nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực

62 453 0
nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i TÓM TẮT .........................................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT............................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ ix CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ................................................................. 11.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................................................. 11.1.1 Tăng trưởng về số lượng ................................................................................... 11.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN ......................................................................... 11.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo ............................................................. 21.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách.............................................................. 31.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 31.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 31.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 31.4 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 5KHUNG PHÂN TÍCH ..................................................................................................... 52.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành ............................................................................. 52.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần................................................................... 62.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ .................................................................................. 72.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN ...................... 82.2.1 Vốn của NHTM ................................................................................................ 82.2.2 Giới hạn tín dụng .............................................................................................. 92.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần ................................................................... 102.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả ............................................................................... 102.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro ................................................................. 10 2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH ..................................................... 112.3.1 SHC trên thế giới ............................................................................................ 112.3.2 SHC ở Việt Nam ............................................................................................. 13CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 18SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG .................................... 183.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM ........................................................... 183.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN ..................................................................... 183.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM .......................................................................... 203.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP. .................. 243.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB ................................................................. 243.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM .................... 253.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN ........................... 253.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP ............................ 27CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 37KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ..................................................... 374.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN ............. 374.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát ......................................................................... 374.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát ...................................... 374.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN ............................................. 384.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC ......................................................................... 384.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP ............... 384.2.2 Đối với các NHTMCP .................................................................................... 394.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo ...................... 394.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ ................... 424.3.2 Quy định về công bố thông tin........................................................................ 424.3.3 Chế tài ............................................................................................................. 424.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng .................................................. 43KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 44TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 50 TÓM TẮTGiai đoạn 20062011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.Sử dụng lý thuyết ủy quyền thừa hành (principal agent), luận văn đã chỉ ra ngân hàng là doanh nghiệp đặc thù có quan hệ xung đột ủy quyền thừa hành lớn nhất và vì vậy cần phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước. Do đó NHNN cơ quan giám sát ngân hàng ở Việt Nam đã ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động với năm nội dung giám sát chính. Đó là các nội dung giám sát về vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tư, đảm bảo khả năng chi trả, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội nhưng sẽ tạo ra phí tổn cho các ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng có động cơ để hình thành cấu trúc sở hữu chéo nhằm lách các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cựcnghien cuu tac dong cua so huu cheo den viec tuan thu quy dinh ve bao dam an toan hoat dong cua Ngan hang thuong mai, khuyen nghi giam tinh trang SHC, han che tac dong tieu cuc

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Mậu ii TÓM TẮT Giai đoạn 2006-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Sử dụng lý thuyết ủy quyền thừa hành (principal agent), luận văn đã chỉ ra ngân hàng là doanh nghiệp đặc thù có quan hệ xung đột ủy quyền thừa hành lớn nhất và vì vậy cần phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước. Do đó NHNN - cơ quan giám sát ngân hàng ở Việt Nam đã ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động với năm nội dung giám sát chính. Đó là các nội dung giám sát về vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tư, đảm bảo khả năng chi trả, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội nhưng sẽ tạo ra phí tổn cho các ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng có động cơ để hình thành cấu trúc sở hữu chéo nhằm lách các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian ngắn (2006-2011) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, tư nhân có sở hữu ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần cũng sở hữu các ngân hàng. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đã được chỉ ra từ việc phân tích các số liệu thống kê và các nghiên cứu tình huống. Đó là việc sở hữu chéo giúp: (i) NHTM tăng vốn ảo, vô hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của các NHTM; (ii) NHTM cấp vốn cho người có liên quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng; (iii) NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại; (iv) NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro. iii Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đã đề ra ba nhóm khuyến nghị. Thứ nhất, cần tách bạch sở hữu và giám sát đối với các NHTMNN. Theo đó, NHNN cần được độc lập trong việc giám sát các NHTMNN, qua đó mà xoá bỏ được các ngoại lệ trong việc giám sát các NHTMNN. Đồng thời, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTMNN. Thứ hai, giảm sở hữu chéo trong khu vực ngân hàng. Đối với các NHTMMNN và các DNNN, việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua tổ chức trung gian. Đối với các NHTMCP, việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Thứ ba, thông qua kỷ luật thị trường về công bố thông tin, tăng cường giám sát cổ đông lớn và tăng cường chế tài đi kèm để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Theo đó, cần định nghĩa lại về người có liên quan. Thêm vào đó, cần hạ thấp tỷ lệ sở hữu ngân hàng phải công bố thông tin (từ mức hiện hành 5% xuống 1%). Việc mở rộng diện công bố thông tin về đối tượng và tỷ lệ nắm giữ sẽ giúp cơ quan giám sát ngân hàng có thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc sở hữu của mỗi ngân hàng. Đồng thời, chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm tỷ lệ sở hữu ngân hàng của cổ đông hay nhóm cổ đông hoặc công bố thông tin cần được nâng cao. Sau cùng, nhằm giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo, NHNN cần thực hiện việc giám sát các cổ đông tổ chức: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người có liên quan, hoặc là công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của một NHTM như các tổ chức tín dụng. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix CHƯƠNG 1 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1 1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1 1.1.1 Tăng trưởng về số lượng 1 1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN 1 1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG 2 5 KHUNG PHÂN TÍCH 5 2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành 5 2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần 6 2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ 7 2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN 8 2.2.1 Vốn của NHTM 8 2.2.2 Giới hạn tín dụng 9 2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần 10 2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả 10 2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro 10 v 2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH 11 2.3.1 SHC trên thế giới 11 2.3.2 SHC ở Việt Nam 13 CHƯƠNG 3 18 SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG 18 3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM 18 3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN 18 3.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM 20 3.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP. 24 3.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB 24 3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM 25 3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN 25 3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP 27 CHƯƠNG 4 37 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 37 4.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN 37 4.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát 37 4.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát 37 4.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN 38 4.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC 38 4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP 38 4.2.2 Đối với các NHTMCP 39 4.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo 39 4.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ 42 4.3.2 Quy định về công bố thông tin 42 4.3.3 Chế tài 42 4.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng 43 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC 50 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty Quản lý Tài sản BKS : Ban Kiểm soát BCTC : Báo cáo tài chính CAR : (Capital Adequacy Ratio) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CEO : (Chief Executive Officer) Tổng Giám đốc DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT : Hội đồng quản trị KTT : Kế toán trưởng NCTH : Nghiên cứu tình huống NH : Ngân hàng NHVN : Ngân hàng Việt Nam NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTMNN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc SHC : Sở hữu chéo TGĐ : Tổng Giám đốc TV.BKS : Thành viên Ban Kiểm soát TV. HĐQT : Thành viên Hội đồng Quản trị VN : Việt Nam DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG Ngân hàng Mã NH 1 NHTMCP An Bình ABB An Binh Bank 2 NHTMCP Á Châu ACB Asia Commercial Bank 3 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRB Agribank vii 4 NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV BIDV 5 NHTMCP Bảo Việt BVB Bao Viet Bank 6 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG VietinBank 7 NHTMCP Đại Á DAB DaiA Bank 8 NHTMCP Đại Dương DCB OceanBank 9 NHTMCP Đông Á EAB DongA Bank 10 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Eximbank 11 Ngân hàng TMCP Bản Việt GDB Gia Dinh Bank 12 NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu GB GP Bank 13 NHTMCP Nhà Hà Nội HBB Habubank 14 NHTMCP Phát triển TP.HCM HDB HDBank 15 NHTMCP Kiên Long KLB Kien Long Bank 16 NHTMCP Bưu điện Liên Việt LVB LienVietBank 17 NHTMCP Quân đội MBB MBBank 18 NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB Mekong Development Bank 19 NH Phát triển Nhà ĐBSCL MHBB MHB Bank 20 NHTMCP Hàng Hải MSB MaritimeBank 21 NHTMCP Nam Á NAB Nam A Bank 22 NHTMCP Bắc Á NASB North Asia Bank 23 NHTMCP Nam Việt NVB Nam Viet Bank 24 NHTMCP Phương Đông OCB ORICOMBANK 25 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PGB PG Bank 26 NHTMCP Phương Nam PNB Southern Bank 27 SCB sáp nhập SCB Saigon Commercial Bank 28 NHTMCP Đông Nam Á SEAB SeaBank 29 NHTMCP Sài Gòn Công thương SGB SAIGONBANK 30 NHTMCP Sài Gòn – Hà nội SHB SH Bank 31 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB Sacombank 32 NHTMCP Đại Tín TB Trust Bank 33 NHTMCP Kỹ thương TCB Techcombank 34 NHTMCP Tiên Phong TPB Tien Phong Bank 35 NHTMCP Việt Á VAB Viet A Bank 36 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB Vietcombank 37 NHTMCP Quốc Tế VIB VIBBank 38 NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng VPB VPbank 39 NHTMCP Việt Nam Thương tín VTTB VietBank 40 NHTMCP Phương Tây WEB Western Bank x NHTMCP Đệ Nhất FCB Ficombank y NHTMCP Sài Gòn SCB z NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa TNB Vietnam Tin Nghia Bank viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành 6 Hình 2.2 SHC giữa NHTMNN và DNNN 13 Hình 2.3 SHC giữa hai NHTM 15 Hình 2.4 SHC giữa NH – doanh nghiệp 16 Hình 3.1 Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN 19 Hình 3.2 SHC giữa DNNN và NHTM 21 Hình 3.3 Thành ủy và UBND TP.HCM sở hữu NHTM 22 Hình 3.4 Cơ cấu SHC giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ 23 Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN 26 Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á 28 Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín 29 Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB 31 Hình 3.9 Hợp nhất ba NH 33 ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2005 50 Phụ lục 2 Quy định về vốn pháp định của các NHTM 50 Phụ lục 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hiện hành 51 Phụ lục 4 Sở hữu chéo giữa ACB, Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín 51 Phụ lục 5 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam 52 x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Hệ thống ngân hàng (NH) là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam (VN), hệ thống NH đóng vai trò then chốt trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế. NH nhận tiền gửi từ các nguồn nhàn rỗi, thẩm định rủi ro và tài trợ vốn cho các dự án của các cá nhân, doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Một hệ thống NH hoạt động hiệu quả góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Giai đoạn 2006-2011 đã chứng kiến sự tăng trưởng mang tính chất bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN). 1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.1.1 Tăng trưởng về số lượng Năm 1990, Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Theo tinh thần của Pháp lệnh này, hệ thống NHVN chính thức hình thành. Tại thời điểm 1990 toàn hệ thống chỉ có 4 NH Thương mại Nhà nước (NHTMNN) là NH Công thương VN, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, NH Ngoại thương VN và NH Đầu tư và Phát triển VN. Bắt đầu từ 1991, hệ thống NHVN tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Các NH thương mại cổ phần (NHTMCP) nông thôn và đô thị liên tục được thành lập. Số lượng NH trong hệ thống, bao gồm NHTMNN và NHTMCP, đã tăng từ 4 vào năm 1990 lên 8 vào năm 1991, rồi 45 vào năm 1993, và 56 vào năm 1997 (chi tiết xem trong Phụ lục 1). Giai đoạn từ 1997 đến 2005, số lượng NH thương mại (NHTM) trong hệ thống tương đối ổn định. Từ năm 2006, ngành NH chứng kiến hàng loạt NHTMCP được chuyển đổi từ các NHTMCP nông thôn cùng với 3 NHTMCP được mới thành lập là Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt (chi tiết xem trong Phụ lục 5). 1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN Cùng với sự gia tăng số lượng là vốn của các NHTM tăng lên mạnh mẽ. Với việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam, ngành NHVN cần sẵn sàng cạnh tranh với các NH nước ngoài. Vì vậy, nhằm tăng cường khả năng tài chính của hệ [...]... cần nghiên cứu ở đây là việc SHC giúp cho các NHTM lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thời gian qua 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế. .. lập bức tranh tổng thể về SHC và phân tích những tác động tiêu cực của SHC theo khung phân tích đã thiết lập ở Chương 2 CHƯƠNG 3 SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG Chương này sẽ trình bày hiện trạng cấu trúc sở hữu của NHTM VN và phân tích tác động của cấu trúc này đến việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động 3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM 3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN... quan trọng của cơ quan quản lý giám sát NH tại mỗi quốc gia 2.2 Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN Như đã đề cập ở Chương 1, luận văn sẽ nghiên cứu việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM Những quy định này là cần thiết để kiểm soát xung đột lợi ích trong các mối quan hệ ủy quy n - thừa hành Quy định hiện hành của VN về bảo đảm an toàn hoạt động. .. dẫn 4 để trình bày hiện trạng SHC trong hệ thống NHVN cũng như phân tích tác động tiêu cực của SHC trong việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động Và sau cùng, Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN, giảm SHC và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo 5 CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Mối quan hệ sở hữu – điều hành Như đã... hạn chế tác động tiêu cực của SHC 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu  Các NHTM VN hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như thế nào?  Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 37 NHTMCP và 5 NHTMNN để phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung... cổ đông của NH A và NH B, xuất hiện các hành động rủi ro NH B cho vay hoặc mua cổ phần của các công ty do cổ đông lớn của NH A sở hữu hoặc có liên quan Bằng sở hữu chéo, các NHTM đã không vi phạm các quy định về các hạn chế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM Đó là các quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng và quy định về giới hạn góp vốn,... được giữ Sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong khu vực ngân hàng Việt Nam và kéo theo một số tác động tiêu cực Một số báo cáo của các cơ quan quản 2 lý nhà nước đã có cảnh bảo về tình trạng này nhưng bức tranh cụ thể về SHC vẫn chưa được đúc kết Các trục trặc của hệ thống NHTM dần bộc lộ rõ từ năm 2008 qua các vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, thanh khoản... trục trặc nảy sinh từ mối quan hệ ủy quy n trong lĩnh vực NH và việc giám sát NHTM nhằm hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ ủy quy n Đồng thời khung phân tích về SHC được trình bày trong chương này sẽ giải thích cho việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động Chương 3 sử dụng số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống (NCTH) 3 Định hướng và giải pháp cơ... miêu tả trên, hiện trạng SHC giữa các NH cũng như giữa DN và NH rất phức tạp Nhờ SHC mà các NHTM đã lách qua khung giám sát của NHNN Phần tiếp theo của chương này sẽ lần lượt trình bày tác động tiêu cực của vấn đề SHC tới việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động 25 3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM 3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN Như... án của các DNNN Là chủ sở hữu của NH, Chính phủ phải góp đủ vốn cho NHTMNN nhằm đáp ứng quy định về an toàn vốn Tuy nhiên NHNN, một cơ quan của Chính phủ, lại là người giám sát việc thực hiện tuân thủ quy định này Tình huống thường gặp về việc NHTMNN không tuân thủ khung giám sát liên quan đến quy định về dư nợ tín dụng tối đa cấp cho một khách hàng Thực tế cho thấy những khoản cho vay, đầu tư của

Ngày đăng: 28/02/2015, 00:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan