Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

22 1.7K 7
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

A. Phần mở đầu: .1 I. Tính cấp thiết của đề tài: .1 B. Phần nội dung: .3 I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: 4 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? 4 2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng 4 3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: .6 II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: .7 1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường: 7 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: 8 1. Thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Việt Nam: .17 2. Nguyên nhân của những bất cập về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Việt Nam 19 3. Một số kiến nghị, đề xuất .19 A. Phần mở đầu: I. Tính cấp thiết của đề tài: Trong đời sống xã hội hằng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… mà giữa họ không có một giao kết 1 hợp đồng nào hoặc có hợp đồng nhưng việc xâm phạm đó lại không thuộc phạm vi của hợp đồng. Và khi có thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Trường hợp này được gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không do những hành vi trái pháp luật gây ra, mà còn là trách nhiệm do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật BVMT (2005) được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT (2005) đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong phạm vi bài viết này, em xin đề cập đến vấn đề: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”. II. Cơ sở pháp lí: - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu từ ngày 01/7/2006 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. 2 - Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Ngày 31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền và thủ tục xử phạt . - Điều 624 Bộ Luật Dân sự (2005) quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” - Ngày 17/6/2004 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại Việt Nam - Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996 (các điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước 1998 ( điều 71) B. Phần nội dung: 3 I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGđồng.htm' target='_blank' alt='trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng' title='trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng'>TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGtrong+hợp+đồng.htm' target='_blank' alt='lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng' title='lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng'>TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGt+hại+trong+hợp+đồng.htm' target='_blank' alt='căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng' title='căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng'>TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG+đồng.htm' target='_blank' alt='trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng' title='trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng'>TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp mà giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi của hợp đồng. 2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có 4 điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại: 2.1. Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích của người xác định được trên thực tế. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. a/ Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS. 4 b/ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. 2.2. Phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật thì người đó phải bồi thường. Pháp luật loại trừ những hành vi sau tuy có gây ra thiệt hại nhưng không bị coi là trái pháp luật: gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, trong trường hợp bất khả kháng, trong tình thế cấp thiết, trong sự kiện bất ngờ. 2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi phải là nguyên nhân của thiệt hại và nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh một kết quả hoặc nhiều kết quả. 2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại: Người gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc vô ý đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Người gây thiệt hại không bị coi là có lỗi trong các trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ và người bị thiệt hại có lỗi. 5 a/ Cố ý gây thiệt hạitrường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b/ Vô ý gây thiệt hạitrường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. 3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: 3.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 3.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: a/ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. 6 b/ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. c/ Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây: - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại; - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần thiệt hại đó. d/ Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại… II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: 1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường: Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “ 1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 7 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.” Theo qui định trên, hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những hành vi tác động đến các yếu tố của môi trường và gây ô nhiễm các yếu tố đó làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thuỷ của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người khác. Và cũng theo giải thích thuật ngữ tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường, thì các hành vi sau đây của con người là nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, dịch vụ và các hoạt động khác đã thải ra chất thải dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác mà các chất đó là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, hành vi của con người đã làm ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái môi trường, làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và thiên nhiên. Người có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: 2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: Căn cứ vào điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ luật Dân sự 2005, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là những cá nhân, tổ chức. 8 Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân…) Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong thực tế, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do không có thiết bị xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… nên đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu 9 trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 2.2. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: Người có hành vi xâm phạm môi trường phải bồi thường thiệt hại. Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi hoặc không có lỗi. Theo qui định Điều 624 BLDS, người gây ô nhiễm môi trường cho dù là có lỗi hoặc không có lỗi đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường cần có đủ 3 điều kiện. Thứ nhất, có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hành vi đó đã tác động đến các yếu tố của môi trường gây ra ô nhiễm. Thứ hai, hành vi gây ô nhiễm môi trườngmối quan hệ nhân quả với môi trường bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thứ ba, những thiệt hại về môi trường do hành vi xâm phạm môi trường gây ra xác định được dựa trên những thiệt hại đã xảy ra và thiệt hại chắc chắn xảy ra cho môi trường, môi trường bị gây thiệt hại là cầu nối dẫn đến thiệt hại khác. Người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, người đó còn phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp gây ô nhiễm về không khí, nguồn nước, đất theo qui định tại Điều 182 BLHS 1999,sửa đổi bổ sung 2009. Hành vi gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất là “thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, 10 [...]... gây ô nhiễm; … Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại. .. đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm” Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đótrách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây: a Có thiệt hại xảy ra: Đây... việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc… - Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm - Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trườngtrường hợp không có lỗi vẫn phải chụi trách nhiệm, ... cơ quan bảo vệ môi trường, mà còn là trách nhiệm của toàn dân và suy rộng ra là trách nhiệm, bổn phận của mỗi một cá nhân trên toàn thế giới tuy nhiên cần phải xíêt chặt các hình thức bảo vệ môi trường, các hình thức xử phạt trong lĩnh vực môi trường, cụ thể hoá trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường để hạn chế những thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, để bảo vệ môi trường xanh -... luật bảo vệ môi trường: 15 Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật Hoặc nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có... môi trường gây ra theo nguyên tắc được định hướng dưới đây: 19 - Người có hành vi xâm phạm môi trường cho dù là cố ý hay vô ý, đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: + Những chi phí làm trong sạch lại môi trường như tình trạng trước khi môi trường chưa bị xâm phạm + Có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây thiệt hại cho chủ thể khác; + Có trách nhiệm. .. vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo qui định của pháp luật hiện hành chỉ là trách nhiện dân sự đơn thuần và mang tính tương đối, không đúng với nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt 18 hại ngoài hợp đồng là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, bồi thường toàn bộ và kịp thời 2 Nguyên nhân của những bất cập về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Việt Nam Không... trường bị phá vỡ do bị nhiễm bẩn, nhiễm độc là những thiệt hại được xác định ngay sau khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà còn là những thiệt hại vẫn đang và sẽ diễn ra theo phản ứng dây chuyền, sự vân động của môi trường khách quan và xã hội Những hành vi gây ô nhiễm môi truờng có thể bị chấm dứt hoặc người có hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường không thực hiện hành vi ô nhiễm môi trường nữa nhưng... định trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường những thiệt hại xảy ra trên cơ sở xác định được thiệt hại đó, theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại vẫn được áp dụng dựa trên những thiệt hại xác định được dù là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp Nhưng nguyên tắc này chỉ phù hợp với những thiệt. .. b Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật hoặc hành vi trong sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ hợp pháp nhưng đã gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho chính môi trường và gây thiệt hại cho người khác Hành vi gây thiệt hại về môi trường là hành vi làm biến dạng sinh . gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: 2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: 1. Hành vi làm ô nhiễm môi trường: Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “ 1. Môi

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan