Khảo sát nồng độ HS – CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp

122 1.3K 11
Khảo sát nồng độ HS – CRP huyết tương  ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng động mạch vành cấp (HCMVC) là tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính do tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn nhánh động mạch vành (ĐMV) nuôi dưỡng vùng cơ tim đó. Hội chứng này bao gồm: đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ), nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên và nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên. HCMVC là nguyên nhân hay gặp nhất trong các trường hợp đến khám tại phòng khám cấp cứu vì đau ngực, chi ếm đến 20% [96]. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1,7 triệu bệnh nhân nhập viện vì HCMVC [28]. Tại Việt Nam cho đến nay chưa có thống kê tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của HCMVC một cách toàn diện. Nhưng trên thực tế, số bệnh nhân nhập viện vì hội chứng này và các biến chứng của nó ngày càng gia tăng [5], [6], [15], [17]. Ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, HCMVC là gánh nặng lớn cho nền kinh tế toàn xã hội. Mất ổn định mảng xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân chính dẫn đến HCMVC [54], [56]. Sự gia tăng của HCMVC nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung được lý giải bởi sự gia tăng các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch (XVĐM) như: hút thuốc lá (HTL), đái tháo đường (ĐTĐ), béo phì, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLP) [33], [49], [60], [97]….Hiện nay nhiều tác giả có quan điểm xem XVĐM là một tình tr ạng viêm. Theo các tác giả này XVĐM là một bệnh đa yếu tố, có nhiều giai đoạn mà phản ứng viêm hiện diện ở tất cả các giai đoạn từ giai đoạn khởi đầu cho đến tiến triển về sau và cả khi có nứt vỡ mảng xơ vữa [98], [99]. Một trong những dấu ấn viêm là protein C phản ứng (C – Reactive Protein, CRP). Đây là một protein chủ yếu do tế bào gan tổng hợp khi có tình tr ạng viêm nhiễm [29]. Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng CRP không chỉ đơn thuần là một dấu ấn viêm mà còn có vai trò bệnh sinh quan trọng trong bệnh XVĐM nói chung cũng như bệnh ĐMV nói riêng [43], [57]. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa nồng độ CRP với kích thước vùng nhồi máu cơ tim (NMCT), mức độ tử vong trong HCMVC và có giá trị tiên lượng các biến chứng [24], [26], [30], [47], [66], [80]… Do vậy, việc xác định nồng độ CRP, đặc biệt qua xét nghiệm CRP siêu nhạy (high sensitivity CRP, hs-CRP) có thể góp phần trong việc tiên lượng mức độ nặng của bệnh và qua đó có thể quyết đị nh hướng điều trị sớm và tích cực hơn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong do các biến chứng sau HCMVC. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành và đã có những ứng dụng trong điều trị và theo dõi bệnh nhân bị bệnh ĐMV. Với mong muố n tìm hiểu thêm về nồng độ của hs-CRP ở bệnh nhân HCMVC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát nồng độ hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát nồng độ của hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. 2. Tìm hiếu giá trị tiên lượng tử vong sau 30 ngày của nồng độ hsCRP huyết tương.

. nồng độ của hs- CRP ở bệnh nhân HCMVC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát nồng độ hs- CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát. 50 3.2. hs- CRP Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP 51 3.2.1. Nồng độ hs- CRP của bệnh nhân HCMVC trong 48 giờ sau nhập viện.51 3.2.2. Nồng độ hs- CRP và tổn thương ĐMV ở bệnh nhân HCMVC. và phương pháp xét nghiệm. 35 1.6. CRP Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP 38 1.6.1. Nồng độ CRP huyết thanh ở bệnh nhân HCMVC 38 1.6.2. Nồng độ CRP huyết thanh và vấn đề tiên lượng HCMVC

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia trong.pdf

    • Trường đại học y Hà Nội

      • luận văn thạc sĩ Y HọC

      • Trường đại học y Hà Nội

        • Chuyên ngành : Tim mạch

        • Hà Nội - 2010

        • loicamon.pdf

        • loicamdoan.pdf

        • DANHMC~1.pdf

        • luan van hoan chinh.pdf

        • TILIUT~1.pdf

        • BNHNNG~1.pdf

        • Thu theo doi.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan