GIÁO DỤC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA TIẾT VẼ TRANH PHONG CẢNH (LỚP 9)

8 431 1
GIÁO DỤC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA TIẾT VẼ TRANH PHONG CẢNH (LỚP 9)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO DỤC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA TIẾT VẼ TRANH PHONG CẢNH (LỚP 9) A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Mục đích của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa toàn diện Đức – Trí – Thể - Mỹ, biết xúc cảm trước những cảnh đẹp quê hương hay ở địa phương mình đang trú ngụ. Biết rung động trong nghệ thuật. Phân biệt được cái đẹp của hình thức và cái đẹp trong tâm hồn. - Trong nghệ thuật hội họa là một hoạt động sáng tạo mặc dù vẽ cảnh vật ở trước mắt hay nhớ lại để vẽ đều có sự chọn lọc và sáng tạo. Những hình ảnh phải có chắt lọc mới tạo được cảm xúc người xem và cảm nhận nó sâu sắc. - Nhận biết tầm quan trọng của bộ môn, từ năm học 2000 – 2001 Bộ Giáo dục đã đưa môn Mĩ thuật vào chương trình giảng dạy bậc tiểu học và THCS ngang tầm với các môn học khác. Dạy Mĩ thuật không đơn thuần là dạy học sinh biết vẽ, biết cảm nhận cái đẹp thông qua môn học hình thành dần nhân cách cho các em, giúp các em biết tôn tạo, giữ gìn những vốn quí thuộc lãnh vực nghệ thuật mà cha ông đã dầy công bồi đắp và để lại cho thế hệ hôm nay. - Bản thân tôi nhận biết được tầm quan trọng của bộ môn và qua nhiều năm giảng dạy ở lớp tôi luôn gắn bó học tập để nâng cao bộ môn. Xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan nhất là ở thế hệ trẻ hiện nay dần dần ít quan tâm những nơi sinh hoạt cộng đồng như lễ hội Đình, Chùa ở làng quê… Từ những suy nghĩ đó tôi muốn mình ít nhiều gì phải có trách nhiệm giáo dục cho học sinh thấy được đời sống tinh thần nhất là sinh hoạt cộng đồng của người dân. Qua nhiều năm vận dụng thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm, từng bước các em đã tỏ rõ được những nhận thức về giá trị nghệ thuật – sinh hoạt tâm linh của cộng đồng nhân dân. Năm học 2009 – 2010 tôi đã mạnh dạn đăng ký với Hội đồng sư phạm Nhà trường với đề tài Sáng kiến “Giáo dục tập tục truyền thống thông qua tiết vẽ tranh phong cảnh - Lớp 9”. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Khó khăn - Cơ sở vật chất hiện tại của trường còn hạn chế, chưa có phòng chuyên môn Mó thuật. - Thời gian bồi dưỡng cho học sinh hạn chế, học sinh chưa tự tin khi ra ngoài thực tế vẽ. - Quan niệm phụ huynh còn xem nhẹ môn học còn cho đó là môn phụ nên việc đầu tu cho dụng cụ học tập còn hạn chế chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. 2. Thuận lợi - Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ Mỹ thuật, ngoài ra tôi còn được học các khoá bồi dưỡng nâng cao chuyên môn do phòng Giáo dục và Sở Giáo dục hay Thư viện tỉnh Bình Dương tổ chức giao lưu với Giáo viên Mĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. - Môn Mĩ thuật được Bộ đưa vào chương trình và có số phân phối chương trình rõ ràng và đánh giá điểm cụ thể theo Nghị định 40 của Bộ Giáo dục. - Được sự quan tâm giúp đỡ tích cực của Ban giám hiệu trường – Tổ bộ môn thường xuyên dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và đóng góp xây dựng chuyên môn chân tình, luôn đoàn kết gắn bó cùng tiến bộ. - Thuận lợi nhất là ở tổ Văn học sinh lớp 8 đã có 1 tiết học thực tế tìm hiểu ở đình Phú Cường (Bà Lụa) tại quê hương các em, hơn nữa phong cảnh nơi đây đẹp về kiến trúc và cảnh quang (tiết thực tế có nội dung - tổ ngữ văn cung cấp cho học sinh). - Đa số học sinh rất thích vẽ vì cho rằng quá trình học tập nhẹ nhàng, thoải mái không như học các môn học khác. 3. Xác định yêu cầu - Vẽ tranh trước hết các em phải đi theo một phương pháp nhất định có cơ sở khoa học để tiến hành từng bước theo yêu cầu ở học sinh THCS. Yêu cầu kỹ năng phải cao hơn tiểu học về chắt lọc hình tượng trong tranh. Đặc biệt là nội dung tranh phải làm rõ chủ đề của tranh. Hình tượng trong tranh phải rõ ràng nhất là phải phù hợp với vùng, miền. Tạo hình khong rập khuôn. - Phương pháp truyền thụ của giáo viên phải hợp lý với từng giai đoạn. Khi nào nên sử dụng phương pháp giáo viên gợi ý nhẹ nhàng, sinh động, không gò bó tạo sự gần gũi với học sinh – thân thiện với học sinh. - Vẽ tranh kết hợp với giáo dục những tập tục truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt Nam là phải cho học sinh tới địa điểm kết hợp giảng ở nhà trường và đi thực tế ở địa phương các em chính mắt thấy tai nghe biết được nét đẹp của đình làng vùng quê Việt Nam nói chung – Bình Dương nói riêng. B. NỘI DUNG I. Biện pháp thực hiện 1. Xác định kiến thức học sinh Trong năm học 2009-2010 tôi áp dụng ngay ở khối lớp 9 cụ thể là 9A2. Để tiện theo dõi kiến thức và năng lực của học sinh tôi cho học sinh làm bài tập khảo sát để kiểm tra kiến thức vẽ tranh phong cảnh đầu năm nhằm làm cơ sở để áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy và tôi có kết quả như sau: Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 - 4 4 12 22 2 Đồng thời song song đó tôi làm phiếu khảo sát ở lớp với kết quả sau: Số em đã đến đình: 62% Số em quan tâm: 30% Số em ít quan tâm: 70% Sau khi có kết quả khảo sát và lấy ý kiến của một số học sinh tôi thấy vấn đề điểm số đáng lo nhưng lo lắng nhất là các em hiện nay không quan tâm những tập tục của làng xóm cụ thể hơn các em cho rằng không vui bằng ở những trò chơi hay ở nơi khác như: Chợ Xuân, Chợ Tết hay các em chơi điện tử. 2. Khắc phục nhược điểm: a. Đối với học sinh điểm thấp Hầu hết những em vẽ điểm yếu và trung bình các em vẽ nhưng vẫn ngại khi thầy cô trực tiếp quan sát, các em thích lời khen hơn mặc dù bài chưa đẹp. Những em bài chưa đẹp tôi vẫn khen khéo léo từng khía cạnh để các em khắc phục những mặt yếu dần đi. Ngoài ra các em vẽ tranh phong cảnh ngoài trời còn 1 khuyết điểm để góp phần không thành công như bài bạn là các em tham quá muốn vẽ bất kì cái gì trước mắt mà không biết chắt lọc nên bố cục bị rối. Tôi giải thích ngay “Mình đi vẽ là đẹp hơn máy chụp ảnh! Vì sao? Vì máy chụp ảnh tuy rõ ràng hình ảnh đẹp nhưng máy ảnh không chắt lọc được hình ảnh đơn giản mà có gì ghi nấy. Còn mình biết vẽ biết chắt chọc những hình ảnh đơn giản để bố cục đẹp hơn”. Lời giải thích và những khắc phục trên phần nào các em có sự tự tin hơn. Hình ( Minh hoạ) - Tôi thị phạm cho học sinh thấy tại chỗ hình chắt lọc vừa dễ vẽ màu không rườm rà. b. Đối với những em chưa quan tâm Đình làng. Tôi suy nghĩ do mình dạy quá khô cứng hay do mình không có thời gian cho học sinh thực tế. Hay do nội dung SGK chưa thuyết phục điều này làm tôi quan tâm hơn. Về thực tế thì ở trường lớp 8 các em đã đi tìm hiểu về đình Bà Lụa rồi vậy thì chắt do những nội dung mình còn hạn chế, vì theá mình phải tự tìm hiểu qua nhiều thông tin để việc giảng dạy tốt hơn. II.Bài giảng trên thực tế. 1. Cơ sở lý luận: - Vẽ tranh phong cảnh là tiết học tiêu biểu trong chương trình giảng dạy Mỹ thuật ở bậc THCS. Đây là tiết học có sức thuyết phục học sinh thật cao, bởi thông qua tiết học các em thoải mái phát huy tư duy sáng tạo của mình từ ý tưởng hình tượng, màu sắc… - Levitan là hoạ sĩ người Nga, suốt cuộc đời làm nghệ thuật hội họa của ông gắn bó với đề tài tranh phong cảnh. Ông luôn tự hào về đất nước Nga có biết bao cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ và giàu tính nhân văn về đất nước và con người Nga. - Ngược dòng lịch sử, từ thuở vua Hùng dựng nước suốt bốn nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta luôn tự hào về truyền thống giữ nước, tự hào về mái ngói đền làng, một phong cách thiết kế xây dựng đặt trưng đường cong, nét lượn uyển chuyển với tứ quí, long – lân – qui – phụng kết hợp hài hoà tạo nên một vẻ đẹp độc đáo. - Đình làng, miếu cổ là đặc trưng di sản vốn quí của tâm linh dân tộc Việt, là nơi thờ cúng các danh nhân, liệt sĩ có công với đất nước, với nhân dân. Dân ta có câu: “Sống làm tướng, thác làm thần”. Đình làng, miếu cổ nơi ấy vừa là di sản cổ kính của dân tộc, vừa là nơi trang nghiêm để thế hệ kế thừa đến tưởng niệm, ôn lại truyền thống của cha ông đã dầy công giữ nước… - Qua tiết học vẽ tranh phong cảnh nói chung, vẽ khung cảnh đình làng nói riêng. Ngoài việc phân tích giúp các em tìm ra vẽ đẹp cổ kính, đặc thù của dân tộc Việt Nam. Song song với nhiệm vụ đó giáo viên cần phải biết khơi gợi giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc. Giáo dục niềm tự hào về vốn quí di sản, các công trình kiến trúc độc đáo mà tiền nhân đã xây dựng và để lại cho cháu con hôm nay! 2.Diễn giải giáo án: Vẽ tranh phong cảnh Quê hương. Để thành công trong giảng dạy, giáo án đóng vai trò rất quan trọng vì thông qua sự chuẩn bị tốt giáo viên mới hình thành kiến thức theo một hướng khoa học hơn. Đầu tiên giáo viên phải xác định mục đích chính của bài là cung cấp kiến thức chuẩn để học sinh vẽ tranh phong cảnh tốt hơn. Ở tiết này tôi muốn các em không chỉ có kĩ năng vẽ tranh mà hơn thế nữa qua tiết thực tế này nhằm giáo dục tập tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đó là kính yêu những vị anh hùng dân tộc được nhân dân tôn kính, thờ cúng ở đình làng và khi học xong các em có ý thức bảo vệ và xem đây là một công trình kiến trúc đẹp biết gìn giữ nó. * Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài: Khi chọn được cảnh về vị trí thuận lợi ở sân đình tôi vào bài một cách tự nhiên tôi hát tặng học sinh một bài “Quê hương” thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch – học sinh rất thích thú lắng nghe từ đó tôi đặt câu hỏi gợi mở “Quê hương là gì?” – các em mạnh dạn bàn luận và phát biểu ý kiến rất nhiều: Quê hương là cây cầu, là xóm làng, là mái đình, là cây khế, là cánh diều… từ đó tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới tự nhiên không gò bó. Ở hoạt động này giáo viên làm sao cho học sinh thấy quê hương rất gần gũi xung quanh ta, quê hương không chỉ có trong thơ ca, mà ngôn ngữ của hội hoạ cũng lột tả được nét đẹp đặc trưng của quê hương qua bài vẽ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ tranh. Đây là bước quan trọng, cũng như tôi đã nói ở trước vẽ tranh ta phải chọn góc cảnh đẹp, nếu các em vẽ có hình ảnh của ngôi đình thì lấy nó làm trọng tâm. Ngôi đình không nhỏ qua so với không gian vì đây là mảng bố cục chính bên cạnh đó các em có thể vẽ thêm người đi lễ hội hay thắp hương cho đình. Tôi đem giá vẽ và thị phạm tại chỗ cho học sinh thấy hình ảnh nào cần lấy và hình ảnh nào không cần thì chắt lọc bớt để hình tượng trong tranh không rườm rà. Ở đây tôi dùng phương pháp trực quan thị phạm cho học sinh hiểu ngay tại chỗ. * Hoạt động 3: Học sinh thực hành. - Ở bước này rất quan trọng, học sinh vẽ theo cảm nhận các em thích cảnh nào vẽ cảnh đó, tuy nhiên giáo viên mới là người hướng các em không chỉ để vẽ đúng phương pháp mà phải biết chọn lọc cảnh. Ở bước này quan sát của giáo viên tinh tế để kịp thời khen hay động viên các em thực hiện đúng hơn. - Khung cảnh ở đây rất thiêng liêng nên khi học sinh vẽ bài giáo viên luôn nhắc nhở sự nghiêm túc vì các em hay giỡn. Học sinh làm việc rất thích thú vì không gian học ở ngoài có nhiều cảm xúc hơn sự gò bó ở trong phòng. Đặc biệt các em được thực hành ngay tại chỗ mắt thấy, tay thực hiện… Từ việc tìm hiểu đình làng, thắp nhang nơi thờ cúng, lao động vệ sinh sân đình. Từ đó các em mới ý thức hơn và quan tâm cảnh vật xung quanh mình hơn. * Hoạt động 4: Nhận xét kết quả: - Chính vì chỗ học sinh cảm thấy thoải mái khi đi vẽ thực tế nên các em vẽ tranh rất phong phú và đạt kết quả rất cao. Ở đây tôi cho học sinh tự nhận xét lẫn nhau (vì tiết học thực tế có thời gian nhiều hơn ở trong lớp). Sau đó tôi chốt ý sau cùng không chê bay và nhắc nhở những khuyết điểm của các em, từ đó các em tự tin hơn. Lồng vào nhận xét tiết học tôi giáo dục tư tưởng bằng những việc làm cụ thể, các em đã thực hiện ở lúc đầu trước khi vào bài học. 3. Tổ chức giảng dạy Trong dịp tháng giêng vừa rồi tôi có đi tập huấn Mỹ thuật ở Đà Lạt và tôi đã tham khảo ý kiến của thầy Nguyễn Toàn Thi (Hoạ sĩ – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mĩ thuật TP. HCM), thầy cho rằng Đình làng xuất phát từ phương Bắc, ở phương Nam có từ hồi làng xã thành lập thời Tự Đức (Triều Nguyễn) Đình làng thờ tôn sùng một vị tướng hay một bậc hiền tài có công lớn với vùng đất khai hoang. Đình làng thờ vị tướng hay một bậc hiền tài không phải ở chính gốc mà do sự tôn sùng có thể sắc phong vị tướng ở làng khác… Là nơi sinh hoạt công cộng của làng ngày xưa. Theo SGK thì Đình làng có thời Lê “từ thế kỷ XV”. Theo sách nghiên cứu Mĩ thuật tác giả Trần Thị Biển viết “Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng gắn với thiên nhiên, núi nước Việt Nam làm môi trường chính gắn kết với trường kỳ lịch sử, và lịch sử lòng yêu nước, tâm thức uống nước nhớ nguồn, tinh thần chống giặc ngoại xâm làm cốt lõi”. Cái lợi ở SGK là phân phối chương trình vẽ tiết phong cảnh trước và liền sau là chạm khắc gỗ đình làng cho nên tơi thấy đưa tiết vẽ phong cảnh ở địa phương mình để giáo dục học sinh về những tập tục tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn là hay nhất. - Tơi đã mạnh dạn nêu ý kiến và hỏi ý kiến cơ Như Hoa hiệu Trưởng trường cơ hiệu trưởng rất đồng lòng với ý kiến trên đưa học sinh đến đình Bà Lụa vừa vẽ vừa giáo dục truyền thống tốt đẹp của làng q mình. - Bài vẽ số 4 trong phong cảnh tơi cho học sinh lớp 9A2 tập trung ở Đình làng (xây dựng năm 1861 là một trong những ngơi đình có lối kiến trúc đẹp nhất ở miền Đơng Nam bộ…). Vào Đình phải thể hiện sự tơn nghiêm - thắp nhang ở những nơi thờ cùng, lao động dọn vệ sinh sau đó tơi mới cho học sinh tập hợp lại và vẽ minh hoạ tranh thị phạm cụ thể, chọn góc cảnh đẹp và nói sơ lược về vài nét đình làng Việt Nam vẫn theo một truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.Mỗi loại hình tơn giáo tín ngưỡng có vai trò tơn giáo riêng nó nảy sinh và tồn tại trong mơi trường xã hội nhất định, nó phản ánh ý nguyện và trình độ tư duy của con người ln hướng về tới chân, thiện, mỹ tồn tại cùng sự phát triển của con người trong cuộc sống đời thường. Các em phải biết tại sao có những ngơi đình hình thành từ thế kỷ XV. Tây Đằng (Hà Tây), Đình Bảng (Bắc Ninh)… Đến nay vẫn tồn tại là vì, sự nhớ ơn tơn sùng của người Việt là một đạo lý tốt đẹp đã ăn sâu vào nhận thức của mỗi con người vì thế ngày nay những ngơi đình vẫn tồn tại như là một chứng tích lòng chung thuỷ và u nước của người Việt ta. Hình Học sinh thấp nhang trong đình và học sinh đang tìm hiểu di tích lòch sử đình Phú Cường (Bà Lụa) Học sinh lớp 9a2 Học sinh đang vệ sinh sân đình Bà Lụa Học sinh đang thực hành tiết vẽ thực tế Học sinh đang thực hành tiết vẽ thực tế Học sinh đang thực hành tiết vẽ thực tế Khi nói vài nét xong học sinh tìm hiểu góc cảnh đẹp nhất để vẽ. Khi học sinh vẽ các em còn lúng túng chọn cảnh tơi tiếp tục gợi ý các em, tuy nhiên phải nhìn nhận trình độ của học sinh để gợi ý các em vẽ theo sức của mình đừng chọn những cảnh q khó. Theo như tiết ký hoạ trước các em nhớ nên đưa hình tượng thiên nhiên hết sức đơn giản khơng phức tạp. Tất nhiên tơi ln nhắc các em những điều khơng nên trong vẽ tranh như tránh các trục của Hình tranh… Thường xun quan sát nhắc nhở và động viên các em, các em ln cần một lời khen hơn một lời chê bai hay trách móc. Các em có thói quen ngồi bên phải thuận tiện việc ngồi còn nhìn hình vẽ các em nhìn hướng khác điều đó hồn tồn sai vì khi vẽ người vẽ ln hướng mặt về phía trước tơi nhắc nhở các em ngay. Cũng trong thời gian đó tơi thăm dò ý kiến một số em về việc học, tiết học thực tế và nhận được hầu hết 100% ý kiến đồng tình, thứ nhất là vẽ ngồi trời cảm thấy thoải mái, vui vui, khơng gian mát mẻ bên cạnh đó chúng em lại biết thêm cảnh đẹp q hương mà mình gần như mai một mà đó là nét đẹp của truyền thống dân tộc ta “cây có cội, nước có nguồn” hay “vơ cổ bất thành kim”… Tơi cũng có hỏi ý kiến Ban Giám Hiệu thì trong dịp lễ Kỳ n sắp tới có thể cho một số học sinh tham gia để các em hồ mình vào với sinh hoạt cộng đồng đình làng và cơ cũng tán thành ý kiến trên. Như ta đã biết là giáo viên dạy mĩ thuật thì phải định hướng thẩm mỹ cảm xúc cho học sinh hiểu theo hướng tích cực. Vì thế khi dạy người giáo viên lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên kiến thức phải biết nhiều kênh thơng tin để trang bị cho mình ngày càng hiểu rộng hơn. Tiết học thực tế giáo dục học sinh thì hiệu quả càng cao hơn việc khư khư ngồi trong lớp mà vẽ ngoài trời điều đó nó khơng phù hợp với giáo dục truyền thống để các em biết những tập tục của người Việt Nam vì có thấy có hiểu biết, có cảm xúc chân chính từ đó các em mới bảo vệ gìn giữ bản sắc dân tộc theo chủ trương của Đảng và nhà nước cũng như nền giáo dục nước nhà. III. KẾT QUẢ - Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên tơi nhận thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ hơn, dần dần các em hiểu những điều khi vẽ tranh phong cảnh, biết chắt lọc, biết chọn góc cảnh đẹp. - Qua đó các em hiểu thêm về tập tục truyền thống tốt đẹp của làng q mình. - Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên cũng lấy từ bài lớp 9a2, kết quả nâng cao rõ rệt. Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 - 4 9 15 16 0 Khảo sát lại phiếu ý kiến lúc đầu tơi thấy: Số học sinh đến đình: 90% Số em quan tâm: 95% Số em khơng quan tâm: 5% Hơn thế nữa tinh thần học tập của các em đã nâng cao rõ rệt ở khối 9. . GIÁO DỤC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA TIẾT VẼ TRANH PHONG CẢNH (LỚP 9) A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Mục đích của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con. Tiết học thực tế giáo dục học sinh thì hiệu quả càng cao hơn việc khư khư ngồi trong lớp mà vẽ ngoài trời điều đó nó khơng phù hợp với giáo dục truyền thống để các em biết những tập tục của người. đặc thù của dân tộc Việt Nam. Song song với nhiệm vụ đó giáo viên cần phải biết khơi gợi giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc. Giáo dục niềm tự hào về vốn quí di sản, các công trình kiến

Ngày đăng: 27/02/2015, 09:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan