SKKN: Một số bài tập thí nghiệm giúp trẻ mầm non khám phá khoa học

24 3.1K 7
SKKN: Một số bài tập thí nghiệm giúp trẻ mầm non khám phá khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề tài. Hiện nay, các nhà tâm lý và giáo dục học đang đặt vấn đề: Khi bàn tới các phương pháp phát triển khả năng tư duy của trẻ thì không thể không nói tới phương pháp kích thích trẻ học tập khám phá. Ở lứa tuổi này trẻ lại rất tò mò, rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, hơn thế nữa trẻ em tuổi mẫu giáo đặc điểm của trẻ là “chơi mà học, học mà chơi”. Vì vậy, các hoạt động khám phá nên được tổ chức như một trò chơi, chỉ thông qua các hoạt động chơi trẻ mới được tự do thoải mái trong hoạt động khám phá, những biểu hiện của trẻ sẽ rất tích cực, và thích thú. Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ, những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Khi trÎ ho¹t ®éng trÎ ®­îc trùc tiÕp tËp lµm c¸c thÝ nghiÖm víi c¸c vËt mµ m×nh ®ang häc, trÎ ®­îc tham gia c¸c b­íc thùc hiÖn, ®­îc tr¶i nghiÖm, ®­îc thö – sai, vµ cuèi cïng t×m ra kÕt qu¶ nµo ®ã. Nh÷ng kÕt qu¶ mµ trÎ thu nhËn ®­îc khiÕn trÎ v« cïng thÝch thó vµ trÎ sÏ nhí m•i, chÝnh nh÷ng kÕt qu¶ ®ã sÏ t¸c ®éng trùc tiÕp ®Õn nhËn thøc cña trÎ ®ång thêi kÝch thÝch trÎ tham gia c¸c ho¹t ®éng nhËn thøc vµ ph¸t triÓn h×nh thµnh nh©n c¸ch cho trÎ. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Từ đó giáo dục trẻ cách sử dụng đồ vật, cảnh báo những nguy hiểm nếu có. Dùa trªn t©m lý chung cña trÎ trong c«ng t¸c gi¶ng dạy t«i đã ứng dụng một số bài tập thí nghiệm khoa học vào giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. II.Mục đích nghiên cứu của sáng kiến Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Thông qua một số bài tập thí nghiệm khám phá khoa học, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức. III.Nhiệm vụ nghiên cứu. Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo; vai trò của hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo; Đề xuất một số bài tập thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Lựa chọn bài tập thí nghiệm khoa học phù hợp với nhận thức lứa tuổi. Chuẩn bị đồ dùng, học liệu cần thiết phù hợp và an toàn cho hoạt động thí nghiệm khoa học của trẻ. Tổ chức hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ. IV.Đối tượng khảo sát thực nghiệm. Lớp mẫu giáo nhỡ B2 Trường mầm non Xuân Giang Thời gian thực nghiệm: 1 năm V.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non Xuân Giang Kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Một số khái niệm cơ bản; đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo; vai trò của hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo; Nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN. Đề xuất một số bài tập thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Lựa chọn bài tập thí nghiệm khoa học phù hợp với nhận thức lứa tuổi. Chuẩn bị đồ dùng, học liệu cần thiết phù hợp và an toàn cho hoạt động thí nghiệm khoa học của trẻ. Tổ chức hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ. PhÇn II. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò: I. Cơ sở lý luận: Vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc nuôi dưõng óc khám phá cho trẻ. Làm cách nào để phát triển khả năng đó của trẻ? khắp nơi trong môi trường của trẻ thơ đều hiện hữu các yếu tố đủ để xây dựng một nền tảng vững chắc giúp trẻ làm quen với thế giới vạn vật. Cháu nhỏ và cô giáo của mình hồi hộp chờ xem một chú nhện khéo léo chăng mạng tơ với sự cân đối hoàn hảo. Sáng hôm sau, cái mạng đã hoàn tất, có vài con côn trùng nhỏ mắc vào bẫy tơ, chờ chú nhện dùng bữa. Trẻ quan sát các chú chim xây tổ, thu thập các loại lá, in dấu chân trên cát, các hoạt động này thu hút tình tò mò tự nhiên của trẻ, Thế giới xung quanh thật đa dạng, phạm vi cho trẻ nhận biết thế giới như thế nào là phù hợp? Công trình nghiên cứu nổi bật của nhà tâm lí học người Thuỵ Sĩ, Jean Piaget, đưa ra bằng chứng rằng hiện tượng của trẻ trong giai đoạn tiền thao tác (2 – 7 tuổi) đặt cơ sở trên các cảm nhận trực quan – căn cứ vào những điều nghe và thấy trực tiếp. ví dụ, khi rót nước từ cái li thấp, bé sang cái li cao và hẹp, cháu bé tin rằng cái li cáo chứa nhiều nước hơn cái li thấp. Trẻ ở lứa tuổi này chưa có khả năng tư duy để hiểu rằng lượng nước vẫn không thay đổi. Như vậy, khi cho trẻ làm quen với các hiện tượng vật lí xung quanh, điều cốt yếu là tạo điều kiện cho trẻ tự xử lí để hiểu nguyên nhân và kết quả các hành động của mình. Chủ động tìm hiểu là cách giúp trẻ xây dựng kiến thức tiền khoa học. Áp dụng chương trình mầm non mới, giáo viên đang được khuyến khích tạo tình huống để giúp trẻ hoạt động tự xây dựng kinh nghiệm kỹ năng cho riêng mình. Học tập khám phá sẽ tạo ra một cơ hội để trẻ có thể xây dựng được các khái niệm, kinh nghiệm từ bạn bè, bố mẹ, anh chị em và thế giới xung quanh một cách tích cực, tự nhiên. Vậy Học tập khám phá là gì? Giáo viên sử dụng các biện pháp tạo tình huống nhằm hướng trẻ quan sát trọng tâm, khuyến khích trẻ vận dụng những kinh nghiệm, kĩ năng khám phá, để trẻ tự rút ra câu trả lời phù hợp với khả năng của riêng mình. Học tập khám phá nhằm mục đích kích thích tính tò mò khám phá, phát triển các kỹ năng tư duy lô gíc, tổng hợp, đánh giá và tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ độc lập để tự mình tiếp nhận các kinh nghiệm, kĩ năng mà không bị phụ thuộc hay rập khuôn theo sự điều khiển của người lớn dù cho đó là giáo viên. Khi trẻ tham gia vào các bài tập, các bài thí nghiệm đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan, chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. II. Cơ sở thực tiễn: Muốn áp dụng phương pháp dạy học tập khám phá có hiệu quả cho trẻ mầm non thì nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen, khám phá cần được chọn lọc. Nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, gần gũi và đặc biệt làm phải đảm bảo an toàn về quy trình thực hiện đối với trẻ. Dưới đây là một số thuận lợi khó khăn của chúng tôi. 1. Thuận lợi: Cấp trên và nhà trường luôn ủng hộ, khuyến khích, động viên việc cho trẻ tham gia những bài tập khám phá khoa học. Chúng tôi luôn cùng phụ huynh học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy, cùng tham gia hình thành, làm giàu vốn kinh nghiệm về môi trường sống, thế giới xung quanh cho trẻ. Đồ dùng làm thí nghiệm đơn giản, có sẵn trong các gia đình, lớp học. Trẻ có vốn kinh nghiệm và kĩ năng nhất định so với độ tuổi, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá. Cô giáo chịu khó sưu tầm, nghiên cứu sáng tạo những bài tập, thí nghiệm cho trẻ. 2. Khó khăn: Thời gian tổ chức hoạt động này chưa được nhiều. Diện tích để đồ dùng, lưu sản phảm còn hẹp, chưa có tủ đựng riêng.

Ngày đăng: 05/03/2015, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan