skkn góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm thpt tân phú

18 419 0
skkn góp phần nâng cao hiệu quả  đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm thpt tân phú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC …  … I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Thúy Hoàn 2. Ngày tháng năm sinh: 16/ 12/ 1968 3. Nam , , nữ 4. Địa chỉ: Khu 8 - Thị trấn Tân Phú - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0974123496 6. Chức vụ: CTCĐ, Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (Hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1991 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 22 năm - Số năm có kinh nghiệm: 22 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây: + Hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn học bằng cách hóa thân vào nhân vật. + Làm đồ dùng dạy học và quản lý đồ dùng dạy học ở tổ bộ môn. + Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích khi đọc hiểu văn bản văn học trung đại. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 1 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRỮ TÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Ngữ văn THPT, phần Đọc - hiểu văn bản chiếm khối lượng lớn và có vai trò quan trọng. Đọc diễn cảm là một trong những phương pháp của dạy học môn Ngữ văn ở Nhà trường. Có thể nói: đọc diễn cảm vốn là một thuật ngữ quen thuộc mà tất cả quý thầy cô giáo dạy văn và các em học sinh học văn không thể không biết đến . Tuy nhiên, để hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa, vai trò và chức năng của việc đọc diễn cảm cũng như rèn luyện cách đọc như thế nào …để đạt hiệu quả trong học tập môn ngữ văn, lại là điều không phải ai cũng biết và nắm vững được. Từ thực tế giảng dạy nhiều năm và với mong muốn học sinh học văn ngày một tốt hơn, học văn bằng sự hiểu biết và say mê chứ không phải học theo kiểu đối phó, xuất phát từ yêu cầu của khâu đọc, đặc biệt là đọc diễn cảm, với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú của giờ đọc văn, phát huy ý nghĩa của việc đọc diễn cảm, chúng tôi đưa ra một vài ý kiến về vấn đề Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm. Đây cũng là dịp để chúng tôi được trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy văn, học văn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đọc hiểu một văn bản văn học là một vấn đề không phải dễ dàng. Từ đọc văn bản, nấm bắt nghĩa của câu chữ, đến cảm nhận được chiều sâu của ý tứ, của tư tưởng tình cảm sâu xa mà người viết gửi gắm trong đó là cả một quá trình đòi hỏi người đọc cả kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống và những kĩ năng cơ bản. Đối với học sinh ở trường phổ thông, đọc hiểu một văn bản văn học có qui trình chung theo biên soạn của sách giáo khoa thống nhất. Việc đọc hiểu theo qui trình này giúp cho học sinh tiếp thu văn bản văn học dễ dàng hơn. Có nhiều cách thức để có thể khám phá thế giới tâm hồn, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong các văn bản văn học nhưng có thể dễ dàng nhận thấy đọc diễn cảm là một cách tiếp cận tác phẩm trực tiếp, cụ thể mà đầy sáng tạo. Đó cũng chính là con đường nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng mà chúng tôi đưa ra trong đề tài này. Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Người học, trong chừng mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 2 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm Còn về phía học sinh, khi giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì có thể tạo cơ hội cho các em bộc lộ bản thân. Đương nhiên, giáo viên phải gieo vào học sinh ý thức đọc sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện, và đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn. Đọc diễn cảm là làm sao lột tả được nội dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm xúc của nhà văn đến người đọc, truyền cảm hứng cho độc giả. Ngay tên gọi đã nói đúng bản chất của việc đọc diễn cảm, đó là người đọc phải thể hiện xúc cảm, tình cảm trong giọng đọc. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Cho nên, đây là biện pháp có tác dụng rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này trước khi hướng dẫn học sinh bước vào phân tích cụ thể văn bản, hoặc kết hợp với việc phân tích; cũng hoàn toàn có thể sử dụng sau khi đã hoàn tất việc tìm hiểu văn bản. ở mỗi thời điểm nó đều có tác dụng riêng; hoặc là tạo những ấn tượng chung; hoặc kiểm nghiệm hay khắc sâu một sắc thái tình cảm nào đó; hoặc củng cố, thống nhất, nâng cao mọi ấn tượng về văn bản. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng chung là khâu đọc diễn cảm chưa được đầu tư thích đáng, một số tiết học thậm chí phần này còn bị bỏ qua hoặc chỉ tiến hành đọc qua loa vài đoạn trong văn bản. Thực trạng này xuất phát từ áp lực của chương trình, dung lượng kiến thức nhiều mà thời gian lại ít, giáo viên buộc chạy đua để hoàn thành kiến thức cơ bản. Học sinh không hứng thú với bộ môn, tâm lí đối phó dẫn đến việc các em thờ ơ với phần đọc tác phẩm văn học. Chỉ khi nào học sinh cảm nhân thấy cái hay, cái đẹp từ hình tượng, câu chữ của tác phẩm thì sẽ có khả năng các em tìm về với môn học này và lúc đó các em mới cảm nhận tác phẩm bằng đọc diễn cảm. Phần lớn, các em soạn bài, tiếp xúc với văn bản một cách hời hợt vì nhiều lí do, vì thế việc đọc diễn cảm, một thao tác tưởng như đơn giản và hiển nhiên phải làm khi đọc hiểu văn bản lại bị bỏ qua. Chọn đề tài này, vấn đề đặt ra hoàn toàn không có gì mới, nhưng trong thực tế dạy học lại đang là vấn đề cần bàn, cần có giải pháp cụ thể, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần vào việc giúp các em học sinh trong hành trình cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học, đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp về một phương pháp quen thuộc nhưng có thể vì những lí do khác nhau trong qua trình dạy học, đôi khi chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu nhỏ, người viết tập trung vào các văn bản văn học thuộc thể loại thơ trữ tình lớp 12 thuộc chương trình THPT (Chương trình Chuẩn). Thiết kế thể nghiệm của chúng tôi được tiến hành ở một số văn bản thơ trữ tình tiêu biểu được học trong chương trình. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 3 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỌC DIỄN CẢM VÀ ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM TRỮ TÌNH *Khái niệm: Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc kèm theo các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, nét mặt, ánh mắt khi đọc để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe. Phương pháp đọc diễn cảm là phương pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo, chủ yếu bằng sự cảm nhận trực tiếp tác phẩm. * Các nguyên tắc đọc diễn cảm: Người đọc cần phải: + hiểu rõ những điều gì mình cần truyền đạt đến người nghe, khi tiến hành đọc tác phẩm. + có sự đánh giá chính xác và sinh động đối với tất cả những điều được nói tới trong tác phẩm. + đọc tác phẩm với mong muốn một cách có ý thức truyền đạt nội dung cụ thể, các biến cố, các cảnh tượng và sự kiện, truyền đạt sao cho người nghe cũng hiểu và đánh giá chúng một cách đúng đắn. + khi chuẩn bị đọc diễn cảm, cần đặt mình vào vai một nghệ sĩ sáng tạo. Người đọc sẽ đọc như một bạn đọc tinh tế và nhạy cảm đồng thời như một người trình bày nghệ thuật đọc. * Những đặc điểm cơ bản của việc đọc diễn cảm tác phẩm trữ tình Tính nhạc điệu - Tác phẩm thơ: Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh… - Tác phẩm văn xuôi trữ tình: Chú ý nhịp điệu, âm hưởng của câu được tạo nên bởi sự phối thanh, ngắt nhịp ở từng câu, từng đoạn. Nhịp điệu thơ: Nhịp thơ có thể dài, ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc. Mỗi thể thơ đều có những quy định về số lượng từ ngữ trong câu thơ và sự hiệp vần khá chặt chẽ. Mỗi thể loại thơ đều có nhịp điệu chung điển hình. Câu thơ là một cấu tạo nhịp điệu. Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Nhạc thơ chủ yếu còn do các thanh điệu tạo nên. * Hình ảnh và ngôn ngữ Hình ảnh trong tác phẩm trữ tình là một yếu tố thường sử dụng để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Xác định ý nghĩa của ngôn ngữ: Ý nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm trữ tình khác với từ ngữ hàng ngày, từ ngữ trong các văn bản nghệ thuật khác vì nó sử dụng một lớp nghĩa riêng: Nghĩa biểu tượng chủ quan để xây dựng hình tượng. Bởi tác giả sống trong thế giới tình cảm và cảm xúc của tâm hồn mình, ngôn từ trở thành hình thức trở thành giác quan để họ cảm thấy mình và cảm nhận được thế giới. * Hình ảnh cái “tôi” trữ tình của tác giả Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 4 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm Tác phẩm trữ tình thể hiện sự thật của tâm hồn con người, trước hết là tâm hồn người viết. Mỗi tác phẩm thể hiện một tình cảm, một điều thầm kín của tâm hồn, nhờ trữ tình mà được bộc lộ, truyền đến với người khác. Đọc diễn cảm cần dựa vào mạch cảm xúc từng đoạn để thể hiện cho phù hợp, không nên đọc từ đầu tới cuối một nhịp điệu. không lạm dụng để uốn oéo giọng, không phải lúc nào âm điệu cũng réo rắt lên bổng xuống trầm. Để dạy tốt tác phẩm trữ tình, GV cần nghiên cứu kĩ, tìm ra giọng điệu và do đó, tìm ra cách đọc, cách tái hiện hình tượng thích hợp đọc tốt; chỗ nào cần nhấn mạnh, chỗ nào cần đọc chậm, ngắt nghỉ như thế nào… Cho nên, đọc tác phẩm trữ tình phải làm sao thể hiện đúng tình cảm, ý nghĩa của nó. 2.2. ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM TRỮ TÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 THPT 2.2.1. Đọc diễn cảm tác phẩm trữ tình thuộc chương trình ngữ văn lớp 12 THPT *Văn bản trữ tình được học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) - Thơ: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (trích) (Tố Hữu), Sóng (Xuân Quỳnh), Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) - Văn xuôi: Người lái đò sông Đà (trích) (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Nhận xét: Các văn bản đưa vào chương trình của lớp 12 có đề tài khá phong phú, mạch cảm hứng đa dạng, các tác giả có phong cách nghệ thuật khác nhau, đòi hỏi người đọc phải đọc kĩ văn bản để có thể xác định đúng giọng điệu của tác phẩm. Phần tác phẩm thơ: Nếu như cùng đề tài chiến tranh cách mạng, Tây Tiến của Quang Dũng có âm hưởng bi tráng rất đặc trưng, Việt Bắc (trích) (Tố Hữu) mang âm hưởng ngọt ngào mà vẫn không thiếu sự hào hùng thì Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm) lại đầy chất suy tư triết luận. Người đọc cũng phải đọc nhiều lần để cảm nhận âm hưởng bi phẫn khi đọc hiểu Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Phần tác phẩm văn xuôi: Trong lúc âm hưởng của bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân vang lên với nhịp điệu vô cùng linh hoạt từ những câu văn ngắn dài co duỗi độc đáo thì đọc kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? cần giọng tha thiết đắm say của nhà văn có văn phong tao nhã, tinh tế, hướng nội Hoàng Phủ Ngọc Tường. * Đọc diễn cảm tác phẩm trữ tình thuộc chương trình ngữ văn lớp 12 THPT - Đối với giáo viên + Rèn luyện để có giọng đọc tốt: sẽ biểu lộ được những cung bậc giai điệu, âm vực ngôn ngữ đúng đặc trưng thể loại văn bản, tất sẽ tạo hiệu ứng tốt cho người học. + Đọc nhiều lần văn bản: đọc lướt, đọc chậm, đọc to thành tiếng lắng nghe tính nhạc điệu, nhịp điệu, âm hưởng chủ đạo từ đó xác định giọng đọc, tốc độ, cao độ, ngắt hơi ở từng phần, từng đoạn của văn bản. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 5 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm + Khi thiết kế bài dạy, dành một thời gian thích đáng cho việc đọc văn bản. Những tiết dung lượng bài dài, sẽ không kiểm tra bài cũ đầu tiết mà kết hợp kiểm tra lồng ghép trong quá trình dạy chủ yếu kiểm tra phần đọc trước ở nhà. Dành thời gian nhất định cho phần đọc: buộc cả lớp đọc kĩ lại những phần quan trọng trong văn bản rồi ra câu hỏi kiểm tra khả năng cảm nhận phần mới đọc xong. Sau khi hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên sẽ đọc diễn cảm để học sinh cảm nhận âm hưởng của tác phẩm. Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có thể nói, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là biện pháp hữu hiệu trong rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh. Chẳng hạn, dạy tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, ta dễ dàng nhận thấy giá trị của tác phẩm không chỉ ở nội dung cảm nhận (vẻ đẹp từ tính cách của dòng sông, vẻ đẹp của người lái đò) mà cái chính là ở phương thức biểu hiện của tác giả, bởi vậy phải đọc kĩ tác phẩm, đặc biệt những đoạn tác giả miêu tả thác sông Đà, những cái hút nước hoặc thạch trận đá, vẻ mềm mại trữ tình và gợi cảm của sông Đà…từ đó xác định giọng điệu phù hợp để truyền đến cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ về tác phẩm, từ đó tạo hứng thú để dể dàng dẫn dắt học sinh thấy được tài hoa uyên bác trong văn phong của Nguyễn Tuân. Ở những tiết đọc hiểu văn bản thơ, hiệu quả của đọc diễn cảm càng rõ rệt. Bản thân giáo viên đọc thật diễn cảm nhiều lần tự nhiên gieo vào lòng các em những xúc cảm thật sự, những cảm nhận ban đầu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Bài Việt Bắc (Tố Hữu) là một ví dụ. Với đặc trưng phong cách thơ trữ tình-chính trị, giọng điệu tâm tình sâu lắng, Việt Bắc là một thi phẩm ngập tràn cảm xúc, tâm trạng, cái cảm xúc bịn rịn lưu luyến, cảm xúc tự hào, mến yêu, nghĩa tình sâu nặng giữa người đi kẻ ở…làm thế nào để chuyển tải thông điệp ấy vào tâm hồn các em không phải dễ dàng. Đọc văn bản Tây Tiến, nguyên khổ thơ tả cảnh đèo dốc, chỉ bằng cách đọc nhấn đúng các thanh trắc liên tiếp ở câu Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm thôi cũng đủ sức gợi lên dáng núi thế hình đèo cao vực thẳm và cả hơi thở nặng nhọc, đứt quãng của người chiến sĩ đang cố nhích từng bước lên cao. Ngược lại, khi đọc Sóng của Xuân Quỳnh, chắc chắn phải thể hiện nhịp điệu của sóng, bởi đó cũng chính là nhịp điệu của trái tim yêu, của cõi lòng dạt dào xúc cảm của người con gái mang khát vọng tình yêu “muôn thuở” nên khắc khoải, thổn thức vô hồi vô hạn “chẳng bao giờ đứng yên”! Cảm xúc ấy sẽ sống dậy được và sống dậy một cách dể dàng nếu biết đọc diễn cảm thật sự. Thực tế khi giảng bài này tôi đã cố gắng đọc thật diễn cảm, đọc bằng cả cảm xúc của trái tim mình, học sinh chăm chú lắng nghe và thực sự đã có sự lan tỏa cảm xúc. + Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi văn bản và dung lượng thời gian cho từng văn bản trong chương trình, giáo viên sẽ sắp xếp đọc diễn cảm như thế nào trong thiết kế bài dạy. Đọc toàn bộ văn bản hay trích đọc những đoạn tiêu biểu, đọc một lần trước khi đi vào khai thác chi tiết hay đọc nhiều lần để khơi gợi cho học Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 6 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm sinh khám phá, tưởng tượng, đọc để cảm nhận từng chi tiết cụ thể và để cảm nhận âm hưởng chung toàn bài - Đối với học sinh: + Yêu cầu việc chuẩn bị bài ở nhà: Văn bản trữ tình phải đọc nhiều lần và đọc to thành tiếng để lắng nghe được âm hưởng của tác phẩm. Giáo viên khi kiểm tra bài soạn, không nên chỉ đọc phần viết ra ở vở soạn của học sinh (thực tế có rất nhiều em chỉ chép từ sách tham khảo hoặc của bạn chứ không hề đọc văn bản) mà cần kiểm tra việc đọc văn bản của học sinh. Rất dễ dàng nhận ra học sinh có đọc và đọc nhiều lần không khi các em đọc to thành tiếng trước lớp. Khuyến khích học sinh học thuộc văn bản thơ (cả bài hoặc từng đoạn) trước, khi tìm hiểu văn bản ở lớp, chắc chắn thầy trò sẽ chủ động, tích cực hơn rất nhiều. + Ở lớp, tùy vào từng văn bản cụ thể, giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm (theo cách cảm nhận của mình về tác phẩm) hoặc hướng dẫn đọc diễn cảm trước cho học sinh. Cần nhận xét cách đọc của học sinh cụ thể để không chỉ bản thân cá nhân em đọc mà cả lớp thấy được chỗ đọc diến cảm tốt và chỗ đọc chưa đạt để chỉnh sửa phù hợp. Đặc biệt với những học sinh có giọng đọc tốt nhưng đọc diễn cảm chưa đúng với tinh thần của văn bản thì giáo viên phải uốn nắn kịp thời, bởi đọc diễn cảm chính là cách cảm nhận tác phẩm, không phải là cách uốn éo khoe giọng. + Trong tiến trình khai thác văn bản, giáo viên có thể gọi học sinh đọc diễn cảm một câu, một đoạn thể hiện âm hưởng, cảm xúc của phần trích dẫn đó. Đây cũng chính là cách học sinh cảm nhận tác phẩm bằng đọc diễn cảm. Rõ ràng, khi đọc diễn cảm được câu thơ (văn), đoạn thơ (đoạn văn), các em đã thâm nhập vào thế giới mà văn bản mở ra, các em đã cảm nhận nó bằng tâm hồn, cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là sự sao chép, tái hiện vô cảm (mà các em thường “nhai” lại từ bài chép trong vở soạn). Chẳng hạn khi dạy bài Việt Bắc, đến khổ thơ thứ hai trong đoạn trích, giáo viên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm khổ thơ. Thể hiện tình cảm tha thiết, tâm trạng bồi hồi, lưu kuyến, vấn vương của người cán bộ cách mạng về xuôi đối với người Việt Bắc, nhịp điệu đoạn thơ góp phần rất lớn trong việc thể hiện cảm xúc này. Cảm nhận được điều này, học sinh sẽ đọc được nhịp thơ nhịp nhàng ở ba câu đầu và đột ngột chuyển nhịp 3/3/2 ở câu cuối diễn tả bao nỗi vấn vương, cả sự hụt hẫng, nghẹn ngào của người đi trong giây phút chia tay. Nếu không cảm nhận được điều này, học sinh sẽ đọc nhịp chẵn đều đặn từ đầu đến cuối và câu thơ sẽ trở nên nhạt nhẽo Cầm tay/ nhau biết/ nói gì/ hôm nay. + Kết thúc tiết dạy, khi tổng kết bài học, giáo viên có thể khuyến khích học sinh đọc sáng tạo lại văn bản đã học như một cách tổng kết. Bằng việc đã khai thác văn bản về cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, chắc chắn các em sẽ đọc văn bản tốt hơn, không chỉ đúng với âm hưởng của nó mà còn cả cảm xúc, tâm hồn của người đọc. Giáo viên có thể khuyến khích các em bằng cách khen ngợi, cho điểm đối với những em có cách đọc diễn cảm tốt, truyền được cảm hứng đến cho người nghe. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 7 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm 2.2.2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Tiết 19- 20 TÂY TIẾN Quang Dũng A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên TB và hình ảnh người lính TT. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính TT mang vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. - Bút pháp lãng mạn thật đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ (5’): - Kiểm tra bài luyện tập ở nhà , nêu lại các bước làm văn NL về một bài thơ đoạn thơ? - Bài soạn Tây Tiến ( Quang Dũng) 2. Bài mới: Giới thiệu về thơ kháng chiến chống Pháp và bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung - Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những net khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến? - Theo dõi HS trả lời, hướng dẫn ghi chép ngắn gọn theo SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ * Thao tác 1: Đọc diễn cảm và chia bố cục - Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ- chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn. (GV theo dõi HS đọc để đánh giá việc HS chuẩn bị bài ở nhà). I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả : Quang Dũng (1921-1988) - Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn. 2. Bài thơ Tây Tiến - Hoàn cảnh ra đời: SGK - Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986). II. Đọc- hiểu bài thơ 1. Kết cấu bài thơ, ý chính mỗi đoạn và mạch liên kết giữa các đoạn Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 8 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm GV nhận xét phần đọc của HS. H/d đọc: âm hưởng bài thơ: bi tráng ( xen lẫn đau thương và hào hùng, hiện thực và lãng mạn…). GV đọc diễn cảm 1 lượt. - Yêu cầu lớp theo dõi câu hỏi 1( SGK) , tìm hiểu ý chính từng đoạn và mạch liên kết trong bài thơ? * Thao tác 2: Hướng dẫn HS cảm nhận đoạn 1 - Đọc đoạn 1 của bài thơ và nêu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu? - Cho HS trao đổi nhóm, trình bày - Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thức - Gợi mở cho HS phtích làm rõ giá trị ngthuật đsắc của đoạn thơ. GV đọc nhấn vào 2 cụm từ xa rồi và nhớ chơi vơi. - Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hs cảm thụ sâu GV đọc câu thơ Dốc lên khúc khuỷu dôc thăm thẳm với việc chú ý nhấn mạnh các thanh trắc =>âm điệu câu thơ trục trặc, khó đọc, đứt quãng…? Em cảm nhận cảnh dèo dốc như thế nào qua âm điệu câu thơ? Đọc câu thơ Nhà ai Pha Luông…với âm hưởng nhẹ nhàng, ngân nga được tạo ra từ các thanh bằng và âm ơi kết thúc. Cảm nhận về khung cảnh, tâm trạng được gợi ra từ âm điệu câu thơ này? Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và phtích giá trị + Đoạn 1: Nhớ về khungcảnh thiên nhiên miền Tây BB gắn những cuộc hành quân gian khổ, hào hùng + Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp (Đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng) + Đoạn 3: Nhớ về những người đồng đội Tây Tiến. + Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến. 2. Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ a. Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây. - Hai câu thơ mở đầu: + Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ. + Nhớ “chơi vơi”: 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối. => một biển nhớ bát ngát mênh mông, không bờ, không bến, tràn ngập, chơi vơi Câu thơ như khơi dòng cho nguồn thác kí ức hiện về - Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị: + Hùng vĩ, hiểm trở ( Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian) . Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu . Nhiều đèo dốc hiểm trở: >điệp từ dốc: đèo dốc điệp trùng >Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút >phối thanh: những câu thơ nhiều thanh trắc (5/7): Dốc lên…=> gợi tả sự gập ghềnh, trắc trở, hiểm nguy của dèo dốc, gợi tả hơi thở nặng nhọc >Bpháp tương phản, nhân hóa: ngàn thước …, súng ngửi trời . Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.” +Nhưng cảnh vẫn mang vẻ thơ mộng, huyền Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 9 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm biểu đạt của nó? ( Bình: Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một tgiới của cái đẹp, thgiới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính TT. trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được XDiệu cho rằng đọc bài thơ TT, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng) Bình kq: Hình ảnh người lính được khắc hoạ chân thực mà không trần trụi, nghiệt ngã mà không hề bi quan, bi luỵ. Tất cả làm toát lên vẻ đẹp hhùng mà hàohoa của người lính TT. QD đã tạc vào thơ ca bức tượng đài về nlính một thời đgiặc cnước k thể nào quên. * Thao tác 3: Hướng dẫn HS tiếp cận và cảm thụ đoạn thứ 2: - Nêu vấn đề: Đoạn thơ thứ 2 mở ra một thế giới thiên nhiên và con người khác với đoạn 1. Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diên trả lời: Nhóm 1,2: Khổ 1; Nhóm 3,4: Khổ 2 GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ. Chú ý giọng thích thú, say mê ở khổ 1 và giọng dìu dặt, xa vắng đoạn sau. (Nẻo gợi cái gì xa vắng, hồn lau gợi hồn của cây cỏ, tức là hồn của đất nước→tâm hồn yêu ĐN. Liên hệ: Thơ Chế Lan Viên Ai lên biên giới cho lòng ta theo với Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi Suốt một đời cùng với gió giao tranh ảo: h/a hoa về trong đêm hơi… => Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút nhưng vẫn đẹp mơ mộng, diễm lệ của núi rừng miền Tây. - Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: + Đó là những chsĩ ahùng bkhuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ, bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao: “ Anh bạn…. bỏ quên đời ”=> Nổi bật chất bi tráng + Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phả, chinh phục: cảm nhận vẻ đẹp mơ mộng của cảnh (hoa về…), tinh nghịch trong tư thế thật đẹp (súng ngửi trời) - Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi nếp xôi”=> Gợi kkhí đầm ấm tình qdân, xua đi bao mmỏi của cuộc hành trình, tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, ch bị tâm thế cho đoạn sau b. Nhớ về những kỉ niệm đẹp - một vùng kí ức mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình + Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ: Những chàng trai Tây Tiến cùng những cô gái miền Tây như hoà quyên trong một không gian lãng mạn với những nét lạ: y phục, nhạc cụ, điệu nhạc, dáng vẻ… - Động từ bừng: ánh sáng đột ngột chan hòa, không khí tưng bừng náo nức - H/a Em- thiếu nữ sơn cước xhiện tạo nên sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú và say mê: Đường nét uyển chuyển, man dại - Không khí sôi nổi, tình tứ - Âm thanh sắc màu hoà quyện =>Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực. + Cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, mênh mang huyền ảo: “ Người đi Châu Mộc Hoa đong đưa” - Không gian dòng sông trong một buổi chiều sương huyền ảo, thơ mộng vừa hoang dại như một bờ tiền sử-> Gợi sắc màu cổ tích huyền thoại. Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 10 - [...]... môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn Nếu học sinh không trực Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 13 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”... việc đọc hiểu văn bản văn học thuộc chương trình Ngữ văn THPT nói chung có sự thụ động và trở nên thiếu hứng thú khi tiếp xúc với văn bản Trong nhiều biện pháp, việc chúng tôi thực hiện chú trọng phát huy phương pháp đọc diễn cảm một cách chủ động, kĩ lưỡng như đã trình bày đã làm cho các em Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 12 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương. .. 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thúy Hoàn Đơn vị (Tổ): Văn Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác:…………………………… 1 Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2 Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển... Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 16 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm MỤC LỤC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU PHẦN CHÚ THÍCH KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I Lí do chọn đề tài………………………………………………… trang 1 II.Tổ chức thực hiện đề tài………………………………………… trang 1 1 Cơ sở lí luận………………………………………………… trang 1 2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề... phá hiểu biết của HS Điều đó giúp HS tự giác, chủ động tìm hiểu chứ không phải bị ép buộc, đối phó 2 Khuyến nghị Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 14 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm - Đọc, đọc diễn cảm là một khâu không thể thiếu trong việc làm bừng sáng giá trị của một tiết đọc văn Đương nhiên người viết bài này cũng không phải quá đề cao. .. vận dụng phương pháp dạy học phù hợp, người giáo viên sẽ giúp học sinh của mình tiếp cận, thưởng thức tác phẩm văn chương một cách sâu sắc và việc dạy, học văn trong nhà trường cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 15 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa- Sách giáo viên Ngữ Văn 12 -... thưởng thức giọng đọc diễn cảm từ người thầy Với ý nghĩa thiết thực như trên, rõ ràng khâu đọc và đọc diễm cảm phải chiếm tỉ trọng lớn trong bài toán chất lượng Việc đọc diễn cảm đối với việc đọc hiểu văn bản văn học nói chung và văn bản trữ tình nói riêng là việc cần thiết từ trước đến nay Có thể mạnh dạn khẳng định rằng, khi đọc một văn bản trữ tình, HS không hề đọc văn bản hoặc đọc qua loa thì chắc... bàn về văn học III HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Từ việc chú trọng phát huy phương pháp đọc diễn cảm khi đọc hiểu văn bản trữ tình một cách có hệ thống vào quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phần văn bản trữ tình nói riêng theo hướng lấy HS làm trung tâm, tạo hứng thú cho các em chủ động nắm bắt nội dung văn bản đã mang lại những hiệu quả nhất... tài………trang 2 3 Hiệu quả của đề tài……………………………………………trang 12 III Đề xuất, khuyến nghị …………………………………………….trang 13 IV Tài liệu tham khảo……………………………………………….trang 16 Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 17 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: THPT Đoàn Kết CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN... một sắc thái tình cảm nào đó; hoặc củng cố, thống nhất, nâng cao mọi ấn tượng về văn bản - Phải chú ý đến từng đối tượng HS khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Muốn phương pháp có hiệu quả, GV phải chuẩn bị kĩ lưỡng cho phần đọc diễn cảm của bản thân (rèn luyện giọng đọc, xác định tông giọng cho văn bản, xác định ngữ điệu, nhịp điệu của từng từ ngữ, từng câu, từng đoạn đặc biệt là phải đọc bằng sự rung . Trường THPT Đoàn Kết - 1 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRỮ TÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM I Trường THPT Đoàn Kết - 16 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm MỤC LỤC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU PHẦN CHÚ THÍCH KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC. tiếp văn bản văn học của nhà văn Nếu học sinh không trực Phạm Thị Thuý Hoàn- Trường THPT Đoàn Kết - 13 - Góp phần nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trữ tình bằng phương pháp đọc diễn cảm tiếp

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan