skkn thủ thuật làm thế nào để khai thác và giảng dạy bài có nội dung dài và khó trong bộ môn gdcd 12 bậc thpt

17 437 0
skkn thủ thuật làm thế nào để khai thác và giảng dạy bài có nội dung dài và khó trong bộ môn gdcd 12 bậc thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Đoàn Kết Mã số:……… Mã số:…… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THỦ THUẬT KHAI THÁC VÀ GIẢNG DẠY NHỮNG BÀI CÓ NỘI DUNG DÀI VÀ KHÓ TRONG BỘ MÔN GDCD BẬC THPT - Người thực hiện: Mai Hữu Thành - Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác ó đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 1 1 NĂM HỌC 2013 – 2014 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Mai Hữu Thành 2. Ngày tháng năm sinh: 10/ 07/1982 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tân Phú, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0919.486.489 6. Fax: E-mail:maihuuthanhdo@yahoo.com 7. Chức vụ: P. Bí thư Đòan trường - Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Triết học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy GDCD - Số năm kinh nghiệm: 8 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 04 SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 2 2 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT THỦ THUẬT KHAI THÁC VÀ GIẢNG DẠY NHỮNG BÀI CÓ NỘI DUNG DÀI VÀ KHÓ TRONG BỘ MÔN GDCD BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Một bài hoặc tiết dạy có nội dung dài hay ngắn là do cách tiếp cận khai thác bài đó như thế nào. Mặc nhiên, không phải cứ cắt bỏ chương trình dạy là giảm tải. Đôi khi, cách giảm tải quan trọng nhất chính là tìm ra cách tiếp cận và khai thác bài dạy sao cho phù hợp. Đồng thời, đừng nên nghĩ, chỉ có mỗi cách giảm tải nội dung dạy bằng cách cắt bỏ hoặc không dạy chương trình đó. Có rất nhiều cách để giảm tải. Thủ thuật 1 (hay cách thức tiếp cận), khai thác bài giảng, là một trong những cách tốt nhất. Sở dĩ chúng tôi đặt vấn đề như trên là vì hiện nay, một trong những trở ngại lớn luôn gây khó khăn đối với mỗi giáo viên bất cứ bộ môn nào đó là: bài giảng có nội dung DÀI và KHÓ khai thác. Trong khi, mục đích của giáo viên lại muốn đơn vị bài đang soạn giảng phải làm sao cho ngắn gọn, súc tích học sinh hứng thú, dễ hiểu. Thông thường, với một đơn vị bài giảng được cho là DÀI và KHÓ khai thác thường có một số điểm chung sau: + Nội dung dạy và học có dung lượng kiến thức nhiều (học sinh ghi chép khoảng 2 mặt giấy) + Cùng trong một đơn vị bài giảng có nhiều đơn vị kiến thức khác nhau tồn tại độc lập, phản ánh một vấn đề chung. Song nếu lược bỏ hòan toàn một trong các đơn vị kiến thức đó, bài giảng không thể phản ánh toàn bộ mảng chủ đề mà chương trình giáo dục muốn hướng tới. Ví dụ GDCD 10, bài 15: Những vấn đề cấp thiết của nhân loại, bao gồm 3 đơn vị kiến thức: môi trường, dân số, dịch bệnh hiểm nghèo. Nếu bỏ một trong ba đơn vị kiến thức, chắc chắn học sinh không thể có một cái nhìn toàn diện về Những vấn đề cấp thiết của nhân loại. Lượng nội dung DÀI sẽ thường dẫn đến những hệ quả: * Đối với giáo viên: + Gặp khó khăn khi khai thác, soạn bài; dễ cháy giáo án khi giảng dạy. chạy đua với thời gian. Đôi khi, không hoàn thành tiết dạy; + Dễ sa đà, không tập trung trọng tâm, và bị áp lực với tiết dạy. Đồng thời, không có thời gian để củng cố bài học. * Đối với học sinh: 1 1 Thủ thuật được hiểu với nghĩa rộng là dùng các thao tác bằng tay một cách khéo léo khi tiến hành các hoạt động, nhằm đạt hiệu quả cao torng công việc. Theo nghĩa hẹp: đó là những thao tác khéo léo, được sử dụng vào các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 3 3 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT + Không thể nắm bắt hết nội dung bài học, ghi chép nhiều nhưng lượng kiến thức tiếp thu không hiệu quả; + Nội dung dài lê thê cũng khiến học sinh cảm thấy tiết học trở nên nhàm chán, nặng nề, mệt mỏi. Tổ hợp những hệ quả trên - tất nhiên, từ một bài DÀI thường bị xem là bài KHÓ dạy. Vấn đề đặt ra là: Với một thời lượng nhất - định đã được quy định, giáo viên sẽ làm gì? Để vừa đáp ứng mục tiêu hoàn thành bài giảng, vừa gây hứng thú cho học sinh, cũng như chất lượng bài giảng phải đạt kết quả cao nhất, mà không hề chịu áp lực bởi độ dài và khó khai thác của một tiết dạy? Đây là một vấn đề không đơn giản và là một thách thức với rất nhiều giáo viên. Chính vì vậy, theo tác giả, việc mỗi một giáo viên tự có những thủ thuật, định hướng, cách tiếp cận…. bài giảng để sao cho bài dạy trở nên nhẹ nhàng, ngắn gọn, súc tích mà vẫn đảm bảo yêu cầu về dung lượng chương trình là một điều vô cùng cần thiết trong tiến trình dạy học. Không những thế, việc tìm kiếm và sử dụng các thủ thuật còn góp phần làm tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của chúng ta theo tinh thần của ngành giáo dục. Xuất phát từ cách đặt vấn đề trên, cùng với những trải nghiệm trong tiến trình tìm tòi đổi mới phương pháp khai thác và truyền thụ bài giảng cho học sinh trong những năm qua, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm tương đối hiệu quả để giải quyết vần đề này. Dưới đây, tác giả xin trao đổi với quý đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, thủ thuật làm thế nào để khai thác và giảng dạy bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD 12 bậc THPT, mà bản thân đã rút ra trong qua trình giảng dạy, để cùng nghiên cứu, tham khảo, đóng góp ý kiến. 2. Thực trạng về việc sử dụng các phương thức khai thác và giảng dạy các bài dạy có nội dung DÀI và KHÓ khai thác trong bộ môn GDCD 12 bậc THPT hiện nay Có thể nói một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc quan tâm đến phương thức khai thác bài giảng nhằm giảm đi áp lực đối với nội dung bài dạy dài và khó khai thác chính là việc Bộ giáo dục và Đào tạo chủ động chủ trương giảm tải nội dung chương trình học ở rất nhiều bộ môn, trong đó có bộ môn GDCD. Ở bình diện xã hội, trong những năm qua, nhằm tránh tình trạng để giáo viên và học sinh rơi vào hòan cảnh phải đối mặt với những đơn vị kiên thức chưa phù hợp,… đã có nhiều hội thảo, trao đổi, nghiên cứu bàn về vấn đề này. Riêng đối với chương trình GDCD bậc THPT tại Đồng Nai, sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai cũng đã triển khai tài liệu hướng dẫn giảm tải chương trình học ở một số đơn vị kiến thức 2 . Chúng tôi hoan nghênh thành quả nghiên cứu trên của Hội đồng bộ môn GDCD như là một sự quan tâm và điều chỉnh kịp thời đối với chương trình học của bộ môn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện nay, ngoài việc giảm tải những đơn vị kiến thức của bài học hoặc tiết học, vẫn còn những bài học, tiết học – do tính chất quan trọng của nó đối với việc giáo dục hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của học sinh hay những vấn đề cơ bản nhất của bộ môn GDCD cần 2 2 Chuyên đề môn GDCD bậc THPT năm học 2012- 2013,, sở GD&ĐT Đồng Nai SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 4 4 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT phải có, mà chúng ta không thể giảm tải hay cắt xén chương trình được. Do vậy, điểm qua toàn bộ bộ môn, có thể thấy vẫn còn có những bài có nội dung dài và khó, cụ thể: GDCD 10: bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất; bài 10: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội; bài 10: Quan niệm về đạo đức; bài 13: Công dân với cộng đồng; bài 15; Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ; GDCD 11: bài 2 – Hàng hóa – tiền tệ - thị trường; bài 8 – Chủ nghĩa xã hội, ; bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm…; GDCD 12: bài: 4 – Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; bài 6 – Công dân với các quyền tự do cơ bản; bài 7 – Công dân với các quyền dân chủ ; Điều này, khi tham khảo ý kiến giáo viên cùng tổ bộ môn và học sinh tại nhà trường, chúng tôi nhận thấy phát sinh thêm những hệ quả sau: * Đối với giáo viên: + Một số giáo viên vẫn còn bị áp lực khi tiếp cận bài dạy có nội dung dài và khó khai thác. + Đa số giáo viên rất trăn trở với việc tìm ra những phương thức, thủ thuật tiếp cận bài dạy sao cho vừa ngắn gọn, súc tích và hiệu quả mà vẫn đảm bảo nội dung bài học. + Vì lí do bài dài, một số giáo viên chọn cách đọc – chép, và soạn nốt những phần còn lại nếu không đủ thời gian trên lớp. * Đối với học sinh: + Vốn một số đã xem nhẹ học bộ môn GDCD, nay với bài dài, phải ghi chép nhiều trong khi giáo viên chọn cách đọc –chép, học sinh dễ thụ động, đa số cho rằng không khí lớp học buồn tẻ khi học những tiết dạy có nội dung nhiều và khó hiểu. + Đa số tự thấy mình không có cơ hội thể hiện trong giờ học. + Do giáo viên không xác định trọng tâm, và áp lực dạy hết toàn bộ kiến thức, học sinh khó lòng tiếp thu kiến thức một cách có trọng tâm, hoặc khó khắc ghi nội dung một cách sâu sắc. Thực tế nêu trên, không chỉ khiến cho tâm lý học bộ môn của học sinh trở nên dè dặt, dẫn đến xem nhẹ vị trí môn học, mà còn là áp lực với mỗi giáo viên mỗi khi đứng lớp. 3/ Tính cấp thiết của việc sử dụng các thủ thuật, phương thức khai thác và giảng dạy bài có nội dung dài ở bộ môn GDCD bậc THPT Như đã khẳng định ở trên, với một bài dạy có quá nhiệu lượng thông tin buộc phải truyền thụ cho học sinh, bao giờ cũng vậy, nó thường gây nhiều áp lực cho giáo viên khi đứng lớp. Không chỉ vậy, nó còn khiến học sinh dễ bị căng thẳng, ít hứng thú với môn học. Việc giáo viên nắm giữ các nguyên tắc, thủ thuật khai thác một bài dạy có nội dung dài và khó sẽ rất hữu ích bởi các lý do sau: + Tạo tâm lý thoải mái đối giáo viên bộ môn khi tiếp cận bài dạy; + Tạo cơ hội cho giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đơn vị kiến thức đó; SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 5 5 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT + Khi áp dụng, đồng nghĩa với việc giáo viên rút ngắn được thời gian giảng dạy, do đó sẽ có thêm thời gian để nhấn mạnh trọng tâm, củng cố bài dạy; + Giáo viên có thể hoàn thành nội dung bài dạy một cách khoa học mà ít bị chi phối bới yếu tố thời gian. + Vì là dùng đến các thủ thuật thông qua các phương pháp như đọc, chuẩn bị trước ở nhà; tổ chức thảo luận nhóm; trò chơi; sắm vai; động não… học sinh cũng có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn trong giờ học. Thiết nghĩ, từ tính chất thiết thực của việc dùng các thủ thuật để khai thác và giảng dạy các bài có nội dung bài dạy dài và khó khai thác như trên, việc áp dụng đề tài này là có cơ sở và nên áp dụng. Từ những lý do trên, tôi chọn “Thủ thuật khai thác và giảng dạy các bài có nội dung dài và khó khai thác trong bộ môn GDCD bậc THPT” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Rất mong được sự quan tâm và chia sẻ, góp ý kiến của đồng nghiệp. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG CÁC THỦ THUẬT TRONG KHAI THÁC VÀ GIẢNG DẠY CÁC BÀI DẠY DÀI VÀ KHÓ KHAI THÁC TRONG BỘ MÔN GDCD BẬC THPT 1. Cơ sở lí luận Cần phải khẳng định rằng, việc dùng các thủ tuật, phương pháp để dạy các bài dạy và khó khai thác trong một bài hoặc môt tiết dạy chính là kết quả tất yếu của quá trình mỗi giáo viên tự tìm tòi, sáng tạo theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh và giảm tải chương trình giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo trong những năm qua. Trước những vấn đề còn tồn tại như: nội dung chương trình quá nặng, ôm đồm kiến thức, hoặc kiến thức bị trùng lặp, chưa phù hợp.v.v… thì rõ ràng việc quan tâm đến sử dụng các thủ thuật nhằm giải quýêt các vấn đề vừa nêu là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, nó vừa phản ánh đúng bản chất sáng tạo của giáo viên đứng lớp, đồng thời góp phần giải quyết một trong những vấn đề có tính chất quyêt đinh đối với việc nâng cao hiệu quả bài dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục. Không những vậy, nó còn góp phần làm giảm áp lực học tập của học sinh đối với những đơn vị bài, tiết dạy hoặc môn dạy có nhiều nội dung ghi chép và trừu tượng. Bên cạnh đó, khi thực hiện đề tài này, ngoài việc căn cứ thực tiễn giảng dạy, tác giả còn dựa trên PPCT của Bộ giáo dục xây dựng năm 2007 – 2008; Hướng dẫn thực hiện khung PPCT năm 2008 -2009 – Bộ giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn huẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT năm 2010 của Bộ giáo dục va Đào tạo; Đặc biệt là Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, đính kèm theo công văn số 5842/ BGDĐT – VP (1/9/2011) của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn giảm tải chương trình và các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, còn có các bài viết, của quý đồng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. 2/ Cơ sở thực tiễn SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 6 6 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Hiện nay, việc sử dụng các thủ thuật để giảng dạy đối với các tiết dạy dài và khó khai thác, đẽ được nhiều giáo viên tại các trường áp dụng. Thực tế tại trường chúng tôi, có nhiều giaó viên đã sự dụng thành thạo và biến nó thành nghệ thuật giảng dạy, cuốn hút học sinh và tạo hiệu quả cao đối với kết quả học tập. Đặc biệt là các bộ môn: Sinh học, Văn học, Vật lý Ở cấp độ quản lý, liên quan đến vấn đề này, năm 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai cũng đã triển khai chuyên đề môn GDCD bậc THPT năm học 2012 – 2013, trong đó có vấn đề được tác giả Nguyễn Đăng Khoa –trường THPT Thống Nhất A thực hiện. Tuy nhiên, do thuần túy chỉ đề cập đến vấn đề giảm tải chương trình, nên chuyên đề chỉ tập trung ở việc điều chỉnh PPCT và hướng dẫn giảm tải thêm ở một số mục trong các bài và tiết dạy ở bộ môn GDCD bậc THPT, mà chưa có điều kiện bàn đến vấn đề liệu có thể sử dụng một số thủ thuật, phương pháp nào cho hiệu quả để có thể gián tiếp giảm tải chương trình học mà vẫn đảm bảo toàn bộ kiến thức trong bộ môn?. Điều này chúng tôi cho là hoàn toàn hợp lý vì nói đến các thủ thuật chỉ đơn thuần là nhửng kinh nghiệm nhỏ, chưa phải là những vấn đề chuyên môn mang tính phổ biến. Và vì vậy, có thể sẽ được trình bày trong một dịp khác. Với quan niệm “không chỉ có một con đường duy nhất để giảm tải chương trình”. Tác giả tự nhận thấy, ngoài việc đã thực hiện giảm tải theo hướng dẫn rất rõ ràng như nêu trên của tác giả Nguyễn Đăng Khoa, thiết nghĩ chúng ta cần phải có những giải pháp hỗ trợ kèm theo đối với những bài hoặc tiết dạy chưa có điều kiện giảm tải (thậm chí là tiếp tục tinh thần giảm tải đối với các tiết hoặc bài đã được cho phép giảm tải 3 ) bàng một thủ thuật khác nhằm rút ngắn thời gian truyền dạy đến với học sinh. Cũng như, tiếp tục gợi mở thêm những phương cách khác nhau về vấn đề giảm tải chương trình…Tác giả mạnh dạn trao đổi thêm một số thủ thuật khai thác bài dạy dài và khó khai thác trong đề tài này đến quý đồng nghiệp. 3/ Một số thủ thuật và các nguyên tắc sử dụng trong việc khai thác các bài dạy có nội dung dài và khó ở bộ môn GDCD THPT. Dưới đây, tác giả chỉ tạm gọi tên các thủ thuật (chưa phải là phương pháp) vì chưa đủ thời gian để đưa ra nội hàm thật chính xác và khoa học, nhưng bước đầu xây dựng thành các cách thức cơ bản, và tên gọi được tác giả đặt tên theo bản chất của hoạt động khi được tiến hành. Dưới đây, xin giới thiệu một vài thủ thuật khai thác bài dạy, như sau: a. Thủ thuật chia nhỏ - ghép mảnh Trong thực tế có nhiều giáo viên đã sử dụng hoạt động này nhưng chưa ý thức và xây dựng nó thành một thủ thuật có tính nguyên tắc và thường xuyên, khi khai thác môt bài dạy có nội dung dài. Điều này thật lãng phí, vì với thủ thuật này, chúng ta có thể giảm tải rất nhiều thời gian khai thác nội dung bài dạy mà vẫn đảm bảo được tính mới trong phương pháp, cũng như độ hứng thú trong của học sinh khi học bài. 3 3 Thực tế có những phần dù giảm tải nhưng nội dung chương trình vẫn dài. Ví dụ: Bài 15 GDCD 10, tr 106 -107, dù đã bỏ điểm a, mục 2 thông tin về tình hình dân số; điểm a mục 3 nói về các dịch bệnh nhưng theo tác giả nội dung cả bài dạy vẫn tương đối dài. SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 7 7 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Bản chất của thủ thuật này chính là giáo viên xác định cấu trúc bài và chia nhỏ nội dung của bài học ra thành nhiều mảng kiến thức độc lập theo cấu trúc bài, trình tự, kế hoạch lên lớp của giáo viên. Tiếp đến, đặt ra yêu cầu, và cho học sinh chia nhóm làm việc độc lập cùng một lúc (thảo luận cùng lúc nhiều vấn đề được chia nhỏ do mỗi nhóm đảm trách), sau đó học sinh báo cáo kết quả thu được từ hoạt động. Các nhóm được phân công theo thứ tự nôi dung bài học sau khi được báo cáo và sửa chữa sẽ được ghép lại theo trình tự, và đây cũng là bài học của tiết dạy. Với loại hoạt động này, một trong những phương pháp mà giáo viên có thể sự dụng để bổ trợ khai thác bài dạy chính là phương pháp thảo luận nhóm hoặc phương pháp dự án. Dĩ nhiên muốn làm được điều này, trình độ học sinh phải đồng đều và quan trọng là sau khi các nhóm đã trình bày, thì những nhóm còn lại phải có khả năng liên kết nội dung với các nhóm còn lại để tiếp nhận toàn bộ nội dung bài học. Đối với thủ thuật này, giáo viên cần phải chú ý một số yêu cầu như: Một, chí áp dụng với những bài có nội dung tương đối độc lập nhau. Ví dụ bài 15 GDCD 10 (có 3 vấn đề môi trương, dân số, dịch bệnh tương đối độc lập nhau). Bởi lẽ, nếu chọn bài có nội dung liên đới nhau theo hướng khó dần, nội dung mục sau muốn hiểu phải nghiên cứu nội dung mục trước… coi như áp dụng thủ thuật thát bại. Vi, khi phân công, các em chỉ chuyên tâm vào nội dung mình đang được giao nhiệm vụ, vô tình bỏ rơi các nội dung khác trong bài học; không liên kết được với nhóm khác; không hiểu trọn bài… Hai, lượng kiến thức khi chia nhỏ là đồng đều. Nếu một trong các nhóm kiến thức khi chia nhỏ có lượng kiến thức lơn hơn các nhóm kiến thức còn lại, rất có thể nhóm học sinh nhận nhiệm vụ nghiên cứu và trình bày mảng kiến thức này sẽ không có đủ thời gian liệt kê hoặc trình bày. Vô tình, khi lắp ghép, giáo viên có thể lại phải mất thời gian bổ sung. Điều này phản tác dụng vì có thể làm thời gian mất nhiều hơn. Sau thao luận và các nhóm báo cáo thường là chúng ta có kết quả là nhóm những kiến thức riêng lẻ. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là biết cách gợi ý học sinh xâu chuỗi kiến thức thành một bài hoàn thiện. Phương tiện tiến hành thủ thuật có thể là giấy roki, bảng học tập, file powerpoint và quan trọng là phiếu học tập trong đó đã định sẵn những nội dung cần ghi chép và nội dung cần được điền thêm vào. Ví dụ: Bảng phân công làm việc nhóm 1 và thông tin cần lắng nghe và ghi chép sau khi nhóm khác trình bày về bài 15 GDCD 10: GV: chia 3 chủ đề. HS: chia 3 nhóm làm việc với ba chủ đề. Theo mẫu phiếu: Nội dung làm việc nhóm 1 Tình hình môi trường? Trách nhiệm chúng ta BVMT Nội dung lắng nghe của nhóm 1 (hai chủ đề còn lại) Tình hình dịch bệnh, TN công dân… Tình hình dân sô, TN công dân… SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 8 8 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Liệt kê + ……… +………… +…………… Bổ sung +………… +………… +…………. + ……. +……… +…………. Hai nhóm (2 và 3) sẽ nhận được phiếu tường tự với phần tự làm việc (đọc, hiểu) và phần lắng nghe, bổ sung. Nhưng về nội dung thì hoán đổi cho các nhóm khác. b. Thủ thuật sử dụng một ví dụ (hoặc nhóm chủ đề) để khai thác hoặc minh họa cho nhiều nội dung trong một bài học. Với việc sự dụng một ví dụ hoặc một chủ đề để khai thác nhiều nội dung trong cùng một đơn vị bài học có thể gọi đó là “nhất cử lưỡng tiện” trong việc rút bớt thời gian minh họa cho nhiều đơn vị kiến thức của bài học, mà vẫn đảm bảo tính chính xác và liên hệ thực tế cao cho học sinh. Tác dụng của thủ thuật này sẽ giúp giáo viên đỡ mất thời gian đưa ra hàng loạt các ví dụ để minh họa, khiến bài có thể dài thêm trong khi lượng kiến thức không có gì thay đổi. Sử dụng một ví dụ hoặc một chủ đề để khai thác nhiều đơn vị kiến thức vừa giúp học sinh có sự liên hệ với mảng kiến thức trước với các mảng kiến thức sau nhờ vào chỉ tập trung làm rõ một ví dụ hoặc một tình huống, không bị phân tâm. Đặc biệt, dễ dàng nhận biết nhiều mặt của một vấn đề đối vơi sự vật, hiện tượng. Ví dụ: khi giảng dạy phần Các hình thức thực hiện pháp luật, chỉ cần giáo viên đưa ra một ví dụ về chủ đề hoạt động Kinh doanh để khai thác và minh họa cho 4 hình thức thực hiện Pháp luật, như dưới bảng sau: Kinh doanh Các hình thức thực hiện pháp luật Sử dụng PL (sử dụng quyền của mình, làm những gì PL cho phép) Thi hành PL (thực hiện nghĩa vụ) Tuân thủ PL (không làm nhữn diều PL cấm) Áp dụng PL (cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định đưa ra các quyết định đối với các quanhệ xã hôi được P bảo vệ) VD minh họa Quyền tự do kinh doanh Nghĩa vụ đóng thuế Buôn bán vũ khí quân dụng (2) Rút giấy phép KD nếu vi phạm mục (2) Với thủ thuật này, giáo viên cần phải có kinh nghiệm sống và kiến thức rộng. Ngoài ra, yêu cầu về khả năng xâu chuỗi vấn đề thông qua một sự kiện, ví dụ điển hình nhằm phục vụ nhiều đơn vị kiến thức trong khi dạy cũng là môt trong những yêu cầu then chốt cũng cần được chú tâm nghiêm túc. Riêng với học sinh, việc chỉ lấy một lĩnh vực, ví dụ hoặc một chủ đề điển hình để minh họa bài giảng có thể làm giảm khả năng tư duy phong phú của các em. Do đó, đối với việc giảng dạy, giáo viên chỉ cần một ví dụ hoặc một chủ đề để minh họa, nhưng với việc học sinh thì yêu cầu học sinh phải có nhiều ví dụ vượt ra khỏi giới hạnh một ví dụ hoặc một chủ đề điển hình của giáo viên đã đang sử dụng, nhằm phát huy khả năng tư duy của các em, là vô cùng hữu ích. c. Thủ thuật so sánh SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 9 9 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Sử dụng phương pháp so sánh chưa bao giờ là cũ khi giảng dạy cho học sinh. Ở phần GDCD 12, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài, nội dung kiên thức ở những phần đuợc thiết kế song song và tương tự nhau về kết cấu bài học. Do đó, giải pháp chọn những bài này và yêu cầu học sinh sự dụng thủ thuật so sánh các đơn vị từ khái niệm, nội dung kiến chủ đề kiến thức, cho đến ý nghĩa tiêu đề bài học… là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên việc so sánh này chỉ có hiệu quả rút ngắn thời gian khi giáo viên chủ động bỏ ngỏ một số nội dung cần so sánh ở một trong hai đối tượng cần so sánh, hoặc dùng biện pháp điền thông tin khi quan sát cột so sánh bên cạnh đã có những thông tin gợi ý và yêu cầu học sinh đối chiếu. Ví dụ về mô hình này có thể thấy ở bảng so sánh giữa pháp luật với đạo đức – bài tập 4 sgk/ tr 14 GDCD 12. Trường hợp còn lại, nếu không có những thông tin có sẵn như nêu trên, Giáo viên chí ít phải gợi ý về nội dung so sánh cho học sinh xác định vấn đề cần so sánh. Ví dụ bảng minh họa (2) trình bày phần dưới đây. Với thủ thuật này, chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh có khả năng tự học cao và có khả năng phân tích vấn đề nhanh nhạy. Giáo viên còn có thể rút ngắn bài dạy mà vẫn tăng cường tính chủ động, tự học của học sinh bằng việc chỉ điền một phần nội dụng của cột so sánh. Phần còn lại có thể yêu cầu học sinh tự làm như một bài tập ở nhà (với gợi ý cho sẵn). Hẳn nhiên, muốn làm được điều này, giáo viên cần phải quan niệm “mở” về một bài dạy, đó là: không xem bài dạy chỉ gói gọn 45 phút trên lớp và phải yêu cầu học sinh hiểu rằng việc điền vào chỗ trống trong bảng so sánh như một nhiệm vụ học tập tất yếu, chứ không phải là dạng bài tập thuần túy muốn làm thì làm, không muốn thì thôi. Thủ thuật này có thể áp dụng với những bài như: bài 1; 2; 5; 7;… trong GDCD 12. Dưới đây là một vài ví dụ gợi ý: Bài 1: mục 3c. Mối quan hệ giữa PL với đạo đức Giáo viên có thể không cần giảng trực tiếp ở mục nội dung ghi chép, mà có thể yêu cầu học sinh đọc qua và sự dụng luôn bảng so sánh ở phần bài tập 4/ tr 14 để giải quyết vấn đề. Tiến hành theo cách này, giáo viên vừa hướng dẫn học sinh học bài và vừa giúp các em làm bài tập ở nhà. Kết cấu nội dung mối qua hệ giữa pháp luật và đạ đức có thể được so sanh với bảng có ngay trong sách giáo khoa: nội dung so sánh Đạo đức Pháp luật Nguồn gốc hình thành Nội dung Hình thức thể hiện Phương thức tác động (Bảng 1) Bài 2: So sánh nội dung các loại vi phạm và trách nhiệm Pháp lý tương ứng Giáo viên chỉ cần thiết kế bảng so sánh và yêu cầu học sinh điền vào. SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 10 10 [...]... tải thời lượng dạy một bài dài Không nên xem nó là giải pháp, cứu cánh cho việc luời soạn bài, lười giảng dải của giáo viên cho học sinh SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 12 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT III/ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI Trong phạm vi giảng dạy bộ môn GDCD 12 đối với hai lớp 12a11 và 12a12, ở các bài 1, 2, 5, 7,... không có nội dung liên quan là vô nghĩa So sánh có thể tiến hành tại lớp học hoặc xem như một bài tập ở nhà (trong trường hợp bài giảng không thể kết thúc trên lớp) SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 11 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT d/ Thủ thuật chắt lọc bài dạy, nâng cao khả năng tự đọc hiểu của học sinh Trong thực tế, có nhiều nội. .. tới hiệu quả giảng dạy trong bộ môn GDCD bậc THPT trong thời gian tới Rất hi vọng được sự quan tâm đóng góp ý kiến của hội đông bộ môn Người viết Mai Hữu Thành SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 13 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GDCD 10, Nxb Giáo dục HN 2007 2 GDCD 11, Nxb Giáo dục HN 2007 3 GDCD 12, Nxb Giáo... nghiệm: THỦ THUẬT KHAI THÁC VÀ GIẢNG DẠY NHỮNG BÀI CÓ NỘI DUNG DÀI VÀ KHÓ TRONG BỘ MÔN GDCD BẬC THPT Họ và tên tác giả: Mai Hữu Thành Lĩnh vực: Quản lí giáo dục………………………… Phương pháp giáo dục………………… Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD Lĩnh vực khác………………………… Đơn vị: Tổ Sử- GDCD 1 Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ phương pháp đã có 2 Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã... khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống Tốt Khá Đạt SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 15 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT - Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kí, ghi rõ họ tên) SKKN 2014 –.. .Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Nội dung SS Vi ph HS Tính chất hành vi Độ tuổi chịu TN Người ra quyết định xử lý Vi phạm DS Vi phạm HC VP KLLĐ (Bảng 2) Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Giáo viên sau khi dạy và yêu cầu học sinh điền vào bảng nội dụng phần 1, có thể tiến hành yêu cầu học sinh điền vào bảng so sánh... Giáo dục HN 2007 4 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD, Nxb Giáo dục, 2010 5 Chuyên đề GDCD bậc THPT năm học 2 012- 2013, Sở GDĐT Đồng Nai, 2013 SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 14 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai Trường THPT Đòan Kết Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự Do-... phạm vi rộng Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kí, ghi rõ họ tên) SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 16 Thủ thuật khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT SKKN 2014 – TG: Mai Hữu Thành - THPT Đòan Kết 17 ... tham gia quyên nào (x) (Bảng 4) Mục 3: Quyền khiếu nại, tố cáo – GDCD 12 Giáo viên cũng có thế khai thác bài ngay từ đầu bằng bảng so sánh: Nội dung So sánh Quyền Khiếu nại Quyền Tố cáo Nội dung quyền Người có quyền tham gia Mục đích Thẩm quyền giải quyết Cách thực hiện quyền Lưu ý: để thực hiện thủ thuật so sánh, giáo viên cần chọn những bài có có nội dung bài học liên hệ mất thiết về nội dung Mọi so... nghiệm khai thác bài có nội dung dài và khó khai thác Tuy nhiên, cần chú ý một số nguyên tắc khi áp dụng như: Một, không xem một tiết dạy của một giáo viên chỉ có 45 phút trên bục giảng Có nhiều giáo viên tự cho rằng, bài giảng chỉ gói gọn trong 45 phút có trên bục giảng Điều này theo tác giả là sai lầm Việc quan niệm lại thời lượng một tiết dạy không còn là con số 45 phút trên bục giảng, giúp chúng ta có . nghiệp một vài kinh nghiệm, thủ thuật làm thế nào để khai thác và giảng dạy bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD 12 bậc THPT, mà bản thân đã rút ra trong qua trình giảng dạy, để cùng nghiên. khai thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT III/ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI Trong phạm vi giảng dạy bộ môn GDCD 12 đối với hai lớp 12a11 và 12a12, ở các bài. thác và giảng dạy những bài có nội dung dài và khó trong bộ môn GDCD bậc THPT THỦ THUẬT KHAI THÁC VÀ GIẢNG DẠY NHỮNG BÀI CÓ NỘI DUNG DÀI VÀ KHÓ TRONG BỘ MÔN GDCD BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÍ DO

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan