cuộc sống hiện đại phải biết chọn gì bỏ gì

202 542 3
cuộc sống hiện đại phải biết chọn gì bỏ gì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Những người đã đi làm rồi thì đều biết được tính quan trọng của nhân khí. Vì ngưng tụ được nhân khí thì tức là bạn đã ngưng tụ được nguồn của cải. Người làm công tác quản lý càng cần phải biết sống hoà đồng, gần gũi với mọi người. Ai chẳng muốn được sếp quan tâm, được đồng nghiệp kính nể. Ai chẳng muốn vui vẻ đi làm, vui vẻ đi về, thanh thản kiếm nhiều tiền trong bầu không khí tập thể tốt đẹp. Ở Công ty, quan hệ giao tiếp tương đối là nhẹ nhàng, người quản lý rất dễ dàng hoà đồng được với cấp dưới, tình cảm cá nhân cũng tương đối là sâu sắc. Điều đó không có gì đáng phải bàn cãi nhưng khi liên quan đến việc công thì tình cảm cá nhân rất dễ bị lồng vào, ảnh hưởng đến sự quyết đoán của bạn đối với việc công. Bạn không làm việc cùng với người tốt lẫn với người xấu, bạn cũng không thể chỉ vì lấy lòng sếp mà hy sinh mọi lợi ích của cấp dưới. Làm thế nào để không gây tổn thương đến tình cảm mà lại không phải hy sinh nguyên tắc? Làm thế nào vừa có thể giữ được tình cảm mà cũng duy trì được công việc tốt đẹp? Điều đó đòi hỏi phải có rất nhiều nghệ thuật. Nói thì rất nhiều nhưng điều quan trọng chỉ có duy nhất một điều là cần phải học cách "làm người". Người làm công tác quản lý vừa đòi hỏi phải có trí thông minh, lại cần phải có trực giác, và có được sự lý trí nhưng cũng cần phải sống có tình cảm. Làm người thì phải sống nhân nghĩa vẹn toàn, không được chỉ dựa vào những tính toán thiệt hơn, càng không được dựa vào sự lừa gạt. Làm việc trước hết cần phải có lý, tuy nhiên cũng phải có chữ tình, chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ thì mới dùng thủ đoạn. Những người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý luôn hiểu rõ rằng: Cần phải ảnh hưởng tới mọi người bằng sự hấp dẫn trong nhân cách của chính mình, lôi cuốn người khác bằng nhiệt tình công việc của chính mình. Điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn sử dụng quyền lực. Quyền lực đâu phải là vạn năng, chỉ có quyền lực không thì chưa chắc đã làm tốt được công việc. Người làm công tác quản lý không cần thiết đi đâu cũng phải thể hiện mình, vì mọi người đều đã công nhân sự tồn tại của bạn. Nếu như bạn thường xuyên tập trung quyền lực vào tay mình, luôn ra vẻ ta đây giống như những hôn quân xưa kia thì sẽ không có được hiệu quả tốt đẹp gì. Cách làm thông minh nhất là hãy sống tình cảm với nhân viên, phát huy sức mạnh tập trung vô hình để mọi người cùng đồng tâm hiệp lực làm việc nhằm đạt được thành tích công việc tốt đẹp. Giới kinh doanh và công nhân viên chức luôn phải sống trong môi trường áp lực cao, hàng ngày phải chạy quanh mối quan hệ: sếp, đồng nghiệp và nhân viên Việc này không hề dễ dàng như người ngoài cuộc tưởng tượng. Mối quan hệ nào xử lý không tốt, không xuôi thì sẽ gây trở ngại không ít đến sự nghiệp. Do vậy, bạn cần phải thông thạo nghệ thuật quan hệ đối nhân xử thế. Bạn nắm chắc được biện pháp làm người, làm việc thì bạn sẽ nổi bật hơn tất cả. Nói cho cùng thì làm quản lý nên bắt đầu từ đâu? Tất nhiên là bắt đầu từ bản thân bạn rồi. Bạn hãy nâng cao chỉ số nhân khí của mình, đó cũng là cách nâng cao chỉ số thành công của bạn. Khi bạn làm việc của mình chu đáo đến từng ly từng tý thì thành công sẽ gõ cửa chào bạn. Chương I: Thể hiện cá tính giỏi giang Sự hấp dẫn bền lâu nhất, sâu sắc nhất chính là nội tâm bên trong của mỗi con người. Nội tâm bên trong ấy bao gồm kiến thức, trình độ tu dưỡng, năng lực của một con người. Mọi người ai ai cũng biết câu chuyện "Bá Lạc và ngựa thiên lý" (Bá Lạc là người nước Tần thời Xuân Thu, rất biết xem ngựa, sau này mọi người cứ ví von ông như là một người rất biết phát hiện và chọn dùng người tài.) Khi một người không ra vẻ ta đây nhưng vô tình lại được sếp trọng dụng và hoàn thành xuất sắc công việc sếp giao phó thì chúng ta thường thầm ngưỡng mộ nói rằng: "Có Bá lạc thì mới có thiên lý mã, nếu như sếp không có tài dùng người thì anh ấy chẳng bao giờ có ngày thành công như hôm nay." Thực ra nói như vậy mới chỉ đúng được một nửa. Một người thuộc tầng lớp quản lý lãnh đạo có khả năng dùng người là rất quan trọng, nhưng điều kiện tiên quyết lại là bạn. Bạn cần phải có tài năng, được sếp ngưỡng mộ thì mới được. Nếu như bản thân bạn chỉ là bị thịt vô dụng thì Bá Lạc có tài giỏi đến đâu thì bạn cũng không thể thành công được. Bá Lạc đâu biết ngưỡng mộ một bị thịt. Nói cách khác, đối với sản phẩm thì đó là "đóng gói", còn đối với con người thì đó là việc tạo dựng hình ảnh. Sản phẩm được đóng gói đẹp, tinh xảo thì chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng; người có hình ảnh tốt đẹp thì tự nhiên sẽ được mọi người ngưỡng mộ. Hai điều này khác nhau là, đóng gói sản phẩm thì rất chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài còn hình ảnh của con người xấu hay tốt đa phần là dựa vào cái gọi là "hào quang" toả ra từ sự tu dưỡng bên trong của con người. Cái gọi là "hào quang" chính là cách đối nhân xử thế của bạn hàng ngày ra sao, mọi thông tin mà bạn gửi gắm qua từng lời ăn tiếng nói như thế nào Đó là hình ảnh mà mọi người cảm nhận được về bạn. Trong xã hội hiện đại này, các ngành nghề cạnh tranh vô cùng khốc liệt, điều kiện cần có để con người đạt được thành công ngày càng phức tạp. Ngoài việc phải có trình độ học vấn cao ra thì cũng cần có năng lực thực sự. Điều quan trọng hơn là bạn cần phải tạo dựng cho mình một hình ảnh được bạn bè yêu quý, được cấp dưới kính trọng và được cấp trên trọng dụng. Chỉ cần bạn chăm chỉ học tập thì chẳng khó gì mà không có được trình độ học vấn cao. Chỉ cần bạn chăm chỉ làm việc thì bạn sẽ có được những biện pháp làm việc qua kinh nghiệm công tác, đồng thời nâng cao năng lực công tác cũng không khó. Còn muốn có động lực tu dưỡng như là được bạn bè yêu quý, được cấp dưới kính trọng và được cấp trên trọng dụng không hề dễ dàng gì. Trên thế giới này có biết bao người có trình độ học vấn cao, uyên bác và giỏi, nhưng cũng vẫn còn biết bao nhiêu người tài giỏi nhưng vẫn không gặp thời đấy thôi. Có lẽ trong những người mà bạn quen biết không hiếm những người như vậy đúng không, biết đâu bạn là một trong những người ấy. Là người quý trọng người tài thì tôi cảm thấy hiện tượng ấy thật đáng tiếc. Nhưng, bạn đã bao giờ bình tĩnh suy nghĩ kỹ càng về hiện tượng này nẩy sinh như thế nào? Đó có phải là do tâm lý ghen ghét người tài hay không? Các sếp làm kinh doanh thì sếp nào mà chẳng muốn có được những nhân viên học vấn cao, năng lực giỏi? Tuy nhiên, trong giới kinh doanh vẫn còn có biết bao nhiêu người tài mà vẫn không gặp thời?! Quan trọng là họ đã để lại ấn tượng xấu đối với mọi người trong việc tạo dựng hình ảnh của mình. Vì vậy khiến cho mọi người thấy kính trọng nhưng lại có tâm lý lo sợ. Từ cổ chí kim có quá nhiều những người như vậy, có thể nói là đâu đâu cũng thấy mới đúng. Từ trước đến nay, sếp luôn đòi hỏi rất cao về mức độ trung thành của người tài giỏi. Nếu sếp nhận thấy không có cách nào làm cho người ấy phục tùng thật lòng, dốc toàn tâm toàn sức vào làm việc thì họ quyết sẽ không dùng. Vì những người thông minh hơn người như vậy luôn khác với những nhân viên bình thường khác. Thêm một người hay bớt một người cũng chẳng sao, nhưng một khi họ có ý khác thì sẽ gây ra những tổn thất khó có thể tính toán được. Thế nào là hình ảnh tốt đẹp? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Điều này được quyết định bởi tiêu chuẩn và cảm giác cân nhắc của đối phương. Đây cũng là cái gọi là "duyên" mà mọi người hay nhắc đến trong giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tiêu chuẩn tính cách, trí thông minh, hành vi thì có một số điều kiện không thể thiếu được. Nói về tính cách thì bạn phải để cho đối phương cảm nhận rằng mình hiểu mọi việc, dễ dàng trò chuyện, trao đổi. Hiểu mọi việc tức là sẽ không cố chấp, dễ trò chuyện thì sẽ không lâm vào hoàn cảnh khó xử. Nếu bạn để lại ấn tượng ấy đối với mọi người và tài năng của bạn được mọi người ngưỡng mộ thì rất dễ dàng mở được cánh cửa đi đến thành công. Do đó, dù làm công nhân viên chức nhà nước hay là kinh doanh thì tuyệt đối bạn không được để lại ấn tượng "chết cũng không thèm nói lý lẽ", "mình luôn luôn đúng" đối với mọi người, nhất là đối với cấp trên của bạn. Một khi tạo cho mình hình tượng như vậy thì tức là bạn đã tự hạn chế tương lai phát triển của mình Biện pháp giải quyết vấn đề giống như là mọi con đường đều đi đến Roma, tuyệt đối không phải chỉ có một. Với bạn, bạn cho rằng như vậy là tốt nhất, với người ta thì người ta lại cho rằng như thế kia là lý tưởng nhất. Để giải quyết ổn thoả mọi người cần phải trao đổi, nghiên cứu để tìm ra biện pháp giải quyết được cả đôi bên chấp nhận. Trên thực tế, người cố chấp luôn cho "ý kiến của mình là hay nhất" tồn tại rất nhiều trong xã hội. Mà những người chiếm đa số này lại là những người luôn cho rằng "mình là người thông minh nhất, giỏi giang nhất". Mọi người nói rằng: "Những đứa trẻ lớn lên trong nghèo đói, khó khăn luôn hiểu việc đời". Vì chúng biết rằng tương lai sự nghiệp của mình, chi phí nuôi dưỡng gia đình tuy là đều dựa vào sức lao động của mình, nhưng cơ hội làm việc thì vẫn do người khác tạo ra. Với tình cảm như vậy, nên họ rất dễ nói chuyện và rất dễ sống hoà hợp với mọi người. Trong mắt mọi người, tự nhiên họ trở thành người biết điều. Trong xã hội hiện đại, lớp người "hiểu việc đời" như đã nói ở trên ngày càng hiếm, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn người tài để trọng dụng. Lớp trẻ rất dễ tạo dựng hình ảnh của mình, nhưng đòi hỏi cấp trên phải dành tâm huyết chỉ bảo. Tóm lại, sống trong tập thể, dù là cấp trên hay là đồng nghiệp thì bạn nên cho mọi người cái cảm giác đúng sai rõ ràng, lý lẽ đâu ra đấy. Như vậy mọi người mới vui vẻ làm việc với bạn, có vấn đề gì thì mới tìm đến bạn trò chuyện, trao đổi. "Người có duyên" sẽ khiến cho mọi người có cái cảm giác gần gũi. Như vậy thì bạn bè cũng tốt, sếp hay đồng nghiệp cũng hay, sẽ coi bạn là một người "dốc bầu tâm huyết" mọi việc lớn nhỏ. Khi đã xây dựng được mối quan hệ như vậy thì bạn sẽ có được nhiều sự giúp đỡ, tỷ lệ thành công ngày càng cao. Cái gọi là "dành được càng nhiều lòng người" thì bạn sẽ không thấy cô đơn, buồn bã trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Nếu hàng ngày cứ sống cuộc sống khắc khoải, uể oải thì bạn bè sẽ dần rời xa bạn. Là người, bạn nên có cuộc sống tích cực, phong phú, không ngừng thách thức với thế giới mình chưa biết. Thực tế cho thấy, cuộc sống tích cực hướng tới thế giới chưa biết là một quá trình kinh nghiệm tuyệt vời khiến mọi người phải khâm phục. Bạn quan hệ bạn bè càng rộng rãi thì càng có nhân tố kích thích, thách thức cái tôi, nếu không mọi người sẽ cảm thấy bạn càng ngày càng nhạt nhẽo. Nhà thơ Baron đã tạo ra một nhân vật Huang - Tang vô cùng lãng mạn, phong lưu. Bản thân nhà thơ cũng là một Huang - Tang trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhà thơ bất hạnh hơn rất nhiều so với nhân vật chính dưới ngòi bút của mình, nhà thơ là một người tàn tật. Cho dù là tàn tật nhưng rất nhiều phụ nữ si mê ông, thậm chí si mê đến mức điên đảo. Nhà thơ Baron đã từng tự phụ nói rằng: "Từ sau trận chiến thành Troy đến nay thì chưa có một người đàn ông nào bị tranh dành khủng khiếp giống như tôi ngày nay." Điều gì hấp dẫn đã làm nhiều phụ nữ không để ý đến khiếm khuyết về sinh lý của ông, chuyển sang si mê ông? Đó chính là phong độ, khí chất nho nhã của con người ông. Từ con người ông đã toát ra sự hấp dẫn vô cùng, sự tài hoa hơn người. Có rất nhiều đàn ông đẹp trai nước Anh nổi tiếng nhưng trong mắt phụ nữ si mê ông thì những người đàn ông ấy chẳng là gì so với Baron què. Nếu như Baron tầm thường, không tài hoa, không phong lưu thì e rằng ông sẽ không được nhiều phụ nữ si mê đến như vậy. Tài hoa, học thức cũng là một sự hấp dẫn. Người có học thức luôn được nhiều người khâm phục và tán thưởng, học thức sẽ làm cho con người có được danh dự cao quý. Những người dành được thành công bởi vì có được học thức, tài hoa hơn người sẽ càng làm cho danh dự của họ lớn mạnh hơn nhiều. Phụ nữ luôn sùng bái những người đàn ông như vậy. Vì "trong mắt phụ nữ thì danh dự của người đàn ông giống như là một chiếc cầu vồng 7 mầu rực rỡ, che hết thảy mọi điều xấu xa." "Một nét đẹp che hết được trăm điều xấu", tài hoa hơn người thì có thể bù đắp được những điểm khiếm khuyết thuộc về tố chất tự nhiên của cơ thể. Người đọc nhiều sách sẽ có được nhiều kiến thức mới và tư tưởng sẽ đạt được đến một danh giới mới. Chính điều này đã thay đổi một cách sâu sắc khí chất cũng như là ảnh hưởng tới hình ảnh của người đó. Một số người khi còn trẻ thì trông đẹp trai, thoáng đạt, có vẻ rất đáng yêu. Nhưng năm tháng trôi qua, khi đã bước qua ngưỡng tuổi 30 mà vẫn cứ giữ nguyên kiểu sống như vậy, tầm thường, yếu đuối thì họ sẽ chẳng có sức hấp dẫn gì. Nhiều người nông cạn luôn quên rằng: Sự hấp dẫn thực sự là quá trình trải qua sự tôi luyện của mỗi con người. Chỉ khi nào phải trải qua thực sự, vấp ngã nhiều lần thì mới đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Cái nội tâm bên trong của con người là kết quả rèn luyện cố gắng của những ngày đã qua. Có một nhà văn từng nói: "Tất cả những người thành công đều là những người cố gắng." Rèn luyện nội tâm tuyệt đối không phải là chuyện trong chốc lát. Đó là kết quả của tích luỹ và học tập của bao nhiêu ngày tháng, chứ không bao giờ là kết quả của một biện pháp nhanh chóng nào đó. Trong "Binh pháp Tôn tử" có nói: "Ngô văn chuyết tốc, vị văn xảo giả cửu ai" (Nghĩa là: Biện pháp thông minh, kỳ diệu xem chừng rất nhanh nhưng có lẽ là con đường chậm nhất, ngu ngốc nhất.") Nội tâm thực sự bên trong cần phải có thời gian rèn luyện, đòi hỏi phải có sự cảm nhận của trí tuệ và học thức phong phú. Sự hấp dẫn của con người lâu bền nhất, hấp dẫn nhất và sâu sắc nhất là xuất phát từ nội tâm bên trong con người họ. Nội tâm bên trong ấy bao gồm nhiều vấn đề như là kiến thức, sự tu dưỡng, khả năng của một con người. Người có kiến thức nông cạn cũng giống như là ếch ngồi đáy giếng, dù có kêu oàm oạp thế nào thì cũng chỉ khiến cho người đời chê cười mà thôi. Còn người có kiến thức uyên bác chẳng bao giờ nói gì nhưng lại có được sức mạnh khiến mọi người khâm phục. Họ luôn khiêm tốn, không bao giờ bộc lộ khí chất thâm trầm của mình, đó chính là nội tâm bên trong chân thực của con người, đó là sự hấp dẫn thực sự. Một học giả người Mỹ đã nói rằng, một người thành công cần ít nhất có 9 khả năng khác nhau. Quan điểm này của ông được các học giả trên thế giới nhất trí. 9 khả năng mà người thành công cần có được học giả người Mỹ nhấn mạnh chính là: (1) Khả năng kỹ thuật: Khả năng kỹ thuật là kiến thức của một con người về kỹ thuật chuyên môn liên quan đến công việc của mình. Người làm việc lớn cần phải có khả năng kỹ thuật này. Người có được khả năng này mới có thể đào tạo và chỉ đạo cấp dưới trong quá trình làm việc. Như vậy họ mới có thể bình tĩnh xử lý phức tạp, ung dung đối phó với khó khăn. Khả năng này rất thực tế và cũng rất dễ học được. Một số chuyên ngành đào tạo như như kế koán, kinh doanh, luật pháp, tài chính, vi tính, ngoại ngữ thì ngoài đào tạo chính quy còn cần phải trải qua sự rèn luyện của xã hội và những kinh nghiệm có được qua cuộc sống xã hội. (2) Khả năng mang tính khái niệm: Khả năng mang tính khái niệm là một sự trừu tượng, là khả năng phân tích, tư duy lô gíc, giỏi hình thành khái niệm. Tức là khái niệm hoá quan hệ phức tạp, có đầu óc sáng tạo, biết cách giải quyết và suy nghĩ. Có khả năng phân tích được sự vật và nắm bắt được xu hướng phát triển, dự đoán được sự thay đổi và xác định đúng được cơ hội và vấn đề tiềm tàng. Khả năng mang tính khái niệm rất có hiệu quả trong việc lên kế hoạch, tổ chức, điều hoà, đưa ra các chính sách, giải quyết vấn đề và xác định cơ sở phương hướng phát triển. Trách nhiệm quan trọng của người lãnh đạo là điều hoà mối quan hệ tương hỗ của từng khâu kinh doanh, từng bộ phận lẻ trong Công ty. Để hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh, và có được lợi nhuận, sếp càn phải hiểu và nắm bắt được mối quan hệ tương hỗ của các đơn vị trong Công ty. Đồng thời, sếp cũng cần phải chú ý đến môi trường bên ngoài, chú ý tìm hiểu môi trường đầu tư, sự thay đổi của thị trường và những ảnh hưởng có thể xẩy ra. (3) Khả năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp có thể nói là cách gọi tắt của khả năng quan hệ giao tiếp. Đó chính là kiến thức giao tiếp và những hành vi liên quan đến con người, hiểu được cảm giác, thái độ ẩn chứa sau những lời nói của mọi người. Biết xác định rõ ràng đối tượng và có khả năng trao đổi có hiệu quả (ăn nói lanh lợi, biết thuyết phục), và xây dựng khả năng quan hệ hợp tác có hiệu quả (nhạy bén, trọn vẹn, những kiến thức có thể chấp nhận được với hành vi xã hội). Năng lực giao tiếp là một trong những khả năng không thể thiếu được trong cách đối nhân xử thế của mỗi người. Bạn muốn đứng vững trong xã hội hiện đại thì cần phải quan hệ với mọi người, từ cấp trên, đến đồng nghiệp, cấp dưới và những người khác nữa. Muốn quan hệ được thì bạn lại không thể thiếu được khả năng này. Bạn muốn nổi trội hơn những người khác thì cần phải nhạy bén nắm bắt thái độ, cảm giác và nhu cầu của người ta. Nếu không, bạn sẽ không thể đánh giá được chính xác đối với những gì họ nói và họ làm. Khả năng làm việc cùng với mọi người đòi hỏi cần phải trở thành một hoạt động tự nhiên và lâu dài. Vì nó không thể bao hàm bởi tính nhạy cảm khi ra quyết định, mà còn bao hàm cả tính nhạy cảm trong cuộc sống hàng ngày của một con người. (4) Khả năng quan sát chính xác vấn đề: Khả năng quan sát vấn đề là chỉ quan sát sự vật, vấn đề của một người. Bạn cần phải nắm chắc được thực chất vấn đề, chứ không phải là chỉ nhìn thấy hiện tượng bề ngoài. Người thiếu năng lực quan sát là người chỉ nhìn thấy cây chứ không nhìn thấy rừng. Người ra quyết sách mà thiếu khả năng quan sát thì sẽ lãng phí mất thời gian, sức người và sức của quý báu. Họ không thể nắm bắt được căn bản của vấn đề, do đó không thể đưa ra được phương án có hiệu quả. Nếu bạn có khả năng này thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh. (5) Khả năng nhạy cảm ảnh hưởng đến người khác: Có thể dễ dàng nhận ra rằng, với bất cứ một người nào muốn gây dựng sự nghiệp thì nguồn nhân lực là một vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó, người gây dựng sự nghiệp trong thời đại mới cần phải hiểu được làm thế nào tập hợp được mọi người trong bầu không khí văn hoá, khiến cho từng nhân viên trong Công ty tự động tiến lên, theo đuổi mục tiêu cao hơn. Bạn trò chuyện trực tiếp với nhân viên, liên tục đào tạo và phát huy được khả năng làm việc của nhân viên. Tính sáng tạo, sự khuyến khích và bảo đảm công việc đều thể hiện trình độ của mỗi con người, rất có ích cho khả năng nhạy cảm trong bầu không khí văn hoá của sự nghiệp. Mỗi một Công ty giàu tính văn hoá là do sếp có khả năng nhạy cảm. Nếu thiếu mất khả năng này thì nhân viên làm việc sẽ không nhìn thấy được động lực, thiếu mất tính chăm chỉ. (6) Khả năng nhìn xa trông rộng, mở ra tương lai sáng lạn: Người gây dựng sự nghiệp biết nhìn xa trông rộng, có thể suy đoán được những gì mình chưa biết, vận dụng tổng hợp sự thực, các con số, mơ ước, cơ hội thậm chí là cả nhân tố nguy hiểm để tiến hành gây dựng sự nghiệp. Họ sẽ chẳng bao giờ tham bát bỏ mâm, không bao giờ bị hấp dẫn bởi những cái lợi nhỏ trước mắt, và cũng chẳng bao giờ sợ hãi bỏ cuộc vì những khó khăn trước mắt. Họ luôn ấp ủ những hoài bão, mục tiêu lớn mạnh, và dũng cảm hướng tới tương lai. (7) Khả năng ứng biến: Khả năng ứng biến là một khả năng rất khó có được. Khả năng này sẽ giúp bạn nên chú ý mục tiêu như thế nào khi sự việc chưa xẩy ra, chứ không đơn thuần chỉ là Công ty dang đối mặt với vấn đề gì. Khả năng này giúp bạn thích ứng thuận lợi đối với mọi sự thay đổi; đối phó nhẹ nhàng đối với những tình hình ngoài tưởng tượng, ngoài dự kiến xuất hiện trong quá trình gây dựng sự nghiệp. (8) Khả năng tập trung thực hiện kế hoạch có hiệu quả: Mọi sự việc hay tình hình xẩy ra trong đời sống xã hội dù ít dù nhiều đều ảnh hưởng tới công việc mà người gây dựng sự nghiệp đang tiến hành. Khả năng tập trung có thể khiến bạn tập trung những nguồn có thể sử dụng vào một bộ phận có hiệu quả, tránh tình trạng không biết phân biệt chủ thứ và mù quáng làm việc. (9) Khả năng kiên nhẫn: Người gây dựng sự nghiệp đòi hỏi cần phải có suy nghĩ và hành động hơn người, biết cống hiến cho sự nghiệp tương lai của chính mình. Chỉ khi nào bạn tin tưởng sâu sắc vào mục tiêu lâu dài của mình và kiên nhẫn thực hiện thì sẽ đạt được mục tiêu. Do người gây dựng sự nghiệp trong thời đại mới ở trong từng hoàn cảnh xã hội, từng tổ chức khác nhau, và do các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường xã hội không ngừng thay đổi nên bạn cần phải căn cứ vào tình hình, áp dụng các biện pháp khác nhau, có mục đích, có sự cân nhắc nâng cao khả năng tổng hợp của mình để thích ứng với đòi hỏi của thời đại mới. Mọi người sẽ hỏi làm thế nào để rèn luyện được cho mình có khả năng như trên? ít ra thì bạn cũng có thể cố gắng từ ba mặt sau đây: - Tự xem xét bản thân: Cần phải tu dưỡng bản thân, phải biết vui vẻ xem xét, nghiêm khắc giải phẫu bản thân mình. Tự xem xét tức là tiến hành quan sát và kiểm tra bản thân. Đó chính là biện pháp tu dưỡng, hoàn thiện bản thân mình, và cũng là thông qua sự tu dưỡng này để có được một thói quen, một đức tính tốt đẹp. Khổng Tử viết rằng: "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng giao nhi bất tín hồ? Sư truyền nhi bất tập hồ? " (Nghĩa là: Hàng ngày tôi đều phải xem xét bản thân mình: Mình làm việc như vậy có trung thực hay không? Có giữ chữ tín trong quan hệ với mọi người không? Những bài giảng thầy dậy trên lớp mình đã ôn tập lại chưa?) Người gây dựng sự nghiệp thông qua cách xem xét bản thân, tiến hành tự lên án mình thì mới có thể kịp thời kiểm tra và phát hiện được những sai lầm nhỏ nhặt. Như vậy sẽ từng bước nghiêm khắc điều chỉnh và nâng cao bản thân buộc mình tiến lên. Người vui vẻ tự xem xét bản thân mình là người có suy nghĩ chín chắn, sâu xa trong cuộc sống và công việc. Vui vẻ xem xét lại bản thân mình là biểu hiện mang tính tự giác của một con người, có thể làm được như vậy thì chắc chắn sẽ tiến bộ nhanh. Con người cần phải xem xét nhiều bản thân mình. Bất cứ sự việc nào cũng có thể trở thành tấm gương của chính mình, trở thành tiêu chuẩn hành vi của mình. Cần phải không ngừng đúc rút bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao bản thân mình. - Tự kiềm chế: Tự kiềm chế tức là kiềm chế tình cảm và tinh thần của mình để có những hành vi phù hợp. Ngược lại với tự kiềm chế là mất kiềm chế. Nếu như tình cảm xúc động, biểu hiện khác thường, lời nói và hành vi thái quá thì đó chính là bạn không kiềm chế được bản thân mình. Cổ nhân có câu: Rộng lượng sẽ làm việc gì cũng được, đó chính là tự kiềm chế. Tự kiềm chế không có nghĩa là làm việc gì cũng không chút động lòng. Điều phải thích thì không thích, điều phải buồn thì không buồn, điều phải tức giận thì không tức giận. Bạn có biết rằng tình cảm vui buồn, yêu ghét của con người là lẽ đương nhiên, nhưng điều quan trọng là mức độ phải phù hợp, không được để mất chừng mực. Những người giỏi tự kiềm chế là kết quả của sự tu dưỡng. Người nhiều kiến thức, thông minh lý trí, lại cộng thêm lòng dạ khoan dung độ lượng, xử sự mọi việc nhẹ nhàng thì sẽ khiến mọi người cảm thấy dễ chịu. Cần phải biết rèn cho mình tính tự kiềm chế qua thực tiễn, nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, không ngừng tôi luyện và từng bước tạo dựng phong cách mẫu mực của một con người lương thiện, giỏi giang. - Đọc sách nhiều, trải nghiệm thực tiễn nhiều và phải suy nghĩ nhiều: Đọc sách là một cách đầu tư hợp lý nhất và cũng xứng đáng nhất trong cuộc sống. Bạn bỏ ra rất ít nhưng thu lại được rất nhiều khi đọc sách. Đọc sách sẽ làm cho bạn lý trí hơn, mở rộng được tầm mắt, giúp bạn giỏi tư duy và cũng hướng dẫn bạn làm được nhiều việc. Có nhiều cuốn sách dường như không liên quan nhiều đến công việc của bạn, nhưng sự tiềm tàng của lý tưởng và trí thông minh trong đó lại thúc đẩy trí thông minh của một con người phát triển. Về lâu dài mà nói thì đọc sách nhiều sẽ giúp bạn nâng cao được khả năng tổng hợp. Tất nhiên, bạn muốn quen thuộc, nắm chắc quy luật, đặc điểm của kinh doanh thì đòi hỏi bạn phải được tôi luyện thường xuyên trong thực tiễn quản lý lâu dài. Thực tiễn bao gồm như sau: Một là, bạn phải dám đi vào thực tiễn;Hai là, bạn phải dũng cảm đối mặt với khó khăn. Thực tiễn luôn tiến cử được người tài, chỉ khi nào bạn vượt qua được thử thách của thực tiễn thì mới được mọi người tin tưởng và thán phục. Người chỉ biết nói suông mà không chịu bắt tay vào làm thì sẽ chẳng có gì để nói. Suy nghĩ nhiều sẽ giúp bạn đúc rút được kiến thức và kinh nghiệm trên sách vở và đồng thời biến những kiến thức và kinh nghiệm này thành trí tuệ của mình, sử dụng cho mình. ý nghĩa của việc đọc sách và thực hành chính là ở chỗ đó. Trong khi phát triển sự nghiệp, điều cơ bản nhất là danh tiếng của bản thân. Theo nguyên lý định vị, danh tiếng chính là thế giới bên ngoài định vị cụ thể một người nào đó; đồng thời, đó là "nhãn mác", là khái niệm đơn giản thay thế khi chỉ một người nào đó. Ví dụ như, nhắc đến tên Lý Tiểu Long bạn sẽ nghĩ đến ngay "Ngôi sao điện ảnh võ thuật của Hồng Kông". Đó chính là định vị và "nhãn mác" cá nhân của Lý Tiểu Long. Chính phủ đã phân biệt từng con người thông qua làm chứng minh thư. Ai trưởng thành cũng phải làm chứng minh thư, và mỗi người chỉ có được 1 số chứng minh thư. Định vị của mỗi cá nhân cũng chính là danh tiếng của mỗi con người, đó chính là "chứng minh thư" trong sự nghiệp công danh của mỗi con người. Danh tiếng riêng của từng người chính là số chứng minh thư riêng của mỗi người. "Giới thiệu mình" là một hành vi thông thường và là một khái niệm được mọi người chấp nhận. Nhưng có lẽ là mọi người chưa nghĩ đến thực chất và mấu chốt của việc giới thiệu mình. Bình thường, giới thiệu mình tức là tìm cách để đối tượng chấp nhận, đồng ý "khoảng cách thị trường" của bạn. Thực tế cho thấy, trong khi mở rộng sự nghiệp của mình thì cơ hội trực tiếp giới thiệu mình sẽ không nhiều, đa phần là không giới thiệu mình trực tiếp. Không giới thiệu mình trực tiếp thì quảng cáo danh tiếng là một việc quan trọng. Khi mọi người bàn luận về một ai riêng biệt thì luôn nói người này như thế này, tức là trên cơ sở danh tiếng mọi người cùng công nhận về ai đó để nói những chuyện liên quan. Danh tiếng là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp của mỗi con người. Cơ hội phát triển của những người nổi tiếng luôn nhiều hơn những người khác. Danh tiếng luôn có tính cố định tương đối. Tư duy định hình là tình hình chúng ta hay gặp nhất, nhất là đối với cá nhân ai đó. "Giang sơn có thể thay đổi nhưng bản tính thì khó thay đổi ". Điều này đã thể hiện cách suy nghĩ tương đối cố định của chúng ta đối với ai đó. Khi chơi với ai đó nhưng không thể đi sâu tìm hiểu nên mọi người thường căn cứ vào vẻ bề ngoài để phán đoán, và chính phán đoán này lại trở thành nhãn mác của người ấy. Trong trường hợp thiếu thông tin thì nhãn mác này sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Nếu xuất hiện khác với nhãn mác thì mọi người sẽ nói: "Chẳng thể nào nghĩ [...]... vượt qua thất bại, tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống, không hề để ý đến hưởng thụ và thù lao vật chất, tiền bạc, địa vị đều không phải là mục đích của cuộc đời Cho dù cũng biết tận hưởng cuộc sống nhàn nhã, sung túc nhưng không coi đó là thứ cần thiết của cuộc sống Biết quan sát nhanh nhạy đối với cuộc sống hiện thực và có mối quan hệ tốt với cuộc sống hiện thực, nhanh nhậy đối với mọi người và sự... nhậy đối với mọi người và sự vật xung quanh mình (3) Bình tĩnh tránh xa, biết tiến biết lùi đúng mức: Ai cũng muốn có được cuộc sống bình tĩnh tránh xa, biết tiến biết lùi đúng mức Cái gọi là cân bằng của cuộc sống chính là bất cứ việc gì ít nhiều quá cũng không đúng Chung sống hoà bình với thế giới thiên nhiên và vũ trụ bao la Biết quan tâm đến sinh thái và chăm sóc sinh thái, có được niềm vui qua... mái với cuộc sống, không cố chấp, lạnh nhạt, cứng nhắc thì sẽ có được cái nhìn, cuộc sống mới mẻ, có những quan niệm, tư tưởng mới Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể lặp đi lặp lại những trải nghiệm về tâm lý như là kính nể, vui vẻ, hài lòng, kinh ngạc , có thể cảm nhận được những tình cảm sôi nổi và từ đó nhận ra rằng thế giới cuộc sống thật vô cùng Bạn tìm kiếm ý nghĩa của bản thân cuộc sống chính... hấp dẫn của mỗi con người Người hài hước biết yêu cuộc sống, tràn đầy sức sống và giàu tính sáng tạo Họ là những người biết phát hiện và tạo cho cuộc sống đẹp hơn Họ sẽ thể hiện cá tính hấp dẫn của mình để mọi người chú ý nhiều hơn Chương II: Dù bạn có bản lĩnh ra sao thì cũng cần đến sự giúp đỡ của mọi người Duy trì đúng mức thoả ước ngầm với mọi người không phải là vẻ bề ngoài mà là từ đáy lòng bạn... rằng, biết mỉm cười là thước đo xem bạn có thích ứng được với môi trường xung quanh hay không Nói như vậy có chút khoa trương nhưng thực sự nụ cười sẽ khiến cho người ta có tinh thần lành mạnh, giảm bớt được tinh thần căng thẳng trong cuộc sống và áp lực của môi trường Nụ cười sẽ làm bạn đạt đến được cuộc sống "quên hết ưu phiền bằng niềm vui" Cuộc sống giống như chiếc gương, bạn mỉm cười với cuộc sống. .. bạn cần phải biết kinh doanh danh tiếng của mình đúng theo từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời Bạn cũng cần phải biết thay đổi danh tiếng cho phù hợp với từng môi trường sống khác nhau Ví dụ như từ Giám đốc của một Công ty nhỏ trở thành Tổng Giám đốc của một Tổng Công ty lớn Bạn muốn có thêm nhiều cơ hội phát triển tốt hơn nữa thì phải biết cải tạo đúng mức danh tiếng của mình Bạn cũng cần phải tạo... không được tự mãn Cần phải để ý đến hiện trạng của xã hội, người ta và bản thân mình, đồng thời cũng cần phải biết làm thế nào để cải thiện khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng Phải có được tính phát triển, không nên bị gò bó bởi những quan niệm truyền thống, không được mù quáng nghe lời, phụ hoạ người khác, nhưng cũng không nên chống đối lại mọi người Động cơ hành động không phải xẩy ra do sự kích... với hoàn cảnh Điều đó có nghĩa rằng cần phải chú ý điều chỉnh bản thân, cần phải biết cẩn thận thực sự trong lời nói và hành động của mình Là nhà quản lý thì càng cần phải cẩn trọng trong hành động và lời nói nhiều hơn, cần phải biết chú ý đến hình ảnh của bản thân mình Mỗi lời nói hành động của người quản lý không chỉ đại diện cho riêng cá nhân người ấy, mà còn đại diện cho một tổ chức, một tập thể,... cái tôi nhỏ bé của mình (2) Sống tự tin, không màng danh lợi: Không coi trọng sự hưởng thụ vật chất mà coi trọng quá trình của sự sống Bạn cảm nhận rõ ràng được cuộc đời là một quá trình thường xuyên thay đổi, biết rõ được trong quá trình thay đổi ấy tồn tại những khó khăn và mạo hiểm nhưng lại tràn đầy sự sống Sống cho rằng thất bại và khó khăn chính là một phần của cuộc sống Bạn sẽ có đủ dũng cảm... phải làm được những việc sau đây trong cuộc sống hàng ngày (1) Rèn cho mình có tình cảm thích mọi người thực sự: Bạn chơi với mọi người không đơn thuần chỉ vì muốn làm tốt mối quan hệ xã giao mà còn vì cuộc sống của riêng mình Bạn có biết là tình cảm tốt đẹp ấy sẽ mở ra cho bạn một cánh cửa tương lai không Do đó, cần phải biết yêu quý mọi người thực sự chứ không phải là thứ tình cảm giả tạo (2) Hãy giúp . là mục đích của cuộc đời. Cho dù cũng biết tận hưởng cuộc sống nhàn nhã, sung túc nhưng không coi đó là thứ cần thiết của cuộc sống. Biết quan sát nhanh nhạy đối với cuộc sống hiện thực và có. với cuộc sống hiện thực, nhanh nhậy đối với mọi người và sự vật xung quanh mình. (3) Bình tĩnh tránh xa, biết tiến biết lùi đúng mức: Ai cũng muốn có được cuộc sống bình tĩnh tránh xa, biết. cứ sống cuộc sống khắc khoải, uể oải thì bạn bè sẽ dần rời xa bạn. Là người, bạn nên có cuộc sống tích cực, phong phú, không ngừng thách thức với thế giới mình chưa biết. Thực tế cho thấy, cuộc

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan