Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Những vấn đề cần quan tâm và biện pháp hoàn thiện

100 686 6
Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương  Những vấn đề cần quan tâm và biện pháp hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đồng kính gửi: Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực Tên em là: Hà Thị Sâm Hiện là sinh viên lớp Quản trị nhân lực 50B - trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đơn vị thực tập: Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Em xin cam đoan với nhà trường, với khoa và với cô giáo hướng dẫn chuyên đề này là kết quả nghiên cứu của em dựa trên những kiến thức đã được học cùng với sự tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tư liệu thu thập tại công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương, đồng thời với sự giúp đỡ của anh/chị/cô/bác trong Công ty nơi em thực tập và của cô giáo hướng dẫn, em đã hoàn thành chuyên đề của mình, không có bất kỳ sự sao chép nào từ chuyên đề khác Nếu có gì trái với cam kết trên em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Sinh viên Hà Thị Sâm SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương MỤC LỤC Ngày 13/05/1979, để giảm đầu mối quản lý và tăng cường lực lượng cho Xưởng Mỹ thuật Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin đã quyết định sát nhập Xưởng Tranh nghệ thuật Việt Nam vào Xưởng Mỹ thuật Quốc gia Trong quyết định ghi rõ Xưởng Mỹ thuật Quốc gia có con dấu, tài khoản riêng và hạch toán kinh tế độc lập Giai đoạn này Xưởng gặp muôn vàn khó khăn vất vả về công tác quản lý cán bộ và về chuyên môn nghiệp vụ 37 Tháng 06/1986, Bộ quyết định sát nhập Xưởng tranh cổ động Trung ương vào Xưởng Mỹ thuật Quốc gia và đổi tên thành Công ty Mỹ thuật Trung ương, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế Giai đoạn này thị trường rất khó khăn, cơ chế quản lý ràng buộc, công việc thì ít nhưng công ty cũng đã xây dựng trụ sở làm việc vào cuối năm 1987 (chỗ làm việc hiện nay) Và công trình điển hình nhất của giai đoạn này là khảo sát,sáng tác và thi công tượng đài “Liên minh chiến đấu Việt Nam- Cam Pu Chia” đặt tại Phnôm Pênh vào năm 1989 38 Giai đoạn 1989-2012 : 38 Trải qua 34 năm hình thành và phát triển, tuy trong giai đoạn đầu Công ty còn gặp nhiều khó khăn,nhưng từ 1992 đến nay đã phát triển mạnh, sáng tác và thi công nhiều công trình có giá trị văn hoá to lớn cho đất nước .38 NGÀY 29/06/2010, BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH RA QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG, CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CÓ CON DẤU RIÊNG, ĐƯỢC MỞ TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, HOẠT ĐỘNG THEO ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 38 SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 2 TW: Trung ương 3 TSCĐ: Tài sản cố định 4 CBCNV: Cán bộ công nhân viên 5 UBND: Uỷ ban nhân dân 6 TNCS: Thanh niên cộng sản 7 HĐLĐ: Hợp đồng lao động 8 KLLĐ: Kỉ luật lao động 9 ATLĐ: An toàn lao động 10 PLLĐ: Pháp luật lao động 11 BHXH: Bảo hiểm xã hội 12 BHYT: Bảo hiểm y tế 13 BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp 14 NLĐ: Người lao động 15 NSDLĐ: Người sử dụng lao động 16 TƯLĐTT: Thoả ước lao động tập thể SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Khi nói về các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực thì không thể không nhắc đến mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động Không phải ngẫu nhiên mà “quan hệ lao động” lại được xếp vào 1 trong 8 hoạt động quản trị nhân lực Quan hệ lao động ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một mối quan hệ hài hòa là nền tảng phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp, nó là sợi dây vô hình để gắn kết mọi người trong tổ chức lại với nhau Và nó là sự gắn kết không thể thiếu để giúp nhân viên trong tổ chức đồng lòng làm việc Ngược lại một mối quan hệ xấu thì tất nhiên sẽ có rất nhiều hệ luỵ đi theo nó Khi mối quan hệ giữa người với người không được hài hoà thì nguồn lực con người không được phát huy tối đa Khi đó những nguồn lực khác dù có mạnh đến đâu thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều Vì vậy vấn đề quan hệ lao động trong tổ chức cần phải được các doanh nghiệp tổ chức quan tâm chú trọng tới Mặc dù thời gian gần đây, quan hệ lao động trong các tổ chức đã để ý nhiều hơn, được xây dựng hài hòa hơn, nhưng nó vẫn chưa thực sự tối ưu và vững mạnh.Vì thế các doanh nghiệp cần phải thực sự có phương án để giải quyết bài toán khó này để đưa doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương được chuyển đổi từ Công ty Mỹ thuật Trung ương sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Là một Công ty Nhà nước-nơi mà xưa nay ít khi có sự nảy sinh các vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ lao động như tranh chấp lao động Tuy nhiên các bất bình của người lao động thì không phải là chuyện hiếm gặp Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương là một Công ty có nhiều lao động phổ thông, lực lượng lao động SV: Hà Thị Sâm 1 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương này chiếm phần lớn trong tổng số lao động tại Công ty Những nguy cơ tiềm ẩn trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi Hiện tại, Công ty đã đưa ra nhiều chính sách nhân sự nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ mong muốn của cán bộ công nhân viên Hơn nữa, tuy Công ty đã ký kết thoả ước lao động tập thể, nhưng vai trò của công đoàn cơ sở còn mờ nhạt, chưa phát huy hết hiệu quả trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người lao động Vì vậy việc có được mối quan hệ lao động hài hoà tốt đẹp với người lao động là vấn đề mà Công ty luôn phải quan tâm 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm: Hiểu rõ những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu được để tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ lao động trong Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Rút ra những hạn chế còn tồn tại của mối quan hệ lao động trong Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Đề ra các giải pháp để cải thiện các hạn chế còn tồn tại và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: phân tích thống kê, phương pháp so sánh, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tế, lấy các sự kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để phân tích… SV: Hà Thị Sâm 2 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương 5 Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài “Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương : Những vấn đề cần quan tâm và biện pháp hoàn thiện” bao gồm ba chương : Chương 1: Những nội dung cơ bản về quan hệ lao động trong doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Chương 3: Những giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ lao động tốt đẹp tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương SV: Hà Thị Sâm 3 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về quan hệ lao động Các mối quan hệ xã hội giữa người với người bao gồm quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ tôn giáo và quan hệ lao động Quan hệ lao động được cấu thành bởi các mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động Nó gồm các nội dung như: quan hệ hợp tác giữa những người lao động, giữa các tổ nhóm, các khâu trong một dây chuyền sản xuất, quan hệ giữa chỉ huy điều hành với việc tiến hành những công việc cụ thể Nhóm các quan hệ này chủ yếu do những nhu cầu khách quan của sự phân công và hợp tác sản xuất, trang bị kỹ thuật và công nghệ quyết định Ngoài ra, các mối quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong và sau quá trình lao động cũng cấu thành lên mối quan hệ lao động Khi hiểu theo nghĩa thông thường, quan hệ lao động chủ yếu gồm các quan hệ thuộc nhóm thứ hai và luật pháp về quan hệ lao động của mỗi quốc gia cũng thường chỉ thể chế hoá và điều chỉnh các nội dung thuộc nhóm này Hoạt động của con người rất đa dạng, phong phú, diễn ra trong nhiều lĩnh vực và dưới mỗi chế độ xã hội khác nhau, bản chất của quan hệ lao động cũng có khác nhau Dưới chủ nghĩa tư bản, quan hệ lao động, thường được hiểu là quan hệ chủ - thợ, chứa đựng quan hệ bóc lột của chủ tư bản đối với lao động làm thuê, còn dưới chủ nghĩa xã hội, quan hệ lao động thường thể hiện qua quan hệ quản lý giữa người điều hành và người lao động, nó không chứa đựng quan hệ bóc lột lao động làm thuê SV: Hà Thị Sâm 4 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập SV: Hà Thị Sâm GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương 5 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế tư bản nói riêng tạo ra những tiền đề thúc đẩy sản xuất phát triển, bởi trong mối quan hệ này nhà tư bản dễ dàng tìm được yếu tố đầu vào "sức lao động" để kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (tư liệu lao động, đối tượng lao động) nhằm đạt được lợi nhuận tối đa còn người lao động cũng dễ dàng tìm được nơi bán sức lao động để có thu nhập đảm bảo đời sống Khái quát lại có thể hiểu “quan hệ lao động là quan hệ việc làm giữa một bên là người lao động với một bên là người chủ sử dụng lao động và quan hệ này liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc đã được giao kết thông qua hợp đồng lao động” Quan hệ lao động được xác định ở một số điểm chính sau: - Là quan hệ qua lại giữa người lao động và người sử dụng lao động - Chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi cần thiết của Nhà nước - Quan hệ lao động diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh, và phần lớn diễn ra trong môi trường công nghiệp 1.2 Các chủ thể cấu thành quan hệ lao động Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quan hệ làm công ăn lương là quan hệ lao động có tính đặc trưng nhất Nó được hình thành trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Còn đối với các hình thức sở hữu nhỏ (những gia đình nông dân làm nông nghiệp trên ruộng của mình, những người buôn bán tại gia, thợ thủ công) tổ chức sản xuất kinh doanh theo cách sử dụng lao động của chính mình hoặc người trong gia đình thì không tồn tại quan hệ về lao động, nó không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi có hai chủ thể: người lao động và người sử dụng lao động Người sử dụng lao động và người lao động có thể là SV: Hà Thị Sâm 6 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương những cá nhân, một nhóm người, hoặc một tập thể (sở hữu toàn dân hay tập thể) Sau đây là sự xem xét kỹ hơn các bên chủ thể của quan hệ lao động 1.2.1 Người sử dụng lao động (người chủ, đôi khi có thêm cả giới chủ hay nghiệp đoàn của giới chủ): Chủ sử dụng lao động là những người chủ tư liệu sản xuất đồng thời là người quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc là những người được người chủ uỷ quyền, thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều hành doanh nghiệp, được toàn quyền sử dụng và trả công người lao động Những người này phải có kinh nghiệm, năng lực, hiểu biết về tổ chức điều hành quản lý doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, sự trung thực tuyệt đối đối với sự nghiệp được chủ sở hữu giao (nếu là người được bổ nhiệm, thuê hoặc thị uỷ) Họ phải là người có hiểu biết tường tận về pháp luật kinh doanh, pháp luật lao động và các luật khác có liên quan Họ có quyền, nghĩa vụ và quyền lợi nhất định trong mối quan hệ với người chủ tư liệu sản xuất, với người lao động được pháp luật quy định Họ thường là người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc, Tổng giám đốc) Tập thể giới chủ sử dụng lao động: Đại diện cho giới chủ sử dụng lao động, thông thường tổ chức nghiệp đoàn của giới chủ sử dụng lao động được thành lập trong một ngành, hoặc trong một phạm vi nghề nghiệp Nghiệp đoàn giới chủ thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho giới chủ Đồng thời khi có thoả ước lao động tập thể (ký kết giữa liên đoàn lao động của người lao động với nghiệp đoàn giới chủ) thì nó đóng vai trò một bên chủ thể quan hệ lao động Các tổ chức nghiệp đoàn của giới sử dụng lao động đã được hình thành từ nửa cuối thế kỷ 19 (ở các nước Âu, Mỹ) Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã công nhận tính hợp pháp của các tổ chức này theo Công ước số 87: "Công ước về quyền tự do an toàn và việc bảo vệ quyền công đoàn" ngày 17 tháng 6 năm 1948 Ở các nước đang trong nền kinh tế thị trường, các SV: Hà Thị Sâm 7 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương PHỤ LỤC 2 Sơ đồ cơ cấu phòng Tổ chức – Hành chính TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG NHÂN VIÊN TỔ CHỨC NHÂN SỰ NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH-VĂN PHÒNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ, LỄ TÂN, LÁI XE, BẢO VỆ Ghi chú: Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ quản lý gián tiếp Quan hệ phối hợp hoạt động (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương PHỤ LỤC 3 Quy trình công nghệ sản xuất tượng tại Công ty Xin chủ trương phê duyệt của cấp thẩm quyền Khảo sát quy hoạch Hội đồng nghệ thuật và hội đồng kỹ thuật nghiệm thu lần cuối SV: Hà Thị Sâm Hội đồng kỹ thuật lắp đặt Làm phác thảo(6 0cm) Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu Hội đồng nghệ thuật kiểm tra phác thảo 60 cm và làm tiếp phác thảo 120 cm Sản xuất bằng chất liệu khách hàng yêu cầu Thẩm định phác thảo 120 cm Phóng tượng theo tỷ lệ 1:1 bằng đất sét Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu Đổ ra dương bản bằng thạch cao Đúc đổ khuôn âm bản Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương PHỤ LỤC 4 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Mục đích của cuộc điều tra này nhằm khảo sát thực trạng về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động trong Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương như tiền lương, phúc lợi, kỷ luật lao động,…và hướng đến những giải pháp nâng cao chất lượng, hoàn thiện mối quan hệ lao động đó, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động và đóng góp sức lực cho Công ty Để cuộc điều tra thu được kết quả tốt nhất tôi mong các cô/chú/bác/anh/chị hợp tác nghiêm túc và cung cấp thông tin chính xác Mọi thông tin liên quan sẽ được bảo mật tuyệt đối Xin chân thành cảm ơn! Thông tin cá nhân Họ tên: ……………………… (nếu muốn) Bộ phận đang làm : ……………………… (nếu muốn) Tel: ………………………… (nếu muốn) Câu 1: Cô/chú/bác/anh/chị hiểu như thế nào là quan hệ lao động? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………… Câu 2: Tâm trạng của cô/chú/bác/anh/chị khi đến Công ty mỗi ngày? 1 2 3 4 5 Rất hào hứng Hào hứng Bình thường  Không hào hứng Rất không hào hứng SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Câu 3: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá như thế nào về môi trường làm việc tại Công ty hiện nay? 1 2 3 4 5 Chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học  Quá nề nếp, quá gò bó  Thoải mái, tự do  Không có cơ hội thăng tiến  Khác  ……………………………………………………………………………… Câu 4: Sự hứng thú của cô/chú/bác/anh/chị với công việc hiện tại? 1 2 3 4 5 Rất thích thú  Thích thú  Bình thường, làm vì đó là nghĩa vụ  Không hứng thú  Rất không hứng thú  Câu 5: Cô/chú/bác/anh/chị có hài lòng về mức lương hiện tại không? 1 2 3 4 Rất hài lòng  Hài lòng  Không hài lòng  Rất không hài lòng  Câu 6: Cô/chú/bác/anh/chị có thấy tiền lương đó tương xứng với sự đóng góp của bản thân cho công việc không? 1 Có  2 Không  Câu 7: Buổi trưa cô/chú/bác/anh/chị ăn cơm ở đâu? 1 2 3 4 Tại bếp ăn trong Công ty  Tại văn phòng, xưởng  Tại công trường  Ra ngoài ăn  Câu 8: Cô/chú/bác/anh/chị có được Công ty mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không? SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương 1 Có  2 Không  Câu 9: Sau giờ làm việc cô/chú/bác/anh/chị có đi tập thể dục, thể thao không? 1 Thường xuyên  2 Thỉnh thoảng  3 Chẳng bao giờ  Câu 10: Trong một tháng trở lại đây cô/chú/bác/anh/chị đi làm sau 8h sáng và về trước 16h30 chiều khoảng bao nhiêu lần? 1 2 3 4 5 0 lần  2-5 lần  5-10 lần  Hơn 10 lần  Hơn 20 lần  Câu 11: Cô/chú/bác/anh/chị có được biết trước thông tin bị điều động đến nơi làm việc mới không? 1 Có  2 Không  Câu 12: Cô/chú/bác/anh/chị cảm thấy thế nào khi bị điều động đến nơi làm việc mới mà không được Công ty báo trước? 1 2 3 4 Vui vẻ  Bình thường  Không thích  Rất không thích  SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Câu 13: Cô/chú/bác/anh/chị có được cung cấp về nội quy công ty khi vào làm việc không? 1 Có  2 Không  Lý do:………………………………………………………………… Câu 14: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá thế nào với cách xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong Công ty mình? 1 Công bằng, nghiêm minh  2 Có phần hơi cương quyết và mạnh tay quá  3 Không công bằng cũng không nghiêm minh  Câu 15: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá như thế nào về những vai trò mà công đoàn đã thể hiện được? 1 Thăm hỏi đoàn viên  2 Thực hiện chức năng đại diện  3 Tham gia xây dựng doanh nghiệp  Câu16: Cô/chú/bác/anh/chị có thường xuyên tham gia các hoạt động của công đoàn không? 1 Thường xuyên  2 Thỉnh thoảng tham gia  3 Không tham gia  Câu 17: Mối quan hệ của cô/chú/bác/anh/chị với đồng nghiệp như thế nào? 1 Vui vẻ, hoà nhã  2 Ghen ghét với một vài người  SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Câu 18: Nếu được chọn giữa làm việc chăm chỉ, miệt mài, vất vả – lương cao với việc ngồi chơi, nhàn nhã – lương thấp thì cô/chú/bác/anh/chị chọn cách nào? 1 Làm việc chăm chỉ, miệt mài, vất vả - lương cao 2 Ngồi chơi, nhàn nhã – lương thấp Câu 19: Nếu được cô/chú/bác/anh/chị mong muốn Công ty xây dựng thêm: 1 2 3 4 Bếp ăn tập thể  Phòng khám sức khoẻ  Sân chơi thể thao  Tất cả các phương án trên  Câu 20: Nếu trong thời gian tới Công ty siết chặt giờ làm việc thì cô/chú/bác/anh/chị cảm thấy thế nào? 1 Cảm thấy rất khó khăn để thay đổi thói quen, nhưng sẽ cố gắng  2 Sẽ hưởng ứng nhiệt tình và sửa đổi  3 Không quan tâm, mặc kệ, phạt cũng được  Câu 21: Cô/chú/bác/anh/chị mong muốn Công ty thưởng bằng gì? 1 Tiền  2 Sản phẩm trong Công ty  3 Đi tham quan, du lịch  Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của cô/chú/bác/anh/chị! PHỤ LỤC 5 SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỪ CUỘC ĐIỀU TRA Số phiếu phát ra : 158 phiếu Số phiếu thu về: 149 phiếu Câu 1: Cô/chú/bác/anh/chị hiểu như thế nào là quan hệ lao động? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………… Câu 2: Tâm trạng của cô/chú/bác/anh/chị khi đến Công ty mỗi ngày? 1 2 3 4 Rất hào hứng Hào hứng Bình thường  Không hào hứng 5 Rất không hào hứng PA 1 2 3 4 5 Số lượng (Người) 19 22 70 29 9 Tỉ lệ % 12,75 14,76 46,98 19,46 6,05 Câu 3: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá như thế nào về môi trường làm việc tại Công ty hiện nay? 1 Chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học  2 Quá nề nếp, quá gò bó  3 Thoải mái, tự do  4 Không có cơ hội thăng tiến  5 Khác  PA 1 2 3 4 5 Số lượng (Người) 10 4 112 14 9 Tỉ lệ % 6,71 2,68 75,17 9,4 6,04 ……………………………………………………………………………… Câu 4: Sự hứng thú của cô/chú/bác/anh/chị với công việc hiện tại? SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương 1 Rất thích thú  2 Thích thú  3 Bình thường, làm vì đó là nghĩa vụ  4 Không hứng thú  5 Rất không hứng thú  PA 1 2 3 4 5 Số lượng (Người) 23 44 54 23 5 Tỉ lệ % 15,43 29,53 36,24 15,43 3,37 Câu 5: Cô/chú/bác/anh/chị có hài lòng về mức lương hiện tại không? 1 Rất hài lòng  2 Hài lòng  3 Không hài lòng  4 Rất không hài lòng  5 Không ý kiến  PA 1 2 3 4 5 Số lượng (Người) 8 12 90 30 9 Tỉ lệ % 5,38 8,05 60,40 20,13 6,04 Câu 6: Cô/chú/bác/anh/chị có thấy tiền lương đó tương xứng với sự đóng góp của bản thân cho công việc không? 1 Có  2 Không  PA 1 2 Số lượng (Người) Tỉ lệ % 103 69,13 46 30,87 Câu 7: Buổi trưa cô/chú/bác/anh/chị ăn cơm ở đâu? 1 Tại bếp ăn trong Công ty  2 Gọi cơm ăn tại văn phòng, xưởng  3 Tại công trường  4 Ra ngoài ăn  PA 1 2 3 4 Số lượng (Người) 15 36 32 66 Tỉ lệ % 10,06 24,16 21,48 44,3 Câu 8: Cô/chú/bác/anh/chị có được Công ty mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không? SV: Hà Thị Sâm Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập 1 Có  2 Không  GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương PA 1 2 Số lượng (Người) Tỉ lệ % 119 79,87 30 20,13 Câu 9: Sau giờ làm việc cô/chú/bác/anh/chị có đi tập thể dục, thể thao không? 1 Thường xuyên  2 Thỉnh thoảng  3 Chẳng bao giờ  PA 1 2 3 Số lượng (Người) 98 35 16 Tỉ lệ % 65,77 23,49 10,74 Câu 10: Trong một tháng trở lại đây cô/chú/bác/anh/chị đi làm sau 8h sáng và về trước 16h30 chiều khoảng bao nhiêu lần? 1 2 3 4 5 0 lần  2-5 lần  5-10 lần  Hơn 10 lần  Hơn 20 lần  PA 1 2 3 4 5 Số lượng (Người) 0 7 21 96 25 Tỉ lệ % 0 4,7 14,09 64,42 16,79 Câu 11: Cô/chú/bác/anh/chị có được biết trước thông tin bị điều động đến nơi làm việc mới không? PA Số lượng (Người) Tỉ lệ % 1 Có  1 29 19,46 2 Không  2 120 80,54 Câu 12: Cô/chú/bác/anh/chị cảm thấy thế nào khi bị điều động đến nơi làm việc mới mà không được Công ty báo trước? 1 Vui vẻ  2 Bình thường  3 Không thích  SV: Hà Thị Sâm PA 1 2 3 4 Số lượng (Người) Tỉ lệ % 12 8,05 25 16,78 86 57,72 Lớp: QTNL 50B 26 17,45 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương 4 Rất không thích  Câu 13: Cô/chú/bác/anh/chị có được cung cấp về nội quy công ty khi vào làm việc không? 1 Có  2 Không  PA Số lượng (Người) Tỉ lệ % 1 9 6,00 2 140 94,00 Lý do:………………………………………………………………… Câu 14: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá thế nào với cách xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong Công ty mình? PA Số lượng (Người) Tỉ lệ % 1 Công bằng, nghiêm minh  1 33 22,15 2 Có phần hơi cương quyết và mạnh 2 6 4,03 tay quá  3 110 73,82 3 Không công bằng cũng không nghiêm minh  Câu 15: Cô/chú/bác/anh/chị đánh giá như thế nào về những vai trò mà công đoàn đã thể hiện được? 1 Thăm hỏi đoàn viên  2 Thực hiện chức năng đại diện  3 Tham gia xây dựng doanh nghiệp  PA 1 2 3 Số lượng (Người) 108 14 27 Tỉ lệ % 72,5 9,4 18,1 Câu16: Cô/chú/bác/anh/chị có thường xuyên tham gia các hoạt động của công đoàn không? 1 Thường xuyên  2 Thỉnh thoảng tham gia  3 Không tham gia  SV: Hà Thị Sâm PA 1 2 3 Số lượng (Người) 65 31 53 Tỉ lệ % 43,62 20,08 36,3 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Câu 17: Mối quan hệ của cô/chú/bác/anh/chị với đồng nghiệp như thế nào? 1 Vui vẻ, hoà nhã  2 Ghen ghét với một vài người  PA 1 2 Số lượng (Người) Tỉ lệ % 136 91,28 13 8,72 Câu 18: Nếu được chọn giữa làm việc chăm chỉ, miệt mài, vất vả – lương cao với việc ngồi chơi, nhàn nhã – lương thấp thì cô/chú/bác/anh/chị chọn cách nào? 1 Làm việc chăm chỉ, miệt mài, vất vả - lương cao  2 Ngồi chơi, nhàn nhã – lương thấp PA 1 2 Số lượng (Người) Tỉ lệ % 145 97,32 4 2,68 Câu 19: Nếu được cô/chú/bác/anh/chị mong muốn Công ty xây dựng thêm: 1 2 3 4 Bếp ăn tập thể  Phòng khám sức khoẻ  Sân chơi thể thao  Tất cả các phương án trên  PA 1 2 3 4 Số lượng (Người) 9 10 14 116 Tỉ lệ % 6,04 6,71 9,4 77,85 Câu 20: Nếu trong thời gian tới Công ty siết chặt giờ làm việc thì cô/chú/bác/anh/chị cảm thấy thế nào? 1 Cảm thấy rất khó khăn để thay đổi thói quen, nhưng sẽ cố gắng  2 Sẽ hưởng ứng nhiệt tình và sửa đổi  3 Không quan tâm, mặc kệ, phạt cũng được  SV: Hà Thị Sâm PA 1 2 3 Số lượng (Người) 21 120 8 Tỉ lệ % 14,09 80,54 5,37 Lớp: QTNL 50B Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Câu 21: Cô/chú/bác/anh/chị mong muốn Công ty thưởng bằng gì? 1 Tiền  2 Sản phẩm trong Công ty  3 Đi tham quan, du lịch  SV: Hà Thị Sâm PA 1 2 3 Số lượng (Người) 111 16 22 Tỉ lệ % 74,5 10,73 14,77 Lớp: QTNL 50B ... thực trạng mối quan hệ lao động Công ty TNHH thành viên Mỹ thuật Trung ương Rút hạn chế tồn mối quan hệ lao động Công ty TNHH thành viên Mỹ thuật Trung ương Đề giải pháp để cải thiện hạn chế tồn... mối quan hệ tốt đẹp Công ty TNHH thành viên Mỹ thuật Trung ương Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu đề tài vấn đề liên quan đến quan hệ lao động Công ty TNHH thành viên Mỹ thuật Trung ương. .. Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Thuý Hương Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài ? ?Quan hệ lao động Công ty TNHH thành viên Mỹ thuật Trung ương : Những vấn đề cần quan tâm biện pháp hoàn thiện? ?? bao

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngày 13/05/1979, để giảm đầu mối quản lý và tăng cường lực lượng cho Xưởng Mỹ thuật Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin đã quyết định sát nhập Xưởng Tranh nghệ thuật Việt Nam vào Xưởng Mỹ thuật Quốc gia. Trong quyết định ghi rõ Xưởng Mỹ thuật Quốc gia có con dấu, tài khoản riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Giai đoạn này Xưởng gặp muôn vàn khó khăn vất vả về công tác quản lý cán bộ và về chuyên môn nghiệp vụ.

  • Tháng 06/1986, Bộ quyết định sát nhập Xưởng tranh cổ động Trung ương vào Xưởng Mỹ thuật Quốc gia và đổi tên thành Công ty Mỹ thuật Trung ương, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế. Giai đoạn này thị trường rất khó khăn, cơ chế quản lý ràng buộc, công việc thì ít nhưng công ty cũng đã xây dựng trụ sở làm việc vào cuối năm 1987 (chỗ làm việc hiện nay). Và công trình điển hình nhất của giai đoạn này là khảo sát,sáng tác và thi công tượng đài “Liên minh chiến đấu Việt Nam- Cam Pu Chia” đặt tại Phnôm Pênh vào năm 1989.

  • Giai đoạn 1989-2012 :

  • Trải qua 34 năm hình thành và phát triển, tuy trong giai đoạn đầu Công ty còn gặp nhiều khó khăn,nhưng từ 1992 đến nay đã phát triển mạnh, sáng tác và thi công nhiều công trình có giá trị văn hoá to lớn cho đất nước.

  • Ngày 29/06/2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra quyết định về việc chuyển đổi Công ty Mỹ thuật Trung ương thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mỹ thuật Trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty và Luật Doanh nghiệp 2005.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan