phau thuật dạ tổ ông

3 876 4
phau thuật dạ tổ ông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị( trường hợp ngoại vật chưa đâm thủng dạ tổ ong) Lấy vật lạ ra bằng cách mổ dạ cỏ, lấy 1/2-1/3 thức ăn, thò tay đến dạ tổ ong và lần tìm ngoại vật ra ngoài Đặc điểm: - Bệnh thường xảy ra trên thú trưởng thành, do trong thức ăn có chứa các vật nhọn và sắc như đinh, kẽm gai, mảnh thủy tinh vỡ… theo thức ăn đi vào dạ cỏ và qua dạ tổ ong gây bệnh * Nguyên nhân - Ngoại vật thú ăn vào rớt xuống sàn dạ cỏ và theo nhiu động đến dạ tổ ong, đây là dạ thấp nhất và ở về phía trước nhất trong 4 túi. - Sự co thắt của dạ tổ ong và sự cử động của thú làm cho ngoại vật cọ sát với dạ tổ ong gây trầy trụa, từ đó xảy ra quá trình viêm dạ tổ ong. Trường hợp ngoại vật chọc thủng cả cơ hoành, từ đó ngoại vật thoát ra bên ngoài gây viêm màng bụng, viêm màng bao tim hoặc viêm cơ tim * Triệu chứng - Bệnh phát ra sau khi thú vận động mạnh. thoạt đầu triệu chứng có thể là bỏ ăn, giảm sản lượng sữa, giảm nhai lại, giảm nhu động ruột, thú có dấu hiệu táo bón, nhiều khi liệt dạ cỏ. - Thú có dấu hiệu đau đớn, ngại đi xuống dốc, đi vòng sang trái, lúc nằm rất thận trọng và thường đứng dậy bằng hai chân trước. Gõ và sờ nắn vùng dạ tổ ong thú có phản ứng đau. - Thú sốt 39,5- 41oC tùy theo mức độ viêm, niêm mạc mắt xung huyết - Thở nông, ngắn và thường thở thể ngực. - Kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng, neutrophil tăng, có hiện tượng nghiêng trái. Tiên lượng xấu Chỉ có cách giải phẫu để lấy vật lạ ra ngoài, nếu vật la đâm vào tim thì rất khó chữa trị * Chẩn đoán - Bệnh phát ra đột ngột - Đau khi vận động, tiêu tiểu - Ta có thể dùng tay nắm da lưng kéo lên, ấn tay vào dạ tổ ong - Cho qua vùng dưới dạ tổ ong một tấm ván rồi 2 người nâng thú lên - Có thể dắt thú đi xuống dốc hay vòng sang trái để chẩn đoán phản ứng đau - Chích Pilocarpin - Dùng máy dò kim loại để phát hiện nếu ngoại vật là kim loại hoặc dùng máy chụp X quang. . * Điều trị : trường hợp ngoại vật chưa đâm thủng dạ tổ ong - Lấy vật lạ ra bằng cách mổ dạ cỏ, lấy 1/2-1/3 thức ăn, thò tay đến dạ tổ ong và lần tìm ngoại vật ra ngoài - Thú sốt cao phải dùng kháng sinh - Tiêm truyền Glucose, các vitamin Phòng ngừa - Làm sạch đồng cỏ, dọn gai, đinh… - Kiểm tra kỹ thức ăn - Dùng nam châm cho vào dạ cỏ để hút các ngoại vật bằng kim loại nếu có vào dạ cỏ. 3.1. Phẫu thuật mổ dạ cỏ 3.1.1. Chuẩn bị - Cố định: Có thể cố định gia súc đứng trong giá bốn trụ, đầu buộc chặt, phần ngực và bụng phải có dây thừng buộc đỡ vào giá bốn trụ để giữ cho gia súc không nằm xuống khi đang phẫu thuật. Cố định đứng có ưu điểm là hạn chế tối đa việc chất chứa trong dạ cỏ bị rơi vào trong xoang bụng, gây viêm xoang bụng sau này. Ngoài ra, cố định đứng tránh cho gia súc không bị ngạt thở khi phẫu thuật kéo dài. Cũng có thể cố định gia súc nằm trên bàn mổ hoặc trên nền, phía hông trái hướng lên trên. - Vệ sinh, sát trùng: Cắt và cạo sạch lông vùng hõm hông bên trái của gia súc, rửa sạch bằng xà phòng, nước lạnh, lau khô rồi sát trùng bằng cồn iod 5%. - Gây tê: Phẫu thuật mổ dạ cỏ chỉ cần gây tê cục bộ bằng hai phương pháp: gây tê dẫn truyền 3 điểm và gây tê thấm vùng phẫu thuật. Gây tê dẫn truyền ba điểm: - Ðiểm thứ nhất: ở gian sườn cuối cùng. - Điểm thứ hai: là khe giữa xương sườn cuối cùng và mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất. - Ðiểm thứ ba: ở giữa mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất và mỏm ngang đốt sống hông thứ hai. - Ba điểm trên nằm trên đường thẳng song song với trục xương sống, cách mỏm gai các đốt sống 5-10cm. Tại mỗi điểm tiêm 10ml novocain 3%. Dùng kim nhỏ, dài đâm chếch một góc 45 o với phương thẳng đứng của mỏm gai sống, ấn kim vào đến chạm xương mỏm ngang rồi hồi kim một chút và từ từ bơm thuốc. Gây tê thấm: Dùng Novocain 0,25% khoảng 150-200ml tiêm vào tổ chức dưới da vùng phẫu thuật. Mũi tiêm phải đâm sâu vào các lớp cơ vùng vách bụng rồi rút kim từ từ, vừa rút kim vừa bơm thuốc. Nếu gia súc tính tình quá mẫn cảm, có thể kết hợp gây mê ở mức nông. 3.1.2. Phương pháp phẫu thuật Mổ một đường dài từ 20 - 25cm theo đường thẳng chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, cách xương sườn cuối cùng từ 5 - 6cm, cách mỏm ngang xương sống hông từ 3 - 5cm. Sau khi mổ đứt da và các lớp cơ thành bụng đến phúc mạc thì dừng lại. Chiều dài các vết mổ ở các lớp cơ phải bằng nhau, tránh tình trạng càng vào trong càng hẹp lại, sẽ khó cho việc lấy chất chứa trong dạ cỏ. Trước khi mổ phúc mạc, dùng kim chỉ khâu lược (khâu giả) phúc mạc dính với vách dạ cỏ thành hình bầu dục, sao cho khi mổ dạ cỏ ta có thể cho tay vào trong để lấy chất chứa một cách dễ dàng. Dùng kéo cắt đứt phúc mạc theo đường thẳng, dài khoảng 10 15cm. Sau đó mổ dạ cỏ theo đường thẳng đã cắt đứt phúc mạc, độ dài của vết mổ đủ để cho tay vào trong dạ cỏ lấy chất chứa hoặc vật lạ. Khi phẫu thuật, có thể lấy bớt được1/3 lượng chất chứa trong dạ cỏ của bệnh súc ra rồi lần tìm ngoại vật lấy ra ngoài sau đó khâu lại. Ðối với những bệnh súc quý (bò sữa cao sản, đực giống), có thể thay toàn bộ chất chứa trong dạ của bệnh súc đã bị lên men thối rữa bằng chất chứa trong dạ cỏ của một gia súc bình thường khác cho thải loại. Sau khi đã lây bớt chất chứa hoặc đã thay xong chất chứa, ta khâu dạ cỏ lại. Khâu dạ cỏ: trước tiên, khâu niêm mạc với niêm mạc theo phương pháp khâu vắtbằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ tơ, chỉ lanh. Khâu cơ với cơ cũng theo phương pháp khâu vắt bằng chỉ tơ. Để bịt kín những chỗ hở do hai lần khâu trước, ta dùng chỉ tơ khâu gấp mép tương mạc dạ cỏ lại. Khâu phúc mạc và thành bụng: Sau khi khâu xong dạ cỏ, dùng dung dịch sát trùng rửa sạch vết mổ dạ cỏ. Dùng kéo cắt bỏ và rút hết chỉ khâu giả giữa phúc mạc và dạ cỏ. Tiếp tục khâu các lớp cơ vách bụng theo cách khâu từng nút bằng chỉ số 3 (chỉ tơ, chỉ lanh, chỉ sợi bông). Trước khi khâu cơ phải rửa sạch vết mổ rồi rắc bột Sulfamid hoặc kháng sinh vào. Dùng chỉ tơ, chỉ lanh số 3 khâu 3 nút giảm sức căng của da, sau đó khâu da theo từng nút, sát trùng toàn bộ vết mổ bằng cồn iod 5%. Ngoài cùng đắp một mảnh vải gạc, dùng các đầu chỉ của ba nút khâu giảm sức căng buộc lại. 3.1.3. Hộ lý, chăm sóc Hàng ngày phải theo dõi nhiệt độ toàn thân của bệnh súc. Tiêm kháng sinh liều cao từ 3-5 ngày sau khi phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng vết mổ. Sau 7 ngày cắt chỉ khâu da, nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì cắt bỏ những nút chỉ khâu da cuối cùng rồi xử lý vết mổ như xử lý vết thương nhiễm trùng. Dùng Strychnin sulfat và vitamin B1 tiêm cho gia súc để kích thích gia súc ăn uống và hồi phục sự nhu động của dạ cỏ. Cho gia súc ăn cỏ non phơi tái và thức ăn tinh từ từ, không nên cho ăn nhiều dễ làm cho gia súc khó tiêu, liệt dạ cỏ. . thủy tinh vỡ… theo thức ăn đi vào dạ cỏ và qua dạ tổ ong gây bệnh * Nguyên nhân - Ngoại vật thú ăn vào rớt xuống sàn dạ cỏ và theo nhiu động đến dạ tổ ong, đây là dạ thấp nhất và ở về phía trước. trước nhất trong 4 túi. - Sự co thắt của dạ tổ ong và sự cử động của thú làm cho ngoại vật cọ sát với dạ tổ ong gây trầy trụa, từ đó xảy ra quá trình viêm dạ tổ ong. Trường hợp ngoại vật chọc thủng. Điều trị( trường hợp ngoại vật chưa đâm thủng dạ tổ ong) Lấy vật lạ ra bằng cách mổ dạ cỏ, lấy 1/2-1/3 thức ăn, thò tay đến dạ tổ ong và lần tìm ngoại vật ra ngoài Đặc điểm: - Bệnh

Ngày đăng: 01/04/2015, 15:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan