ĐÔI NÉT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN TẢNG QUYỀN CON NGƯỜI

9 447 1
ĐÔI NÉT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN  DỰA TRÊN NỀN TẢNG QUYỀN CON NGƯỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÔI NÉT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN TẢNG QUYỀN CON NGƯỜI

ĐÔI NÉT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN TẢNG QUYỀN CON NGƯỜI (Luận đề liên ngành từ các tổ chức phi chính phủ - Tổng quan điểm luận) Nguyễn Anh Tuấn * Nguyễn Thị Hà ** 1. Giới thiệu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, mối quan hệ quốc tế đã thúc đẩy quá trình hội nhập của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nằm trong nhóm những nước nghèo, nhiều thập kỷ qua, Việt Nam là điểm nhận được sự hỗ trợ của nhiều dự án chương trình phát triển từ cộng đồng quốc tế. Khái niệm ‘phát triển’ và các hướng tiếp cận nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam thời gian qua đã và đang được cập nhật không ngừng. Thực tế, quyền con ngườiphát triển là hai ngành có nhiều sự khác biệt và không có cùng những mục tiêu chung nếu không muốn nói giữa chúng vốn thường thấy là những xung đột. Nhân quyềnphát triển đi theo những định hướng khác nhau, sử dụng ngôn từ khác nhau và bản thân hai ngành này có một truyền thống phát triển hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980, lịch sử đã ghi nhận sự xuất hiện ‘hướng tiếp cận các vấn đề phát triển dựa trên nền tảng quyền con người (hay nhân quyền)’ (human rights-based approach to development, viết tắt là RBA) - Đây được xem là cầu nối gắn kết hai lĩnh vực có nhiều điểm khác biệt là nhân quyềnphát triển nói trên. Bài viết này xin điểm lược lại một số điểm chính về một trong những hướng tiếp cận liên quan đến phát triển dựa trên nền tảng quyền con người nhìn từ góc độ liên ngành quan hệ và viện trợ quốc tế, quyền con người phát triển thông qua việc xem xét luận đề từ các tổ chức phi chính phủ. Bài viết hy vọng thông qua phân tích mối liên hệ giữa hai lĩnh vực quyền con ngườiphát triển góp thêm một góc nhìn về phương pháp tiếp cận liên ngành từ góc độ lý thuyết, tổng quan điểm luận vấn đề nghiên cứu. 2. Bối cảnh Bối cảnh nào đã là tiền đề hình thành nên cầu nối RBA cho hai ngành vốn có vô số khác biệt là quyền con ngườiphát triển. Lịch sử nghiên cứu vấn đề cho biết * Thạc sỹ, Viện Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ** K46E Kinh tế đối ngoại - Đại học Ngoại Thương, Hà Nội vào cuối thập kỷ 1980 khi cả hai ngành nói trên đã và có những bước phát triển nhanh chóng, cũng là hoàn cảnh để hình thành nên hướng tiếp cận các vấn đề phát triển trên nền tảng quyền con người. Bối cảnh này được phác họa tập trung vào năm yếu tố trình bày dưới đây: Một là, bối cảnh chiến tranh lạnh đã dẫn đến việc hình thành nên hai khối đối lập quan điểm về quyền con người: một bên là khối các nước tư bản chủ nghĩa ủng hộ quyền công dân và các quyền chính trị và bên kia là khối các nước xã hội chủ nghĩa xem trọng các quyền về kinh tế, chính trị văn hóa . Việc chấm dứt chiến tranh lạnh mở ra một bối cảnh mà ở đó quyền con người được độc lập dần khỏi những luận điểm chính trị khác biệt giữa các bên. Hai là, từ sau thập kỷ 1980, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều nước phát triển. Theo dòng tài trợ hỗ trợ phát triển với quan điểm và mô hình của phương Tây đã không những không xóa đói giảm nghèo mà còn làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Điều đó vừa đặt ra vấn đề chối bỏ sự phát triển, những yêu cầu về quyền và sự bình đẳng giữa các quốc gia được đặt ra trước hiện thực đói nghèo gia tăng và chất lượng cuộc sống ngày càng suy giảm . Ba là, việc hình thành nên những chuẩn quốc tế sâu sát về sự phát triển chất lượng cuộc sống toàn cầu thông qua việc xem xét các tiêu chí cụ thể như y tế, giáo dục thay cho các chỉ báo kinh tế truyền thống như GDP, thu nhập bình quân đầu người đã cho thấy sự bất bình đẳng nghiêm trọng đang diễn ra giữa các quốc gia, sự thất bại của các chính sách viện trợ xóa đói nghèo trong hỗ trợ phát triển. Thực tế đòi hỏi phát triển gắn ngay với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản cấp thiết của người dân các nước nghèo, một yêu cầu về hướng tiếp cận mới, dựa trên nền tảng quyền con người được đặt ra . Bốn là, trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có tầm ảnh hưởng mạnh hơn trên toàn cầu, cùng với yêu cầu về giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể độc lập xử lý đã tạo nên một môi trường thuận lợi hình thành nên mạng lưới các tổ chức phi chính phủ mà hoạt động có liên quan các vấn đề phát triểnquyền con người từ thập kỷ 1990. Chính họ đã đảm nhận các công việc liên quan đến quyền con người từ các cấp cơ sở và kêu gọi sự quan tâm chú ý tìm cách giải quyết các vấn đề phát triển có tính toàn cầu . Cuối cùng đó là sự hiện diện của Liên hợp quốc và mạng lưới quan sát viên của tổ chức này đã kêu gọi và hình thành nên phong trào thiết lập một mối quan hệ cơ hữu hơn, mật thiết hơn nữa giữa các phạm trù: quyền con người, phát triển hội và dân chủ. Có thể thấy, sự lớn mạnh của lời kêu gọi này qua các hội nghĩ sau: Hội nghị quốc tế về nhân quyền tại Viene (1993); Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về các vấn đề xã hội của thế giới tại Copenhagen (1995) và Hội nghị Phụ nữ toàn thế giới tại Bắc Kinh. 3. Không gian cho sự kết nối giữa quyền con ngườiphát triển Mặc dù, có năm điều kiện nói trên mở ra bối cảnh thuận lợi để thiết lập cầu nối giữa hai lĩnh vực quyền con ngườiphát triển nhưng việc hình thành nó cần có những không gian phù hợp. Theo những nhà nghiên cứu đi theo khuynh hướng tiếp cận các vấn đề phát triển trên nền tảng quyền con người, thì có sáu mô hình không gian khuyến khích và thúc đẩy hình thành nên cầu nối RBA. 3.1. Không gian trong phạm vi Liên hợp quốc Ngay trong ý niệm sơ khai, Liên hợp quốc đã là tổ chức làm việc dựa trên các tiêu chí vị nhân quyềnphát triển. Từ thập kỷ 1980, Liên hợp quốc đóng vai trò thúc đẩy kiến tạo mối quan hệ cầu nối giữa hai linh vực này bằng việc tổ chức một loạt các hội thảo quốc tế toàn cầu về các chủ đề có liên quan. Bằng cách nhấn mạnh RBA vào chương trình hành động mục tiêu của các tổ chức thành viên, Liên hợp quốc đã tăng cường sự tương tác có tính liên ngành. Hơn thế nữa, từ năm 1992, Liên hợp quốc công bố báo cáo thường niên ‘Phát triển con người’. Hệ thống báo cáo thường niên này đã cung cấp một khung lý thuyết nhấn mạnh đến mối tác động qua lại giữa quyền con ngườiphát triển con người (UNDP 2000). Bên cạnh đó là việc thành lập một loạt các dự án, chương trình mang tính liên ngành như “The Human Rights Strengthening Program” (HURIST); the United Nations Development Assistance Framework (UNDAF); Country Cooperation Framework (CCF) . 3.2. Khoảng giao thoa của hai lĩnh vực: Nhân quyềnphát triển Bản thân sự phát triển và mở rộng của hai ngành vốn dĩ có nhiều điểm khác biệt là nhân quyềnphát triển cũng đưa đến những vùng giao thoa đòi hỏi phải có sự tham gia của hai bên trong việc nghiên cứu giải quyết vấn đề. Nghiên cứu phát triển là ngành học thuật được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu, nó là ngành chịu ảnh hưởng chủ yếu từ quan điểm học thuật thuần phương Tây nói đến phát triểnphát triển kinh tế. Thập kỷ 1950 chứng kiến phong trào giải phóng dân tộc của hàng loạt các quốc gia châu Phi và châu Á đưa đến việc hình thành những mô hình phát triển mới khác Phương Tây. Những quan điểm phổ biến theo học thuyết tự do tân cổ điển mà đại diện là World Bank và IMF đã thúc đẩy nhiều tranh luận đến từ UNICEF và UNDP, những người đòi hỏi đặt phát triển và viện trợ phát triển trong mối liện hệt mật thiết với xây dựng năng lực, khả năng tự lựa chọn mô hình phát triểntăng cường sự tham gia của bản chủ thể trong quá trình phát triển . Phát triển, giờ đây không đơn thuần là bài toán kinh tế mà gắn bó mật thiết đến phương thức quản trị, sự phát triển xã hội, sự lựa chọn, chất lượng cuộc sống…và nhiều khía cạnh khác có liên quan đến quyền con người. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals - MDG) giờ đây không đơn thuận chỉ là vấn đề kinh tế mà có sự tham gia của nhiều thành tố có liên quan đến quyền con người. Rõ ràng, phát triểnquyền con người tự nó đặt ra yêu cầu về tính liên ngành trong việc xem xem giải quyết các vấn đề có liên quan. 3.3. Sự góp mặt của các NGO về các vấn đề nhân sinh cơ bản Sự ra đời và tham gia mạnh mẽ trên các vấn đề nhân sinh cơ bản của các NGOs vừa và nhỏ trên toàn cầu được xem là một nhân tố tạo ra cầu nối RBA. Một nhóm các NGOs đã dành sự quan tâm đến việc xem xét hỗ trợ các vấn đề nhân sinh cơ bản ở các nước nghèo, như nơi ăn, chốn ở, y tế sức khỏe hoặc giáo dục (thức ăn: Foodfirst Information Action Network –FIAN; nhà ở: Centre on Housing Rights and Evictions – COHRE và Center for Economic and Social Rights –CESR; sức khỏe, y tế : Francois-Xavier Bagnoud Center for Health and Human Rights (FXB) và The American Association for the Advancement of Science - AAAS). Sự thành công của họ được đánh giá như là những ví dụ minh họa tiêu biểu cho một hướng đi mới, một tư duy hành động mới về phát triển dựa trên quan điểm tiếp cận về quyền con người . 3.4. Yêu cầu mở rộng phạm vi về quyền con người của các NGOs Thực tế đặt ra những yêu cầu trùng lắp về quyền con ngườiphát triển khó có thể tách bạch riêng rẽ đòi hỏi các NGOs thực thi về quyền con người phải có những tích hợp mới về các vấn đề có liên quan có tính đến phát triển thay vì những cách làm truyền thống chỉ chú ý đến quyền con ngườicác khía cạnh như quyền công dân, quyền chính trị bao hàm cả quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Theo dẫn chứng của Nelson & Dorsey tổ chức nhân quyền lớn nhất toàn cầu, Amnesty International cũng đã chấp nhận hướng thay đổi nói trên từ năm 2001. 3.5. Phối kết hợp hành động vì quyền con ngườiphát triển của các NGOs Đây có thể thấy là một trong những điểm hội tụ rõ ràng nhất cho việc liên kết hành động vì quyền con ngườiphát triển của các NGOs trên phạm vi toàn cầu. Có thể đưa ra đây hai cuộc vận động như là hai ví dụ tiêu biểu cho sự phối kết hợp tạo không gian RBA, như là cuộc vận động của tổ chức Bác sỹ không biên giới (Doctors without Borders) về tiếp cậnhưởng dụng thuốc tân dược thiết yếu tại Nam Phi và quyền về nước sạch tại các quốc gia Ghana, Zimbawe, và Bolivia. Nelson and Dorsey lập luận rằng không gian được tạo ra từ hai quá trình: sự lớn mạnh của các tổ chức và mạng lưới mới mà ở đó có liên kết rõ ràng về các vấn đề phát triển, quyền kinh tế, xã hội và thêm vào đó là sự mở rộng và tăng cường hoạt động của các NGOs trên các lĩnh vực này. 3.6. Tôn chỉ hành động chính thức dựa trên RBA của một số NGOs Phát hiện và thấy lợi thế của RBA, một số NGOs không chần chừ đưa RBA thành tôn chỉ hành động của mình. Người ta thấy rõ hướng đi này ở các NGOs các nước Bắc Âu, có thể kể tên ra như Save the Children, Plan International, and World Vision . Những tổ chức chuyên sâu về phát triển cũng đã lựa chọn RBA cho nhiều chương trình hành động của mình như Oxfam GB, CARE, và ActionAid. Nhiều dự án của họ tại Việt Nam đã phản ánh tôn chỉ nói trên. Các INGOs này không chỉ tăng cường nhận thức RBA cho các thành viên trong hệ thống của họ trên toàn cầu mà còn triển khai giúp các đối tác của họ về vấn đề này . 4. Tại sao NGOs lại lựa chọn tiếp cận vấn đề phát triển trên cơ sở quyền con người ? Việc hình thành và xác lập cầu nối RBA hay một hướng tiếp cận mang tính liên ngành giữa quyền con ngườiphát triển phản ánh sự tham gia tích cực và vai trò không nhỏ của các NGOs. Vậy, nguyên nhân nào thúc đẩy các NGOs lựa chọn RBA như là một hướng tiếp cận nghiên cứu về phát triển. Có nhiều luồng ý kiến tranh biện về vấn đề này, tổng hợp lại các ý kiến cho rằng sở dĩ có một số nguyên nhân tiêu biểu sau: 4.1 Thêm giá trị Theo hướng giải thích này thì RBA đã tạo dựng và tăng cường cho các NGOs một giá trị mới trong việc thực thi các công việc liên quan đến phát triển. Thực tế cho thấy là RBA là phương cách nhấn mạnh đến vùng trách nhiệm được đảm nhận không chỉ riêng bởi các chính phủ. Ở đây, RBA cung cấp một mối liên hệ có tính song phương hoặc đa phương giữa chính phủ và các nhà tài trợ, các cơ quan đại diện, các quỹ hỗ trợ phát triển . Thứ hai RBA được chấp nhận rộng rãi với các chuẩn mực về quyền con người cơ bản như là một khung lý thuyết phù hợp với việc thúc đẩy sự phát triển có tính bền vững . Và thứ ba là, với việc áp dụng RBA, các nhà tài trợ, các NGOs có thêm khung pháp lý lớn hơn cho việc tăng cường và thúc đẩy quyền con người. Thứ tư là RBA nhấn mạnh đến sự tham gia như là một yếu tố liên quan đến quyền con người Sau cùng RBA cung cấp cho những người thiệt thòi bên lề sự phát triển một cơ hội . 4.2. Hành động khuyến thiện từ các vấn đề nhân sinh cơ bản Hướng tiếp cận phát triển từ góc độ xem xem quyền con người được tăng dường như vì nó chú ý giải quyết được các vấn đề nhân sinh cơ bản, là các mưu cầu chính đáng của con người như lương thực, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Harris-Curtis chỉ ra rằng RBA sở dĩ được các NGO lựa chọn vì nó bao hàm được các khía cạnh phức tạp về quyền con người và cung cấp cho những người nghèo ngoài lề của sự phát triển một cơ hội mới để an sinh cho những nhu cầu cơ bản nhất như ăn mặc ở hay được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm bệnh tật. 4.3. Bù lấp niềm tin và thiếu hụt niềm tin Luận điểm này cũng được Harris-Curtis công bố năm 2003 và vẫn đang còn gây tranh cãi. Theo cô một số NGOs hoạt động trên cơ sở niềm tin như Norwegian Christian Aid (tổ chức thiện nguyện lớn thứ hai tại Anh), từ lâu đã xem trọng RBA vì theo tôn chỉ của họ, con người vốn dĩ có sự bình đẳng trước Chúa, có cơ hội và quyền được phát triển bình đẳng ngang nhau. Trong khi đó, các tổ chức NGOs không hoạt động trên cở sở đức tin lại chẳng có phương cách làm việc đó. Trong bối cảnh hậu chiến tranh lạnh, các NGOs này phải tìm kiếm và bổ khuyến cho sự thiếu hụt nói trên và RBA vừa vặn với những yêu cầu đó. 4.4. Thúc đẩy sự bền vững và đem lại hiệu quả Một luận giải khác giải thích RBA sở dĩ được xem trọng và phát triển nhanh vì các NGOs nhận thức được cách tiếp cận liên ngành này thúc đẩy sự phát triển có tính bền vững và đưa lại các kết quả khả quan hơn dựa trên nguyên tắc phát triển bản thân cộng động cư dân có liên quan . Theo các tác giả này thì với RBA các NGOs có một phương thức thiết kế dự án tốt hơn trên cơ sở xác định chính xác khu vực và những ưu tiên cấp thiết nhất mà cộng đồng cư dân được nghiên cứu tự mình đề xuất, không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng giám sát các dự án phát triển bằng việc tham gia của cộng đồng mà RBA còn tăng cường tinh thần trách nhiệm đối với phát triển từ phí cộng đồng. Tiếc rằng cho đến nay, thiếu những luận cứ thực tế mang tính thuyết phục rằng RBA có hiệu quả rõ ràng hơn những phương cách tiếp cận phát triển truyền thống ở các chiều cạnh: hiệu quả hơn, bền vững hơn . 4.5. Vì nguồn tài trợ Một cách trực tiếp Harris-Curtis (2003) tranh luận rằng các NGOs sở dĩ lựa chọn RBA đơn giản vì làm thế họ sẽ nhận được nguồn tài chính từ các nhà tài trợ. Điều ấy có nghĩa là, lựa chọn này không đi từ việc xem xét yêu cầu từ các cấp cơ sở mà bắt nguồn từ việc ‘khát nguồn tài trợ’ để hoạt động. Tác giả đặt câu hỏi “Tại sao các NGOs lại tích hợp ngay các chương trình hoạt động của mình với RBA, nếu chẳng phải vì đã có tiền lệ với các nhà tài trợ lớn ?” . Thực tế cho thấy, hướng hành động của các NGOs Anh quốc đúng như luận giải nói trên của Harris, còn với các NGOs gốc Mỹ thì điều này chưa hẳn đúng thậm chí, có trường hợp nhà tài trợ còn đặt nghi vấn về RBA. 4.6. Nền tảng đạo đức Các NGOs sở dĩ lựa chọn RBA vì họ nhận thấy nó cung cấp những khía cạnh đạo đức tốt hơn trong các chương trình hành động vì sự phát triển. Lựa chọn này cũng là cách hay để một số NGOs thuyết minh rằng mình tách biệt ra cách làm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển kiểu truyền thống vốn hay bị chỉ trích ‘phá nhiều hơn xây’. Quá đó, các NGOs nâng tầm quan trọng các hoạt động nghị sự của mình trên nền đạo đức cao hơn trước. Đây là mô thức mới mà Uvin chỉ ra tính hợp thời của nó khí các dạng thức tiếp cận nhấn mạnh đến ‘quản trị tốt’ (đại diện là World Bank – Uvin cho rằng vốn chả có gì mới), ‘phát triển và tự do’ (đại diện là UNDP) đã không đưa đến những thay đổi đáng kể từ thực tiến hoạt động phát triển . Trong phương thức này, Uvin chỉ ra rằng, vai trò của phát triển cộng đồng được xem trọng, và hợp thời hơn khi mà các chỉ trích về sự thất bại của những nỗ lực xóa đói giảm nghèo có ở khắp nơi. 5. Kết luận Tiếp cận phát triển dựa trên cơ sở nền tảngquyền con người (RBA) đã và đang trở thành một khuynh hướng tiếp cận phát triển có tính liên ngành trong các trương trình hành động của các NGOs từ cuối thập1980 đến nay. Đặt trong bối cảnh chung, để có cái nhìn toàn cảnh, chúng ta nhận thấy, RBA có những điều kiện tiền đề thuận lợi để trở thành cầu nối cho hai ngành quyền con ngườiphát triển trong tiếp cận liên ngành. Từ những không gian phù hợp, RBA đã có những bước phát triển mạnh trong hơn hai thập kỷ qua. Bài viết này cũng chỉ ra một số nguyên nhân vì sao các NGOs lựa chọn RBA cho chương trình hành động phục vụ phát triển quyền con người của mình. Cách làm của họ, có những ưu điểm và nhược điểm còn nhiều tranh luận chưa có hồi kết nhưng nhìn từ đây, chúng ta sẽ có một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về một hướng tiếp cận mới mà thực tiễn phát triển ở Việt Nam đã và đang đặt ra. RBA liệu có thể tham gia gì trong những nghiên cứu ngoài tầm của các NGOs hay trực tiếp từ các quan hệ quốc tế về viện trở phát triển ? Tính liên ngành của nó ở Việt Nam sẽ khả thi đến mức nào và có triển vọng áp dụng thành công đến đâu khi quyền con người ở Việt Nam là một lĩnh vực mới mẻ và ít nhiều còn chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm. Đó là những câu hỏi gợi lên từ bài viết này đòi hỏi cần có những nghiên cứu mang tính liên ngành có chiều sâu và bao quát hơn để tìm câu trả lời Tài liệu tham khảo 1. Donnelly, J. (1998). International Human Rights: Dilemmas in World Politics (Second ed.). Boulder, CO: Westview. 2. Florini, A. M. (2000). Lesson Learned. In A. M. Florini (Ed.), The Third Force: The Rise of transnational Civil Society. Tokyo: Japan Center for International Exchange; Washington DC: Carnegie Endowment for International Peace. 3. Frankovits, A., & Earle., P. (1998). The Rights Way to Development Manual for a Human Rights Approach to Development Assistance: Human Rights Council of Australia. 4. Geidenmark, E. (2000). The Rights of the Child in Development Work. Paper presented at the Working Together: The Human Rights Based Approach to Development Cooperation, Stockholm, Sweden. 5. Hamm, B. I. (2001). A Human Rights Approach to Development. Human Rights Quarterly, 23, 1005-10031. 6. Harris-Curtis, E. (2003). Rights-based Approach: Issues for NGOs. Development in Practice, 13(5), 558-563. 7. Hausermann, J. (1999, 31 March). Can We Do Anything Sensible with a Rights-Based Approach to Development. Paper presented at the the Oversea Development Institute, London. 8. Human Rights Council of Australia (HRCA). (1999). Symposium Papers – A Human Rights Approach to Development. HRCA. 9. Jochnick, C., & Garson., P. (2002). Rights-based Approaches to Development: An Overview of the Field: CARE and Oxfam America. 10. Keck, M. E., & Sikkink., K. (1998). Activist Beyond Borders: Advocacy Networks in International Politics. Ithaca: Cornell University Press. 11. Nelson, P. J., & Dorsey., E. (2003). At the Nexus of Human Rights and Development: New Methods and Strategies of Global NGOs. World Development, 31(12), 2013-2036. 12. Sano, H.-O. (2000). Development and Human Rights: The Necessary, but Partial Integration of Human Rights and Development. Human Rights Quarterly, 22, 734-752. 13. Uvin, P. (2002). On High Moral Ground: The Incorporation of human rights by the development enterprise. Praxis: The Fletcher Journal of Development Studies, 17. 14. Van Weerelt, P. (2001). A Human Rights-based Approach to Development Programming UNDP: Adding the Missing Link. New York: UNDP. . ĐÔI NÉT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN TẢNG QUYỀN CON NGƯỜI (Luận đề liên ngành từ các tổ chức phi chính phủ. nói trên đã và có những bước phát triển nhanh chóng, cũng là hoàn cảnh để hình thành nên hướng tiếp cận các vấn đề phát triển trên nền tảng quyền con người.

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan