Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng

212 590 2
Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động sản xuất làng nghề mang tính đặc thù và rất điển hình ở vùng nông thôn nước ta (Nguyễn Sinh Cúc, 2010). Theo thống kê, hiện nay, cả nước có 3.353 làng nghề và làng có nghề (19% số xã có làng nghề) trong đó có 1.262 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề (Chính phủ, 2011). Trong 7 nhóm làng nghề, hoạt động làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có 805 làng nghề, chiếm 24% tổng số làng nghề cả nước. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có sự tập trung cao về hoạt động làng nghề với 1.669 làng nghề, chiếm gần nửa số làng nghề hiện có của nước ta. Trong đó, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Nam Định là 4 tỉnh có hoạt động làng nghề chiếm ưu thế về số lượng và đa dạng loại hình hoạt động với 1.075 làng nghề, chiếm 67,6% tổng số làng nghề của cả vùng ĐBSH (Chính phủ, 2011). Các làng nghề ở vùng ĐBSH nói chung trong đó có các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình nói riêng có tính đại diện và điển hình cao về quy mô, loại hình và đặc thù hoạt động sản xuất làng nghề ở nước ta. Hoạt động làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn như góp phần tích cực vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, xóa đói giảm nghèo, quảng bá văn hóa truyền thống và du lịch. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011, hoạt động làng nghề nước ta với sự tham gia của 72% hộ cá thể, 18% hợp tác xã và 10% doanh nghiệp tư nhân và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 11 triệu lao động nông thôn. Ngoài ra, hoạt động làng nghề còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hiệp hội, câu lạc bộ, các trung tâm giao lưu buôn bán và các cụm dân cư có lối sống đô thị tại nông thôn. Tuy nhiên, ngoài đóng góp quan trọng về giá trị kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hoạt động sản xuất làng nghề cũng đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nông thôn. Cụ thể, hoạt động sản xuất làng nghề phát thải nhiều chất thải với trên 1 triệu tấn chất thải rắn, hàng triệu khối nước thải, khí thải và gây ô nhiễm môi trường nông thôn nghiêm trọng không chỉ ở khu vực làng nghề mà còn lan sang cả các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011c). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề cho thấy trong số 255 làng nghề điều tra, có 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% số làng nghề có môi trường ô nhiễm vừa và chỉ 27% làng nghề có môi trường ô nhiễm nhẹ. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường ở làng nghề đều vượt quy chuẩn cho phép (QCVN) nhiều lần như SO trong không khí vượt 6,5 lần, nồng độ pH trong nước thấp, BOD , COD trong nước thải có nơi vượt trên 200 lần, coliform trong cả nước thải và nước mặt vượt từ 20-50 lần, nhiều làng nghề vượt quy chuẩn trên 400 lần (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b). 5 Do đa số các cơ sở hoạt động sản xuất làng nghề, trong đó có nghề CBNS nằm xen kẽ các khu dân cư, có chung hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường nên đã ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe người dân như 58,8% người dân ở làng nghề nấu rượu Vân Hà (Bắc Giang) bị bệnh đường ruột, 50,2% người dân làng nghề bún Phú Đô (Hà Nội) mắc bệnh nghề nghiệp, 68,5% người dân làng nghề bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) bị bệnh ngoài da,... làm gia tăng các chi phí khám chữa bệnh cho nông dân. Ô nhiễm môi trường ở làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người làm nghề mà còn ảnh hưởng đến hộ dân không làm nghề ở các khu vực lân cận, làm suy giảm diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm năng suất cây trồng, tăng chi tiêu về xử lý chất thải và giải quyết sự cố môi trường ở làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b). Mặc dù hoạt động làng nghề gây ra nhiều tác động tiêu cực và thiệt hại kinh tế cho dân cư nông thôn nhưng cho tới nay, có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoat động sản xuất ở làng nghề nói chung và làng nghề CBNS nói chung. Do vậy, cấn có các nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn trong đánh giá thiệt kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giảm thiểu thiệt hại kinh tế hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS nói riêng làng nghề nói chung ở vùng ĐBSH. 22. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cần giải quyết Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu đã bước đầu tiến hành đánh giá tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường nông thôn nhưng các nghiên cứu về tác động tiêu cực đến kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề còn hạn chế (Đặng Kim Chi, 2005). Trên thực tế, phát sinh chất thải làng nghề cần phải được nhìn nhận cả khía cạnh tiêu cực và tích cực để đánh giá toàn diện hơn các tác động kinh tế môi trường do hoạt động làng nghề. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung nêu lên diễn biễn hiện trạng, nguyên nhân mà chưa có các nghiên cứu tiến hành đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Do vậy, trên cơ sở đánh giá những tác động kinh tế môi trường, từng bước đánh giá những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường ở các làng nghề CBNS vùng ĐBSH. Thực tế, có nhiều phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ sản xuất nói chung như các phương pháp của Tientenberg (2000); Hartwick (1997), Bolt et al., (2005) và Dixon et al., (1996) đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và các nước trong khu vực nhưng vẫn còn rất hạn chế trong thực tiễn vận dụng các phương pháp này ở nước ta nhất là đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất làng nghề. Do vậy, xác định các loại hình tác động kinh tế môi trường, chọn lọc và vận dụng các phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất tại làng nghề có vai trò quan trọng và cần được thực hiện để hoàn thiện cơ sở khoa học về nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế, xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động sản xuất làng nghề CBNS vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung. , Trong xây dựng các biện pháp quản lý ở làng nghề hiện nay chủ yếu chỉ tập trung vào khía cạnh sản xuất và lợi ích kinh tế từ làng nghề mà thiếu sự quan tâm đến khía cạnh môi trường, đặc thù xã hội nông thôn làng nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Các văn bản pháp lý liên quan môi trường trong quản lý làng nghề đã được ban hành nhưng thiếu khả thi và thực tiễn khi áp dụng trong quản lý làng nghề vốn rất đặc thù chỉ có ở các vùng nông thôn. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế nông thôn ngàng càng phát triển, dân số ngày càng đông liệu thực tế triển khai các giải pháp quản lý môi trường ở làng nghề đã và có phát huy được hiệu quả và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nghề đến môi trường và hoạt động kinh tế của nông dân làng nghề và những vẫn đề cần giải quyết để hướng tới phát triển bền vững làng nghề. Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu đề tài này là: - Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường, các hoạt động sản xuất khác và sinh hoạt của cộng đồng dân cư? - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thiệt hại kinh tế và đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề của làng nghề chế biến nông sản đang đặt ra như thế nào và sử dụng những phương pháp nào để đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS nước ta? - Chất thải từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS đã gây thiệt hại gì về kinh tế và ai sẽ là người gánh chịu thiệt hại này trong điều kiện thực tế ở một số làng nghề CBNS vùng ĐBSH? - Những bất cập về chính sách trong quản lý các làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH hiện nay như thế nào? - Giải pháp nào cần đề xuất nhằm quản lý và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nghề tiến tới phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH thời gian qua đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế, hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH; - Đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH; - Đề xuất được các giải pháp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH. Cụ thể, nghiên cứu này tập trung vào: - Mức độ thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề đối với hộ nông dân tại làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH; - Các biện pháp quản lý để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chỉ đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở một số làng nghề CBNS, không đánh giá thiệt hại kinh tế do các hoạt động sản xuất khác ở làng nghề. Các số liệu đưa vào tính toán dựa trên giá thực tế tại các làng nghề ở thời điểm điều tra, không tính đến giá bóng, chi phí cơ hội cho những thiệt hại về xã hội do người sản xuất nghề vừa là người gây thiệt hại, đồng thời cũng là người chịu thiệt hại kinh tế, đặc điểm sản xuất làng nghề chế biến nông sản phân tán, mang tính chất thời vụ và tận dụng lao động gia đình là chủ yếu nên ít chịu điều chỉnh của quy định về hệ số lương tối thiểu, một số sản phẩm dịch vụ môi trường được trao đổi nhưng không hoàn toàn phản ánh theo quy luật thị trường, các cá nhân trong cộng đồng không có quyền sở hữu riêng về tài nguyên và môi trường. - Phạm vi về lĩnh vực hoạt động của làng nghề: Các nội dung nghiên cứu tập trung vào nhóm làng nghề CBNS gồm chế biến tinh bột sắn, chế biến miến dong, chế biến bún khô, bún ướt, nấu rượu và bánh đa. - Phạm vi về không gian: Các nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai nghiên cứu tại một số làng nghề đã chọn thuộc các huyện Hoài Đức (Hà Nội); Yên Phong (Bắc Ninh); Nam Trực (Nam Định) và Yên Khánh (Ninh Bình). Đây là các tỉnh có đặc thù về hoạt động làng nghề CBNS vùng ĐBSH. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2008-2011, các số sơ cấp thu thập trong giai đoạn 2009-2011. 5. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề chưa được chú trọng trong các nghiên cứu ở nước ta, luận án đã đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và phân tích khả năng vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS trong điều kiện cụ thể của vùng ĐBSH. - Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH. - Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS, tiến tới phát triển bền vững làng nghề tại vùng ĐBSH trong thời gian tới.

. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN VĂN THỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIIỆP MÃ SỐ: 62. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2015 i   HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN VĂN THỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

Ngày đăng: 02/03/2015, 14:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan