báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn

15 316 0
báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 1.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy, cơ sở vật chất và mạng lưới thương mại 1 1.1.Chức năng của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn 1 1.2.Nhiệm vụ của phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn 1 Trình Uỷ ban nhân dân Thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Công nghiệp, thương mại và khoa học & công nghệ để Uỷ ban nhân dân Thị xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao 1 1.3.Bộ máy tổ chức của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn 3 1.4. Cơ sở vật chất 4 1.5. Mạng lưới thương mại 4 2.Các công cụ và chính sách kinh tế, thương mại 5 2.1.Chính sách phát triển thương mại nội địa 5 2.2.Chính sách phát triển thương mại quốc tế 7 3.Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn 8 4. Đánh giá chung về thực trạng thương mại, thị trường và tác động của các chính sách kinh tế, thương mại hiện hành của nhà nước 12 5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 13 6. Đề xuất đề tài khóa luận 14 1.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy, cơ sở vật chất và mạng lưới thương mại Căn cứ theo quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2008 của UBND Tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm Sơn về việc ban hành phương án thực hiện nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ. Thực hiện luật công chức, Quy chế thực hiện dân chủ tại cơ sở và Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng Kinh tế thuộc UBND Thị xã Sầm Sơn xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kinh tế như sau: 1.1.Chức năng của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn Phòng Kinh tế trực thuộc UBND Thị xã Sầm Sơn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thị xã Sầm Sơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: Công nghiệp, Thương mại, Khoa học công nghệ, nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn, và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban Thị xã và theo quy định pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lí nghành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, con dấu; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thị xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương và Sở Khoa học và công nghệ. 1.2.Nhiệm vụ của phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn Trình Uỷ ban nhân dân Thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Công nghiệp, thương mại và khoa học & công nghệ để Uỷ ban nhân dân Thị xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành theo quy định pháp luật. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên nghành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao. 1 Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Công nghiệp, Thương mại, Khoa học công nghệ; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thủy sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng chống lụt bão; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn. Xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động khuyến công, hỗ trợ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Công thương. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại, Khoa học công nghệ, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biên pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển nghành, nghề, làng nghề nông thôn. Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và hợp tác xã: tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài thị xã, phục vụ cho sự phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và hợp tác xã thương mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án vầ thương mại sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giúp UBND Thị xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về các lĩnh vực chuyên môn của phòng phụ trách theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổ chức triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thị xã và các sở chuyên ngành. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân Thị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thị xã giao theo quy định của pháp luật. 2 1.3.Bộ máy tổ chức của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn Hiện nay Phòng Kinh tế có 5 cán bộ công chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 chuyên viên, có cơ cấu bộ máy tổ chức như sau: Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức của Phòng Kinh tế Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Sầm Sơn Đứng đầu tổ chức là Trưởng phòng, phụ trách chung mọi hoạt động của phòng. Dưới trưởng phòng là Phó phòng, trực tiếp phụ trách phần công việc được phân công, được ủy nhiệm điều hành hoạt động của phòng khi trưởng phòng đi vắng. Cuối cùng là các chuyên viên, chịu sự chỉ đạo chung của trưởng phòng, và phó phòng. Các cán bộ được phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn đào tạo và khả năng hoàn thành nhiệm vụ thực tế của từng cán bộ công chức, cụ thể như sau: Trưởng phòng Phụ trách chung mọi hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, chủ tịch UBND thị xã và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng. Thực hiện phân công công việc, theo dõi và kiểm tra, đôn đốc hoàn thành nhiệm vụ ở các lĩnh vực phân công. Quản lý thống nhất thông tin, số liệu, ban hành văn bản của phòng và tham mưu ban hành văn bản của UBND thị xã Sầm Sơn. Phó trưởng phòng: Phân công chỉ đạo và trực tiếp phụ trách công tác quản lý nhà nước về Tiểu thủ công nghiệp, Công nghiệp, Thương mại, Khoa học & công nghệ. Các chuyên viên chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức triển khai, tổng kết thực hiện nhiệm vụ, công tác của nghành, lĩnh vực được phân công dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng. Báo cáo kết quả thực hiện theo tiến độ: tuần, tháng, năm theo quy định. 1 chuyên viên: Phụ trách công tác quản lý nhà nước về Nông nghiệp, Lâm nghiệp. 1 chuyên viên: Phụ trách công tác quản lý nhà nước về thủy sản: khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá 3 Trưởng phòng Phó phòng Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên 1 chuyên viên: Phụ trách công tác quản lý nhà nước về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ. 1.4. Cơ sở vật chất Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn Địa chỉ: số 6, đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn nằm trong khuôn khổ được quy hoạch 3080m 2 , gồm nhiều phòng ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong địa bàn Thị xã. Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn có quyết định thành lập từ năm 1986, kể từ đó đến nay, qua nhiều lần nâng cấp, sửa đổi và bổ sung cơ sở vật chất của Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn đã được trang bị rất đầy đủ và hiện đại để phục vụ và hỗ trợ tốt cho các cán bộ công chức trong quá trình làm việc. Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn gồm 66 văn phòng làm việc hiện đại cho các cán bộ nhân viên, gồm 2 khu hành chính, 1 khu đằng trước của Uỷ ban bao gồm các phòng ban quản lý về kinh tế, tài chính, kế hoạch và đầu tư, 1 khu ở đằng sau của Uỷ ban gồm các phòng ban quản lý về tài nguyên môi trường, văn hóa thông tin, quản lý đô thị và phòng nội vụ. Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn được trang bị 2 phòng họp và tọa đàm với các thiết bị tiện nghi, ánh sáng, âm thanh và tầm nhìn, nghe được đảm bảo,thiết kế sang trọng thuộc khu đằng trước của Uỷ ban. 1 phòng dùng để tổ chức các buổi tọa đàm, tổ chức hội nghị với diện tích 100m 2 với sức chứa 180 người và 1 phòng họp, giao ban giữa các thanh tra, chánh văn phòng và các trưởng phòng phụ trách với diện tích 40m 2 với sức chứa 50 người. Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn được trang bị 3 xe ô tô, gồm 2 xe 4 chỗ fortuner và 1 xe 7 chỗ mitsubishi để phụ vụ, hỗ trợ cho các cán bộ, lãnh đạo đi công tác, làm việc. Trong đó, phòng kinh tế được trang bị 3 phòng làm việc, với diện tích mỗi phòng là 30m 2 được trang bị và lắp đặt đầy đủ các thiết bị để phục vụ cho công việc của các nhân viên, cán bộ trong phòng. Các cán bộ công chức trong phòng đều được trang bị mỗi cá nhân 1 máy tính có kết nối internet, 1 máy in, 1 máy fax, 1 bộ bàn ghế làm việc và 1 tủ cá nhân. 1.5. Mạng lưới thương mại Hiện nay trên địa bàn thị xã đã hình thành các cụm dịch vụ thương mại, mạng lưới chợ tại các xã, phường. Hằng năm UBND thị xã đã ban hành các quy định về hoạt động thương mại và giao nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã, phường và công ty cổ phần dịch vụ môi trường & thương mại du lịch sắp xếp, tổ chức quản lý hoạt động thương mại trên từng khu vực. Hiện nay, Thị xã Sầm Sơn có 4 chợ; gồm: Chợ Cột Đỏ thuộc phường Trường Sơn là chợ hạng 2; có 350 kiôt và điểm bán hàng. 4 Chợ Mới thuộc phường Trung Sơn là chợ hạng 1; có hơn 400 kiôt và điểm bán hàng Chợ Chùa thuộc phường Quảng Tiến và Chợ Đón thuộc xã Quảng Cư là 2 chợ hạng 2; thuộc diện chợ tạm, đang trong thời kỳ kêu gọi đầu tư để chuyển đổi Trên địa bàn thị xã hình thành các các Cụm thương mại với gần 300 tụ điểm kinh doanh phân bố tại các tụ điểm dân cư ở các xã, phường; hoạt động phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển Du lịch, để phuc vụ cho phát triển du lịch, đã hình thành nhiều tụ điểm thương mại phục vụ du lịch, được bố trí dọc theo các tuyến đường và trong các khu du lịch; bao gồm 34 kiôt trên bãi biển, hơn 500 điểm bán hàng được bố trí hoạt động theo kiểu chợ đêm trên trục đường Hồ Xuân Hương, 28 kiôt trên trục đường Bà Triệu, trục đường Lê Lợi với 120 kiôt, trục đường Nguyễn Du, Thanh Niên, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Tây Sơn với hơn 300 kiôt và điểm kinh doanh theo hộ gia đình với đủ các mặt hàng từ tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng ăn, hải sản, hàng lưu niệm cho tới các dịch vụ khác. 2.Các công cụ và chính sách kinh tế, thương mại Dự báo tình hình kinh tế xã hội trong nững năm tới vẫn còn gặp nhiều khó khăn kéo dài, chính phủ duy trì thực hiện thắt chặt chính sách tài chính, tiền tệ, cầu nội địa phục hồi chậm, các doanh nghiệp trong nước tiếp tục bị thử thử thách với áp lực ngày càng tăng. Dưới tình hình chung của toàn xã hội, được sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND thị xã Sầm Sơn đang kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, với những chính sách kinh tế,thương mại và các công cụ hỗ trợ đắc lực. Để quản lí vĩ mô kinh tế trong toàn thị xã ổn định, để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên ngành chỉ đạo thực hiện các chính sách về phát triển thương mại nội địa và phát triển thương mại quốc tế. Nhằm phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, góp phần vào phát triển kinh tế trên toàn tỉnh Thanh Hóa, và phát triển kinh tế trong cả nước. 2.1.Chính sách phát triển thương mại nội địa Trước sự suy giảm chung của kinh tế toàn cầu, lạm phát ngày một tăng cao dưới sự định hướng và chỉ đạo chung của Chính Phủ, UBND thị xã phối hợp với các ban ngành, các ngân hàng thương mại, triển khai chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế. Với các ưu đãi về lãi suất, nới lỏng chính sách tín dụng, tái chiết khấu và tái cấp vốn qua nghiệp vụ thị trường mở kích thích sự gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, qua đó kích thích làm tăng tổng cung. 5 Thực hiện chủ trương của nhà nước và chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, UBND thị xã Sầm Sơn, phòng kinh tế phối hợp với chi cục thuế và ban quản lý thị trường tiến hành áp dụng và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng phục vụ sản xuất, các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng và đồ gia dụng nhằm tăng cầu tiêu dùng trong dân, giảm lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất phục vụ tiêu dùng trong vùng và sản xuất cho xuất khẩu. Tập trung phát triển thị trường nội địa, chủ động tham mưu cho UBND Tỉnh có những chỉ đạo hiệu quả, kịp thời nhằm khơi thông thị trường trong trường hợp hàng tồn kho tăng cao. Khuyến khích phát triển mạnh các nghành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thực hiện tốt công cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và đưa hàng Việt về nông thôn. Tăng cường công tác kiểm soát giá cả, thị trường: chỉ đạo chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, đảm bảo chủ động ứng phó mọi diễn biến, góp phần bình ổn thị trường. Đồng thời, xã hội hóa công tác quản lý thị trường, tạo sự đồng thuận cao của các chủ thể kinh doanh và nhân dân, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, giúp bình ổn giá cả thị trường. Trong những năm vừa qua được sự ủy nhiệm của UBND Thị xã Sầm Sơn, phòng kinh tế phối hợp với chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý nhiều vụ gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn thị xã, kiểm soát giá cả các mặt hàng giúp ổn định, đảm bảo bình ổn thị trường. Đến nay, Sầm Sơn đã có hơn 500 điểm bán hàng bình ổn, chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, dược phẩm. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại: chủ động làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ, phát triển hạ tầng thương mại. Tích cực đầu mối với Bộ Công Thương để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển theo chương trình vốn hỗ trợ có mục tiêu đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách trung ương. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành: trong những năm qua UBND Thị xã không ngừng đẩy mạnh công tác cái cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian vật chất của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở tiếp thu đầy đủ các văn bản, thông tư, chính sách chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và UBND tỉnh, Sở Công Thương, Uỷ ban nhân dân Thị, phối hợp chặt chẽ cùng các phòng ban, ban ngành thực hiện và 6 triển khai nghiêm túc mọi chỉ đạo, trên cơ sở tiếp thu đó đề ra các mục tiêu, kế hoạch, phương pháp triển khai và thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là các dịp lễ tết, phòng kinh tế đã liên tục phối hợp chặt chẽ với ban quản lý thị thị trường thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 11, số 01 và số 13 của Chính phủ về mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa, cùng phòng kinh tế Thị xã, kết hợp với các cơ quan chức năng như tòa án kinh tế, viện kiểm soát nhân dân cùng sự huy động có hiệu quả giám sát của nhân dân phối hợp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm về gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, giúp ổn định thị trường. Tiêu chuẩn hóa, trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế để việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn phối hợp với các cơ quan chuyên ngành bồi dưỡng kiến thức mới về phát triển kinh tế, thương mại hội nhập cho các cán bộ trong đơn vị cũng như các cán bộ tại các địa phương, các phường, xã. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới toàn thể cơ quan địa phương, các ban nghành,cũng như các thông lệ, điều lệ quốc tế từ đó, hỗ trợ nền xuất khẩu trong địa bàn tiến xa hơn. Năm 2012 vừa qua đơn vị đã tiến hành hơn 30 đợt tập huấn, phổ biến những kiến thức mới về kinh tế cho các cán bộ địa phương, ban ngành trên địa bàn thị xã, 26 đợt tập huấn, cũng như phổ biến kiếm thức về hội nhập thương mại quốc tế, cũng như phổ biến tới các đơn vị các thông lệ, điều lệ quốc tế, để góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình, chính sách phát triển văn hóa-xã hội, thông qua các hoạt động đoàn thể phổ biến đến toàn thể nhân dân, người lao động trong vùng hăng hái thi đua sản xuất, phát triển công nghệ, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc. Chú trọng trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại có tính chuyên nghiệp cao, theo kịp với yêu cầu phát triển thương mại nội địa và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.Chính sách phát triển thương mại quốc tế Trước sự chỉ đạo trực tiếp từ Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn phối hợp với các cơ quan, ban ngành quản lý đã áp dụng và thực hiện hợp lý các chính sách về phát triển xuất nhập khẩu, các chính sách hỗ trợ về thuế quan của nhà nước trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của Thị xã Sầm Sơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh để đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế 7 nhanh và bền vững. Tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điệu kiện tự nhiên và lao động rẻ như thủy sản, bên cạnh đó là khuyến khích đầu tư, phát triển xuất khẩu các mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực là ngành hàng thủy sản. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu mới ở các khu vực châu Á lớn đầy tiềm năng như Nhât Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó củng cố và giữ vững các mối quan hệ đối với các thị trường xuất khẩu chủ chốt là Trung Quốc, Singapore. Kêu gọi gia tăng đầu tư cho xuất khẩu, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Thành lập các tổ chức nghiên cứu về khoa học, hình thành các tổ chức cung cấp thông tin về kinh tế - khoa học - kỹ thuật - thị trường, thành lập các cơ sở nghiên cứu, lại tạo các loại cây giống, cây trồng, vật nuôi phục vụ cho hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, triển khai các chính sách hỗ trợ về thông tin, đào tạo, xây dựng thương hiệu, xúc tiến xuât khẩu khuyến cáo về rào cản thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã. Đẩy mạnh ngăn chặn việc nhập lậu từ các nước ASEAN và Trung Quốc với các cơ chế quản lý, kiểm soát thị trường chặt chẽ. Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên thu hút đầu tư trong và ngoài nước để cải thiện cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao thông, bến cảng, nhà kho, văn phòng, Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội tạo môi trường đầu tư tốt với các đối tác nước ngoài cũng như phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã bền vững và lâu dài. 3.Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn Hoạt động thương mại trên địa bàn thị xã trong những năm vừa qua về cơ bản tương đối ổn định, không có biến động lớn về giá các loại mặt hàng, đảm bảo hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất, và tiêu dùng cho nhân dân. Năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước tính đạt 484 tỷ đồng, vượt kế hoạch 0,8%, tăng 18% so với cùng kỳ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong địa bàn thị xã. Năm 2011 ngành dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt 1.434 tỷ đồng, vượt 0,3% kế hoạch, tăng 30,4% so với cùng kỳ.Trong đó du lịch 8 ước đạt 840 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, thương mại và các ngành dịch vụ khác 594 tỷ đồng tăng 32%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 620 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong năm tuy có biến động về giá cả, song hàng hóa vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách. Sau đây là bảng tổng kết tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn thị xã trong những năm vừa qua. Bảng 1.3 Hoạt động thương mại trên địa bàn thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : tỷ đồng STT Tiêu thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 1 Tổng sản phẩm xã hội 1541 1903 2390 12,3% 20,4% 2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 484 620 720 28% 16% 3 Giá trị xuất khẩu 250 325 400 30% 23% Nguồn: Chi Cục thống kê thị xã Sầm Sơn Nhìn chung, trong những năm vừa qua, nhờ việc triển khai, áp dụng thực hiện chặt chẽ các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước đề ra nên dù tình hình kinh tế nói chung và họat động thương mại nói riêng trên toàn thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong khu vực vẫn có những tăng trưởng đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội vẫn duy trì tăng trên 12% mỗi năm, trong đó năm 2012 tăng tới 20,4% so với năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và giá trị xuất khẩu cũng không ngừng tăng qua các năm 2010, 2011, 2012. Bước sang những năm gần đây giá cả nhiều mặt hàng có xu hướng tăng, đặc biệt là các mặt hàng vật liệu xây dựng như: đá, gạch, sắt, thép, xi măng Một số mặt hàng được xem là có lợi thế ở trong vùng như thủy hải sản, giá cả cũng biến động thất thường. Một số mặt hàng phục vụ thiết yếu cho hoạt động phục vụ ăn nghỉ cho khách du lịch vào mùa du lịch giá cả lên cao, đặc biệt là các mặt hàng hải sản, thủy sản Một số thời điểm, lượng hàng hóa trong vùng không đủ cung cấp để phục vụ cho khách du lịch. Sầm Sơn với dân số lên tới hơn 62.000 người, đây là 1 thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của du lịch Sơn Sơn, ngày nay, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch những năm gần đây tăng đáng kể, mang lại doanh thu lớn cho địa bàn Thị xã. Các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông , cũng không ngừng phát triển. Hằng năm thị xã Sầm Sơn trung bình đón gần 2 triệu lượt khách , phục vụ hơn 3 triệu ngày khách ăn nghỉ mỗi năm. Năm 2012, thị xã Sầm Sơn đón 2,2 triệu lượt khách đến du lịch, phục vụ ăn, nghỉ mang về doanh thu lên tới 1.200 tỷ đồng. 9 [...]... giá chung về thực trạng thương mại, thị trường và tác động của các chính sách kinh tế, thương mại hiện hành của nhà nước Những năm vừa qua, nhìn chung hoạt động thương mại trên địa bàn thị xã Sầm Sơn phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kinh doanh được củng cố và bố trí rộng khắp trên địa bàn thị xã Mặc dù kimh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức hoạt động thương mại thị xã Sầm Sơn vẫn giữ... tài khóa luận Đề xuất 1: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt đông kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thị xã Sầm Sơn Bộ môn hướng dẫn: Kinh tế thương mại Đề xuất 2: Tăng cường các biện pháp quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thủy hải sản trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn Bộ môn hướng dẫn: Kinh tế thương mại 14 ... kinh doanh bán lẻ hàng hóa thì đến năm 2012 con số ấy tăng lên tới 1568 cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa trên thị trường, tăng 30,6% so với năm 2010 Đây là con số cho tín hiệu đáng mừng về sự phát triển thương mại trên địa bàn thị xã Sầm Sơn Tuy nhiên, sức mua trên địa bàn theo thống kê của phòng kinh tế- UBND thị xã Sầm Sơn năm 2012 ước tính chỉ tăng 3,8% ( trong khi đó sức mua bình quân năm 2011... UBND Thị xã đã phối hợp triển trai nhiều giải pháp quyết liệt, tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kiềm chế lạm phát, thắt chặt đầu tư công, kiểm soát Giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế Vì vậy thị trường hàng hóa trên địa bàn Thị xã vẫn cơ bản ổn định góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tiêu dùng, ổn định tình hình kinh. .. hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân thị xã, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao, tổng mức bán lẻ năm 2011 so với năm 2010 tăng 28% và năm 2012 tăng 16% so với năm 2011 Các cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa tăng theo từng năm Trong khi năm 2010 theo thống kê của chi cục thống kê thị xã Sầm Sơn có tổng 1200 cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa thì đến năm... trên các chợ kinh doanh truyền thống và tại một số cửa hàng bán lẻ trên thị trường Văn minh thương mại còn nhiều hạn chế, hiện nay vẫn còn tình trạng một số chợ cóc gây cản trở giao thông , ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị như trên địa bàn phường Bắc Sơn, Trung Sơn là những nơi tập trung đông dân cư Hầu hết các chợ trên địa bàn thị xã, công tác quản lý còn rất kém, các hàng hóa bán tại chợ hiện... việc kinh doanh thủy hải sản ở địa phương lại không mang lại giá trị cao, một phần công tác bảo quản, vận chuyển, lưu kho còn thủ công, lạc hậu Nguồn hàng còn chưa có sự tập trung vào các thị trường tiềm năng, mang lại giá trị cao Các tiểu thương kinh doanh thủy hải sản còn tự phát, kinh doanh nhỏ lẻ, không có sự tập trung, thống nhất thành những mối hàng lớn Xuất khẩu thủy hản sản ở thị xã Sầm Sơn. .. thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tiêu dùng, ổn định tình hình kinh tế xã hội Qua nhiều năm phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng, trên thị xã đã có lên tới 2000 thương nhân lớn nhỏ tham gia vào thị trường nhưng chủ yếu vẫn là các tiểu thương, buôn bán, kinh doanh dưới hình thái kinh doanh hộ gia đình và các tiểu thương buôn bán tại các chợ truyền thống, chợ cóc Các tiểu thương này thường... vệ sinh, môi trường xung quanh không đảm bảo để các tiểu thương hoạt động Hiện nay, trên địa bàn thị xã, chợ vẫn là nơi phân phối chủ yếu các mặt hàng tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, cung ứng khoảng 50% lượng hàng hóa cho toàn bộ dân cư trên địa bàn, chiếm tới 35% tổng mức bán lẻ toàn thị xã, còn lại là qua các cửa hàng bán lẻ Các mặt hàng được bày bán trong chợ phong phú về chủng loại,... mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho thị xã, trung bình trên 15 triệu USD/năm Tuy nhiên, thị trường hàng xuất khẩu trên địa bàn vẫn chưa được mở rộng, các thị trường trọng tâm là Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc Mạng lưới thương mại trên địa bàn nhìn chung còn nhiều bất cấp Các cửa hàng bán lẻ vẫn kinh doanh tự phát, không có sự quy hoạch chung, gây mất cảnh quan đô thị, chất lượng hàng hóa chưa . phủ, Phòng Kinh tế thuộc UBND Thị xã Sầm Sơn xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kinh tế như sau: 1.1.Chức năng của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn Phòng Kinh tế trực thuộc UBND Thị xã Sầm. chất Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn Địa chỉ: số 6, đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn nằm trong. thương mại 1 1.1.Chức năng của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn 1 1.2.Nhiệm vụ của phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn 1 Trình Uỷ ban nhân dân Thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài

Ngày đăng: 01/04/2015, 12:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan