Tiểu luận môn Lịch sử giáo dục thế giới TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC

13 1.2K 0
Tiểu luận môn Lịch sử giáo dục thế giới TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC  TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC GVHD: Hồ Văn Liên SV : Nguyễn Thị Vân LỚP : Tâm Lý Gíao Dục 3 Tp. Hồ chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 2012I.GIỚI THIỆU Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải, thủ đô của Hàn Quốc là Seoul – một trung tâm đô thị lớn thứ 2 trên thế giới. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100 032 km vuông, với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới, sau Bangladesh và Đài Loan. Hàn Quốc là một quốc gia không được tự nhiên ưu đãi, với khí hậu khá khắc nghiệt và địa hình đồi núi không thuận tiện, lại gần như không có các tài nguyên thiên nhiên, đây thật sự là một khởi đầu khó khăn, nhưng người dân Hàn Quốc đã không chịu khuất phục. Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước và ý thức tự lực của người dân mà Hàn Quốc hiện nay trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu Châu Á, nổi tiếng với các địa chỉ du lịch và ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đang đứng ở đỉnh cao. Vậy thì nhờ đâu mà một quốc gia không có tiềm lực lại có thể vươn lên cao đến như vậy? Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia rất coi trọng giáo dục, từ khi thế giới đi vào nền kinh tế tri thức thì họ cũng nhận thức rất sớm vấn đề này và thực thi một loạt biện pháp để nâng cao kinh tế tri thức cho nước mình. Họ nhấn mạnh nghiên cứu khoa học tự nhiên – khoa học kĩ thuật và công nghệ và khoa học xã hội – nhân văn, và dành đến 3,5 % GDP cho những hoạt động này. Sự đãi ngộ ưu ái về tài chính và nghề nghiệp ổn định đã thu hút được nhiều tài năng cá nhân vào nghề sư phạm, đội ngũ nhà giáo tuyệt vời của Hàn Quốc đã đóng góp to lớn vào chất lượng giáo dục của nhà trường. Hàn Quốc coi giáo dục là quốc sách, họ cho rằng nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quý giá nhất trong đời sống thực tế. Người dân Hàn Quốc ý thức được rằng họ không có tài nguyên thiên nhiên nên phải tự tạo ra và họ đã thành công, sự phát triển vượt bậc hiện nay của Hàn Quốc chính là nhờ sự coi trọng và đầu tư cho giáo dục. II.TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC 1.Hệ thống giáo dục phổ thông Mỗi năm học của HQ được chia thành hai học kỳ. Kỳ một kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, kỳ hai từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. HS HQ có cả nghỉ đông và hè trong một năm. Ở HQ, HS học từ sáng đến chiều và có một bữa ăn trưa ở trường. Ưu tiên khác của giáo dục Hàn Quốc dành cho các trường học là môn tiếng Anh - môn học bắt buộc ngay từ bậc tiểu học. Dù các môn học đều được chú trọng như nhau, nhưng có thể nhận thấy, các môn khoa học xã hội trong chương trình giáo dục của Hàn Quốc rất phong phú, bao gồm lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và thế giới Tất cả đều được Bộ Giáo dục quản lý thống nhất trên toàn quốc.Khoa học nhân văn là môn rất được coi trọng trong giáo dục. Trẻ em Hàn Quốc từ 3-5 tuổi thuộc giai đoạn mẫu giáo, không bắt buộc các em phải tới trường. Hàn Quốc đang duy trì hệ thống giáo dục kiểu đơn tuyến, có nghĩa là chỉ duy trì một hệ thống trường học mà thôi và Hàn Quốc đang chọn hệ thống hiện hành là 6-3-3- 4. Theo đó, cơ chế trường học của Hàn Quốc là: tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm, Đại học 4 năm(trường dạy nghề 2-3 năm). Các trường đại học cũng đang mở các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ từ 2-3 năm.Giao dục bắt buộc ở Hàn Quốc là 9 năm, từ tiểu học cho đến hết Trung học cơ sở. 2.Mục đích, mục tiêu giáo dục của Hàn Quốc theo từng cấp học Tư tưởng chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục Hàn Quốc năm 2007 nhằm hướng đến “ Con người được giáo dục tốt nhất” Mục tiêu: “Giáo dục Hàn Quốc nhằm giúp đỡ mỗi công dân phát triển cá tính và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của một công dân độc lập dưới ánh sáng của tư tưởng nhân đạo và tinh thần trách nhiệm vì sự phồn thịnh của đất nước và nhân loại.” • Gíao dục Tiểu học Giáo dục tiểu học được xem là nghĩa vụ giáo dục cao nhất và mục đích của trường tiểu học là giáo dục phổ thông tiểu học cơ bản nhất cần thiết trong sinh hoạt của người dân. Và tỷ lệ đi học tiểu học đạt mức hoàn toàn là 99.9%. Đạt được tăng trưởng về lượng như thế này là nhờ cơn sốt giáo dục cao của người dân và chính sách giáo dục của chính phủ. Thông thường, trẻ em Hàn Quốc từ 3-5 tuổi là học mẫu giáo,thông thường 6 tuổi học lớp 1. Thời gian học ở trường tiểu học là 6 năm và đại đa số là trường công lập. Chương trình dạy học của trường công lập và trường dân lập không có sư khác biệt lắm. • Trường trung học cơ sở Mục đích của trường trung học cơ sở là thực hiện giáo dục trung học cơ sở cao hơn mức giáo dục đã được học ở trường tiểu học. Từ năm 1969, việc tuyển sinh của trường trung học cơ sở đuợc thực hiện theo chế độ không thi tuyển và vì thế nên tất cả học sinh có nguyện vọng học trường trung học cơ sở sẽ được phân vào trường gần với nơi cư trú của các em dựa theo sự bốc thăm của máy vi tính.Thời gian học ở trường trung học cơ sở là 3 năm và đây cũng là nghĩa vụ giáo dục cao nhất. Tỷ lệ trường dân lập so sánh với ở trường tiểu học thì cao nhưng chương trình dạy giữa các trường công lập và dân lập không có sự khác biệt lớn. Trường trung học phổ thông Mục đích của trường trung học phổ thông là giáo dục trung học và giáo dục chuyên môn cơ bản cao hơn mức giáo dục đã được học ở trường trung học cơ sở. Trường trung học phổ thông được chia thành trường trung học phổ thông , trường trung học hướng nghiệp và trường trung học khác. Thời gian học là 3 năm và học phí là học sinh tự chi trả. Trường trung học hướng nghiệp và các trường trung học khác bản thân người học chọn trường nhưng chương trình chung cũng như trường trung học cơ sở là phân vào trường gần với nơi cư trú dựa theo sự bốc thăm của máy vi tính. Mục tiêu của giáo dục cấp THPT là phát triển khả năng và nhân cách, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, tăng cường các kiến thức, kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tương lai, thúc đẩy khả năng tự quyết, tinh thần tự lập cũng như tư duy phản biện, chuẩn bị sức khỏe tốt để sẵn sàng bước vào xã hội. • Đại học chuyên môn Đại học chuyên môn cung cấp chương trình sau bậc giáo dục trung học. Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 150 trường đại học chuyên môn; trong đó, khoảng 10 trường là trường quốc lập, còn lại là trường dân lập. Gần đây, các trường hoàn tất việc xây ký túc xá tăng nhiều và học phí so với các trường đại học hệ 4 năm thì tương đối rẻ hơn. Mục đích của giáo dục đại học chuyên môn là đào tạo kỹ thuật viên bậc trung cấp bằng việc cung cấp nền tảng của lý thuyết và kỹ thuật vững chắc. Giáo trình được đặc hóa của đại học chuyên môn được phân chia thành công nghệ học, nông học, ngư nghiệp, điều dưỡng, sức khỏe, gia đình, công việc xã hội, nghệ thuật và thể dục v.v. Tùy theo giáo trình mà cung cấp chương trình dạy 2 năm hoặc 3 năm. Một vài chương trình học như điều dưỡng, sức khỏe, vật lý trị liệu, bác sĩ trị liệu, công nghệ học, sinh học, X-quang thì cần phải học 3 năm, các chương trình còn lại thì chỉ cần học 2 năm. Vì học viên sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức chuyên môn một cách thực dụng nên sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm và nếu muốn có thể xin học lên hệ đại học 4 năm. • Đại học Chương trình trình độ cử nhân là đại học hệ 4 năm và hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng 250 trường Đại học. Tuy nhiên, y học, Đông y và nha khoa thì phải học đến 6 năm. Vì Đại học của Hàn Quốc được điều hành theo hình thái của đại học tổng hợp nên mỗi đại học các khoa được mở rất đa dạng. Ở đa số các trường đại học, đang cố gắng để mỗi học kỳ đạt điểm học cao nhất là 24 điểm và điểm học tối thiểu để tốt nghiệp là 140 điểm. Ở mỗi trường Đại học, phải tự đặt quy định cho bản thân về giới hạn đối với việc đạt được điểm học, điểm học tối thiểu cần thiết để tốt nghiệp, điểm học tiêu chuẩn, và ở mỗi học kỳ điểm cao nhất phải đạt được, điểm học đặc biệt và cách đạt được điểm đó. Trường học tùy theo chủ thể thành lập mà có thể chia thành quốc lập, thành phố lập và dân lập và đại đa số các trường Đại học là trường dân lập. 3.Nội dung giáo dục THPT Chương trình bao gồm chương trình cơ bản chung của quốc gia và chương trình tự chọn ở Trung học phổ thông. a.Chương trình cơ bản chung của quốc gia bao gồm các môn học, các hoạt động tự chọn và hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Chủ đề môn học tự chọn được chia ra làm 10 lĩnh vực : tiếng Hàn, giáo dục đạo đức, Nghiên cứu xã hội, Toán, Khoa học, Nghệ thuật ứng dụng (công nghệ, kinh tế gia đình), Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật và Ngọai ngữ (tiếng Anh). Tuy nhiên, nội dung môn học cho các lớp 1 và 2 có sự phân biệt bằng việc chỉ học các môn Tiếng Hàn, Toán, Kỷ luật cuộc sống, Cuộc sống thông minh, Cuộc sống dễ thương và Chúng ta là lớp Một. - Các hoạt động tự chọn được chia ra các hoạt động tự chọn theo môn học và các hoạt động tự chọn sáng tạo. - Các hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động học sinh tự quản lý, các hoạt động thích ứng, các hoạt động tự phát triển, các hoạt động dịch vụ xã hội và các hoạt động thi đấu. ( thể thao) b.Chương trình tự chọn Trung học phổ thông bao gồm các môn học và các hoạt động ngoài chương trình. - Các môn học được chia thành các môn chung và chuyên sâu Môn chung bao gồm : Tiếng hàn, Gíao dục đạo đức, Nghiên cứu xã hội, Toán, Khoa học, Công nghệ và kinh tế gia đình, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Chữ Hán, Cổ điển Hy Lạp và tự chọn. Các môn học chuyên sâu bao gồm các học trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, nghề cá và vận tải biển, kinh tế gia đình và giáo dục nghề, khoa học, thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ và quan hệ quốc tế. -Các hoạt động ngoài chương trình bao gồm : hoạt động tự quản, hoạt động thích ứng, các hoạt động tự phát triển, các hoạt động dịch vụ xã hội và thi đấu ( thể thao). Chương trình cơ bản quốc gian nêu các môn học và các hoạt động bao gồm: Tiếng Hàn, Giao dục đạo đức, Nghiên cứu xã hội, Toán, Khoa học, Thực hành nghệ thuật, Giao dục thể chất, Âm nhạc, Nghệ thuật, Tiếng Anh, Hoạt động tự chọn, Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Riêng lớp 1 và 2 chỉ học các môn sau: Tiếng Hàn, Toán, Sống có kỉ luật, Sống thông minh, Sống dễ chịu Lớp 11 và 12 học các môn tự chọn, với 2 loại tự chọn cơ bản và tự chọn chuyên sâu. Ví dụ : với môn Tiếng Hàn, tự chọn cơ bản là Đời sống ngôn ngữ Hàn, còn tự chọn chuyên sâu là nói, đọc, hiểu, viết luận ngữ pháp, văn học. Với môn Toán, tự chọn cơ bản là thực hành toán, còn tự chọn chuyên sâu gồm : Toán I, II, Tích phân, Vi phân, Xác xuất và Thống kê, Toán rời rạc. 4.Nội dung giáo dục đại học Năm 1945 Hàn Quốc có 7819 sinh viên đại học, đến năm 2010 con số này tăng lên là 3,2 triệu và 316 000 sinh viên sau đại học. Các trường đại học của Hàn Quốc [...]... tố quyết định thành bại của sự nghiệp giáo dục Hàn Quốc III.TÓM LẠI Qua những thông tin giáo dục bên trên, chúng ta thật sự thấy ngưỡng mộ đất nước Hàn Quốc, họ có một nền giáo dục tuyệt vời, đáng để chúng ta học hỏi, đó là bài học về hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ thông trước khi nghĩ tới những Đại học chất lượng cao, phải coi chất lượng đào tạo là mệnh lệnh sống còn của nền giáo dục, và đừng bao... tín trên thế giới, tiêu biểu là Đại học quốc gia Seoul đang đứng thứ 13 ở khu vực châu Á và thứ 124 trên toàn thế giới Hàn Quốc chú trọng đầu tư cả Đại học công và tư ( hơn 80% sinh viên Hàn Quốc học tại các trường Đại học dân lập) Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các Đại học tư bằng cách chuyển đầu tư cho giáo dục Trung học và Tiểu học sang cho Đại học tư, các trường này được quyền tự chủ về tài chính... với thế giới, cái chúng ta cần hiện nay đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế Nhưng để có nhân lực chất lượng cao thì phải làm sao? Câu trả lời chính là cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, học tập Hàn Quốc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Chúng ta cần cải tổ từ hệ thống giáo. .. thống giáo dục phổ thông cho đến Đại học, chương trình đào tạo quá nặng về kiến thức hàn lâm thực sự đã không còn phù hợp nữa, thay vào đó là giáo dục kỹ năng sống, giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh.Cải cách sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy học và chống nạn chạy theo thành tích là việc mà chúng ta cần làm.Giao dục đại học còn nặng về bằng cấp, đầu ra không đáp ứng đucợ nhu cầu của thị trường... thành tích là việc mà chúng ta cần làm.Giao dục đại học còn nặng về bằng cấp, đầu ra không đáp ứng đucợ nhu cầu của thị trường lao động vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ của các nhà giáo dục Hệ thống cơ sở vật chất cũng như chế độ đãi ngộ cho cán bộ, giáo viên còn nhiều bất cập khiến chúng ta không thu hút được nhiều nhân tài vào ngành sư phạm, hiện tượng “chảy máu chất xám” cũng đang là một vấn đề bức thiết . TÂM LÝ GIÁO DỤC  TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC GVHD: Hồ Văn Liên SV : Nguyễn Thị Vân LỚP : Tâm Lý Gíao Dục 3 Tp. Hồ chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 2012I.GIỚI THIỆU Hàn Quốc. thành công, sự phát triển vượt bậc hiện nay của Hàn Quốc chính là nhờ sự coi trọng và đầu tư cho giáo dục. II.TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC 1.Hệ thống giáo dục phổ thông Mỗi năm học của. vì sự phồn thịnh của đất nước và nhân loại.” • Gíao dục Tiểu học Giáo dục tiểu học được xem là nghĩa vụ giáo dục cao nhất và mục đích của trường tiểu học là giáo dục phổ thông tiểu học cơ bản

Ngày đăng: 01/04/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan