578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

63 772 0
578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

1 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản, là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá của các quốc gia đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và vì những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MGDs), các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế học vẫn tiếp tục quan tâm nghiên cứu, tranh luận, minh chứng, thiết lập những hình có ý nghĩa về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ và vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế, phát triển nông thôn, bảo đảm an toàn lương thực thực phẩm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, và bảo vệ tài nguyên - môi trường… Trong trường hợp Việt Nam, kể từ khi thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam đã có những chiến lược và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội đầy tham vọng, nhưng không thành công vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã quá chú trọng vào phát triển công nghiệp mà xem nhẹ nông nghiệp. Do vậy, đến năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã chính thức áp dụng chính sách Đổi mới toàn diện, từng bước cải cách về kinh tế để hỗ trợ cho chiến lược phát triển quốc gia theo định hướng. Mục tiêu xuyên suốt của quá trình phát triển là công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập-tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới, với một cơ cấu hiện đại hợp lý công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Một trong những mục tiêu chủ yếu của sự phát triển là xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập của các hộ gia đình giữa các vùng lãnh thổ và giữa nông thôn với thành thị đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính phủ cũng quan tâm việc duy trì và phát triển một nền kinh tế bền vững, nhằm tránh xu hướng phát triển không cân đối có thể dẫn đến tình trạng hình thành những đô thị lớn cùng với những khó khăn về xã hội và môi trường trong các đô thị lớn mà các nước đang phát triển khác đã từng vấp phải… Theo tiến trình đó, phát triển nông nghiệp-nông thôn được nhìn nhận là điểm căn bản trong chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam. 2 Có những bằng chứng phản ánh trong 20 năm đổi mới đất nước từ cuối năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về phát triển kinh tế. Trong suốt giai đoạn 1986-2004 GDP toàn bộ nền kinh tế trung bình hàng năm tăng mạnh trên 7% và đạt đỉnh cao trong các năm 1990-1997 với hơn 8%. Riêng GDP của ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng hàng năm là 9.2%, tăng nhanh hơn các ngành khác trong nền kinh tế. Sự chuyển đổi kinh tế đầy ấn tượng này diễn ra trong phạm vi kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, đưa mức siêu lạm phát từ ba con số của năm 1986-1989 đến năm 1997 chỉ còn 3,6%, ngoại trừ các năm 2000-2001 có dấu hiệu giảm phát, và hiện nay giữ ở mức một con số. Về lao động-việc làm, ở giai đoạn này, tăng trưởng về lao động-việc làm đạt mức trung bình hàng năm là 2.6%, trong đó theo các ngành công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ tương ứng là 3.3%, 1.2% , và 6.6%. Thu nhập bình quân đầu người cũng không ngừng được nâng cao với tăng trưởng hàng năm 5.2% 1 , hỗ trợ cho giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo từ trước năm 1990 xuống còn 29% vào năm 2002 theo chuẩn quốc tế… Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trước năm 1988 hầu như là con số không, đến năm cuối năm 2004 tổng vốn FDI tích luỹ đã là 26.7 tỷ USD (với 5.130 dự án còn hiệu lực). Điều này chứng tỏ những nhà đầu tư nước ngoài đã tin tưởng hơn vào cải cách kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục cam kết duy trì những chính sách bảo đảm sự hòa nhập chặt chẽ hơn với nền kinh tế toàn cầu bằng cách tích cực tham gia vào những tổ chức quốc tế như ASEAN (1996), APEC (1997), ký Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ năm 2000, và hiện đang đàm phán gia nhập WTO… Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam chính là sự phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường: trong đó, những vấn đề có ý nghiã quyết định bắt đầu từ việc giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân và tự do hóa giá cả vật tư - sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy, cho đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình hàng năm với 3.7%, hiện đóng góp 22% GDP nền kinh tế, giải quyết hàng triệu việc làm ở nông thôn với một sự chuyển dịch nhẹ: lao động nông nghiệp năm 2004 còn sấp xỉ 58% so với năm 1985 là 72%. Trước cải cách, Việt Nam phải nhập khẩu lương thực có năm trên một triệu tấn, và tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra phổ biến với mức độ nghiêm trọng. 1 Số liệu tăng trưởng về việc làm, lao động, thu nhập đầu người (giá 1994) bình quân trong giai đoạn 1986-2004 do tác giả tính toán theo Niên giám Thống kê Việt Nam các năm, có khác biệt nhỏ so với chi tiết liên quan trong các báo cáo của Chính phủ. 3 Sau cải cách, bằng việc đẩy mạnh các biện pháp thuỷ lợi, khai hoang, tăng vụ, áp dụng giống mới và chính sách khuyến khích phù hợp, sản xuất lương thực và các nông sản phẩm đa dạng khác đã tăng trưởng đáng kể giúp Việt Nam bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, và hơn thế nữa tiến đến xuất khẩu từ những năm cuối thập niên 80. Ngày nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su và thủy sản… góp phần vào tích lũy ngoại tệ cho quốc gia 2 . Có thể đánh giá tổng quát rằng trong 20 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển tương đối toàn diện. Những thành tựu của nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo kinh tế thị trường, đó là nhịp độ tăng trưởng GDP nhanh trên 7% năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ hiện đại với cơ cấu ngành tương ứng trong GDP hiện nay là 40% - 22% - 38%, cải thiện đời sống của người dân và xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thứ nhất, nhiều nguồn tiềm năng to lớn của nông nghiệp-nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả, đặc biệt là đất đai và lao động. Thứ hai, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân đối; qui sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu của thị trường, mà ngay cả thị trường cũng kém phát triển. Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp (đường giao thông, điện, thủy lợi tưới tiêu…) còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường, cũng như hỗ trợ gia tăng năng suất ruộng đất, năng suất lao động. Thứ tư, năng suất lao động nông nghiệp thấp, vì giới hạn bởi chuyên môn sản xuất-quản lý, lao động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giới nông nghiệp thường do những “kỹ sư chân đất” nghiên cứu ứng dụng. Thứ năm, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam 3 . Hệ quả là, thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp, trên 90% người nghèo sống ở nông thôn, một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc vẫn sống trong đói nghèo. Ngoài ra, còn nhiếu điểm đáng 2 Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan, với khả năng xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn/năm. Cuối những năm 2000, xuất khẩu nông sản và thủy sản chiếm tỷ lệ 30% kim ngạch xuất khẩu; năm 2004, riêng kim ngạch xuất khẩu của nhóm bốn mặt hàng gạo, cà phê, cao su và thủy sản đã chiếm đến 17.3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 3 Lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu mới là lợi thế do nguồn lao động rẻ và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chính, trên thực tế những lợi thế này đang mất dần đi. 4 quan ngại khác như vấn đề sở hữu ruộng đất, khoa học-kỹ thuật-khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp, gìn giữ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững v.v…cần nghiên cứu, giải quyết mà trong phạm vi giới hạn của đề tài về hìnhvai trò của ngành nông nghiệp sẽ không thể bao quát hết được. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân, hay các tổ chức trong và ngoài nước về vị trí - vai trò của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau, cũng như về nhiệm vụ - những vấn đề cần giải quyết của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cho các năm 2001-2010 hay cho nông nghiệp bền vững với tầm nhìn 2020. Ở đây, chúng tôi mong muốn góp vào tiếng nói chung đó với luận văn tốt nghiệp: "Ứng dụng hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004". Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ứng dụng hình kinh tế lượng của Hwa Erh-Cheng để kiểm chứng vai trò nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc gia suốt chặng đường chuyển đổi 1986-2004, và xem xét những chính sách cần thiết để hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam trong một tương lai gần - giai đoạn 2006-2010. 0.2. Mục đích nghiên cứu. Trước hết, thiết nghĩ đơn giản nhất và trực tiếp nhất, luận văn nghiên cứu này liệu có đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo chương trình Cao học niên khóa 2002-2005, ngành kinh tế phát triển của nhà trường hay không? Thứ đến, nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1986- 2004 thông qua hình Hwa Erh-Cheng lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế cho kết quả thế nào? để từ đó kiểm chứng mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn về vai trò nông nghiệp đối với nền kinh tế trong trường hợp Việt Nam. Và cuối cùng, trong tiến trình chuyển đổi kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, có thể đề đạt những chính sách áp dụng nào để phát triển nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010. 5 0.3. Phương pháp luận. Luận văn của chúng tôi được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và hình về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng công nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển; trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề trên cơ sở hình Hwa Erh-Cheng để lượng hoá vai trò của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1986-2004. Luận văn này kết hợp các phương pháp thống kê, đồ thị, so sánh và phân tích, kinh tế lượng ứng dụng với với sự hỗ trợ của phần mềm EViews 3.0 và Excel 2003. Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác số liệu thứ cấp liên quan trong Niên giám Thống kê Việt Nam (1990, 1995, 2000, và 2004), Asian Development Bank Key Indicators (2004, 2005), ADB Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries (1999); từ website của các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế; ngoài ra còn kế thừa những kết quả nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp (vai trò và sự đóng góp của nông nghiệp; năng suất ruộng đất và năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1976-1999) của TS. Đinh Phi Hổ, Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 0.4. Kết cấu đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương chính: thứ nhất, Vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển: lý thuyết, hình và bài học kinh nghiệm; thứ hai, Ứng dụng hình Hwa Erh-Cheng để phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng nông nghiệp đối với công nghiệp và kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2004; và thứ ba, Gợi ý chính sách phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010. 6 Chương 1 VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:LÝ THUYẾT, HÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Hầu như có rất ít nước trên thế giới (ví dụ như vùng lãnh thổ - nền kinh tế Hồng Kông hay Singapore) có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mà không cần phải bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp trước hoặc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Những điển hình thành công của các nước châu Á cho thấy chỉ có thể bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở xây dựng một nền tảng vững mạnh ban đầu từ khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Trung Quốc đều chú trọng đầu tư vào nông nghiệp và đạt được những mức tăng trưởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Báo cáo Phát triển Con người của UNDP (1997) cũng chỉ rõ, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ là đặc tính của các nước đã thành công trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong các thời kỳ khác nhau. Lịch sử phát triển lại cho chúng ta nhận thấy những hình ảnh khác. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đa số các nước đang phát triển đều rơi vào cái bẫy nghèo khổ (Poverty Trap) hay nói cách khác là rơi vào cái “vòng lẩn quẩn của nghèo khổ”. Đó là tình trạng, xét trên hai khía cạnh kinh tế và xã hội, chứa đựng các yếu tố có tính nhân quả, tác động kềm giữ quốc gia trong cảnh đói nghèo và kém phát triển. 4 Để thoát khỏi tình trạng đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nước đang phát triển thường chọn hình phát triển công nghiệp hoá được cho là thích hợp để thúc đẩy đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân. Họ đã lãng quên nông nghiệp đóng vai trò quan trọng (phổ biến) trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế, đặc biệt đối với các nước có lợi thế so sánh về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp . 4 Xem Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp Lý thuyết và Thực tiễn. Về khía cạnh kinh tế: Xuất phát từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến tích luỹ, đầu tư, và năng suất thấp, rồi trở lại thu nhập thấp. Về khía cạnh xã hội: Xuất phát từ sinh đẻ nhiều (dân số tăng nhanh) dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh tật cao, đông con, và đưa đến dốt nát (cơ hội học tập thấp), rồi ảnh hưởng trở lại sinh đẻ nhiều. 7 Thực vậy, nông nghiệp tạo ra phần lớn sản lượng và việc làm trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nên nông nghiệp đã được đề cập trong hầu hết những lý thuyết về phát triển kinh tế (Peter Timmer, 1988). Qua thời gian, những lý thuyết này tiếp tục được nghiên cứu, tranh luận và bổ sung, nhưng khái quát có thể phân biệt chúng theo hai nhóm chính: quan điểm cổ điển coi nông nghiệp như là ngành chỉ đóng góp “tiêu cực” (khiêm tốn) cho tăng trưởng kinh tế trong những năm 1950 và 1960, và quan điểm cận đại coi nông nghiệp như là ngành dẫn dắt cho công cuộc công nghiệp hóa trong những năm 1970 và 1980. Ngoài ra, còn có những quan điểm khác không kém phần quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế: lý thuyết thay đổi cơ cấu của trường phái tân cổ điển và hình tăng trưởng kinh tế ở châu Á gió mùa của Harry T. Oshima. Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày khung lý thuyết theo những quan điểm và hình tăng trưởng liên quan đến phạm vi của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý thuyết về vai trò của ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 1.1.1. Quan điểm cổ điển: hình hai khu vực của Lewis. Những lý thuyết gia thuộc trường phái cổ điển, đứng đầu là Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus, và đại biểu xuất sắc trong giữa thế kỷ XX là Arthur Lewis 5 , xem xét sự phát triển kinh tế như là một quá trình tăng trưởng của việc phân bổ các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lao động, từ ngành nông nghiệp với đặc trưng sử dụng công nghệ truyền thống và năng suất thấp sang ngành công nghiệp hiện đại với năng suất cao hơn. Sự đóng góp của nông nghiệp được đánh giá là “tiêu cực”, hoạt động chủ yếu chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm và lao động hơn là nguồn động lực của sự phát triển. Mặc dù giữ vai trò khiêm tốn, nhưng tăng trưởng nông nghiệp vẫn được xem như sự cần thiết cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì hai lý do: (i) nông nghiệp bảo đảm việc cung cấp thực phẩm nhằm mục đích tránh việc gia tăng giá thực phẩm và tiền lương thực tế mà điều này có thể làm suy yếu phát triển công nghiệp; và (ii) nông nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chính đất đai sẵn có như một nguồn 5 Xem tiểu sử tóm tắt của Arthur Lewis trong phần phụ lục. 8 đầu vào cộng thêm “không tốn chi phí” cho sự phát triển mà điều này có thể không cạnh tranh với các nguồn lực dành cho phát triển công nghiệp (Lewis, 1954). hình hai khu vực (mô hình kinh tế nhị nguyên) của Arthur Lewis đưa ra vào giữa thập niên 1950. hình của Lewis dựa trên giả định nền kinh tế gồm hai khu vực: (i) khu vực nông nghiệp/nông thôn truyền thống (KVNN) có năng suất lao động thấp, tiền lương duy trì ở mức tối thiểu, với sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không: MPL A = 0, và do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi dân số - lao động ngày càng tăng, nên dẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong KVNN; (ii) khu vực công nghiệp / thành thị hiện đại (KVCN) có năng suất lao động cao, tiền lương công nhân cao và tương đối ổn định, do đó có sức thu hút được lao động dư thừa từ KVNN chuyển sang. Khởi thuỷ, hình Lewis tập trung phân tích sự chuyển dịch lao động từ KVNN sang KVCN và sự gia tăng sản lượng công nghiệp cũng như nhân dụng KVCN thời kỳ 1950-1970 ở các nước đang phát triển. Theo hình, sẽ có khả năng mở rộng KVCN mà vẫn không làm suy giảm tổng sản phẩm KVNN, trên cơ sở bảo đảm các điều kiện: (1) tiền lương công nhân giả định không đổi, tổng sản phẩm công nghiệp tăng, lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp tăng; tuy nhiên, tiết kiệm từ lợi nhuận trong KVCN phải được tái đầu tư mở rộng sản xuất; (2) tiền lương trong KVCN cao hơn thu nhập trung bình ở KVNN (thông thường là cao hơn khoảng 30%) thì sẽ khuyến khích lao động nông nghiệp (L A ) chuyển sang lao động công nghiệp (L I ). Trong các điều kiện như thế thì khả năng chuyển dịch lao động từ KVNN sang KVCN là hoàn toàn co dãn. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi hết lao động dư thừa trong KVNN. (Xem Sơ đồ 1.1). Nếu KVCN muốn tiếp tục thu hút lao động từ KVNN, tiền lương công nhân bây giờ phải cao hơn vì MPL A > 0. Lợi nhuận công nghiệp sẽ giảm. Do đó, để mở rộng sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận, nhà tư bản công nghiệp sẽ lựa chọn yếu tố khác thay thế lao động (công nghệ thâm dụng vốn chẳng hạn), quá trình tăng trưởng sẽ tiếp diễn. hình Lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng của công nghiệp, thông qua tích luỹ vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Quá trình này sẽ tạo nên hai tác dụng: (i) di chuyển bớt lao động ra khỏi nông nghiệp để bố trí cho công nghiệp, chỉ giữ lại số lao động cần thiết để tạo ra 9 sản lượng phù hợp, từ đó năng suất lao động nông nghiệp có thể tăng lên; (ii) việc di chuyển này sẽ tạo điều kiện tăng lợi nhuận trong công nghiệp, từ đó kích thích nhà đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Sơ đồ 1: hình chuyển đổi lao động giữa hai khu vực của Lewis Khu vực Nông nghiệp Khu vực Công nghiệp A W* E W A I’ I A’ L* L 0 0 X Y W I W W Nguồn: Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp: Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụngViệt Nam; theo Yotopoulos, Pan A. (1996). Ghi chú: AA’ và I I’ tương ứng là đường cầu lao động nông nghiệp và công nghiệp; W A và W I là tiền lương lao động nông nghiệp và công nghiệp; W* là tiền lương cân bằng ở hai khu vực; E là điểm cân bằng không còn lao động dư thừa trong nông nghiệp. Trên thực tế, lý thuyết của Lewis được áp dụng để bảo vệ cho việc xây dựng chiến lược phát triển dựa vào công nghiệp hóa của nhiều nước đang phát triển trong những năm 1950 và 1960, mà thực tế thấy rõ ràng là khuynh hướng phát triển đô thị trong những quyết định của các chính phủ về chính sách và đầu tư trong suốt thời kỳ 10 này (Lipton, 1977). Vào năm 1961, hình của Lewis được hai nhà kinh tế John Fei và Gustav Ranis nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện. 6 1.1.2. Quan điểm của trường phái tân cổ điển (New Classical School). Cuối thế kỷ 19, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và tác động đến sự hình thành và phát triển các trào lưu tư tưởng kinh tế mới. Trường phái tân cổ điển xuất hiện trong bối cảnh đó, đứng đầu là Alfred Marshall (1842-1924) với tác phẩm kinh điển “Các nguyên lý của kinh tế học”. Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng: (i) dưới tác động của khoa học và công nghệ, có nhiều cách kết hợp khác nhau của các nhân tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng ruộng đất không ngừng nâng cao, do đó đường tổng sản phẩm sẽ không nằm ngang, MPa > 0; và (ii) khi thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, tiền lương lao động công nghiệp (W I ) sẽ tăng chứ không phải là không đổi. (Xem Sơ đồ 1.2). Sơ đồ 1.2: Thay đổi về lao động ở hai khu vực (theo phái tân cổ điển) L A L2 L3 L1 TP A L 3 Y3 Y2 Y1 L1 L2 L3 L4 W1 W4 W I S I D I 6 Bổ sung của John Fei và Gustar Ranis (1961) cho hình của Lewis: (i) Phân tích vai trò to lớn hơn của nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá thông qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp; (ii) Giới địa chủ cũng đóng góp vào quá trình tăng trưởng thông qua việc tích luỹ và đầu tư; (iii) Tỷ lệ lao động thặng dư từ nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp là hàm số của tỷ lệ gia tăng dân số; (iv) Tăng trưởng của vốn trong công nghiệp được qui định bởi tăng trưởng lợi nhuận trong công nghiệp, thặng dư trong nông nghiệp và tiến bộ kỹ thuật; (v) Ngoại thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài cũng đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng. [...]... 2.1 Ứng dụng hình HWA ERH-CHENG trong trường hợp Việt Nam, giai đoạn 1986- 2004 2.1.1 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng cách: (i) tiếp cận lý thuyết phát triển nông nghiệp hình về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng công nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển; (ii) tập trung nghiên cứu vấn đề thông qua hình Hwa Erh-Cheng để lượng hoá vai trò của. .. Lý thuyết về vai trò của nông nghiệp hình Hwa Erh-Cheng _Việt Nam 86-04 Quan điểm mới và hình Hwa Erh-Cheng Những phát hiện chủ yếu Thực tiễn về phát triển nông nghiệp ở một số nước châu Á Đối chiếu với thành tựu và hạn chế của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 86-04 Gợi ý chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam (2006-2010) 2.1.2 tả nguồn số liệu Những số liệu sử dụng trong phân tích được thu... về vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1986- 2004 2.2.1 Tăng trưởng nông nghiệp quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế - đóng góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Ứng dụng hình Hwa Erh-Cheng trong trường hợp Việt Nam giai đoạn 19862 004 cho bằng chứng quan trọng rằng tăng trưởng nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ (R2 = 0,63; α = 0.05) với tăng trưởng công nghiệp. .. - hình và thực tiễn, đến ứng dụng hình Hwa ErhCheng phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986- 2004, và gợi ý chính sách (trình tự chuyển động theo chiều mũi tên từ trên xuống dưới và từ trái qua phải; phạm vi được biểu thị bằng các hình oval và hình chữ nhật) Chúng tôi cũng mong đợi rằng, kết quả nghiên cứu khi được áp dụng vào thực tiễn Việt Nam sẽ được kiểm chứng - chắt lọc để. .. hình phân tích vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng các ngành phi nông nghiệp Tương tự, nghiên cứu thực nghiệm trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, Pryor và Holt (1999), hay Gemmell và cộng sự (2000) cho biết phần lớn ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến nông nghiệp 7 Ngoài năm hình thức đóng góp trên, Peter Timmer (1992) còn nhấn mạnh đến vai trò ngày càng lớn của nông nghiệp. .. CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2004 @ Khái lược về ngành nông nghiệp Việt Nam vào đầu thập niên 2000 Khi đi vào nghiên cứu mối quan hệ tăng trưởng nông nghiệp- công nghiệp và tăng trưởng chung của nền kinh tế, không thể không đề cập một cách khái lược về nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam Bởi vì nếu kết quả nghiên cứu là hữu ích, thì cần phải xem xét các đặc trưng riêng của nền nông nghiệp Việt. .. người lnY) trong giai đoạn 1986- 2004 được lượng hoá bởi hình hồi qui (I), và có đường biểu diễn như Hình 2.1 I = -1434.021 + 0.902540*A + 359.953571*LNY - 22.459264*(LNY^2) (I) Từ hình hồi qui HEC_vn86-04 (I) và kết quả phân tích hình nêu trên, có thể xác định sơ bộ rằng, trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 19862 004, bằng chứng thực nghiệm tăng trưởng của công nghiệp có tương... thay đổi của nông nghiệp có tác động đồng biến với sấp xỉ một phần trăm thay đổi của công nghiệp Rõ ràng, hình Hwa Erh-Cheng, và lý thuyết về vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế các nước đang phát triển đã được kiểm chứng phù hợp thực tiễn Việt Nam trong thời gian dài hạn gần 20 năm Mặt khác, chúng tôi sử dụng công thức Kuznets trong phân tích từng kỳ 10 năm, kết quả cho thấy nông nghiệp. .. ngành nông nghiệp Việt Nam (với những điều 19 Số liệu thống kê ước tính năm 2004 dân số Việt Nam hơn 82 triệu người với 74% dân số ở nông thôn 30 kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội nhất định) đối với ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1986- 2004; và (iii) trên cơ sở đó thử đề xuất một số chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2010, để nông nghiệp phát huy vai trò tích. .. thấy vai trò của nông nghiệp rất đa dạng, nhưng dựa trên quan điểm cận đại có thể phân tích những vai trò của chúng qua hai khía cạnh chính: trước hết nông nghiệp kích thích tăng trưởng nền kinh tế; và thứ đến nông nghiệp là nguồn căn bản của tăng trưởng kinh tế và xu hướng chung của sự đóng góp ấy giảm dần tương đối trong dài hạn 1.2.1 Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế Đầu tiên, nông nghiệp . đó với luận văn tốt nghiệp: " ;Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986- 2004& quot;. Trong phạm. sở mô hình Hwa Erh-Cheng để lượng hoá vai trò của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1986- 2004.

Ngày đăng: 01/04/2013, 21:01

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 1: Mô hình chuyển đổi lao động giữa hai khu vực của Lewis Khu vực  - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Sơ đồ 1.

Mô hình chuyển đổi lao động giữa hai khu vực của Lewis Khu vực Xem tại trang 9 của tài liệu.
này (Lipton, 1977). Vào năm 1961, mô hình của Lewis được hai nhà kinh tế John Fei và Gustav Ranis nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.6 - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

n.

ày (Lipton, 1977). Vào năm 1961, mô hình của Lewis được hai nhà kinh tế John Fei và Gustav Ranis nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.6 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1C: Kết quả phân tích hồi qui Mô hình Hwa Erh-Cheng - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Bảng 1.

C: Kết quả phân tích hồi qui Mô hình Hwa Erh-Cheng Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 1A. Cơ cấu GDP Việt Nam và các nước Asian, 1984-2004 - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Hình 1.

A. Cơ cấu GDP Việt Nam và các nước Asian, 1984-2004 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Mô hình - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

h.

ình Xem tại trang 31 của tài liệu.
Tất cả tổng hợp ở Bảng 2.1 với số mẫu sẵn có là 19 để đưa vào mô hình phân tích. Để thuận tiện trong trình bày, mô hình Hwa Erh-Cheng trong trường hợp Vi ệ t Nam  giai đoạn 1986-2004, sau đây sẽđược viết tắt là mô hình HEC_vn86-04 - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

t.

cả tổng hợp ở Bảng 2.1 với số mẫu sẵn có là 19 để đưa vào mô hình phân tích. Để thuận tiện trong trình bày, mô hình Hwa Erh-Cheng trong trường hợp Vi ệ t Nam giai đoạn 1986-2004, sau đây sẽđược viết tắt là mô hình HEC_vn86-04 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn tăng trưởng công nghiệp Việt Nam 1986-2004 (Phần dư, Thực tế, và Hiệu chỉnh) - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Hình 2.1..

Đồ thị biểu diễn tăng trưởng công nghiệp Việt Nam 1986-2004 (Phần dư, Thực tế, và Hiệu chỉnh) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.2. Đóng góp của Nông nghiệp* trong tốc độ tăng trưởng GDP Việ t Nam 1986-2004 (%)  - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Bảng 2.2..

Đóng góp của Nông nghiệp* trong tốc độ tăng trưởng GDP Việ t Nam 1986-2004 (%) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Về mặt kinh tế lượng, kết quả thực nghiệm mô hình HEC_vn86-04 cho thấy có mối liên kết đồng biến và khá mạnh trong tăng trưởng công nghiệp-nông nghiệ p và thu  nhập GDP đầu người Việt Nam trong giai đoạn 1986-2004 (R2  = 0,63) - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

m.

ặt kinh tế lượng, kết quả thực nghiệm mô hình HEC_vn86-04 cho thấy có mối liên kết đồng biến và khá mạnh trong tăng trưởng công nghiệp-nông nghiệ p và thu nhập GDP đầu người Việt Nam trong giai đoạn 1986-2004 (R2 = 0,63) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.3. Tốc đột ăng trưởng GDP bình quân hàng năm, 1991-2000 - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Bảng 2.3..

Tốc đột ăng trưởng GDP bình quân hàng năm, 1991-2000 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tốc đột ăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm, theo khu vực kinh tế 1991-2000 (%)  - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

Bảng 2.4..

Tốc đột ăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm, theo khu vực kinh tế 1991-2000 (%) Xem tại trang 44 của tài liệu.
đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao; tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá;  duy trì được tốc độ tăng trưởng cao - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

i.

mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao; tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao Xem tại trang 45 của tài liệu.
nhập kinh tế thế giới, chúng tôi thử phác thảo mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2010, theo một sơđồ khối như sau:  - 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

nh.

ập kinh tế thế giới, chúng tôi thử phác thảo mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2010, theo một sơđồ khối như sau: Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan