tìm hiểu về khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ

9 1.5K 15
tìm hiểu về khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tìm hiểu về khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ

MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… ……… 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm tội phạm theo quy định của LHS Hoa kỳ. So sánh với khái niệm tội phạm theo quy định của BLHS Việt Nam…… 2 1. Khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ……………… 2 2. So sánh với khái niệm tội phạm của Việt Nam………………………… 3 II. Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự Đức……………………… 4 III.Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quyết định hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ……………………………. 6 Cơ sở lý luận………………………………………………………………… 7 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………… 7 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………………………… …. 8 - 1 - BÀI LÀM: A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn học luật hình sự một số nước là môn học khá thú vị. Sinh viên không chỉ có cơ hội được tìm hiểu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, những nước có nên kinh tế, chính trị phát triển. Có cơ hội nắm bắt, so sánh với pháp luật Việt Nam để chỉ ra được những điểm ưu việt và bất cập trong quy định hệ thống pháp luật nước ta. Đề tài tôi lựa chọn tìm hiểu về khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ, so sánh với khái niệm tội phạm của BLHS Việt Nam, cơ sở lý luận và thực tiễn khi áp dụng hình phạt tử hình trong LHS Hoa Kỳ, căn cứ pháp lý để xác định hình phạt trong LHS Đức. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm tội phạm theo quy định của Luật hình sự Hoa kỳ. So sánh với khái niệm tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. 1. Khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ Ở Mỹ tồn tại song song hai hình thức pháp luật hình sự cấp liên bang và pháp luật hình sự các bang. Nên ở mỗi bang có một quy định riêng về khái niệm tội phạm. PLHS cấp liên bang: không có khái niệm tội phạm nói chung, chỉ đưa ra khái niệm về các tội phạm cụ thể. PLHS các bang: đều xây dựng khái niệm tội phạm nói chung, chú trọng yếu tố hình thức và hậu quả pháp lý của tội phạm. Về khoa học LHS: Tội phạmsự vi phạm pháp luật xâm hại lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích của một thành viên của cộng đồng và phải chịu hình phạt giam giữ và hoặc chịu một khoản tiền phạt như là hình phạt cần thiết. Không coi là tội phạm những hành vi không có nạn nhân như liên quan đến phản xạ tự nhiên hoặc chỉ gây thiệt hại cho chính họ (sử dụng chất gây nghiện) - 2 - Mỗi bang có quy địnhhình phạt riêng. Hiến pháp liên bang có tính tối cao nhưng không có một quy định chung nào về tội phạm, mà chỉ quy định về từng tội phạm cụ thể. Hiến pháp liên bang: Tội phản bội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ bao gồm hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ kẻ thù, trợ giúp và phục vụ chúng. Không một ai bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội công khai trước tòa. Tội phạm bạo lực có yếu tố bạo lực: dùng bạo lực, mưu toan hoặc đe doạ dùng bạo lực đối với nhân thân hoặc tài sản của người khác; Quy định khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự bang thì chú trọng quy định tội phạm chung theo hình thức nghĩa là được quy định ở đâu và hậu quả pháp lý nghĩa là chế tài như thế nào. Điều 40-1-104 BLHS bang Colorado: Tội phạmsự vi phạm bất kỳ luật nào của liên bang hoặc là xử sự được mô tả bởi chính luật đó, mà bằng việc phạm tội có thể bị phạt tiền hay phạt tù. Điều 15 BLHS bang California: Tội phạm là hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, vi phạm các quy định về việc cấm hoặc về nghĩa vụ thực hiện, và phải chịu hình phạt. Khái niệm tội phạm theo quy định của bang California thì tội phạm (cả dạng hành động và không hành động) vi phạm các quy định của luật nghĩa là luật bắt làm mà ko làm, luật không cho làm thì lại làm… thì phải chịu hình phạt. Điều 10.00 BLHS bang NewYork: Tội phạm là xử sựhình phạt đối với người thực hiện là tù có thời hạn hoặc phạt tiền do bất kỳ quy phạm pháp luật nào của bang quy định. Theo quy định của bang NewYork thì thiên về chế tài như thế nào khi xét xử tội phạm, hình phạt là tù có thời hạn, phạt tiền nếu vi phạm bất cứ một quy định nào của bang. Qua quy định trên có thể hiểu một hành động không tự động được coi là tổn hại hay sai trái, một hành động chỉ cấu thành tội phạm thực sự khi vi phạm một - 3 - cách cụ thể một đạo luật hình sự do Quốc hội, một cơ quan lập pháp bang hay một số cơ quan công quyền khác ban hành. Khi đó tội phạm là một hành vi chống lại quy định của bang, có thể bị phạt tiền, ngồi tù hoặc tử hình. 2. So sánh với khái niệm tội phạm của Việt Nam Trong Bộ luật hình sự Việt nam có quy định về tội phạm như sau: Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bố luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điểm giống nhau trong khái niệm tội phạm của cả 2 nước đều quy định tội phạm là những hành vi gây nguy hại cho xã hội, vi phạm quy định của luật hình sự và đều mang tính chịu hình phạt. Quy định về khái niệm tội phạm cả hai bộ luật hình sự của hai nước đếu chú trọng đến khả năng nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra. Hình phạt để trừng trị, răn đe, ngăn ngừa tội phạm. Điểm khác: Bởi Hoa kỳ tồn tại song song hai hình thức pháp luật cấp liên bang và pháp luật hình sự các bang nên trong LHS Hoa Kỳ không có quy định chung nào về tội phạm, mỗi bang có một quy địnhhình phạt riêng. Còn tội phạm được quy định trong LHS Việt Nam được thống nhất trên toàn lãnh thổ. Khung hình phạt trong bộ luật của hai nước dành cho các loại tội phạm rất khác nhau. III. Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự Đức. Điều 46 Bộ luật hình sự Đức có quy định cơ sở để quyết định hình phạt: - 4 - (1) Tính chất nguy hiểm cho xã hội là cơ sở quyết định hình phạt. Những tác dụng sau khi chấp hành hình phạt ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của người phạm tội cũng được xem xét. Khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tính chất quan trọng của khách thể bị xâm phạm, hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội… Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tùy vào tính chất nguy hiểm cho xã hội để có mức hình phạt tương ứng. Nếu cùng một khung hình phạt nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác nhau thì mức hình phạt cũng khác nhau. Ví dụ: Điều 249 Tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực chống người khác hoặc đe dọa dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe để lấy đi bất động sản của người khác, chiếm đoạt cho mình hoặc người thứ ba sẽ bị phạt tù không dưới 1 năm”. Một người dùng súng bắn trọng thương để lấy đi tài sản của người khác sẽ nguy hiểm hơn hành vi dọa dẫm để lấy tài sản…. Và trong luật hình sự Đức, người ta coi trọng những tác dụng của những hình phạt đã áp dụng. Sau khi chấp hành hình phạt thì cuộc sống của người phạm tôi trong tương lai như thế nào? Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến cuộc sống của người phạm tội. (2) Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ cũng được chú ý bao gồm: • Duyên cớ, mục đích phạm tội. • Mong muốn của người phạm tội. • Mức độ vi phạm. • Hình thức và hậu quả của hành vi phạm tội. • Cuộc sống trước đây, quan hệ cá nhân, hoàn cánh kinh tế cũng như - 5 - • Thái độ sau khi phạm tội, đặc biệt là sự bồi thường thiệt hại. • Các tình tiết đã thuộc về cấu thành tội phạm không được cân nhắc lại khi quyết định hình phạt. Tòa án không chỉ căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu các yếu tố nào đã quy định trên đây làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít ngiêm trọng hơn, thì gọi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn những yếu tố nào làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn thì gọi là tình tiết tăng nặng. Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án cụ thể và đối với người nào phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một cấu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy. Ví dụ: Điều 244a quy định khung hình phạt cho tội trộm cắp tài sản cùng băng nhóm nghiêm trọng sẽ phạt tù từ 1 năm đến 10 năm nếu người phạm tội là thành viên của băng nhóm chuyên trộm cướp mà thuộc khoản 1 Điều 243 và khoản 1 Điều 244. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Qua quy định này cho thấy mức độ nguy hiểm của tội phạm khi người phạm tội lựa chọn hình thức phạm tội. Phạm tội trộm cắp như lẻn vào nhà lấy tài sản sẽ không nguy hiểm bằng người phạm tội thực hiện cùng băng nhóm, có vũ khí, thủ đoạn đột nhập… Hoặc là tình thiết giảm nhẹ như người phạm tội đã có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội gây ra như bồi thường thiệt hại… Các tình tiết có nội dung khác nhau, nên ý nghĩa tăng, giảm trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Mỗi tình thiết chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với một hoặc một số hành vi phạm tội hoặc đối với một số người phạm tội. III.Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quyết định hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ. - 6 - Cơ sở lý luận: Xu hướng toàn cầu hóa, mọi mục tiêu đều hướng về cuộc sống của con người. Tính dân quyền, nhân quyền luôn được đề cao và cùng một số nguyên nhân khác thì việc áp dụng hình phạt tử hình dần dần được thu hẹp lại. Ở một số bang của Hoa kỳ đã bãi bỏ hình phạt này. Hình phạt này có thể áp dụng đối với bị cáo 16 tuổi nếu như bị cáo thực hiện tội phạm giết người man rợ hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Mặt khác một số bang cũng đã thay thế hình phạt này bằng hình phạt chung thân. Chính làn sóng phản đối án tử hình đã đưa đến quyết định của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tạm ngưng hoàn toàn hình phạt này vào năm 1967. Khung hình phạt cao nhất dành cho những tội phạm nghiêm trọng đã được thay thế bằng án tù chung thân mà không có quyền kháng án. Năm 1972, luật pháp Hoa Kỳ tiếp tục cho phép hủy bỏ các điều luật liên quan đến án tử hình tại một số bang, nơi hình phạt này được thực thi như một cách trả thù cá nhân có chủ tâm. Tuy nhiên, chính sự gia tăng đột ngột các loại tội phạm hình sự ở Mỹ đã khiến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ khôi phục lại các điều luật cụ thể cho khung hình phạt cao nhất này vào cuối năm 1972 để áp dụng cho các tội hình sự nghiêm trọng. Cở sở thực tiễn: Thế nhưng cho đến lúc này, án tử hình vẫn không được áp dụng đồng bộ trong hệ thống pháp luật tại Hoa Kỳ, chỉ 12 trong số 50 bang còn thực thi. Nước Mỹ luôn tự hào như một “thực thể nhân đạo”, khi hệ thống luật pháp liên bang không ngừng tìm kiếm các hình thức thi hành án tử hình mang tính nhân đạo trong suốt 120 năm qua. Quá trình này bắt đầu vào ngày 1-1-1889, khi chính quyền bang New York thông qua luật tử hình bằng ghế điện và vụ thi hành án đầu tiên xảy ra vào ngày 6-8-1890 áp dụng cho một tử tội. Theo pháp luật hình sự liên bang, đối với các bị cáo phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia, các tội về quân sự đặc biệt nghiêm trọng thì nhất thiết phải áp dụng hình phạt tử hình. Tuy vậy, trong thực tế cũng có bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ở bang mà bang đó đã bãi bỏ hình phạt tử hình thì về nguyên tắc có - 7 - thể phải chịu hình phạt tử hình theo luật hình sự của liên bang.Những tội phạm nghiêm trọng nhất ở Mỹ là những tội nặng / trọng tội (felonies). Tại phần lớn các bang trọng tội là bất kỳ sự phạm tội nào mà hình phạt có thể là tử hình (ở những bang cho phép điều đó) hay tống giam vào nhà đá (một nhà tù liên bang hoặc bang). Trên thế giới, trong số gần 80 nước đang áp dụng án tử hình, có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành hình phạt tử hình. Đối với Hoa Kỳ tiêm thuốc độc là một trong những biện pháp được áp dụng để thi hành hình phạt tử hình. Năm 1888 tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ, các bác sĩ đã áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc để thi hành hình phạt tử hình phạm nhân Julius Mount Bleyer vì cho rằng chi phí rẻ hơn cách treo cổ tử tội. Nghiên cứu các hình thức thi hành án tử hình ở các bang nước Mỹ cho thấy các hình thức thi hành án tử hình rất đa dạng: có 38/51 bang dùng hình thức tiêm chất độc gây chết người để thay cho hình thức ghế điện gây chết người; dùng hình thức cho hít khí độc chết người; dùng hình thức treo cổ và dùng hình thức xử bắn. Nghiên cứu trong thời gian 10 năm qua ở Mỹ, các bang đã thi hành án tử hình cho gần 4.000 bị án, khoảng 300 án tử hình một năm, trong đó có những bang có số bị án bị thi hành án tử hình rất cao, như Texas: 394 bị án, California: 381 bị án, Florida: 342 bị án. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Một hành vi được coi là tội phạm khi nó có tính nguy hiểm cho xã hội, trái quy định của pháp luật và có tính chịu hình phạt. Đó là điểm rất chung nhưng quy định về tội phạm của các quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu rằng bản chất của tội phạm ở quốc gia nào cũng như nhau nhưng cách thể hiện của người phạm tội có những đặc trưng riêng của từng nước. Qua môn học hình sự một số nước này, pháp luật Việt Nam có thể phát huy những điểm tích cực và khắc phục những tồn tại để phù hợp với tình hình đất nước - 8 - Tài liệu tham khảo 1. Số chuyên đề về luật hình sự một số nước trên thế giới. Tạp chí dân chủ và pháp luật, tháng 4/ 1998. 2. Bộ luật hình sự Đức. 3. Bộ luật hình sự Việt Nam. 4. Bàn luật về phần chung pháp luật Hoa Kỳ, tạp chí pháp luật quốc tế 6/2000 5. Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần chung Việt Nam năn 1999 - 9 - . khái niệm tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. 1. Khái niệm tội phạm theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ Ở Mỹ tồn tại song song hai hình. QUY T VẤN ĐỀ I. Khái niệm tội phạm theo quy định của LHS Hoa kỳ. So sánh với khái niệm tội phạm theo quy định của BLHS Việt Nam…… 2 1. Khái niệm tội

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan