Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam

16 1.9K 3
Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu với các đặc điểm văn hóa truyền thống phương Đông. Việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc trở thành người tổ chức và lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về lý luận và tổ chức thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ nhận thức sáng rõ thêm về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử, động lực của các cuộc cách mạng, mà còn phát hiện được rằng sức mạnh của quần chúng chỉ có thể phát huy đầy đủ, đúng đắn khi có sự lãnh đạo của một "đảng cách mệnh" chân chính. Trên ý nghĩa đó, Người cho rằng: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết “tập hợp”, “lôi kéo” các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng, bao giờ Đảng cũng “tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”, “trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc”, “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. 1 Đây là nhận thức hoàn toàn mới, vào đầu thế kỷ XX chưa có nhà hoạt động cách mạng nào trước Hồ Chí Minh đạt được. Chính từ nhận thức đó, trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã định hướng đúng đắn cho sự vận động của hai quá trình: Một là, đưa phong trào yêu nước chuyển dần từ lập trường quốc gia sang khuynh hướng mácxít, rồi từ khuynh hướng mácxít chuyển sang lập trường cộng sản. Hai là, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát sang trình độ tự giác. Nhân tố đóng vai trò quyết định bảo đảm sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước là chủ nghĩa Mác - Lênin, thông qua vai trò truyền bá có hệ thống của Hồ Chí Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, đó cũng chính là con đường mà Hồ Chí Minh đã trải nghiệm và cũng là con đường tiến triển của dân tộc ta đầu thế kỷ XX. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sau này, Người đã khái quát: "Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930". Điều này thể hiện hai mặt gắn bó với nhau rất chặt chẽ ở Hồ Chí Minh là phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam - “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng vô sản kiểu mới Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1951), Người khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Khi miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, năm 1961, Người nhắc lại luận điểm này: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Luận điểm nêu trên đã chỉ đạo cách thức tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thể hiện bản chất giai cấp công nhân, mà còn gắn bó máu 2 thịt với dân tộc. Mọi hoạt động của Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phụng sự giai cấp, phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân thừa nhận và gọi trìu mến, gần gũi là “Đảng ta”. Đó là một cội nguồn sức mạnh của Đảng. Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, song không có nghĩa là “Đảng toàn dân”, không mang bản chất giai cấp, mà đó là Đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta thể hiện ở chỗ Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng; Đảng ta lấy độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và mục tiêu của (Đại hội Đảng lần thứ XI là) lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu lý tưởng của mình. Đảng tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng là Đảng kiểu mới, Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, Người đã hiều rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái như không thấy rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hoặc chỉ thiên về công nông mà không thấy rõ vai trò của các tầng lớp, giai cấp khác đi với công nông tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc”. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc. Cũng từ đó, nhân dân lao động và cả dân tộc đã thừa nhận Đảng ta là người lãnh đạo, người đại biểu chân chính cho quyền lợi cơ bản, thiết thân của mình". Đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú trong giai cấp công nhân, mà còn kết nạp cả những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trong đội ngũ trí thức và các thành phần khác (những năm gần đây thành viên của Đảng còn xuất hiện cả giới doanh nhân) đã được giác ngộ, tự giác đứng trên lập trường giai cấp công nhân. Trong Điều lệ Đảng năm 1930 do Người soạn thảo đã nêu rõ: “Ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hi sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng thời được vào Đảng”. 3 Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn khẳng định: “không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việc tiếp nhận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêu nước, hơn nữa phải là người yêu nước tiêu biểu, lãnh đạo công nhân và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng”. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” Sự thành công của cách mạng Việt Nam gắn liền với Đảng tiên phong, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định bảo đảm sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, thông qua vai trò truyền bá có hệ thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam chỉ có thể thành công khi nó được một chính đảng Mácxít, Lêninnít lãnh đạo và Đảng phải vững mạnh. Theo Người "Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy", phải xây dựng Đảng vững về chính trị, tư tưởng, phải lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, tức làm cơ sở lý luận, làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Người viết: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Người đã tìm thấy lý luận cách mạng tiền phong ở chủ nghĩa Lênin: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin"… vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu, con đường thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Trong bài “Chủ nghĩa Lênin và công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức” (4 - 1955), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…Chủ nghĩa Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”. Có thể nói, đây là sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, vì nếu không có lý luận dẫn đường, Đảng chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc, thiếu thống nhất và không có sức mạnh. Trong tác phẩm Đường 4 cách mệnh, Bác viết: ''Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong''. Người nhấn mạnh: “Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm”. Suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn kiên định lập trường xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Song, chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam chứ không phải là kinh thánh, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt” không có nghĩa là rập khuôn máy móc, giáo điều. Người yêu cầu “Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam… không phải chỉ học thuộc lòng vài bộ sách của Mác - Lênin mà làm được như vậy. Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội, phải quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân…, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng”. Trong tình hình hiện nay, một mặt phải kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác phải không ngừng sáng tạo lý luận. Không kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ rơi vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại, rốt cuộc cũng không có sáng tạo lý luận đính thực. Ngược lại, không phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới sẽ làm mất đi sức sống của nó mà thời đại mới đang yêu cẩu. Dĩ nhiên, phải luôn xác định được ranh giới giữa kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin với các biểu hiện bảo thủ, giáo điều; giữa sáng tạo lý luận với cơ hội chính trị. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản Thứ nhất, tập trung dân chủ Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nghĩa là: Đảng “có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất”. Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc rường cột để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, không biến Đảng thành một câu lạc bộ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sự nghiệp của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau thành một tổ chức. Người thường căn dặn: “Muốn Đảng mạnh, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Cần nhận thức rõ dân chủ là bản chất của Đảng, Nhà nước và chế độ ta”. 5 Về dân chủ, Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý… Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc ấy, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người nói: “Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội, song dân chủ không phải là vô chính phủ” Để bảo đảm tính tập trung, Người nhấn mạnh phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, cá nhân phải phục tùng đoàn thể, thiểu số phải phục tùng đa, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới, đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản,… mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của tổ chức Đảng. Từ đó làm cho "Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người". Như vậy, trong nguyên tắc này, thì tập trung và dân chủ có quan hệ biện chứng, là hai mặt của một vấn đề, gắn bó và thống nhất với nhau. Dân chủ không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với tình trạng độc đoán, chuyên quyền. Tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tình trạng tản mát, tự do tùy tiện, vô tổ chức. Dân chủ là “cơ sở của tập trung”, để đi đến tập trung, dưới sự chỉ đạo của tập trung. Tập trung phải trên “nền tảng dân chủ”, sự tập trung đích thực chỉ có thể đạt được trên cơ sở phát huy dân chủ thật sự trong Đảng. Thứ hai, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được tất cả trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Sở dĩ phải đảm bảo tập thể lãnh đạo là vì “một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề và có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới giải quyết chu đáo khỏi sai lầm”. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh thì “tập thể lãnh đạo" mới chỉ là một vế. Người cho rằng: "Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Sở dĩ phải cá nhân phụ trách là vì nếu không sẽ dẫn tới tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính 6 phủ, rồi hỏng việc. Bởi lẽ " Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Vì thế, bất kỳ công việc gì sau khi đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch rõ ràng, thì cần giao cho một người phụ trách… Do đó, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế làm thành một chỉnh thể thống nhất trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng. Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người. Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”. Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển, là phương thức giáo dục, rèn luyện đảng viên và xây dựng đảng. Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Bởi vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phải thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Người chỉ rõ: "một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". Tự phê bình và phê bình là thang thuốc quý để chữa các căn bệnh trong Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Người thường nói, khuyết điểm cũng như chứng bệnh, phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Nếu nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào cứ thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ. Không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình bỏ thuốc độc cho mình. Tự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học cách mạng, mà còn là của nghệ thuật. Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộ Đảng từ trên 7 xuống dưới phải “luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình”. Cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Bên cạnh tính kiên quyết trong thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, Hồ Chủ tịch rất coi trọng cái tâm trong sáng khi phê bình. Tự phê bình phải thành khẩn. Thành khẩn, thành tâm, không “giấu bệnh sợ thuốc” sẽ giúp cho việc tự phê bình có kết quả tốt. Phê bình phải trung thực, “không đặt điều”, “không thêm bớt”. Người cũng yêu cầu: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(24). Người kiên quyết chống mọi biểu hiện lợi dụng phê bình để đả kích cá nhân, gây rối nội bộ và phê phán những thái độ lệch lạc, sai trái thường xảy ra trong tự phê bình và phê bình như thiếu trung thực, che giấu khuyết điểm của bản thân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang né tránh, dĩ hoà vi quý, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi dập, đả kích người khác… Người nhận thức sâu sắc rằng, tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất , nhưng "không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình". Vì vậy, mục đích của tự phê bình và phê bình là: làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh; để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho. Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, như người ta rửa mặt hằng ngày. Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác Về kỷ luật nghiêm và tự giác, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc làm cho Đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ và tạo nên sức mạnh to lớn. “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên”. Trong quá trình giáo dục, rèn luyện Đảng ta, Người luôn đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải luôn “giữ vững kỷ luật của Đảng, phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành những nghị quyết của Đảng… tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng” - đây là yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng. Người khẳng định, nhờ có kỷ luật mà Đảng ta đoàn kết, nhất trí, mạnh mẽ, 8 lãnh đạo cách mạng thắng lợi. Kỷ luật trong Đảng là kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Theo Hồ Chí Minh nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cá bộ, đảng viên đối với Đảng. Hồ Chí Minh nói: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”. Có kỷ luật thống nhất thì Đảng mới là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Nếu không có kỷ luật, không thống nhất về tư tưởng và hành động, "Đảng sẽ xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bế tắc". Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp bộ nào cũng phải nghiêm túc tuân thủ kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối không ai được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả, phải biến kỷ luật thành ý thức và hành động tự giác. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng”. Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng Hồ Chí Minh thấm nhuần nguyên lý đoàn kết thống nhất của Đảng cộng sản bằng cả lý trí và tình cảm. Người tâm niệm rằng: đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyên tắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng. Người dạy: "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công". Trong di chúc, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Từ khi sáng lập đảng cho đến trước lúc đi xa, Người rất coi trọng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, thường xuyên quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng Đảng. Trong bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương (11 - 5 - 1952), Người đã chỉ rõ “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng của Đảng trước hết và trên hết phải gắn liền với sự vững mạnh về tổ chức, thể hiện ở sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Người nhấn mạnh: sự đoàn kết thống nhất ý chí, thống nhất hành động là biểu hiện cao nhất của một Đảng cách mạng, Đảng tiên phong. Người khẳng định: “Với sự đoàn kết nhất trí và lòng cương quyết quật cường của Đảng, của 9 Chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng lợi”. Người chỉ ra cơ sở của Đoàn kết thống nhất trong Đảng là đường lối, quan điểm và Điều lệ Đảng. Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu: phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ; phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình; có tình thương yêu đồng chí; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Đảng không thể mạnh nếu như, các tổ chức cơ sở của Đảng không mạnh, không tốt. Vì theo Người: "Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do Đảng viên tốt" và "chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt". Đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đoàn kết có nguyên tắc trên cơ sở mục tiêu lý tưởng của Đảng, trên nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ. Suốt cả cuộc đời, Người là trung tâm của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Nhân dân ta ai cũng nhớ câu nói nổi tiếng của Người: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc. Và để hoàn thành tâm nguyện của Người, đòi hỏi Đảng phải thật sự đổi mới. Đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo và chỉ đạo, đổi mới phong cách làm việc, phải thật sự coi trọng công tác giáo dục, kiểm tra, đào tạo, thực hành dân chủ rộng rãi và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một nguồn tài sản vô giá của Đảng ta và của cả dân tộc ta, đã soi sáng và chỉ đạo Đảng ta vượt qua muôn vàn thử thách hơn 80 năm qua, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Tư tưởng của Người về Đảng tiếp tục là bó đuốc soi đường, là “kim chỉ nam” để Đảng ta hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhằm xây dựng một nước Việt Nam vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 10 [...]... Với Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam : - Cô giáo chỉ tập trung ở 2 nội dung sau: + Nội dung 1: gồm 2 phần: o Phần 1 Bản chất giai cấp của Đảng === phần này đã được trình bày chi tiết tại Mục 2 - Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam Chú ý: ngoài phần đã trình bày ở trên thì bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn thể hiện... Tôi tự tin 9 điểm 12 5 Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Đảng lãnh đạo, dân làm chủ Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân "Đảng là con nòi của nhân dân" - Đảng không ở trên dân,... Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đảng, chỉnh đốn Đảng vừa là vấn đề thường xuyên, vừa hết sức cấp bách Trong Di chúc viết tháng 5 - 1968 thì điều Người quan tâm trước hết cũng là “nói về Đảng , Người nhắc nhở: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng 14 viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho... gắn chặt công việc với tư tưởng và lề lối làm việc, vì mỗi công việc thành hay bại đều do tư tưởng và lề lối làm việc đúng hay sai Tự đổi mới, tự chỉnh đốn vốn là một nhu cầu tự thân, gắn liền với toàn bộ quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng Thực hiện tốt việc làm này sẽ làm cho Đảng ta vững vàng hơn về bản lĩnh chính trị, giàu có hơn về trí tuệ lãnh đạo, trong sáng hơn về phẩm chất đạo đức cách... quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác” Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; Đảng phải tổ chức và vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục" Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: "Đảng phải gần dân,... nguồn từ sức mạnh của nhân dân được Đảng dẫn lối chỉ đường Người luôn tâm niệm: sự khác nhau căn bản giữa phương pháp của Đảng Cộng sản so với các đảng tư sản chính là việc tập hợp quần chúng nhân dân nhằm thực hiện những công việc vì chính bản thân quần chúng, là “lấy tài dân, sức dân để làm những công việc có lợi cho dân”, chứ không phải vì lợi ích của người lãnh đạo, Đảng không có mục đích tự thân,... nước, cần kiệm xây dựng nước nhà Cán bộ, đảng viên là những người luôn luôn giác ngộ cách mạng, trung thành với lý tư ng của Đảng, đi tiên phong trong phong trào cách mạng Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên các cấp của Đảng, Chính phủ và đoàn thể phải chỉnh đốn tác phong công tác và lề lối làm việc "Phải sửa đổi lề lối làm việc cho thiết... suốt tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam, Đảng ta hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy ấy Năm 1960, Người nói: “Với tất cả sự khiêm tốn của một người cộng sản, chúng ta có thể tự hào rằng, Đảng ta vĩ đại thật” 6 Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và tự chỉnh đốn, tự đổi mới Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đồng thời, để xứng đáng với một Đảng mácxít chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng... trọng tâm; chỉnh huấn về mặt tư tưởng phải gắn với chỉnh đốn về tổ chức; chỉnh đốn đảng không phải là ''chỉnh'' và “đốn”, mà làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng thái độ bình tĩnh, sáng suốt, kiên định lập trường, không để rơi vào tình trạng dao động, bi quan; khi cách mạng trên đà thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh... đứng trước thời cơ, vận hội mới song cũng đứng trước không ít nguy cơ thách thức, đòi hỏi vai trò lãnh đạo của Đảng phải không ngừng được tăng cường Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng ta xứng đáng "là đạo đức, là văn minh" như Hồ Chí Minh đã khẳng định Văn minh thể hiện ở trí tuệ của Đảng đủ sức nắm bắt quy luật khách quan, xu thế phát triển của thời cuộc để hoạch định được đường lối đúng đắn . BÀI 5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa. cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng vô sản kiểu mới Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2. trong Đảng là kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Theo Hồ Chí Minh nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cá bộ, đảng viên đối với Đảng. Hồ Chí Minh nói:

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan