skkn tích hợp tính thời sự trong đọc hiểu văn bản lớp 11

36 826 1
skkn tích hợp tính thời sự trong đọc hiểu văn bản lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị………… ………. Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………… (Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Long Thành Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP TÍNH THỜI SỰ TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LỚP 11 Người thực hiện: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục :………………………  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC    I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Đặng Thị Phương Mai 2. Ngày tháng năm sinh : 10/02/1969 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : số 47, Tôn Đức Thắng, ấp 4, xã Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai 5. Điện thoại : 0985325086 6. Fax: 7. Email : phuongmai.van.longthanh@gmail.com 8. Chức vụ : Tổ trưởng- Giáo viên 9. Đơn vị công tác : Trường THPT Long Thành II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn cao nhất ) : Cử nhân Khoa học - Năm nhận bằng : 1992 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy chuyên môn - Số năm kinh nghiệm : 22 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần nay : 1. Phương pháp thảo luận nhóm trong phân môn đọc văn ở trường THPT ( năm học: 2009-2010) 2. Phương pháp đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (năm học: 2010-2011) 3. Hệ thống câu hỏi trong giáo án đọc hiểu văn bản (năm học: 2011-2012) 4. Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản ( 2012- 2013) CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP TÍNH THỜI SỰ TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LỚP 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo xu hướng hiện nay, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức văn hóa mà còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Bộ giáo dục khi đổi mới sách giáo khoa đã chú trọng đến tính thời sự trong văn bản văn học. Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết của mình hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó giúp học sinh có hứng thú hơn trong giờ học văn, cảm thụ sâu sắc ý nghĩa nghệ thuật cũng như hiểu biết ý nghĩa xã hội, sức sống lâu bền của tác phẩm. Qua đó, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội hơn. Trên thực tế dạy học, tôi đã nghiên cứu, ứng dụng tích hợp giáo dục học sinh thông qua tính thời sự trong văn bản ở giờ ngữ văn. Năm học vừa qua tôi thể nghiệm “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản” và thấy đạt hiểu quả. Tuy nhiên, chuyên đề chỉ mới áp dụng tích hợp qua hình thức câu hỏi trong khai thác bài. Tôi thấy nội dung giáo dục còn có thể mở rộng, khơi sâu hơn khi tích hợp linh hoạt với các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Bởi vì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không thể chỉ ngày môt ngày hai, không chỉ ở một lĩnh vực, một môn học riêng lẽ. Hơn nữa, học sinh ở độ tuổi phổ thông, nhất là phổ thông trung học việc hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống là rất quan trọng. Bởi đây là lứa tuổi đang phát triển, ưa tìm tòi khám phá học hỏi nhưng cũng dễ sai lầm. Và trong ba năm học phổ thông thì độ tuổi học sinh lớp 11 là là độ tuổi chín muồi cho quá trình phát triển hoàn thiện nhân cách. Cho nên thông qua tích hợp học sinh hứng thú tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, không bị gò ép, áp đặt mà vẫn biết phân tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hướng, khoa học; đồng thời giúp các em có thêm vốn sống xã hội, hoàn thiện nhân cách. Chính vì những lẽ trên, tôi mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu thể nghiệm thêm một số giải pháp cải tiến vào “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 11 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản.” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1. Cơ sở lý luận ( phần này có trích lại chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản”- Đặng Thị Phương Mai- đã được Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai công nhận 2012-2013) - Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo dục toàn diện. Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ : “ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống “ . “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.” - Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng. - Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp - Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp. + Chuyên môn: nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh. + Giáo dục kỹ năng sống: khả năng nhận thức xã hội, lĩnh hội, sáng tạo, xử lý các tình huống nảy sinh cuộc sống 2. Cơ sở thực tiễn a. Thuận lợi - Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần Ngữ và Văn. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn đề SGK yêu cầu cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong tiết dạy. - Môn văn học thuộc khoa học xã hội, có quan hệ gắn với lịch sử, văn hóa và xã hội. Do vậy, tích hợp dạy các kiến thức xã hội trong bộ môn văn có một khả năng chiếm lĩnh tác phẩm cao. - Giáo viên đã có ý thức vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT để khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kỹ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau; tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. - Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy(cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động cho tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên ) b. Khó khăn: 2 - Tích hợp tính thời sự trong giờ học văn là liên hệ tính thời sự trong văn bản nhằm giúp học sinh tìm hiểu và có cách giải quyết vấn đề xã hội trong chính cuộc sống xung quanh. Đó là những vấn đề thuộc các lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống… Điều này đòi hỏi giáo viên phải học tập rất nhiều và phải nhạy bén. Thế nhưng đâu phải ai cũng có khả năng. - Giáo viên có tích hợp nhưng chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra. Cụ thể như: + Giáo viên thiên về chú trọng khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm mà bỏ qua cơ hội tích hợp giáo dục thông qua tính thời sự. Điều đó khiến tác phẩm mất cơ hội sống lâu trong tâm hồn các em. Ví dụ : Dạy “ Tôi yêu em”, giáo viên hướng học sinh cảm thụ vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ của Puskin. Học sinh hiểu bài thơ thể hiện tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng qua nghệ thuật thơ cổ điển giản dị, tinh tế, hàm súc của tác giả. Và để học sinh hiểu sâu sắc hơn vể đẹp của tác phẩm ta thường liên hệ tình yêu trong Vội vàng- xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử. Cách liên hệ như thế có tác dụng khắc sâu hơn kiến thức của cả ba bài. Các em đã thấy và quí cái hay, cái đẹp, cái cao thượng của người xưa trong tình yêu. Nhưng chúng ta quên trong thực tế hiện nay nhiều người yêu không trong sáng, cao thượng (rất dễ thấy trong đời thường các em) và bỏ qua giáo dục thái độ nhìn nhận cuộc sống từ hiện tượng ngược với điều các em đang học. Và như thế các em chưa thấy sức sống của tác phẩm trong hiện tại. + Giáo viên quan niệm tính thời sự chỉ có trong văn bản nhật dụng mà bỏ qua văn bản văn học. Sự thật nhiều tác phẩm văn học không chỉ có tính thời sự ở thời điểm nó ra đời mà còn trong thời hiện tại. Ví dụ dạy Vợ chồng Aphủ (trích Vợ chồng Aphủ- Tô Hoài) ta có thể liên hệ cho học sinh thấy tính chất bóc lột của những kẻ cho vay nặng lãi ngày nay. Hành động của bọn họ cũng hết sức tàn nhẫn, đáng lên án. + Giáo viên có tích hợp tính thời sự trong tiết học mà bỏ qua tích hợp trong các môn học khác hoặc các hoạt động khác. Theo tôi đây cũng là cách để tác phẩm văn học phát huy chức năng giáo dục, tình cảm thẫm mỹ Ví dụ: Khi dạy bài Vội vàng- xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử Tôi yêu em- Puskin, ta không chỉ tích hợp ngay trong giờ dạy mà còn tiếp tục tích hợp trong tiết hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, diễn đàn thanh niên của học sinh. c. Những tồn tại: - Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong SGK với vấn đề xã hội đặt ra mà người biên soạn sách rất lưu tâm. 3 - Học sinh không cảm nhận hết được chiều sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm văn học và sức sống lâu bền trong hiện thực. - Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh( cả bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội). - Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh dẫn đến các em càng chán giờ văn. Vì vậy trong chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 11 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản” này, về cơ bản vẫn tiếp tục ứng dụng thực hiện các giải pháp của chuyên đề năm 2012-2013 cho khối lớp 11. Tuy nhiên năm nay người viết còn mở rộng thêm một số giải pháp khác và tích hợp ngoài giờ dạy để tăng cường giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Các giải pháp 1.1. Xác định tính thời sự trong một số văn bản lớp 11 Muốn tích hợp tốt ta phải xác định được tính thời sự của tác phẩm là gì. Từ đó chọn cách tích hợp phù hợp. Cụ thể tính thời sự trong các văn bản. Cụ thể: (1) Vào phủ chúa Trịnh (trích )- Lê Hữu Trác - Kiến thức: Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi . - Tính thời sự: Đấu tranh với danh lợi để giữ gìn nhân cách. Việc giữ gìn đạo dức nghề nghiệp. Môi trường sống và sức khỏa con người (2) Tự tình- Hồ Xuông Hương - Kiến thức: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch ; vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc - Tính thời sự: Vấn đề bình đẳng giới, quyền được sống hạnh phúc của con người nhất là người phụ nữ. Tấm lòng biết sẻ chia, đồng cảm (3) Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến - Kiến thức: Vẻ đẹp bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng của tác giả. Sự tinh tế tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến. - Tính thời sự: Bài thơ gợi tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời còn giáo dục học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ. (4) Thương vợ- Trần Tế Xương 4 - Kiến thức: Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương. Thơ Tú Xương giàu cảm xúc chân thành, giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng. - Tính thời sự: Bình đẳng giới. Tình yêu và hạnh phúc gia đình. (5) Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ - Kiến thức: Con người Nguyễn Công Trứ (tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam) thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến. - Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Bản lĩnh sống của con người trong xã hội. Quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ. (6) Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát - Kiến thức: Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát đổi thay. Thành công của tác giả trong việc sử dụng thơ cổ thể, các biểu tượng nghệ thuật - Tính thời sự: Lý tưởng sống của con người. Cần đổi mới trong cách học tập, cách lập thân của thanh niên và mọi người. (7) Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc- Nguyễn Đình Chiểu - Kiến thức: Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp. Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả. Thành công của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ, thủ pháp tương phản và tính trữ tình. - Tính thời sự: Tình yêu đất nước của nhân dân. Từ đó gợi chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì bình yên cho nhân dân. Bài thơ đặt cho thanh niên phải sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù đang tìm cách chống phá hòa bình của ta. Tấm lòng nhân đạo của tác giả còn đặt ra cho hôm nay tinh thần uống nước nhớ nguồn. ( 8) Chiếu câu hiền- Ngô Thì Nhậm - Kiến thức: Chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận và cảm xúc của Ngô Thì Nhậm. - Tính thời sự: Tầm nhìn chiến lược trong phát hiện, đào tạo, trọng dụng nhân tài của đất nước. Trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng. (9) Hai đứa trẻ- Thạch Lam 5 - Kiến thức: Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ. Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất trữ tình lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự - Tính thời sự: Sự đồng cảm, xót thương đối với những hoàn cảnh sống nghèo khổ, quẩn quanh. Lòng cảm thông, trân trọng khát vọng sống, ý thức vượt lên hoàn cảnh để sống có ý nghĩa của con người. (10) Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân - Kiến thức: Hình tượng Huấn Cao : cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài. Qua đó ta thấy quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân. Tác giả thành công trong xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. - Tính thời sự: giáo dục con người sống thiên lương, có lòng nhân ái, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cái thiện, cái tâm có khả năng đánh thức giá trị thật của con người khi bị hoàn cảnh vùi lấp. (11) Hạnh phúc của một tang gia( trích)- Vũ Trọng Phụng - Kiến thức: Với bút pháp trào phúng đặc sắc tác giả tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm. Qua đó lột rõ bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm lúc bấy giờ. Từ đó, tác giả tỏ thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo trước sự băng hoại đạo đức con người. - Tính thời sự: Từ chân dung biếm họa của các nhân vật, tuổi trẻ cần xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh. Chúng ta tiếp thu văn hóa, tiếp thu cái mới nhưng phải biết chắt lọc cho phù hợp. Đừng vì danh lợi mà đánh mất nhân nghĩa ở đời. (12) Chí Phèo- Nam Cao - Kiến thức: Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện. Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ. - Tính thời sự: Tính thời sự chính là giáo dục con người sống cần có khát vọng, lòng nhân ái, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Tình yêu thương có khả năng đánh thức giá trị thật của con người khi bị hoàn cảnh vùi lấp. Con người nếu không có ý chí phấn đấu sẽ bị hoàn cảnh vùi lấp, tha hóa trong cái xấu. (13) Vĩnh biệt cữu trùng đài ( trích)- Vũ Như Tô 6 - Kiến thức: Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch. Vũ Như Tô: là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí, “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”. Vì thế, đi tận cùng niềm đam mê khao khát ấy Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình. Chàng trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết. - Tính thời sự: Ca ngợi những khát vọng sáng tạo chân chính. Từ bi kịch Vũ Như Tô, tác phẩm đặt ra vấn đề phải biết dung hòa quyền lợi của cá nhân và tập thể, phải bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhân dân. (14) Tình yêu và thù hận(trích) Sêch-xpia - Kiến thức: Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng của Rô-mê-ô và Gui-li-ét. Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp; trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, tranh đấu cho con người được hưởng quyền sống chính đáng. - Tính thời sự: Vở kịch có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa hiện thực rõ nét. Nó là tiếng nói của khát vọng tự do, tình yêu, lòng nhân ái và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện của con người. (15) Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu - Kiến thức: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước - Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của người thanh niên. (16) Tràng giang- Huy Cận - Kiến thức: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí - Tính thời sự: Vấn đề bảo vệ thiên nhiên đang được thế giới hết sức quan tâm. Bởi vô tình hay cố ý thì con người đang ngày ngày tàn phá môi trường tự nhiên. Cho nên vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên của tác giả thể hiện trong Tràng giang là vấn đề thời sự ta cần đặt ra cho các em cùng giải quyết. Hãy yêu và bảo vệ thiên nhiên- môi trường sống của con người. Bài thơ còn đặt ra cho học sinh tình yêu Tổ quốc. (17) Vội vàng- Xuân Diệu - Kiến thức: Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. Đằng sau những tình cảm ấy là quan niện nhân sinh chưa từng 7 thấy trong thơ ca truyền thống: Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết trân trọng , sống hết mình với tuổi trẻ, mùa xuân và thời gian. - Tính thời sự: Từ vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Xuân Diệu, tác phẩm đã đặt ra vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Quan niệm nhân sinh của nhà thơ trong tác phẩm cũng đặt ra cho thanh niên về vấn đề lối sống, quan niệm tình yêu, hạnh phúc (18) Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử - Kiến thức: Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ. Mạch tâm tư như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải của nhân vật trữ tình. - Tính thời sự: Tình yêu thiên nhiên. Quan niệm về tình yêu, cách hành xử trong tình bạn, tình yêu. (19) Chiều tối- Hồ Chí Minh - Kiến thức: Bài thơ tả bức tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn. Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ. - Tính thời sự: Vẻ đẹp tâm hồn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. (19) Từ ấy- Tố Hữu - Kiến thức: Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thamh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. - Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Tinh thần vì nước, vì dân, ý thức trách nhiệm của người thanh niên. (20) Người trong bao- Sê khốp - Kiến thức: Qua câu chuyện về Bê-li-cốp- một con người kì quái, cổ hủ - tác giả khắc họa chân dung điển hình cho một hiện tượng xã hội, một bộ phận, một kiểu người của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Tính cách kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp chỉ có thể chấm dứt thay hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội với một cuộc cách mạng xã hội và tư tưởng, văn hóa. - Tính thời sự: Lối sống trong bao có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài đến tận ngày nay: an phận thủ thường, mũ ni che tai, con ốc nắm co, rụt cổ rùa, nhát như thỏ đế, nhát như cáy…Chỉ khi xã hội loài người thực sự tự do, dân chủ, công bằng và lành mạnh “lối sống trong bao kiểu người trong bao” mới không tồn tại. Tác phẩm đặt ra vấn đề lối sống này cần bị tiêu diệt và tất yếu sẽ bị tiêu diệt. 8 [...]...1.2 Tích hợp trong giáo án đọc- hiểu văn bản Là đưa nội dung tích hợp vào giáo án nhằm khắc sâu kiến thức, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Cách tích hợp thường là: - Lồng ghép câu hỏi tích hợp - Giáo viên bình luận tính thời sự đặt ra qua nội dung văn bản - Bài tập ngắn 1.3 Tích hợp liên mơn và các hoạt động giáo dục khác Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đồn đưa nội dung tích hợp. .. XÉT Với cách dạy học tích hợp giúp học sinh khám phá được tính thời sự trong văn bản văn học như trên, tôi nhận thấy có những ưu điểm nổi bật như sau: - Học sinh hứng thú hơn trong học tập, lónh hội kiến thức văn học vì tác phẩm không còn là một văn bản xa lạ với đời sống các em mà nó mang tính thực tiễn Điều Lê Hữu Trác đề cập đến cách nay hơn hai thế kỉ mà vẫn nóng hổi tính thời sự, chạm đến những... hứng thú hơn trong học tập, lónh hội kiến thức văn học vì tác phẩm không còn là một văn bản xa lạ với đời sống các em mà nó mang tính thực tiễn Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc cách đây gần hai thế kỉ trở nên gần gũi với các em - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm khó cảm thụ vì giọng văn Nguyễn Đình Chiểu khá xa lạ với các em Nếu không khéo léo hướng các em tìm đến tính thời sự trong văn bản, các em... nghiệm: TÍCH HỢP TÍNH THỜI SỰ TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LỚP 11 Họ và tên tác giả: Đặng Thị Phương Mai Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn Đơn vị: Trường THPT Long Thành Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ơ tương ứng, ghi rõ tên bộ mơn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ mơn: Ngữ văn  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong. .. hơn 29 4 Kết quả thực tiễn: Sau khi áp dụng trong thực tế giảng dạy ở các lớp được phân cơng, chúng tơi tiến hành tổng hợp: - Dựa vào bài thi cuối học kỳ II và tổng kết điểm mơn Văn Kết quả: + Năm học 2012-2013: lớp 11A1- ban KHTN, lớp 11B1- ban CB Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu A1 6% 56% 36 % 2% B1 3% 57% 37 % 3% + Năm học 2013-2014: lớp 11A1, 11A2- ban CB Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu A1 8% 62 % 30% 0%... giới trẻ hiện nay - Thượng kinh kí sự là một tác phẩm khó cảm thụ vì xa lạ với học sinh Nếu không khéo léo hướng các em tìm đến tính thời sự trong văn bản, các em sẽ chán , học cho qua và sẽ nhanh chóng quên tác phẩm - Về phía giáo viên, cách lồng ghép câu hỏi tích hợp vào cuối bài sau khi học sinh đã tìm hiểu văn bản sẽ giúp GV khắc sâu kiến thức cho các em HS Đồng thời, cách đặt vấn đề ngay từ đầu... thần uống nước nhớ nguồn, thái độ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…) 28 3 So sánh kết quả trước và sau ứng dụng tích hợp giáo dục vào các hoạt động khác - Trước khi tích hợp: Khi dạy bài Tơi u em- Puskin, trong giáo án giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống thơng qua tính thời sự của văn bản bằng bài tập củng cố: 1 Puskin đứng trước mối tình vơ vọng đã hành xử như thế nào? a Đau khổ, ốn hận b Vẫn... nơng dân - Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nơng dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với 27 tất cả vẻ đẹp vốn có của họ III – TỔNG KẾT : Ghi nhớ SGK/tr.65 Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết HS đọc ghi nhớ SGK/65 3.Hướng dẫn HS học ở nhà - Học bài cũ - Xem trước bài mới NHẬN XÉT Với cách dạy học tích hợp giúp học sinh khám phá được tính thời sự trong văn bản văn học như trên, tôi nhận... vãn : câu 16  25 phần? + Kết : còn lại 20 - Hoạt động 2: Tổ chức HS đọc- hiểu văn bản HS thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi sau: - Nhóm 1 : Phân tích ý nghĩa khái qt bối cảnh thời đại và cái chết bất tử của người nghĩa sĩ? Tác dụng nghệ thuật trong hai câu đầu? II - ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1 Nội dung a Lung khởi - Tình thế căng thẳng của thời đại, của đất nước : + “Hỡi ơi” là tiếng than bộc lộ cảm xúc đau... một số giáo án ứng dụng tích hợp giáo dục Giáo án chưa ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh kí sự ) Lê Hữu Trác I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh II . 2 011- 2012) 4. Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản ( 2012- 2013) CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP TÍNH THỜI. tác phẩm trong hiện tại. + Giáo viên quan niệm tính thời sự chỉ có trong văn bản nhật dụng mà bỏ qua văn bản văn học. Sự thật nhiều tác phẩm văn học không chỉ có tính thời sự ở thời điểm. trong một số văn bản lớp 11 Muốn tích hợp tốt ta phải xác định được tính thời sự của tác phẩm là gì. Từ đó chọn cách tích hợp phù hợp. Cụ thể tính thời sự trong các văn bản. Cụ thể: (1) Vào

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giáo án chưa ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản

  • Giáo án có ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản

  • Giáo án chưa ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản

  • Giáo án có ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản

  • 3. So sánh kết quả trước và sau ứng dụng tích hợp giáo dục vào các hoạt động khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan