Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

83 723 6
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Khóa luận tốt nghiệp Mục lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 1 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QTNL : Quản trị nhân lực BĐT : Bưu điện Tỉnh BCVT : Bưu chính Viễn thông ĐMLĐ : Định mức lao động PHBC : Phát hành báo chí Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 3 Khóa luận tốt nghiệp Trang Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ 14 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 19 Danh mục bảng biểu Bảng 2.2 Kết quả thực hiện kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 20 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch hoạt sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 22 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh BC-PHBC một số năm 24 Bảng 2.5 Quy mô lao động của BĐT qua một số năm 25 Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 25 Bảng 2.7 Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp 26 Biểu 2.8: Tình hình tuyển lao động tại Bưu điện tỉnh (từ 2006 – 2009) 29 Bảng 2.9Quy định các mức phạt chất lượng đối với các đơn vị thuộc BĐT 36 Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 4 Khóa luận tốt nghiệp Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và tự do hoá kinh doanh hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng là chìa khoá để đạt được lợi thế cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp. Thực tế các tập đoàn lớn trên thế giới đã sớm nhận thức được điều này, chính câu nói: “Các nguồn tài nguyên là hữu hạn, sức sáng tạo là vô hạn” đã trở thành triết lý của nhiều công ty. Có được nguồn tài nguyên nhân lực đảm bảo yêu cầu về chất lượng, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý chính là tài sản quý giá nhất cho các doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Ngày nay, quản trị nhân lực không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính đối với nhân viên. Các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp các chính sách, mục tiêu với thực tiễn quản trị nhân lực. Nhiệm vụ quản trị nhân lựccông việc của tất cả các cán bộ quản lý, không đơn thuần là nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự như trước đây. Quản trị nhân lực hiện nay còn được coi như là quá trình kết hợp các hệ thống, chính sách và các biện pháp quản lý trong một tổ chức, nhằm tuyển dụng, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Vì lẽ đó, để thực sự phát huy hiệu quả nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp, hoạt động quản trị nguồn nhân lực cần được xây dựng, quản lý như một phần của chiến lược tổng quan trong doanh nghiệp. Trong những năm qua lãnh đạo Bưu điện tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực, chính điều đó mang lại những thành công lớn cho Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình cạnh tranh hội nhập, Bưu điện tỉnh cần chú trọng hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm phát huy mọi khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Với ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh, từ đó đưa ra đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được kết cấu thành 03 chương: Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 5 Khóa luận tốt nghiệp Lời mở đầu - Chương 1: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực. - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tế, song khoá luận cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô để ngày càng trưởng thành hơn trong công việc của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh I trong suốt thời gian học tập của em tại Học viện Công nghệ BCVT, sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS. Trần Ngọc Minh trong quá trình em làm khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Lãnh đạo và phòng Tổ chức Hành chính Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành khoá luận này. Em xin trân trọng cảm ơn ! Sinh viên Lê Thị Hòa Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 6 Khóa luận tốt nghiệp Chương I: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.1.1 Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp Nhân lực được hiểu là các khả năng về thể lựctrí lực của con người được con người mang ra vận dụng vào trong quá trình lao động sản xuất và nó được coi là sức lao động của con người hay còn gọi là lao động sống - là một tài sản vô cùng quý giá của xã hội và của doanh nghiệp. Người ta thường nói: ”Sự nghiệp thành hay bại đều do con người”. Có thể nói trong bất kỳ mục tiêu phấn đấu của bất kỳ tổ chức nào, con người đều là trung tâm của sự phát triển. Cho dù một tổ chức đó có khả năng về tài chính, về tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến, nếu không có con người để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến ấy, để sử dụng và quản lý tốt nguồn tài chính ấy thì tổ chức ấy không thể tồn tại và phát triển được. Quản trị nhân lực là nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức. Vì vậy quản trị nhân lực là bộ phận quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đảm bảo sắp xếp có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mọi nhà quản trị đều là người quản trị nhân lực. Sự phát triển của doanh nghiệp là dựa vào sự phát triển năng lực chuyên môn của nhân viên và ngược lại. Nhân lựcnhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: Phân tích cấu thành giá trị của hàng hoá gồm hai yếu tố là giá trị chuyển dịch và giá trị mới gia tăng. Mặc dù nhà máy, trang thiết bị, tài sản nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp cần phải có, nhưng nguồn tài nguyên lao động sống đó là sức lao động của con người mới là tài nguyên đặc biệt quan trọng, nó đảm bảo cho mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức vì chỉ có con người mới có khả năng sáng tạo ra các loại hàng hoá, sản phẩm dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 7 Khóa luận tốt nghiệp ChươngI: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang nền kinh tế trí thức thì các nguồn vốn công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang có xu hướng giảm dần và thay vào đó nhân tố trí thức con người đang ngày càng được phát triển và chiếm vị trí quan trọng. Nhân lựctính năng động sáng tạo và hiểu biết. Hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tư duy trí óc trở thành một tài sản vô giá trong tất cả các nguồn lực khác trong tổ chức. Tất cả mọi sự thành công trong doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi năng lực sáng tạo, khả năng khám phá thế giới của từng con người trong tổ chức. Nhân lực là nguồn lực vô tận: - Xã hội càng ngày càng không ngừng đi lên thì doanh nghiệp cũng sẽ càng ngày ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Con người luôn luôn tìm mọi cách để làm cho cuộc sống của mình, của toàn xã hội ngày càng phát triển hơn lên, vì lẽ đó họ không ngừng tìm tòi sáng tạo để làm cho quá trình lao động sản xuất của mình đạt hiệu quả cao hơn có nghĩa là làm tăng năng suất lao động và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Đối với ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) là một ngành kinh doanh dịch vụ có tính công nghệ cao. Máy móc, thiết bị, kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra dịch vụ và quyết định chất lượng của dịch vụ. Tuy nhiên, nếu không có yếu tố con người thì máy móc thiết bị công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể hoạt động được. Trong ngành BCVT, lao động được chia làm ba loại: - Lao động quản trị (Lao động quản lý); - Lao động công nghệ; - Lao động phụ trợ. Cả ba loại lao động trên đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên chiếm tỷ lệ lớn nhất và giữ vị trí then chốt trong toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp là lao động công nghệ, những người trực tiếp làm nên chất lượng của sản phẩm, dịch vụ BCVT. Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 8 Khóa luận tốt nghiệp ChươngI: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực 1.1.2. Mục tiêu của công tác quản trị nhân lực Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị thì QTNL bao gồm các công việc bắt đầu từ khâu hoạch định tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Xét về cơ bản thì QTNL là việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức. Như vậy, QTNL được coi là một nghệ thuật, là tập hợp các hoạt động có ý thức nhằm nâng cao hiệu quả lao động của mỗi thành viên trong tổ chức đó. Đó là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá và biết cách làm việc có hiệu quả . Quản trị nhân lực là nghệ thuật chọn lựa, tuyển dụng các nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất, chất lượng công việc của mỗi thành viên đạt được hiệu quả tối đa có thể được. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực. Tuy nhiên, người ta có thể chia ra làm hai nhóm chính: nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan là các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: kinh tế, chính quyền, đoàn thể… Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc lập các chiến lược, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các yếu tố về dân số, pháp luật, đặc thù văn hoá xã hội, thay đổi các cơ quan chính quyền, khách hàng, bạn hàng đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh được như: Sứ mạng hay mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách của doanh nghiệp, bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp, các cổ đông, công đoàn, . - Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho doanh nghiệp một chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và tạo điều kiện phát huy tài năng của họ. Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 9 Khóa luận tốt nghiệp ChươngI: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực - Văn hoá doanh nghiệp tạo ra bầu không khí xã hội và tâm lý của doanh nghiệp, bao gồm một hệ thống các giá trị, niềm tin, chuẩn mực về hành vi ứng xử trong kinh doanh. - Cổ đông không phải là thanh phần điều hành công ty nhưng tạo sức ép gây ảnh hưởng đến việc bầu ra Hội đồng quản trị. - Công đoàn cũng ảnh hưởng đến các quyết định về quản trị kể cả quyết định về nhân sự… 1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Thiết kế và phân tích công việc Thiết kế và phân tích công việc có ý nghĩa rất quan trọng và là công cụ cơ bản nhất đối với tất cả các khâu quản trị nhân lực: Hoạch định, tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện công việc, lương bổng, đãi ngộ. Thực hiện thiết kế và phân tích công việc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho công tác quản trị nhân lực như: - Bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng nhân viên. - Loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. - Tạo kích thích lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thăng thưởng - Tiết kiệm thời gian và sức lực qua việc tiêu chuẩn hoá công việc và từ đó giúp nhà quản trị có cơ sở để làm kế hoạch và phân thời gian biểu công tác. - Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ. Quá trình thiết kế và phân tích công việc bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích Bước 2: Lựa chọn các phương pháp phân tích công việc phù hợp Bước 3: Thu nhập thông tin phân tích công việc và kiểm tra lại thông tin Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 10 [...]... thể do yêu cầu công việc, có thể do sức khoẻ hay năng lực Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 18 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THANH HÓA 2.1.1 Quá trình phát triển của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa Ngành Bưu điện cách mạng... TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch nhân lực 2.2.1.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch Xây dựng lập kế hoạch nhân lựcmột công việc rất quan trọng, được thực hiện hàng năm và cả trong kế hoạch dài hạn của BĐT Để xây dựng kế hoạch nhân lực, BĐT Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 33 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân. .. D07QTKDBCVT 24 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa lĩnh vực kế toán-thống kê-tài chính và một số nhiệm vụ công tác khác được Giám đốc giao Nhiệm vụ: Thực hiện công tác Kế toán-Thống kê-Tài chính tại Bưu điện tỉnh Thanh Hoá +Hướng dẫn thực hiện chấp hành chế độ kế toán-thống kê-tài chính, các quy định Pháp luật có liên quan đến quảntài chính,... tổ chức của Bưu điện Thanh Hóa Các ngành nghề kinh doanh BĐT Thanh Hóa được phép kinh doanh: Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 20 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa - Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Tổng công ty giao;... bưu chính, chuyển phát - Tổ chức kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật và được Tổng Công ty cho phép Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 22 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức đồ tổ chức bộ máy của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa được trình bày ở hình 2.1 Hình 2.1 đồ tổ chức bộ máy Bưu Điện tỉnh. .. Lang Chánh BĐ Quan Sơn BĐ Quảng Xương BĐ Nga Sơn BĐ Sâm Sơn BĐ Thường Xuân Tổ chức bộ máy của Bưu Điện Thanh Hóa gồm 2 khối: Khối quản lý và khối sản xuất a Khối quản lý Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 23 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa * Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó giám đốc Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách... công tác theo yêu cầu và nhiệm vụ Giám đốc giao; + Các nhiệm vụ công tác khác được giao - Phòng Kế hoạch- Đầu tư Sinh viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 25 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa Phòng Kế hoạch-Đầu tư được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Bưu điện tỉnh; có trưởng phòng phụ trách, quản lý điều hành và các chuyên viên làm công. .. viên: Lê Thị Hòa – Lớp D07QTKDBCVT 19 Khóa luận tốt nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa Trong kháng chiến chống Mỹ: Bưu điện Tỉnh đã xây dựng mới được 450 km đường dây, lắp đặt trên 200 máy điện thoại phục vụ chiến đấu Các đường thư không ngừng được sửa chữa và vẫn hoạt động đều đặn Từ năm 1975 đến năm 2007 : Bưu Điện Tỉnh đã bảo đảm các hoạt động BCVT được... báo nhu cầu nhân lực trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài Thứ ba, phân tích hiện trạng nhân lực Kết quả của phân tích hiện trạng nhân lực được dùng làm căn cứ để lập kế hoạch đào tạo cũng như tuyển mới 2.2.1.2 Tình hình nhân lực của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa * Quy mô lao động Bảng 2.5 Quy mô lao động của BĐT Thanh Hóa qua một số năm Năm Tổng số Lao động 2009 % năm T .số so với LĐ trước T .số 638 100,3... Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa vụ Viễn thông công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa theo phương án phối hợp kinh doanh do Tổng công ty phê duyệt - 26 Bưu điện huyện, thị, cụ thể là: + BĐ huyện Bá Thước + BĐ huyện Cẩm Thủy + BĐ thị xã Bỉm Sơn + BĐ huyện Đông Sơn + BĐ huyện Hà Trung + BĐ huyện Hậu Lộc + BĐ huyện Nga Sơn + BĐ huyện Hoằng Hóa + BĐ huyện Lang . trị nhân lực. - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân. về công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh, từ đó đưa ra đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh

Ngày đăng: 01/04/2013, 15:42

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Hình 1.1..

Các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ Xem tại trang 16 của tài liệu.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa được trình bày ở hình 2.1. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Sơ đồ t.

ổ chức bộ máy của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa được trình bày ở hình 2.1 Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.2.1.2. Tình hình nhân lực của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

2.2.1.2..

Tình hình nhân lực của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động BĐT Thanh Hóa theo trình độ chuyên môn - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Bảng 2.6..

Cơ cấu lao động BĐT Thanh Hóa theo trình độ chuyên môn Xem tại trang 35 của tài liệu.
Qua bảng 2.6 cho thấy trình độ chuyên môn lao động của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa còn ở mức khiêm tốn, điển hình số lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 33,65%; lực lượng sơ  cấp chiếm 45,39% tổng số CBCNV - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

ua.

bảng 2.6 cho thấy trình độ chuyên môn lao động của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa còn ở mức khiêm tốn, điển hình số lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 33,65%; lực lượng sơ cấp chiếm 45,39% tổng số CBCNV Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan