phân định biển

16 1.1K 9
phân định biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân định biển

LỜI NÓI ĐẦU “Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta do danh tướng Lý Thường Kiệt đọc tại phòng tuyến sông Cầu năm 1074-1075, chứng tỏ ông cha ta đã sớm có ý thức xác lập biên giới, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Biên giới, lãnh thổ là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc không chỉ đúng trong quá khứ mà nó còn nguyên giá trị cho đến ngày nay và mãi mãi về sau. Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, lãnh thổ Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với đường biên giới nói chung và biên giới biển nói riêng thì mãi đến khi thống nhất đất nước mới bắt đầu được xác định rõ ràng.Việc xác định biên giới là vấn đề rất quan trọng và cần phải sớm hoàn thành, đặc biệt đối với việc xác định biên giới biển vì Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3260 km, trải dài trên 13 vĩ độ trên biển Đông. Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành phân định biển với Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, đã thỏa thuận về khai thác chung vùng chồng lấn với Malaysia và kí kết hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia. Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng đã đạt được những thỏa thuận công bằng đối với các bên và được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên trong phân định biển ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vùng biển chưa được phân định cụ thể, rõ ràng. Hiện nay vấn đề phân định biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng là vấn đề nóng bỏng, và cần thiết sớm được giải quyết. Thông qua bài viết này, em xin đánh giá thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng để có thể thấy rõ hơn những thỏa thuận mà Việt Nam đã đạt được và những thỏa thuận Việt Nam cần tiến hành trong thời gian tới. I. Khái quát chung về phân định biển 1. Khái niệm phân định biển Theo phán quyết của tòa án công lý quốc tế về vụ thềm lục địa biển Egée ngày 19/12/1978 “phân định có mục đích vạch một con đường chính xác hoặc nhiều con đường chính xác nơi gặp nhau của các vùng không gian tại đó thực hiện các quyền lực và quyền chủ quyền tương ứng” Như vậy, phân định là quá trình hoạch định đường ranh giới phân định hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển tiếp giáp nhau và không được phân tách bởi biển cả hoặc đáy biển vùng di sản chung của loài người. 1 Phân định biển là hoạt động mang tính quốc tế: Các quốc gia có quyền đơn phương tuyên bố ranh giới vùng biển của mình đến đâu, nhưng giá trị của các tuyên bố đó trong quan hệ quốc tế chỉ có thể có được khi việc phân định đơn phương này tôn trọng những quy tắc cơ bản của Luật biển quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Điều kiện để có sự phân định: Thực chất của việc phân định biển là sự phân định tác động của danh nghĩa pháp lý của các vùng biển mà mỗi bên có được do vận dụng luật pháp quốc tế; Yếu tố thứ hai cần thiết để có sự phân định biển là tồn tại sự chồng lấn các vùng biển, mà cụ thể là chồng lấn các danh nghĩa. Các nội dung phân định: - Phân định lãnh hải của hai nước; - Phân định vùng đặc quyền kinh tế; - Phân định thềm lục địa 2. Các nguyên tắc phân định biển a. Nguyên tắc thỏa thuận Thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản, có tính tập quán của luật quốc tế, trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 12.1 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Điều 15 Của công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (phần phân định lãnh hải), Điều 6 Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa, Điều 74 và 83 của công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 về phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Các bên được tự do thỏa thuận với điều kiện các thỏa thuận đạt được không vi phạm các nguyên tắc mệnh lệnh của luật pháp quốc tế (jus cogens), hay làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của bên thứ ba. b. Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều Nguyên tắc này được quy định tại Điều 12.1 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Khoản 1, 2 Điều 6 Công ước Giơnevơ năm 1958 về luật biển về thềm lục địa. Trong phần lớn các trường hợp phân định, phương pháp đường trung tuyến (cách đều) thể hiện tính tiện lợi, thực tiễn, công bằng tuy nhiên, trong những trường hợp hình thái bờ biển lồi lõm, có sự hiện diện của các đảo hay luồng hàng hải trong khu vực phân định, phương pháp này đưa đến những kết quả không công bằng. Phương pháp này 2 cũng như những phương pháp khác đều có thể áp dụng nếu nó mang lại một kết quả công bằng. c. Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời Nguyên tắc này được quy định tại khoản 3 Điều 74 và khoản 3 Điều 83 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Trong công ước này quy định: Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận phân định công bằng các vùng biển, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không làm phương hại hay cản trở việc kí kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng. Các quốc gia hữu quan cần đàm phán trên tinh thần thiện chí để đạt được các dàn xếp tạm thời mang tính thực tiễn. Các quốc gia hữu quan được tự do lựa chọn bất kì một hình thức dàn xếp nào cho khu vực chồng lấn miễn là chúng phủ hợp với luật quốc tế. II. Đánh giá về thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Biển Đông là một vùng biển có diện tích 3.447.000 km 2 là một trong những biển lớn nhất của thế giới được bao bọc bởi 11 quốc gia và thực thể trong đó có Việt Nam. Theo công ước Luật Biển năm 1982 và yêu sách của các nước hữu quan, giữa nước ta và các nước láng giềng hình thành nên một vùng chồng lấn về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực tiễn cho thấy toàn bộ biển Đông vấn đề phân định biển còn rất phức tạp và nhạy cảm. Quan điểm cơ bản và nhất quán của Việt Nam đối với phân định ranh giới biển trong vùng chồng lấn với các nước láng giềng: Thông qua thương lượng hòa bình, bình đẳng và trên cơ sở pháp luật quốc tế nhằm tìm ra giải pháp công bằng cho các bên liên quan. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam và các nước láng giềng đã và đang tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới biển. Đến nay, ta đã kí được hiệp định phân định biển với Thái Lan (1997), Trung Quốc (2000), Inđônêxia (2003), và thỏa thuận khai thác chung vùng chồng lấn với Malaysia(1992), hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam – Campuchia (1982) 3 1. Phân định biển Việt Nam – Thái Lan 1.1. Thực tiễn phân định biển Việt Nam – Thái Lan a. Tình hình tranh chấp Vịnh Thái Lan là một vịnh nửa kín, với diện tích khoảng 300.000 km 2 , giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Thái Lan (1560 km), Việt Nam (230km), Malayxia (150km) và Campuchia (460km). Căn cứ vào các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, toàn bộ vịnh là đối tượng của các yêu sách mở quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra tới giới hạn 200 hải lý. Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình tạo thành một vùng chồng lấn rộng khoảng 6074 km 2 . Ngày 18/ 5/1973 Thái Lan đơn phương vạch ranh giới phía ngoài của thềm lục địa Thái Lan trong vịnh và công bố các tọa độ của con đường này. Ranh giới này là đường trung tuyến giữa một bên là các đảo Ko Phangun, Ko Samui và bờ biển của Thái Lan, bên kia là các đảo Rong, Xalem của Campuchia; Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam…Để vạch ra đường ranh giới này Thái Lan đã cố tình bỏ qua các đảo xa bờ như đảo Ko Kra, Ko Losin của Thái, đảo Poulo wai của Campuchia và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam. Đường yêu sách do Việt Nam đưa ra năm 1971 được coi là đường trung tuyến được vạch ra giữa một bên là đảo Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai và bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, không tính đến các đảo nhỏ Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan. Các bên có yêu sách khác nhau như vậy là do lập trường có tính đến vị trí của các đảo. Ngoài vấn đề thềm lục địa, Việt Nam và Thái Lan đều đã đơn phương tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, những tuyên bố này đều không đưa ra một ranh giới thật sự nào của vùng đặc quyền kinh tế hai bên. Như vậy, giữa Việt Nam và Thái Lan có hai vấn đề cần giải quyết: Phân định thềm lục địa và phân định vùng đặc quyền kinh tế. b. Các nguyên tắc phân định Quá trình đàm phán phân định biển Việt Nam – Thái Lan bắt đầu từ năm 1992 tới năm 1997 với 9 vòng đàm phán. 4 Ngày 1-10/9/1992, cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về phân định thềm lục địa giữa hai nước được tiến hành tại Bang Kok. Việt Nam đề nghị phân chia vùng chồng lấn hình thành giữa hai đường 1971 (đường yêu sách do Việt Nam đưa ra năm 1971) và 1973 (yêu sách do Thái Lan đưa ra năm 1973), phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt với Điều 74 và 83 của công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 về phân định biển theo nguyên tắc công bằng. Thái Lan thì yêu cầu lấy đường 1973 làm cơ sở phân định, đòi Việt Nam phải điều chỉnh đường 1971. Cuộc họp tiếp theo ở Hà Nội ngày 20-23/5/1993, nhằm thúc đẩy đàm phán, phía Việt Nam đã đề nghị chia 50/50 vùng chồng lấn 1971, 1973, nhưng phía Thái Lan vẫn giữ lập trường cũ. Ngày 10-13/1/1995 vòng đàm phán thứ ba diễn ra. Thái Lan không bác bỏ đường 1971, và nêu nguyên tắc “mọi đường phân định phải phản ánh một giải pháp công bằng”. Nguyên tắc này được Việt Nam đề cập đến ngay từ đầu. Như vậy, hai bên đã thống nhất cần áp dụng nguyên tắc công bằng. Hai bên đều đồng ý áp dụng phương pháp trung tuyến trong phân định. Tuy nhiên hai bên lại có bất đồng trong việc giải thích thế nào là công bằng, cần phải tính đến các yếu tố công bằng nào trong phân định và đường trung tuyến được tính giữa bờ và bờ hay đảo và đảo. Từ năm 1995 đến năm 1997 giữa Việt Nam và Thái Lan diễn ra 4 cuộc đàm phán nữa. Ngày 3/6/1997 Thái Lan chấp nhận thiện chí của Việt Nam bằng đề nghị giải quyết đồng thời cả hai vấn đề phân chia thềm lục địa và đặc quyền kinh tế bằng một đường biên giới duy nhất. c. Kết quả đàm phán: Ngày 9/8/1997, tại Bang Kok, hai nước đã kí hiệp định phân định biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và vương quốc Thái Lan. Hiệp ước có những nội dung chính sau: - Đường phân chia là một đường thẳng kẻ từ điểm C (Vĩ độ 07°48'00"0,0000, kinh độ 103°02'30"0,0000) tới điểm K (Vĩ độ 08°46'54"0,7754, kinh độ 102°12'11"0,6542). Điểm C là điểm nhô ra nhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung Thái Lan – Malaysia được xác định rõ trong bản ghi nhớ ngày 21/2/1979, và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa của Malaysia năm 1979. Điểm K nằm trên đường thẳng cách đều Thổ Chu và Poulo Wai, đây là đường dàn xếp tạm thời giữa Việt Nam và Campuchia năm 1991. Đường phân chia thỏa thuận này trên thực tế cho thấy Việt Nam được hưởng 1/3 diện tích và Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn. 5 - Đường biên giới biển CK tạo thành biên giới phân định thềm lục địa giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Thái Lan, đồng thời cũng là đường phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. 1.2 Đánh giá thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan Nguyên tắc mà Việt Nam và Thái Lan áp dụng là “nguyên tắc công bằng” Như vậy liệu Việt Nam đã nhượng bộ và bị thiệt hại khi chỉ được 1/3 diện tích vùng chồng lấn có công bằng hay không? Theo em công bằng hay không công bằng không chỉ dựa vào diện tích vùng chồng lần mỗi bên được chia mà còn phải dựa trên yêu sách ban đầu của hai bên. Trong hiệp định ghi nhận: Cả hai bên đều không dùng đường cơ sở thẳng của nhau (đường cơ sở thẳng của cả 2 bên đều vi phạm UNCLOS); Đảo Thổ Chu được 1/3 hiệu lực; Ko Kra và Ko Losin không có hiệu lực; Ko Samui và Ko Pha Ngan được 100% hiệu lực. Như vậy, tính công bằng hay không công bằng của hiệp định không chỉ dựa trên lý luận “VN được 1/3 vùng tranh chấp” mà cần dựa trên tất cả những yếu tố trên. Như vậy, kết quả phân định là công bằng đối với hai nước. Mặt khác kết quả phân định như trên cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phân định trên thế giới. Trong phán quyết của tòa án công lý quốc tế trong vụ thềm lục địa LiBi – Malta năm 1985 cho rằng: Mặc dù các quốc gia đều bình đẳng về quyền và có thể yêu cầu có một sự đối xử ngang bằng, tuy nhiên “công bằng không hàm ý nhất thiết phải ngang bằng” (Vụ thềm lục địa Biển Bắc). Công bằng trong phân định được xem xét và đặt lên bàn cân tất cả các hoàn cảnh hữu quan để tìm ra được một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên có thể coi kết quả mà nó mang lại là công bằng chứ không phải sự áp dụng máy móc một loạt các quy tắc, nguyên tắc hình thức. Như vậy, có thể khẳng định rằng kết quả mà hai bên đạt được là công bằng đối với hai quốc gia, phù hợp với pháp luật và thực tiễn phân định biển quốc tế. Hai quốc gia thỏa thuận áp dụng một đường ranh giới duy nhất cho phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là hoàn toàn phù hợp với quy định của luật quốc tế và thực tiễn quốc tế. Theo Điều 56 của công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định “Trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có các quyền thuộc quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”. Như vậy, trong khoảng 200 hải lý tính từ đường cơ sở chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế đối với các tài nguyên không sinh vật bao gồm luôn cả chế độ thềm lục địa. Chúng ta không thể phân chia rõ đâu là 6 tài nguyên thiên nhiên thuộc chế độ pháp lý của thềm lục địa, đâu là tài nguyên thiên nhiên thuộc chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế do sự không rõ ràng của pháp luật. Mặt khác, các quy định của pháp luật về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định tại Điều 74 và Điều 83 của công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, là như nhau, giống nhau hoàn toàn về câu chữ. Do đó, việc áp dụng một đường ranh giới chung cho phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đã giúp cho việc áp dụng pháp luật được mềm dẻo hơn, đồng thời giúp các quốc gia dễ dàng trong việc khai thác tài nguyên không sinh vật (trong 2 vùng có cùng một quy chế pháp lý) hơn là trong trường hợp dùng hai đường ranh giới để chia thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế tạo thành hai vùng có quy chế pháp lý khác nhau. Mặc khác, dùng một đường ranh giới để phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc xu hướng trong thực tiễn áp dụng. Theo số liệu thống kê số vụ phân định chọn phương án đường biên giới duy nhất trong 10 năm gần đây có 19/34 vụ, trước năm 1982 là 32 vụ, trong khoảng năm 1973-1982 có 31/59 như vậy có 9 vụ phân định có 5 vụ chọn phương án đường biên giới duy nhất và có 4 vụ khác có các mục tiêu khác nhau. Như vậy, Việt Nam và Thái Lan thỏa thuận dùng một đường biên giới duy nhất vừa phù hợp với quy định của pháp luật vừa phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Đây là hiệp định đầu tiên về phân định biển mà Việt Nam đạt được với các nước láng giềng. Các bên đàm phán trong thời gian khá ngắn (5 năm từ năm 1992 đến năm 1997) đã đi đến kí kết hiệp định. Hiệp định thể hiện sự nhượng bộ của hai bên: Việt Nam chấp nhận Thổ Chu có một phần quyền lực, Thái Lan công nhận đường phân chia là biên giới biển duy nhất cho cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nhanh chóng và chính xác trong việc giải quyết vấn đề phân định biển, thể hiện quyết tâm của cả hai bên trong việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Hiệp định này tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển tình đoàn kết Việt Nam – Thái Lan góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên biển, đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí giữa hai nước. 2. Phân định biển giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ 2.1. Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ Một năm sau khi kí kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999, ngày 25/12/2000, chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc đã kí 2 văn kiện khác: Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá. 7 Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ a. Tình hình tranh chấp Vịnh Bắc Bộ là một vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới, vịnh có diện tích khoảng 126.250 km 2 .Vịnh do bờ biển của hai nước Việt Nam và Trung Quốc bao bọc.Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển cho phép các quốc gia ven bờ vịnh quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Vịnh đã trở thành đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. b. Các nguyên tắc phân định Ngày 19/10/1993 hai nước đã kí “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” Trong đó quy định “Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. c. Kết quả phân định: Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc có những nội dung chủ yếu sau: - Hai bên xác định đường biên giới lãnh hải là ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ: - Hai bên đồng ý xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều 2 của Hiệp địnhbiên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước. Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. - Đường biên giới này đi cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía đông là 15 hải lý, dành cho đảo khoảng 25% hiệu lực. Đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bãi Bạch Tô Nham (Trung Quốc) và các đảo Chàng Đông, Chàng Tây (Việt Nam) có hiệu lực nhất định trong phân định lãnh hải. Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ 8 a. Tình hình tranh chấp Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Vào các năm 1957, 1961 và 1963, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung, đồng thời với việc phân định vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thỏa thuận này với vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ. Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định vịnh. b. Kết quả đàm phán Hiệp định về hợp tác nghề cá có những nội dung chủ yếu sau: - Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 20 độ Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; có tổng diện tích là 33.500 km 2 , tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. - Cơ chế quản lý hoạt động Vùng đánh cá chung bảo đảm ba nguyên tắc lớn là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số lượng tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, được xác định thông qua điều tra định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai bên thỏa thuận lập Ủy ban Liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế và thực hiện việc quản lý Vùng đánh cá chung. Ngoài Vùng đánh cá chung ra, hai bên thỏa thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn bốn năm ở vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 20 độ cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục đánh bắt. Đồng thời, hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngoài cửa sông Bắc Luân để cho tàu cá nhỏ ra vào thuận lợi. 2.2 Đánh giá thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam – Trung Quốc. Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ 9 Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích. Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% diện tích vịnh, tức là khoảng 8.205 km 2 biển. Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định và tiến hành đánh giá tính tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ số là 1,1:1) với tỷ lệ diện tích được hưởng (tỷ số là 1,135:1), có thể nhận thấy rằng đường phân định trong vịnh Bắc Bộ quy định trong hiệp định ký kết giữa hai nước là một kết quả công bằng, phù hợp với hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ và có thể chấp nhận. Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận Vùng đánh cá chung là sự thể hiện thái độ thiện chí, tích cực, có nguyên tắc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế và của ta. Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận vùng đánh cá chung là sự thể hiện thái độ thiện chí, tích cực có nguyên tắc, phù hợp với thông lệ, với luật pháp quốc tế và luật nước ta. Việc kí kết các hiệp định này mở ra một trang mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng như trong lịch sử xác định biên giới biển và hợp tác nghề cá trên biển Đông. Nó tạo cơ sở để mở ra hợp tác nghề cá toàn diện với Trung Quốc cũng như tăng cường, mở rộng các hình thức hợp tác nghề cá với các nước khác. Việc kí kết hiệp định Vịnh Bắc Bộ giúp Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới biển rõ ràng bao gồm biên giới lãnh hải, biên giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nội dung của hiệp định là một giải pháp và kết quả công bằng, có cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, đáp ứng hợp tình hợp lý quyền lợi của mỗi bên. Việc kí kết hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề cá đã xác định rõ phạm vi và và tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng thuận lợi cho mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ đồng thời tạo điều kiện cho hai bên hợp tác nhằm phát triển vịnh Bắc Bộ và duy trì sự ổn định quan hệ của hai nước. 3. Phân định thềm lục địa giữa Việt Nam – Inđônêxia 3.1. Thực tiễn phân định thềm lục địa giữa Việt Nam – Inđônêxia 10 [...]... 26/6/2003 hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Inđônêxia về phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức nhân dịp chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Megawati c Kết quả đàm phán Hiệp định gồm 6 điều với nội dung quy định về phân định biển như sau: Xác định đường phân định thềm lục địa: Đường phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia được xác định bằng... được coi là hoạt động phân định biển giữa hai nước vì hai bên đã áp dụng nguyên tắc “dàn xếp tạm thời” – Đây là một trong những nguyên tắc trong phân định biển Mặc khác, phân định biển không chỉ được hiểu là kẻ ra một đường phân định rạch ròi giữa các vùng chồng lấn mà còn được hiểu là các bên thỏa thuận được với nhau áp dụng những biện pháp thăm dò, khai thác chung trong phân định Trong thực tế cho... ích của hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới Từ các cuộc đàm phán về phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước, ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng cho các cuộc đàm phán sắp tới về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế 4 Phân định biển giữa Việt Nam – Malaysia trong Vịnh Thái Lan 4.1 Thực tiễn phân định biển Việt Nam – Malaysia... thăm dò khai thác chung được quy định trong: Thỏa thuận phân định biển giữa Bahrein và Ârâp xêut ngày 22/12/1958; thỏa thuận giữa Pháp và Tây Ban Nha năm 1974 về phân định thềm lục địa trong vùng Gascogne; thỏa thuận giữa Malaysia và Thái Lan trong vịnh Thái Lan… Như vậy, thỏa thuận vùng khai thác chung giữa Việt Nam và Malaysia trong vịnh Thái Lan là một cách phân định biển hoàn toàn phù hợp với luật... đề phân định biển với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, với Thái Lan trong vịnh Thái Lan, thành lập vùng khai thác chung với Malaysia trong Vịnh Thái Lan và với Inđônêxia Điều này, chứng tỏ Việt Nam có đủ khả năng để tiếp tục đi đến xác định ranh giới cho các vùng biển với Malaysia và Campuchia Mặc dù, phân định biển là một vấn đề phức tạp phải cần thời gian, tuy nhiên Việt Nam cũng cần nhanh chóng xác định. .. 38' 36"E) 3.2 Đánh giá thực tiễn phân định thềm lục điạ giữa Việt Nam – Inđônêxia: Bản Hiệp định là thoả đáng công bằng đối với hai quốc gia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên Hiệp định trên là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng từ cả hai phía - Hiệp định đã phân định rõ ràng phạm vi vùng thềm lục... ranh giới được chính quyền Sài Gòn ấn định theo đường trung tuyến cách đều bờ biển Việt Nam với bờ biển đảo Borneo của Inđônêxia Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của Inđônêxia năm 1969 và của chính quyền Sài Gòn năm 1971 nên ngay từ năm 1972 hai bên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa b Nguyên tắc áp dụng trong phân định Năm 1972, Chính quyền Sài Gòn và... biển hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn áp dụng trong các vụ phân định biển trên thế giới 5 Thềm lục địa theo hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt NamCampuchia Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có vùng biển kề cận nhau Năm 1982, hai nước kí kết hiệp định về vùng nước lịch sử , trong đó xác định rõ chủ quyền 14 dảo của mỗi bên theo đường brévié Đường này do toàn quyền... lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các bên Trong thời gian tới căn cứ vào Luật biển quốc tế và quy định của hiệp định, hai nước Việt Nam-Campuchia có nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, giải quyết vẫn đề hoạch định đường biên giới biển trong vùng nước lịch sử và lãnh hải cũng như... diện tích không lớn nhưng có trữ lượng lớn dầu mỏ, nên việc phân định là rất cần thiết b Các nguyên tắc phân định Tiềm năng dầu khí trong khu vực chồng lấn là rất lớn mà để phân định thì cần phải có thời gian, vấn đề đặt ra ở đây là các bên cần tìm ra một giải pháp để có thể nhanh chóng tiến hành khai thác ở khu vực này Ngoài ra với vùng biển tranh chấp quá hẹp, mọi mỏ dầu phát hiện đều có khả năng . nội dung phân định: - Phân định lãnh hải của hai nước; - Phân định vùng đặc quyền kinh tế; - Phân định thềm lục địa 2. Các nguyên tắc phân định biển a.. quả đàm phán Hiệp định gồm 6 điều với nội dung quy định về phân định biển như sau: Xác định đường phân định thềm lục địa: Đường phân định thềm lục địa

Ngày đăng: 02/04/2013, 22:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan