Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất

24 650 0
Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề bài: Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất" BÀI LÀM Cuộc cách mạng xã hội nhằm chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát triển của xã hội loài người. CMXHCN bao gồm một loạt những cải biến cách mạng có tính chất quyết định trong cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá và xã hội. Giai cấp công nhân thông qua chính đảng cách mạng của mình nắm quyền lãnh đạo cách mạng, liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thực hiện nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của CMXHCN là giành lấy chính quyền, phá bỏ bộ máy chuyên chính tư sản, xác lập bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng một chế độ mới có nền kinh tế phát triển trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, loại bỏ mọi đối kháng giai cấp, xoá bỏ mọi áp bức và bóc lột, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó bao hàm nhiều giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của chế độ xã hội và kinh tế mới. I. Quan điểm của Mác Lê Nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa. 1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ,nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, theo nghĩa rộng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc. Cũng như mọi cuộc cách mạng xã hội khác thì Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa: đều nổ ra từ nhu cầu giải phóng lực lượng sản xuất. Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra từ nguyên nhân. Lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ xã hội hoá cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn trên trở nên gay gắt hơn và trở thành mâu thuẫn cơ bản trên trong chủ nghĩa tư bản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sự toàn diện, sâu sắc, triệt để. Trên lĩnh vực chính trị thì nó đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của dân vì dân. Khi có chính quyền phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ hóa đời sống chính trị). Trên lĩnh vực kinh tế: nó xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất (sở hữu tư bản chủ nghĩa) thay đổi vị trí người lao động trong hệ thống sản xuất xã hội. Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng: Tạo nên sự thay đổi trong phương thức và nội dung sinh hoạt tư tưởng hướng tới sự phát triển. Kế thừa, nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng nền văn hóa mới theo lập trường của giai cấp công nhân: giải phóng người lao động về mặt tinh thần. Trong khi đó thì luôn xuất hiện 3 loại mâu thuẫn đó là: mâu thuẫn giữa LLSX, mâu thuẫn giữa gc công nhân và nhân dân lao động bị áp bức với gc tư sản, mâu thuẫn dân tộc. 2. Điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa có 2 điều kiện chính là khách quan và chủ quan. Về điều kiện khách quan : với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng. Công nhân dễ dàng nhận thấy rằng, họ là đồ vật, là tài sản của giai cấp tư sản và công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn trên bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xoá bỏ ách áp bức của giai cấp tư sản, xoá bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới và chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Về điều kiện chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình. 3. Tiến trình cách mạng XHCN Gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ. - Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn giai cấp công nhân đã nắm chính quyền, sử dụng chính quyền đó, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động, thực hiện cải tạo xã hội cũ, tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, v.v 4. Nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa: * Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện: - Chính trị: Giai cấp công nhân thông qua chính đảng cách mạng của mình nắm quyền lãnh đạo cách mạng I. , liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thực hiện nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của CMXHCN là giành lấy chính quyền, phá bỏ bộ máy chuyên chính tư sản, xác lập bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. -Kinh tế : cách mạng xã hội chủ nghĩa xây dựng một chế độ mới có nền kinh tế phát triển trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, loại bỏ mọi đối kháng giai cấp, xoá bỏ mọi áp bức và bóc lột, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Văn hoá : cách mạng xã hội chủ nghĩa sáng tạo những giá trị tinh thần dựa trên kế thừa giá trị tư tưởng và tiếp thu tinh hoa nhân loại. *Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc : Nội ung sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân là : Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa, từng bước xây dựng xã hội mới- xã hội Xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, xoá bỏ áp bức bóc lột, giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại. Đó là nội dung cơ bản bao trùm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản của phát triển lịch sử. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh mình, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng nhằm xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt. Con đường để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đó chính là phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng và triệt để qua hai giai đoạn : Một là, lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân. Hai là, sử dụng chính quyền mới làm công cụ cải tạo xã hội cũ, tập hợp quần chúng nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. *Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để : thể hiện qua mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người. II. Truyền thống dân tộc của các quốc gia khác về vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa. 1.Kinh nghiệm từ Trung Quốc. Bối cảnh của Trung Quốc : Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc và thắng lợi của các lực lượng Mao Trạch Đông trước Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, khiến Tưởng phải bỏ chạy tới Đài Loan, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949. Mục tiêu đầu tiên của mao là thay đổi toàn bộ hệ thống sở hữu đất đai và những cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn. Hệ thống sở hữu đất đai theo kiểu chủ đất phong kiến Trung Quốc cũ cùng những người nông dân làm thuê được thay thế bởi một hệ thống phân chia công bằng hơn có chú ý tới những người nông dân nghèo khổ. mao nhấn mạnh tới cuộc đấu tranh giai cấp 1953, ông đã thúc đẩy thực hiện nhiều chiến dịch tiêu diệt tầng lớp chủ đất và tư sản cũ. Đầu tư nước ngoài cũng bị bãi bỏ. Mao Trạch Đông tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ giành chiến thắng trước mọi lí thuyết xã hội khác, và sau Kế hoạch Năm năm dựa trên khuân mẫu Xô Viết với nền kinh tế quản lí tập trung hoá hoàn toàn, Mao Trạch Đông đưa ra những dự án đầy tham vọng về Đại nhảy vọt năm 1957, bắt đầu một quá trình chưa từng có nhằm tập trung hoá sản xuất tại các vùng nông thôn. Ý tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy vọt là sự phát triển nhanh ngành công nghiệp và nông nghiệp TRung Quốc nên được xảy ra song song. Hy vọng là công nghiệp hoá bằng cách lợi dụng nguồn cung ứng lao động rẻ khổng lồ và tránh phải nhập cảng các máy móc nặng. Để đạt được điều này Mao chủ trương một vòng tập thể hoá sâu rộng hơn dựa theo mô hình Thời kì thứ 3 của Liên Xô là cần thiết trong nông thôn TRung Quốc nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được nhập vào thành các Công xã nhân dân khổng lồ. Mao thấy sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ lấy từ nông dân và các công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nguyên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt đốn bừa bãi gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp ‘‘sắt vụn’’ cho các lò nung để mục tiêu sản xuất đầy lạc quan ngông cuồng đó có thể đạt được. Nhiều nam lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí ở bệnh viện. Đối với những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luện kim thì cũng có thể đoán ra được sản phẩm từ các lò nung này là những đống sứt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Nhân dân chết đói hàng loạt do mùa màng thất bạt cộng với thiên tai xảy ra liên miên. Đại nhảy vọt vẫn được tiếp tục đến tháng giêng năm 1961, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban TRung ương lần thứ 9 mới chấm dứt. • - Để áp đặt tính chính thống chủ nghĩa xã hội và tiêu diệt các nhân tố cũ của Trung Quốc, cùng lúc ấy đạt được một số mục đích chính trị, Mao Trạch Đông đã bắt đầu cho thực hiện Cách mạng Văn hóa năm 1967. Chiến dịch này ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống TRung Quốc. Hồng Vệ Binh khủng bố trên các đường phố và nhiều công dân bị coi là phản cách mạng. Giáo dục và vận tải công cộng hầu như bị đình chỉ toàn bộ. Cuộc sống hàng ngày chỉ là đi hô khẩu hiệu và kể lể lại các câu nói của Mao Trạch Đông. Nhiều lãnh đạo chính trị nổi bật gồm cả Lưu Thiếu Kì và Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng và bị coi là những kẻ theo tư bản. Chiến dịch này chỉ hoàn toàn chấm dứt cùng với cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976. Sau cái chết của Mao Trạch Đông kéo theo các cuộc đấu tranh quyền lực. Cuối cùng, ĐẶng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đào tối cao TRung Quốc. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng ‘‘Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc’’ : nghĩa là cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo.Chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở của nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy phát triển kinh tế. ĐẶng Tiểu Bình đã có công thu hồi Ma Cao và Hồng Công với chính sách ‘’ một nước hai chế độ’’. Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông đó rút ra bài học cho Việt Nam. Không nên áp dụng máy móc mô hình của nước khác vào đất nước mình mà phải cân nhăc để áp dụng cho phù hợp, dựa trên hoàn cảnh của riêng đất nước mình. 2. Nga : Bối cảnh lịch sử xã hội Là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa giai cấp công nhân tuy ra đời muộn nhưng sớm trưởng thành, nước Nga trở thành trung tâm của cách mạng thế giới. Trong lòng nước Nga "đế quốc - phong kiến - quân phiệt" cùng một lúc xuất hiện tiền đề của hai cuộc cách mạng. Chủ nghĩa tư bản đạt tới mức độ phát triển trung bình và đã chuyển vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản biểu hiện gay gắt, tạo nên tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tàn tích phong kiến trung cổ được duy trì ở mức độ nặng nề làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ biểu hiện không kém gay gắt, tạo nên tiền đề của cách mạng dân chủ. Nội dung của cuộc cách mạng. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức đòi bình đẳng và tự quyết dân tộc; Cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân đòi chấm dứt chiến tranh và tạo lập một nền hoà bình vững chắc. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó được bảo đảm và không ngừng củng cố. Khối liên minh công nông được giữ vững và phát triển trên cơ sở một đường lối thích hợp với từng giai đoạn cách mạng. Chính quyền dân chủ cách mạng được củng cố để hoàn thành nhiệm vụ của nó ở giai đoạn thứ nhất, đồng thời chuẩn bị những điều kiện để chuyển sang giai đoạn thứ hai. III.Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX ( sự áp bức của thực dân, đế quốc, phong kiến với quần chúng nhân dân lao động vô cùng tàn bạo, những phong trào đấu tranh theo xu hướng phong kiến, tư sản đều bị thất bại, đã là mảnh đất tốt để tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân) Chủ nghĩa Mác - Lênin được tuyên truyền vào Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối chính trị. Sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tính tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhâ ndân ở Việt Nam. Tính chất của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 là xã hội thuộc địa nửa phong kiến > vấn đề giải phóng đất nước khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến là vấn đề to lớn và bức xúc nhất của nhân dân ta. Vào những năm đầu thế kỷ 20 đất nước lâm vào khủng hoảng đường lối Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và sớm giành được quyền lãnh đạo cách mạng khi ĐCS Việt Nam ra đời. Các giai cấp trung gian đã tham gia ngay từ đầu vào phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hướng tới CNXH. Khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đã làm các h mạng tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước mà ngay từ năm 1930 Đảng ta đã xác định cách mạng nước ta phải trải qua 2 giai đoạn, kết thúc giai đoạn 1 cũng là mở đầu của giai đoạn 2. Thành tựu của công cuộc kháng chiến kiến quốcuốc sau cách mạng 8.19 45, của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã tạo nên những điều kiện v ật chất và tinh thần để dân tộc ta thắng Pháp, thắng Mỹ và chuyển sang cách mạng XHCN. Sự nhất quán về đường lối và mục tiêu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCS. Tình trạng khủng hoảng, sự suy giảm vị thế của c ác nước thuộc Liên Xô và Đông Âu đã chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn của Đả ng và nhân dân ta Sự thành công của quá trình đổi mới chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đản g Việt Nam có đủ những điều kiện để tiếp tục con đường cách mạng mà nhân d ân ta đã lựa chọn.Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam Việt Nam giai đoạn 1945: háng 11 nǎm ấy, tiết trời đặc biệt rét đến sớm hơn mọi nǎm, khiến con người ta ai cũng thấy đói "mọi lúc mọi nơi", chỉ có lúc ních vào thật no cǎng bụng người ta mới cảm thấy đỡ lạnh. Không phải vô lý mà ông bà ta ghép hai từ "đói" và "rét" đi chung với nhau. Càng rét người ta lại càng thấy đói, càng đói người ta lại càng thấy rét, cái vòng luẩn quẩn ấy bao vây dân nghèo ngày một gay gắt hơn bao giờ hết. Thái Bình hồi ấy được mệnh danh là "vựa lúa" của miền Bắc với những cánh đồng "cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi". Nhưng thật trớ trêu, chính ở trên mảnh đất ấy, cái đói đến với tầng lớp "lê dân" mới thật là dữ dội kinh khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng bình thường của con người. Quân Nhật thông qua chính quyền bảo hộ Pháp buộc nông dân phải nộp hết thóc lúa cho chúng để phục vụ cho lính "Thiên Hoàng", rồi lại cưỡng ép phá hoại trồng lúa trong vụ Đông Xuân nǎm ấy, để dành đất trồng đay làm bao công sự chiến đấu chống lại quân đồng minh. Thật là "hoạ vô đơn chí", nǎm đó Thái Bình bị mất trắng vụ lúa do bị hạn hán hoành hành khắp nơi, đất đai thiếu nước khô nứt nẻ ra từng mảng, cây trái xơ xác, ruộng vườn hoang vắng tiêu điều. Tất cả những gì ǎn được người ta đã ǎn hết cả rồi, khoai sắn củ còn non biến mất quá nhanh vào dạ dày lép kẹp, rồi gia súc cho mèo đều lần lượt phải "hy sinh" cho bao tử của chủ. Không phải mọi người đều chịu cái đói, ở thành thị, công chức, người đi buôn vẫn sống bình thường, tuy có điều vất vả, chính nông dân ở các làng mới bị đói nhiều ngày trên mảnh đất ruộng vườn của họ. Không còn gì để bỏ vào bụng nữa, người dân lam lũ từ các vùng chung quanh bắt đầu ùn ùn kéo nhau về thị xã trung tâm. Nhiều huyện như Kiến Xương, Tiền Hải người ta kiếm ǎn bằng mọi cách để rồi ngã chết ra cả nhà. Những người còn sức đi được thì đi thành từng đoàn, họ lê bước trên những nẻo đường về thị xã với bộ quần áo rách rưới, có người gần như trần truồng vì đã bán những bộ quần áo lành lặn để đi đổi lấy gạo ǎn. Cái đói cái rét cắt thịt như thúc giục họ tiến bước về phía trước. Những người nào đói quá thì lả đi gục xuống để rồi không bao giờ dậy nổi nữa. Hai bên đường, thây người chết đói ngã ra như rạ, lại càng thúc giục họ đổ về thị xã Thái Bình bất chấp một vành đai lính tráng bao quanh khu vực thị xã ngǎn không cho họ vào. Nguyên nhân : Nguyên nhân trực tiếp: Các hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Nguyên nhân gián tiếp: Là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Nguyên nhân tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc. Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác. Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp. Từ phía Nhật Bản và Hoa Kỳ Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng và Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ -thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản, nên gạo từ miền nam ra bắc rất khó khăn. Cả Pháp và Nhật Bản đều ra sức vơ vét gạo với chế độ cưỡng bách thu mua cho nhu cầu chiến tranh của họ, trong khi bộ máy chính quyền của Pháp đã tan rã nên không đảm bảo được việc tiếp vận và phân phối. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã xuất hiện từ đầu năm 1944. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lập ra chính quyền do Trần Trọng Kim đứng đầu. Chính quyền này mặc dù đã có một số cố gắng để cứu đói cho dân, nhưng mọi việc đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi mà Nhật vẫn tích cực áp dụng chính sách cũ. Thiên tai Do chiến tranh và sự tê liệt của guồng máy nhà nước, giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục leo thang, đặc biệt là lương thực. Miền bắc cũng bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân năm 1944 bị sụt khoảng 20%. Sau đó là lũ lụt xảy ra vào vụ mùa nên khủng hoảng bắt đầu bùng nổ. Hậu quả : Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn [...]... hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Tính tất yếu của thời đại mới đã tạo khả năng và điều kiện để các dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, đem lại những nhận thức mới trong quan niệm... trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là một quá trình cải biến lâu dài, sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, và kiến trúc thượng tầng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có một nền kinh... tin của nhân dân với Đảng Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện vì chủ nghĩa xã hội, với quyết tâm và trí tuệ của toàn Đảng, sự tham gia tích cực của nhân dân, công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn 17 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội. .. người lãnh đạo chủ chốt; chủ nghĩa đế quốc can thiệp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện "diễn biến hòa bình" ở Liên Xô và các nước Đông Âu Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn... sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, ở một số nước, giai cấp công nhân đã trưởng thành về chính trị có thể gánh lấy trách nhiệm lịch sử lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản, thành lập nhà nước cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường chuyển lên CMXHCN, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Cách mạng Việt Nam, cách mạng Cuba thuộc loại hình đó CMXHCN là một cuộc cách mạng sâu. .. tế - xã hội Việt Nam IV.Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc Chính trong điều kiện đó, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Người tìm thấy cơ sở lý luận chắc chắn cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Đó là con... và tình hình biến đổi của thời đại, kiên quyết khắc phục giáo điều trì trệ, chủ quan duy ý chí, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh dưới mọi màu sắc, giữ vững quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân và luôn luôn gắn bó với nhân dân, với dân tộc để thực hiện một cách triệt để và sáng tạo cải biến cách mạng toàn diện nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng... xã hội Mọi con đường khác đều không được nhân dân ta chấp nhận Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần kiên định vững vàng với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội V.Đánh giá: CMXHCN là cuộc cách mạng được chủ nghĩa tư bản chuẩn bị sẵn Những mâu thuẫn toàn diện và gay gắt trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa là tiền đề khách quan của CMXHCN Sự liên minh chính... ứng và đi theo Đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam Sự lựa chọn này dựa trên cơ sở: Chỉ có chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người lao động Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ triệt... nước, giải phóng dân tộc Đó là con đường cách mạng vô sản Bác Hồ khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn" "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" Tư tưởng đó đã được Đảng ta . Đề bài: Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " ;Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất& quot; BÀI LÀM Cuộc cách mạng xã hội nhằm chuyển từ. kinh tế mới. I. Quan điểm của Mác Lê Nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa. 1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay. tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, v.v 4. Nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa: * Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện: - Chính trị: Giai cấp công nhân thông qua chính

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan