đồng và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.Mặc dù tác giả đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để có thể hoàn thành nội dung nghiên cứu đề tài một cách tốt nhất. Song, bài luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè, để có thể hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 2 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị NXB : Nhà xuất bản TĐBV : Tập đoàn bảo Việt T.Ư : Trung ương TCTDN : Tái cấu trúc doanh nghiệp VHDN : Văn hóa doanh nghiệp VH : Văn hóa XHCN : Xã hội chủ nghĩa Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 3 4 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Bảo Việt Sơ đồ 2.2: Chính sách lương thưởng của Tập đoàn Bảo Việt Sơ đồ 2.3: Mạng lưới hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 4 5 BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng doanh thu của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của TĐBV năm 2012 Bảng 2.3: Vốn chủ sở hữu của TĐBV năm 2010 - 2012 Bảng 2.4: Mức thu nhập của người dân Việt Nam năm 2012 Bảng 2.5: Cơ cấu cổ đông của TĐBV năm2012 Bảng 2.6: Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm2012 Bảng 2.7: Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm2012 Bảng 2.8: Mức độ thường xuyên của việc tổ chức các buổi tọa đàm để phổ biến bản sắc văn hóa của Tập đoàn đến nhân viên Bảng 2.9: Qũy khen thưởng phúc lợi xã hội của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.10: Đánh giá của nhân viên Tập đoàn Bảo Việt về vai trò phát triển văn hóa doanh nghiệp Bảng 2.11: Cơ cấu lao động theo trình độ lao động của TĐBV năm 2012 Bảng 2.12: Nhận thức của nhân viên về lịch sử hình thành Tập đoàn Bảo Việt Bảng 2.13: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt năm 2012 Bảng 2.14: Mức độ nhận diện thương hiệu của Tập đoàn Bảo Việt năm 2012 Bảng 2.15: Đánh giá của nhân viên về những hoạt động sinh hoạt văn hóa của Tập đoàn Bảo Việt Bảng 2.16: Mức độ hài lòng của nhân viên TĐBV về các giá trị văn hóa hữu hình Bảng 2.17: Đánh giá của nhân viên về tầm nhìn chiến lược của TĐBV Bảng 2.18: Mức độ hài lòng của khách hàng đối với TĐBV năm 2012 Bảng 2.19: Tình hình lao động nữ của Tập đoàn Bảo Việt năm 2012 Bảng 2.20: Đánh giá của nhân viên về phát triển bản sắc văn hóa của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay Bảng 2.21: Đánh giá của nhân viên về logo và khẩu hiệu của TDBV Bảng 2.22: Đánh giá công tác đào tạo của TĐBV Bảng 2.23: Mức độ hợp lý trong quyết định của Ban lãnh đạo TĐBV Bảng 2.24: Đánh giá về mức độ tiếp xúc của Ban lãnh đạo TĐBV với nhân viên Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 5 6 Bảng 2.25: Cơ cấu phân phối LNST của TĐBV năm 2012 Bảng 2.26: Mức đóng góp cho ngân sách Nhà Nước của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.27: Số lượng tin bài của TĐBV trên kênh truyền thông năm 2012 Bảng 2.28: Tỷ lệ thực hiện hoạt động ASXH của TĐBV năm 2012 Bảng 2.29: Qũy thực hiện hoạt động ASXH của TĐBV trong giai đoạn năm 2010- 2012 Bảng 2.30: Hoạt động tiết kiệm chi phí của TĐBV năm 2012 Bảng 2.31: Mức độ hài lòng của nhân viên TĐBV về các giá trị văn hóa vô hình Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 6 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt và các doanh nghiệp yếu kém có xu hướng tự đào thải.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để tìm được hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp phát triển vững mạnh và lâu dài của mình.Nếu như trước đây việc xây dựng và phát triển văn hóa chưa được chú trọng trong kinh doanh, thì hiện nay, khi quá trình hội nhập toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa của riêng mình mang một ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô thị trường rộng mở, nhiều cơ hội xuất hiện cũng có nghĩa là nhiều thách thức mới cũng sẽ đến. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc tế, và theo lộ trình hội nhập AFTA và WTO mà Việt Nam đă cam kết, trong vài năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Trong vài thập niên gần đây, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp rất được chú trọng ở những nước phát triển, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, phát triển văn hóa doanh nghiệp chính là phát triển, củng cố sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.Việc phát triển văn hoá doanh nghiệp phải được dựa trên cơ sở văn hoá tiên tiến mang đậm đà tính dân tộc của văn hoá Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục bị ảnh hưởng từdiễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu cùng với việc thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ chặt chẽ trong nước để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Những yếu tố bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu va sức ép trong nội bộ nền kinh tế đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Bảo Việt nói riêng. Toàn cầu hòa đã khiến thị trường bảo hiểm ngày càng khốc liệt, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có xu hướng gia tăng, lòng tin của công chúng với bảo hiểm rất mong manh, hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt cũng bị tác động. Áp lực cạnh tranh gia tăng trên thị trường bảo hiểm đòi hỏi Bảo Việt tăng cường hơn nữa việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của chính mình, duy trì bản Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 7 8 sắc thương hiệu riêng vốn có của mình, nâng cao niềm tin và sự trung thành của khách hàng cũng như toàn bộ nhân viên trong Tập đoàn để cùng hướng tới mục tiêu chung trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, toàn cầu đã gây một số những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa bảo hiểm của Tập đoàn như xảy ra một số trường hợp chưa thực sự ý thức được Tập đoàn là ngôi nhà thứ hai của họ, một số thành viên chưa có tinh thần đoàn kết với những thành viên còn lại. Bên cạnh đó, việc tổ chức các buổi phổ biến văn hóa Bảo Việt trong thời gian qua cũng chưa được đầu tư kỹ lưỡng và thường xuyên (trên 40% ý kiến của nhân viên là mức độ tổ chức chưa thực sự thường xuyên). Vì vậy, kết hợp giữa ảnh hưởng tiêu cực từ hội nhập toàn cầu và hạn chế trong quá trình phát triển bản sắc văn hóa Bảo Việt nên một số cá nhân chưa thực sự nghĩ rằng việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa Bảo Việt là điều cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu, thời điểm mà có rất nhiều thách thức và những tư tưởng sai lệch du nhập vào thị trường bảo hiểm. Chính những điều này đã khiến những hoạt động tập thể của Tập đoàn chưa được toàn bộ nhân viên hưởng ứng tích cực, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển văn hóa Bảo Việt. Theo số liệu nghiên cứu của tác giả, khi được hỏi về những hoạt động sinh hoạt văn hóa tập thể của Bảo Việt thì có 23% đánh giá các hoạt động này chưa đem lại sự lôi cuốn, ấn tượng, có 46.6% đánh giá tương đối ấn tượng nhưng chưa thực sự thu hút được đông đảo thành viên trong Tập đoàn Bảo Việt tham gia tích cực. Ngoài ra, sự khủng hoảng toàn cầu cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Do cầu bảo hiểm giảm mạnh trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, mặc dù Tập đoàn Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tăng 10.4% nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt tương đương 1/2 so với năm trước. Điều này khiến hoạt động đầu tư cho phát triển văn hóa thời kỳ hội nhập có phần hạn chế, tình hình tài chính Bảo Việt vẫn ở mức khả quan nhưng sự khủng hoảng toàn cầu khiến Tập đoàn chưa thể đầu tư tối đa vào việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Bảo Việt. Theo nghiên cứu của tác giả, khi được hỏi về sự hài lòng của nhân viên về chế độ đào tạo của Tập đoàn Bảo Việt thì có hơn 30% ý kiến chưa thực sự thấy hài lòng. Điều này cho thấy rằng Tập đoàn chưa đầu tư tối đa vào công tác đào tạo, một phần là do chịu ảnh hưởng của sự hạn chế về mặt tài chính của Bảo Việt. Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết của Tập đoàn Bảo Việt là luônduy trì và phát triển bản sắc văn hóa riêng của Tập đoàn trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.Nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của việc phát triển văn hoá doanh nghiệp đối với Tập đoàn Bảo Việt hiện nay, tác giả đă quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu ” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó có một số công trình sau đây: Nguyễn Văn Toàn (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 8 9 nghiệp thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Thương mại. Luận án đã phân tích khái quát về văn hóa doanh nghiệp cũng như thực trạng quá trình xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty vận tải Hà Nội, từ đó đánh giá những ảnh hưởng của việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty này. Đỗ Thị Thanh Tâm (2006), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu đã phân tích được thực trạng chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị bước vào quá trình hội nhập toàn cầu. Từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước trong quá trình hội nhập. Phạm Thị Thu Hương (2009), Nghiên cứu khía cạnh văn hóa trong phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thương mại. Đề tài nghiên cứu đã phân tích yếu tố văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.Từ đó giúp độc giả có cái nhìn khái quát về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển yếu tố văn hóa để giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu bền vững trong giai đoạn hiện nay. Bùi Tiến Quý (2012), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại học Mở. Đề tài nghiên cứu đã khái quát chung về văn hóa doanh nghiệp cũng như thực trạng quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty này trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt hiện nay. PGS.TS Dương Thị Liễu (2009), Giáo trình văn hóa kinh doanh,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình trình bày kiến thức chung về văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, nội dung cơ bản về văn hóa doanh nhân, về một số lý thuyết cơ bản về văn hóa doanh nghiệp. Từ đó phân tích vai trò, các yếu tố ảnh hưởng và sự tác động của văn hóa kinh doanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số các tác phẩm nghiên cứu khác như: Nguyễn Mạnh Quân(2007), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NXB Lao động. Tạp chí Ngân hàng (2010), Tạp chí Một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, số 16/Tháng 8, trang 35-42. Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 9 10 Như vậy, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp. Các công trình này đã xây dựng được khung lý luận về văn hóa doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp, đánh giá và đề ra các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp ở các tổ chức, các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, các công trình trên vẫn chưa tập trung nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay. Các đề tài nghiên cứu, giáo trình hay các tạp chí trước đây, số bài báo, tạp chí bàn về văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt mới chỉ nêu ra một phần nhỏ trong hệ thống lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, đề tài của em về việc nghiên cứu phát triển văn hoá doanh nghiệp Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là mới mẻ, mang tính thời sự và hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là đề xuất giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Để đạt được mục tiêu trên thì đề tài phải thực hiện các nội dung như sau: - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bảnvề phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. - Phân tích thực trạng phát triểnvăn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. - Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu - Phạm vi nghiên cứu đề tài: • Về không gian: đề tài nghiên cứu tại Tập đoàn Bảo Việt có trụ sở chính số 06 Lê Đại Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. • Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt, tập trung vào 3 năm 2010-2012, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt đến năm 2015. • Về nội dung: Luận văn nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận : phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để phân tích thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển. Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 10 [...]... Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Từ đó khẳng định vai trò của việc phát triển văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của Tập đoàn Bảo Việt, đồng thời đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Từ những nghiên cứu, luận văn đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển văn hoá doanh nghiệp trong Tập đoàn Bảo Việt và khẳng... nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 13 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU 1 Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu 1.1 Khái niệm về văn hoá Văn hóa gắn liền với sự ra đời... cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, nội dung cơ bản của đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trính hội nhập kinh tế toàn cầu Chương 2: Thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt Chương 3: Giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong. .. tiễn của đề tài Trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, luận văn đã tổng hợp, khái quát được những lý luận cơ bản về phát triển văn hoá doanh nghiệp: khái niệm về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp, bản chất và nội dung phát triển văn hoá doanh nghiệp, những yếu tố tác động đến văn hoá doanh nghiệp Luận văn khảo sát, tìm hiểu thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo. .. hóa kinh tế Hội nhập kinh tế toàn cầu có tác động không nhỏ đến việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Ta có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp rất trừu tượng, rất khó xác định và là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững và lớn mạnh của doanh nghiệp Do đó, phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời kì hội nhập toàn cầu hiện nay Phát triển. .. trong doanh nghiệp 1.3 Khái niệm về phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường Điều này cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào quá trình toàn cầu. .. giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp học tập, tiếp thu và áp dụng tích cực vào quá trình phát triển bản sắc văn hóa của riêng mình 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu 3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Như chúng ta đã biết, để có thể phát triển văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp. .. đổi theo Quá trình phát triển văn hoá doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầucần phải được khởi xướng từ những người đứng đầu doanh nghiệp thông qua việc triển khai hướng phát triển phù hợp với giai đoạn hiện nay Tuy vậy, văn hoá doanh nghiệp được xác lập từ sự tương tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau và với xã hội nên những nỗ lực nhằm phát triển văn hoá doanh nghiệp cũng... của thành viên trong doanh nghiệp Nguyễn Thanh Huyền CH17BTM - Chuyên ngành Thương mại 30 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 2.1 Giới thiệu khát quát về Tập đoàn Bảo Việt 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Bảo Việt tự hào là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ và chứng khoán tại thị trường Việt Nam Hiện nay, Bảo Việt. .. vai trò to lớn của văn hoá doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của Tập đoàn Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cung cấp một số tham khảo cho việc giảng dạy ở các trường đại học, đặc biệt là về lĩnh vực văn hoá doanh nghiệp, văn hoá lãnh đạo, quản . thống hoá một số lý luận cơ bảnvề phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. - Phân tích thực trạng phát triểnvăn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá. văn hoá doanh nghiệp trong quá trính hội nhập kinh tế toàn cầu Chương 2: Thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt Chương 3: Giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp của. 1. Luận văn thạc sỹ kinh tế Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của PGS.TS

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

  • TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU

    • 1 Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

      • 1.1 Khái niệm về văn hoá

      • 1.2 Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp

      • 1.3 Khái niệm về phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

      • 2 Nội dung phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

        • 2.1 Phát triển các giá trị hữu hình

        • 2.2 Phát triển các giá trị vô hình

        • 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

          • 3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

          • 3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

          • CHƯƠNG 2

          • THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

          • CỦA TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

            • 2.1. Giới thiệu khát quát về Tập đoàn Bảo Việt

              • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn

              • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

              • 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

              • 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

              • 2.2. Phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt

                • 2.2.1. Các yếu tố bên ngoài Tập đoàn

                • 2.2.2. Các yếu tố bên trong Tập đoàn

                • 2.3. Phân tích thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong những năm qua ( 2010-2012)

                  • 2.3.1. Về những giá trị hữu hình của Tập đoàn Bảo Việt

                  • Tập đoàn Bảo Việt tọa lạc ở số 06 Lê Đại Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tòa nhà Bảo Việt có vị trí thuận lợi đi lại, làm việc, nghiên cứu và quan hệ cổ đông, khách hàng, xã hội… Tòa nhà mang màu xanh trắng đặc trưng, trên 10 tầng, mỗi tầng gồm nhiều phòng ban nhỏ đầy đủ tiện nghi (thang máy, nhà vệ sinh…), có ban công thoáng mát để toàn bộ nhân viên có thể thư giãn trong thời gian nghỉ ngơi. Phòng làm việc có đầy đủ tiện nghi như ánh sang, điều hòa, nước uống chung… Ở Bảo Việt, mỗi nhân viên có một bàn làm việc riêng, được trang bị một máy tính để bàn, một điện thoại cố định, một giá để tài liệu, một cuốn sổ in logo để ghi toàn bộ những thông tin về khách hàng mà mỗi nhân viên đã liên hệ. Tất cả những vật dụng đó luôn được các nhân viên nâng niu, trân trọng.

                  • 2.3.2. Về những giá trị vô hình của Tập đoàn Bảo Việt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan