Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép trong quá trình hội nhập

28 954 1
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép trong quá trình hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh khu vực hóa toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ,mọi quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu.Thông qua hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ được gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế quốc tế.Đây chính là tiền đề quan trọng cho hợp tác song phương,đa phương,tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn cầu.Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.Qua hội nhập kinh tế nền kinh tế của ta sẽ được gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế quốc tế đồng thời tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới , nước ta có thể tận dụng những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại đồng thời chủ động ứng phó với những thách thức được đặt ra. Theo kế hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế nước nhà. Vấn đề phát triển ngành thép hiệu quả và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng CNH-HĐH.Ngành thép nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng và phát triển từ rất sớm. Ngay từ khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, khu liên hợp gang thép Thái Nguyên- nhà máy sản xuất thép đầu tiên của nước ta đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau đó khi đất nước được thống nhất,chúng ta lại tiếp tục tập trung phát triển ngành sản xuất thép trong nước để phục vụ phát triển nền kinh tế. Hơn 40 năm qua nhờ những nỗ lực to lớn của ngành thép, nước ta từ việc phải nhập toàn bộ thép phục vụ cho nhu cầu nội địa đến nay về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về thép xây dựng và một phần xuất khẩu ra thị trường bên ngoài.Vậy hiện tại và tương lai, liệu ngành thép Việt Nam đã có đủ thế và lực để cùng cả nước bước vào vận hội mới của những thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại hay chưa? Với mục đích tìm hiểu một cách cụ thể hơn về khả năng cạnh tranh ngành thép của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu và thực hiện Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 phần : Phần 1: Những vấn đề lý thuyết cơ bản về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Phần 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Phần 3: Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam 1 PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1 Thực chất khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phân loại Khái niệm cạnh tranh đã được đề cập đến từ rất lâu.Theo các học giả trường phái tư sản cổ điển:’ Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng .Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình ‘.Qua thời gian và không gian, các quan niệm về cạnh tranh cũng khác nhau.Theo Từ điển kinh doanh Anh xuất bản năm 1992,cạnh tranh được xem là’ sự ganh đua, sự kình địch của các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình’ Ở Việt Nam, đề cập đến ‘cạnh tranh’,một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về gía cả hàng hóa-dịch vụ và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế.Như vậy, nếu xét về ngành công nghiệp cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.Đồng thời, với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh , cạnh tranh ngành công nghiệp cũng là quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp .Và từ đó,cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với điều kiện thị trường. Xét theo phạm vi ngành kinh tế ,cạnh tranh được chia làm hai loại: +, Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ.Trong đó, các doanh nghiệp yếu kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế.Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp. +, Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn.Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân. 1.1.2 Các cấp độ của khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh có thể phân biệt thành bốn cấp độ: Khả năng cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành,khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa.Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) năm 1997 2 đã nêu ra:’ Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Như vậy, khả năng cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao và bền vững. Một sản phẩm hàng hóa được coi là có khả năng cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng,giá cả,tính năng, kiểu dáng, thương hiệu…hơn hẳn so với sản phẩm hàng hóa cùng loại.Nhưng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi khả năng cạnh tranh của ngành. Sẽ không có khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản xuất sản phẩm đó thấp.Ngành được định nghĩa là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được .Ta vẫn thường nói ngành công nghiệp ôtô, ngành dầu mỏ hay ngành dược phẩm… Các nhà kinh tế định nghĩa những sản phẩm hoàn toàn thay thế nhau là những sản phẩm có nhu cầu co giãn lẫn nhau lớn.Nếu giá của một sản phẩm tăng lên và làm cho cầu đối với một sản phẩm khác cũng tăng lên , thì hai sản phẩm đó hoàn toàn thay thế nhau được.Các nhà kinh tế còn đưa khung chuẩn để tìm hiểu các động thái của ngành.Về cơ bản, việc phân tích bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều kiện cơ bản tạo nên cơ sở cho cầu và cung.Những điều kiện này lại ảnh hưởng đến cơ cấu ngành .Cơ cấu ngành đến lượt nó lại ảnh hưởng đến sự chỉ đạo của ngành trong lĩnh vực như phát triển sản phẩm, định giá và chiến lược quảng cáo.Sau đó,sự chỉ đạo của ngành sẽ quyết định đến kết quả của ngành như hiệu suất của ngành, tiến bộ công nghệ…Vì vậy, khă năng cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của khả năng cạnh tranh cấp quốc gia, của doanh nghiệp và cả sản phẩm 1.2 Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Khi nói đến” khả năng cạnh tranh” người ta thường nói đến bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới( World Economic Forum-WEF).Theo đó, các quốc gia được đo lường theo những tiêu chí chính: những yếu tố cơ bản, các yếu tố tăng cường hiệu quả, các yếu tố đổi mới và sành sỏi. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) do Dự án Sáng kiến Năng lực cạnh tranh(VNCI) và phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) công bố hàng năm.Thiết nghĩ, đó là những công bố” cấp trên” còn cấp dưới cần phải có những tiêu chí cụ thể hơn. Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng là thể hiện thực lực và lợi thế của ngành, doanh ngiệp đó so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn.Như vậy, khả năng cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của ngành, doanh nghiệp đó.Đây là các 3 yếu tố nội hàm của mỗi ngành không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực , cùng một thị trường.Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh.Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên khả năng cạnh tranh đòi hỏi ngành phải tạo lập được lợi thế so sánh với các đối tác của mình.Nhờ lợi thế này, ngành có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của mỗi ngành, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện đánh giá bằng cả định tính và định lượng.Hiện nay, để đo lường khả năng cạnh tranh của ngành thường sử dụng bộ thang đo ban đầu bao gồm: định hướng kinh doanh của ngành, năng lực marketing của ngành, năng lực sáng tạo của ngành, khả năng tổ chức dịch vụ của ngành, định hướng học hỏi của ngành.Các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực khác nhau có các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh khác nhau .Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của ngành, trình độ lao động, thị phần sản phẩm của ngành, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều ngành hiện nay thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các tiêu chí nêu trên để đánh giá khả năng cạnh tranh của mình so với các đối tác cạnh tranh.Đây là phương pháp truyền thống và phần nào đánh giá được khả năng cạnh tranh của ngành.Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép ngành đánh giá tổng quát khả năng cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm nêu trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ qua đó giúp ngành so sánh khả năng cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ là một giải pháp mang tính khả thi cao. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Đã có nhiều nghiên cứu, trong đó nghiên cứu của M.E Porter là một điển hình rất rõ nét về vai trò tác động của các yếu tố cấu trúc quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường.Theo M.E Porter thì có 5 yếu tố tham gia quyết định khả năng cạnh tranh. 4 1.3.1 Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành Trước hết, các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế cạnh tranh mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất.Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lợi nhuận ngành.Có nhiều hình thức và công cụ cạnh tranh được các đối thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường ví dụ như cạnh tranh về giá hoặc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp, trên cơ sở cạnh tranh về giá với các hình thức và công cụ cạnh tranh khác như: chất lượng sản phẩm cùng với áp dụng sự khác biệt về sản phẩm, marketing…Thường thì cạnh tranh trở nên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái, hoặc có đông các đối thủ cạnh tranh bằng vai phải lứa với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do những rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang các ngành khác .Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải thu nhập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh chính có sức mạnh trên thị trường và tình trạng ngành để làm cơ sở hoạch định chiến lược. 1.3.2 Nguy cơ đe dọa nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn Hiểu biết đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các đối thủ mới.,đặc biệt khi các đối thủ này có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần , sẽ làm cạnh tranh trở nên khốc liệt và không ổn định.Để hạn chế sự đe dọa các đối thủ tiềm ẩn,các doanh nghiệp thường duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, đặc biệt là về công nghệ.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,các công ty xuyên quốc gia hoặc các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ thực sự là đối thủ nặng kí đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. 5 Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại Nhưng người muốn vào mới (cạnh tranh tiềm tàng Áp lực người mua Sản phẩm dịch vụ thay thế Áp lực từ nhà cung ứng 1.3.3 Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua Đối với các doanh nghiệp thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi.Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được là do doanh nghiệp biết cách thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác.Người mua luôn muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiện việc ép giá, gây áp lực đòi chất lượng cao hơn hoặc đòi được phục vụ nhiều hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện, điều kiện này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Để hạn chế bớt quyền thương lượng của người mua , các doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng hiện tại và tương lai cùng với nhu cầu và thị hiếu của họ làm cơ sở định hướng cho kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh nói chung. 1.3.4 Quyền thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng Người cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều lợi nhuận, vì vậy họ có thể đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm đặt mua.,nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện .Trong thực tế,các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp, có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt với những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp 1.3.5 Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế luôn có thể có tác động lớn đến mức độ lợi nhuận tiềm năng của ngành nhất là những sản phẩm có chu kì sống ngắn như máy tính, đồ điện tử…Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của quá trình thay đổi công nghệ, nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường .Biện pháp chủ yếu sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm. 6 PHẦN 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành thép là ngành công nghiệp cơ sở của mỗi quốc gia nên được sự ưu đãi về thuế và các chính sách khác của Chính phủ nên hoạt động của ngành ít chịu sự rủi ro do biến cố của thị trường. Nền công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 15%/năm trong thời gian dài sắp tới , cao hơn tốc độ tăng trưởng GPD 7,49% /năm của Việt Nam. Bên cạnh đó, có khá nhiều dự án đầu tư vào ngành thép và nhận được sự hỗ trợ của nước ngoài do đó ngành thép có cơ hội trao đổi khoa học công nghệ từ phía các đối tác nước ngoài giúp hoạt động của ngành hiệu quả hơn ,tiết kiệm được chi phí. Chín tháng đầu năm 2010, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước tiếp tục tăng trưởng so với cùng kì năm 2009, trong đó sản xuất tăng 19% và tiêu thụ tăng 18%, sản xuất phôi thép đạt 2,3 triệu tấn. Ngành thép có nhiều khả năng trong tương lai sẽ là một trong những nhân tố quan trọng giúp Việt Nam tận dụng được những cơ hội to lớn mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ Vậy ngành thép trong thời gian qua đã phát triển lớn mạnh ra sao hay còn nhiều hạn chế? Dưới đây xin điểm lại một số nét cơ bản trong phát triển và xây dựng ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây. 2.1 Thực trạng hiện nay 2.1 .1 Về cung Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH nên rất cần nguyên vật liệu phục vụ cho xác định cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất đồ gia dụng…Hiện nay sản xuất thép cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trong nước . Mỗi năm xuất khẩu trên 400.000 tấn thép xây dựng.Hiện nay công suất của các nhà máy cán thép trong nước đạt 6-7 triệu tấn/năm. Mặc dù sản xuất thép trong nước có tăng nhưng chủ yếu là các loại thép dài dùng trong xây dựng do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về các loại thép dẹt và nguồn nguyên liệu đầu vào. Điều đó cho thấy sự mất cân đối trong nguồn cung thép của Việt Nam.Để cung thép đáp ứng tiêu dùng của Việt Nam bao gồm 2 nguồn là tự sản xuất trong nước và nhập khẩu từ bên ngoài. Cụ thể như sau: Sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước: Hiện có khoảng 75 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép nằm trong Hiệp hội thép Việt Nam. Trong đó chỉ có một số nhà máy có sản phẩm nguyên liệu đầu vào là phôi thép với công suất khoảng 2 triệu tấn. 7 Bảng: Công suất ngành thép Thép xây dựng Tôn Ống Công suất thiết kế(triệu tấn) 7,83 1,2 0,95 Sản xuất 2010( triệu tấn) 5,9 1 0,7 Công suất huy động 2010 80% 83% 74% Công suất các dự án đang đầu tư và sắp triển khai( triệu tấn) 3.0 0.53 0.21 (Nguồn: VBS) Nhập khẩu thép: Do việc sản xuất thép dẹt, phôi thép còn hạn chế hằng năm Việt Nam vẫn phải đáp ứng nhu cầu về thép của mình thông qua nhập khẩu. Trong suốt thập kỉ vừa qua sản lượng nhập khẩu của nước ta thường chiếm 35%-40% tổng sản phẩm tiêu thụ thép cả nước .Yếu tố nhập khẩu gần như xuyen suốt trong chuỗi sản xuất ngành và còn duy trì lâu dài ở khâu nguyên liệu.Sản xuất thép dài yêu cầu phần lớn phế liệu nhập khẩu do cầu trong nước hạn chế với nhu cầu nhập 3.5 triệu tấn/năm.Lượng phôi thép nhập thêm cho các nhà máy cán khoảng 1,8 triệu tấn năm 2010.Ở thép dẹt, Việt Nam chưa sản xuất được phôi cho sản phẩm này và đang nhập khẩu chủ yếu bán thành phẩm là thép cán nóng và thép nguội với sản lượng 5 triệu tấn/năm.Như vậy, tính trung bình tỉ trọng nhập khẩu chi phối khoảng 75% trong tổng sản lượng đầu ra( ước tính quy mô lượng đầu vào xấp xỉ đầu ra) Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Sắt, thép Nghìn tấn 5152.0 5495.1 5667.0 8115.5 8466.0 9748.7 Trong đó: Phôi thép 2278.3 2239.7 1972.2 2173.8 2411.6 2417.1 ( Nguồn: tổng cục thống kê) 2.1.2 Về cầu Trong thời gian cùng với quá trình CNH-HĐH đất nước mạnh mẽ, thì nhu cầu về các sản phẩm thép cho xây dựng và thép đặc trưng cho các ngành công nghiệp chế tạo cũng tăng lên. Sản xuất tuy có tăng nhưng chỉ tăng thêm về các loại thép xây dựng do đó Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng cầu vượt cung nên phải thông qua nhập khẩu để cân bằng .Dựa trên một số thông tin tổng hợp, trung bình tiêu thụ thép các nước chậm phát triển từ 0-50 kg/người/năm, đang phát triển từ 50-250kg/người/năm, đã phát triển trên 250kg/người/năm. Tại mức 250kg/người /năm nhu cầu thép của Việt Nam là 21,5 triệu tấn/năm và tại mức 500kg là 43 triệu tấn/năm . Hiện tại con số này khoảng giữa các nước đang phát triển với mức tăng dài hạn còn rất lớn. Cơ cấu sản phẩm cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ lệ thép dẹt( dùng trong công nghiệp) và giảm tỉ trọng thép dài(dùng trong xây dựng) 8 trung bình tỉ lệ thép dài chiếm 80-85% ở các nước chậm phát triển , 60-65% ở các nước đang phát triển và 30-35% các nước đã phát triển.Như vậy mức dộ phát triển của nền kinh tế sẽ giảm dần mức độ tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam( hiện tại là 55%) .Theo giá trị tuyệt đối , sản lượng thép bão hòa khoảng 15 triệu tấn/năm.Do đó ngành thép Việt Nam cần chú ý đầu tư sản xuất các loại thép dẹt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của cả nước. Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt 10-11 triệu tấn, 2015 đạt 15-16 triệu tấn và còn tiếp tục tăng trong những năm tới nhằm phục vụ cho các ngành nghề dưới đây: Xây dựng nhà ở, khách sạn… Xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường Đầu tư xây dựng cơ bản Đóng tàu Sản xuất ô tô xe máy Sản xuất thiết bị gia dụng Sản xuất đồ hộp, bao bì, container Sản xuất máy công cụ 2.1.3 Về các loại sản phẩm Trên thế giới hiện nay thị trường các sản phẩm thép rất phong phú và đa dạng nhưng tựu chung lại chỉ có hai loại thép chính là thép thành phẩm và bán thành phẩm a, Thép thành phẩm Thép xây dựng, thép ống, thép cuộn, ống, tôn đây là loại thép chủ yếu mà các công ty thép Việt Nam sản xuất được với chủng loại khá phong phú và đa và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước với tổng công suất thiết kế hiện tại là 8 triệu tấn. b, Thép bán thành phẩm Thép cán nóng,cán nguội và phôi .Đến nay các sản phẩm bán thành phẩm của ta sản xuất được tăng đáng kể.Với công suất luyện phôi đạt 7.5 triệu tấn dự kiến tỷ lệ chủ đông phôi cho sản xuất thép cán đạt 80%.Ở các sản phẩm thép cán nong và cán nguội, công suất cán nóng dự kiến đạt 0,5 triệu tấn, cán nguội 2 triệu tấn, giảm lượng thép cuộng nhập khẩu từ 6 triệu xuống 3 triệu tấn/năm. 2.1.4 Nguồn nguyên liệu Để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước , ngành thép Việt Nam hiện phải nhập khẩu 60% phôi thép từ nước ngoài , 40% là do trong nước tự chủ động được Việt Nam được coi là nước có thuận lợi hơn so với các nước trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, trữ lượng than antraxit lớn. Tuy nhiên do cơ chế chính sách ưu đãi thúc đẩy xây dựng nhà máy phôi còn hạn chế và do vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi luôn cao hơn nhiều lần so với cán 9 [...]... phát triển của ngành thép, giúp ngành thép nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.Tuy nhiên, ngành thép của nước ta sẽ phải chịu ảnh hưởng của hiệp định tự do hóa khu vực ASEAN.Các hàng rào thuế quan sẽ bị dỡ bỏ , thuế suất nhập khẩu sẽ giảm chỉ còn dưới 20% hoặc đến 5% Và sản phẩm thép của khối ASEAN đã bắt đầu cạnh tranh trên thị trường Để bảo hộ cho sản xuất thép trong nước, cơ chế xuất nhập khẩu... sẽ dễ bị mất trong tay các đối thủ ngành Sản phẩm thay thế: Với đặc tính chịu lực chịu nhiệt cao, kết cấu bên vững nên sắt thép ngày càng được ưa chuộng trên thị trường do đó các nguyên liệu thay thế khác như gỗ, nhựa sẽ khó thay thế được cho thép 16 PHẦN 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM 3.1 Đối với toàn ngành thép Thép là vật liệu xây dựng chủ yếu của ngành công nghiệp,... cho ngành Khách hàng: Sản phẩm của ngành thép là thép do đó đối tượng dịch vụ của ngành thép khá đa dạng Đồng thời sản phẩm của ngành đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của ngành khác nên khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu Khác hàng của ngành phân tán lớn, do đó các đại lý phân phối dễ dàng tăng giá bán trong trường hợp khan hiếm thép và giá nguyên vật liệu thế giới tăng Cạnh tranh trong. .. việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nay là không thể tránh khỏi và có thể nói cạnh tranh chính là động lực để phát triển không chỉ trong ngành sản xuất thép mà còn trong các ngành kinh tế khác …Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành thép cần luôn ý thức được rằng cạnh tranh và hợp tác là hai nội dung tuy có nội hàm khác nhau nhưng lại có quan hệ rất mật thiêt với nhau Trong môi trường cạnh tranh. .. giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khà năng cạnh tranh của ngành thép. Vì thế, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong ngành thép là vấn đề đặc biệt quan tâm 14 2.2 Phân tích SWOT Điểm mạnh: Ngành thép đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nguyên liệu cho hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng.Điều này cho thấy đầu ra của ngành thép rất ổn định -Việt Nam có nguồn tài... Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành thép cần nhận thức rõ về quá trình này .Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành thép nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một việc làm hết sức cấp bách, cần thiết,cần được Nhà nước quan tâm và giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc của nước nhà Trong quá trình thực hiện Đề án môn học, em xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến... mà ngành thép đã đặt ra trong thời kì mới và nâng cao khả năng cạnh tranh, đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế ngành thép cần thực hiện một số giải pháp như: Ngành thép sẽ phải phát triển cân đối giữa hạ nguồn bao gồm các công đoạn như cán, kéo và gia công sau cán với thượng nguồn bao gồm khai thác quặng sắt, sản xuất gang,sản xuất phôi thép Từng bước tiến tới đáp ứng phần lớn phôi thép cho nhu cầu cán thép. .. động liên tục của ngành khi thuế nhập khẩu phôi thép cao -Trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, lậu giá thành thấp do đó các cơ quan trong ngành cần phải chú trọng trong công tác quản lý chất lượng và hoạt động của các đại lý 5 Lực lượng cạnh tranh theo M.PORTER Đối thủ tiềm ẩn: Ngành thép đang được sự bảo hộ của nhà nước bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan do đó các doanh nghiệp trong nước có... giá phôi thép và giá than cho ngành thép Tuy nhiên giá thép trong nước lại phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thế giới do lượng phôi thép nhập khẩu chiếm hơn 60% lượng phôi dùng trong sản xuất thép Nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép chủ yếu là than, quặng sắt, dầu khí đang trong tình trạng giá cả tăng nhanh và tương lai sẽ xảy ra khan hiếm dẫn đến giá thép trong nước sẽ phụ thuộc rất nhiều... dài, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Các Mác đã từng nói:”Tiêu thụ là bước nhảy nguy hiểm của hàng hóa, nếu bước nhảy đó không thành công thì kẻ bị té mang thương tích không phải là hàng hóa mà chính là người sản xuất ra hàng hóa đó- doanh nghiệp” Để tránh cho mình khỏi” bước nhảy nguy hiểm” này, mỗi doanh nghiệp sản xuất thép cần phải biết nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, nhất là trong . cụ thể hơn về khả năng cạnh tranh ngành thép của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, em đã lựa chọn đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc. khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Phần 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Phần 3: Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của. loại.Nhưng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi khả năng cạnh tranh của ngành. Sẽ không có khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi khả năng cạnh tranh của doanh

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan