thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố lạng sơn.

56 658 0
thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố lạng sơn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố lạng sơn. tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớ...

Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU Thực hiện phương châm của trường Đại học Mỏ - Địa chất để giúp sinh Viên nắm chắc lí thuyết, vững vàng về tay nghề thực tế là điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên . Sau khi học xong môn Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ cùng một số môn học khác như: Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, Thạch học… Được sự đồng ý của phòng đào tạo, bộ môn địa chất thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp Địa chất công trình K51( khoa tại chức) đi thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn. Đợt thực tập này nhằm mục đích: - Củng cố các kiến thức lí thuyết đã học - Từ những kiến thức đã học vận dụng ra thực địa, phân tích tài liệu thực tế, viết báo cáo - Giúp sinh viên biết cách tổ chức một đoàn nghiên cứu địa chất Để đạt được mục đích mà đợt thực tập đề ra yêu cầu cần đạt ra trong đợt thực tập này là: Đảm bảo thực tập theo đúng nội quy, quy chế của đợt thực tập . Sau khi hoàn thành các lộ trình mỗi nhóm phải viết báo cáo của đợt thực tập, nhật kí nhóm, đồng thời phải hoàn thành các loại bản đồ… Mỗi cá nhân phải nắm được cách viết báo cáo, biết thành lập từng loại bản đồ, sau đợt thực tập phải nắm được các thao tác khi đi lộ trình Đợt thực tập diễn ra trong 4 tuần bắt đầu từ ngày 8-10 đến ngày 4-11 năm 2007 và được chia thành 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Từ ngày 8-10 đến ngày 10-10, đây là giai đọan chuẩn bị tư trang ,hành lí, tài liệu cùng các giấy tờ kèm theo. Giai đoạn này chúng tôi thực hiện tại Hà Nội . Giai đoạn 2: Từ ngày 10-10 đến ngày 20-10 , giai đoạn này chúng tôi đi thực Nhóm 2 đội 2 1 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo tế vùng thành phố Lạng Sơn. Chúng tôi đã tiến hành 8 lộ trình. - Lộ trình 1: Đông Kinh – Khưa Lộc - Lộ trình 2: Đông Kinh – Lộc Bình - Lộ trình 3: Đônh Kinh – Bản Lỏng - Lộ trình 4: Đông Kinh – Bản Cẩm - Lộ trình 5: Đông Kinh –Tân Thanh - Lộ trình 6: Đông Kinh – Nà Chuông – Pò Luông - Lộ trình 7: Đông Kinh – Khôn Lènh - Lộ trình 8: Đông Kinh – Mai Pha – Bình Cảm Giai đoạn 3: từ ngày 21-10 đến 4-11, giai đoạn xử lí số liệu, viết báo cáo tổng kết và bảo vệ kết quả thực tập Để đạt được kết quả tốt nhất trong đợt thực tập này, đoàn thực tập gồm 59 thành viên được chia làm 12 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 người và phân làm 3 đội, mỗi đội có 4 nhóm, nhóm chúng tôi thuộc nhóm 2-đội 2 gồm các thành viên sau: 1, Phạm Ngọc Phụng (NT) 2, Nguyễn Văn Tú 3, Đỗ Phi Hùng 4, Nguyễn Mạnh Hùng 5, Lê Đình Hùng 6, Vũ Hồng Khanh Đoàn thực tập dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Nguyên Phương,thầy Nguyễn Quốc Việt, thầy Hạ Văn Hải, thầy Trịnh Hồng Hiệp. Sau thời gian làm việc hết sức khẩn trương cùng sự giúp đỡ của các thầy và sự hết mình của đoàn Nhóm 2 đội 2 2 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo thực tập chúng tôi đã hoàn thành đợt thực tập Bản báo cáo này gồm các chương mục sau: Chương I: Mở đầu: giới thiệu mục đích yêu cầu, cơ cấu, tổ chức của đợt thực tập. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết. Chương II: Đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế nhân văn vùnh thành phố Lạng Sơn: giới thiệu khái quát về các đặc điểm địa lý, kinh tế, tự nhiên của vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết. Chương III: Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Đỗ Phi Hùng viết. Chương IV: Địa tầng: mô tả lại các phân vị địa tầng từ già đến trẻ. Chương này do sinh viên Nguyễn Văn Tú viết Chương V: Kiến tạo: trình bày những nét về phân tầng kiến trúc, mô tả các yếu tố địa chất và lịch sử kiến tạo của vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Vũ Hồng Khanh viết Chương VI : Địa mạo: mô tả chung trình bày sơ qua các kiểu địa hình và quan hệ giữa địa hình với kiến trúc. Chương này do sinh viên Lê Đình Hùng viết. Chương VII: Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình: mô tả các phức hệ địa tầng chứa nước và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xây dựng, sinh hoạt. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết Chương VIII: Khoáng sản: trình bày những đặc điểm khoáng sản trong vùng và quy mô phát triển. Chương này do sinh viên viết. Chương IX: Lịch sử phát triển địa chất vùng thành phố Lạng Sơn: trình bày lịch sử phát triển địa chất trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay. Chương này do sinh viên nh viết. Nhóm 2 đội 2 3 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo Chương X: Kết luận: các kết quả sau đợt thực tập, vấn đề còn tồn tại và các kiến nghị cần thiết. Chương này do sinh viên viết. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến phòng đào tạo trường Đại học Mỏ - Địa chất, bộ môn địa chất, các phòng ban, đặc biệt chúng tôi xin cảm đến các thầy Hạ Văn Hải, thầy Trịnh Hồng Hiệp, thầy Nguyễn Quốc Việt. các cô chú tại cơ sở thực tập Lạng Sơn đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập để đợt thực tập thật sự đạt hiệu quả cao. Nhóm 2 đội 2 4 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - KINH TẾ - NHÂN VĂN I. Đặc điểm địa lý - tự nhiên: 1. Vị trí địa lý: Vùng nghiên cứu khảo sát địa chất là thành phố Lạng Sơn nằm ở phía Bắc - Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng 156 km theo quốc lộ I, giáp biên giới Trung Quốc 252 km. Diện tích khoảng 81km 2 . Phía Bắc giáp Đồng Đăng, phía Tây giáp Cao Lộc, phía Đông và Đông Nam giáp Lộc Bình. Trên bản đồ Việt Nam, vùng thành phố Lạng sơn được giới hạn bới các toạ độ sau: Từ 106 0 43’20’’ đến 106 0 48’30’’ kinh độ Đông Từ 21 0 49’11,4’’ đến 21 0 54’03’’ vĩ độ Bắc 2. Địa hình: Vùng nghiên cứu thành phố Lạng Sơn thuộc địa hình miền núi có độ cao trung bình thấp, xung quanh là làng bản dân tộc Tày, Nùng, có độ cao tuyệt đối từ 250-600m, đỉnh cao nhất là 587,1m. Thành phố Lạng Sơn nằm gọn trong một thung lũng có dạng hình thoi, kéo dài phương TB- ĐN với chiều dày khoảng 6 km. Trung tâm thung lũng là khu vực Kỳ Lừa được mở rộng từ 3 - 4km còn hai đầu thu hẹp lại chỉ còn 100 - 200m, bề mặt thung lũng tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía Đông Nam. Độ cao tuyệt đối 253,2m (Mai Pha) đến 278,4m (Hoàng Đồng). Trong thung lũng có các núi sót đá vôi phân bố chủ yếu ở phía Tây Kỳ Lừa như: Tam Thanh, Nhị Thanh và nằm rải rác như: Chùa Tiên, Đông Kinh, Phai Lây và độ cao tuyệt đối thường trên 300m, vách dốc đứng, bề mặt phân cách hiểm trở. Trong các núi đá vôi có phát triển nhiều hang động Karst với kích thước Nhóm 2 đội 2 5 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo khác nhau tạo nên các danh lam thắng cảnh như: Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên. a/ Địa hình núi thấp Đồi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất trong vùng nghiên cứu, phân bố thành từng dải liên tục hoặc ở dạng các đồi, núi riêng biệt. Xa trung tâm thành phố là các dãy đồi, núi thấp có độ cao phổ biến từ 280m – 450m kéo dài theo phương gần Bắc Nam. Các đồi thường có đỉnh tròn, sườn thoải độ dốc từ 5-15 0 với độ cao từ 280m – 300m. Các núi thấp thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ dốc từ 30 – 35 0 . Đỉnh cao nhất là đỉnh 587,1m ở phía Tây Bắc. Cấu tạo nên địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên và magma phun trào. Phần lớn bề mặt các đá bị phong hoá mạnh và đang tiếp tục bị phong hoá. Cính nhờ đặc điểm này mà vỏ phong hoá ở đây khá dầy tạo điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển. b/ Địa hình núi đá vôi Một trong những đặc trưng của địa hình khu vực thành phố Lạng Sơn là địa hình núi đá vôi. Núi đá vôi ở đây là những dãy núi không cao hoặc nằm đơn lẻ dạng núi sót. Mức độ phân cắt hay độ chênh cao giữa đỉnh núi và địa hình xung quanh không quá 200m. Vì vậy theo cách phân loại núi thì địa hình này chưa tiêu chuẩn. Tuy nhiên nếu dùng thuật ngữ “ đồi ” thì càng không tiêu chuẩn về mặt bản chất và hình thái, do đó thống nhất dùng thuật ngữ “ núi ” cho kiểu địa hình đã nêu. Núi có mức độ tập trung lớn ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh. Các núi đá vôi ở đây có dạng thấp, sườn thoải, đỉnh núi tai mèo lởm chởm. Một số khác có dạng nón như Đông Kinh, Phai Lây. Trong khối đá vôi phát triển nhiều hang động, một số nơi có phong cảnh đẹp như động Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên. c/ Địa hình đồng bằng, thung lũng Địa hình này phân bố ở trung tâm thành phố và một số vùng xung quanh. Về Nhóm 2 đội 2 6 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo nguồn gốc địa hình này do quá trình hoà tan, bóc mòn và tích tụ tạo nên. Thung lũng lớn nhất là thung lũng thành phố Lạng Sơn và gần phía Nam của nó là Mai Pha. Một số dải phân bố dọc suối Nasa, suối Kikét và thung lũng Nà Chuông. Do địa hình tương đối thuận lợi nên giao thông thuận tiện, dân cư tập trung đông đúc, kinh tế tương đối phát triển. 3. Sông suối Mạng lưới sông suối của thành phố Lạng Sơn phân bố tương đối đồng đều ở khu vực trung tâm . Trong khu vực nghiên cứu thì sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất. Bên cạnh đó còn có suối Nasa, Kikét, Kỳ lừa Sông Kỳ cùng bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn ở phía Đông, chảy theo hướng ĐB – TN, đến vùng nghiên cứu sông chảy quanh co uốn lượn rồi chảy qua Thất Khê và đổ vào sông Bằng Giang (Cao Bằng) rồi chảy qua Trung Quốc. Sông có chiều dải khoảng 15km, do chảy qua các đất đá có địa tầng khác nhau nên các dòng chảy tương đối phức tạp ở phía Đông và phía Tây vùng nghiên cứu. Sông thường chảy qua các đá cát kết, bột kết, sét kết, riolit rắn chắc khó hoà tan nên dòng chảy thường hẹp, bờ dốc đứng, dòng chảy xiết, nhiều thác ghềnh. Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn do địa hình bằng phẳng, đã dễ hoà tan nên dòng chảy được mở rộng, có chỗ 60 - 80m. Dòng chảy uốn khúc quanh co, nước chảy chậm và không sâu. Hai bờ sông thường thoải và để lộ ra đá gốc. Đá gốc là các đá vôi, đá lục nguyên, đá phun trào. Trong vùng nghiên cứu có 3 suối chính là suối Nasa, suối Lauly, suối Kikét. Các suối này có chiều rộng từ 5 – 20 m. Nước suối nhiều vào mùa mưa, ít vào mùa khô, tuy nhiên lúc nào suối cũng có nước chảy. 4. Khí hậu: Vùng nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong Nhóm 2 đội 2 7 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 26 -28 0 C có khi lên tới 38-39 0 C. Tổng lượng mưa trung bình từ 1600 - 1800mm, phân bố rất không đồng đều trong năm. Mùa khô kéo dài tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa từ 100 - 200mm. Nhiệt độ trung bình từ 10- 20 0 C. Trong mùa khô có các đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn. 5. Giao thông: Do điều kiện địa lý thuận lợi mà giao thông vùng Lạng Sơn khá phát triển. Trong vùng có cả đường sắt và đường bộ. Đường sắt chạy từ Hà Nội đến Lạng Sơn và liên vận với đường sắt Trung Quốc (Hà Nội – Bằng Tường – Bắc Kinh). Đường bộ có: QL 1A (Lạng Sơn – Hà Nội), QL 1B (Lạng Sơn – Thái Nguyên), QL 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng), QL 4B (Lạng Sơn – Quảng Ninh). Ngoài ra còn có các đường tỉnh lộ Lộc Bình, Thất Khê thuận lợi cho VIệc phát triển kinh tế. 6 .Đặc điểm kinh tế: Công nghiệp Lạng Sơn có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác, chỉ có một vài xí nghiệp nhỏ lẻ và hầu như không có xí nghiệp nào của Trung ương. Đáng chú ý là nhà máy xi măng Lạng Sơn, xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành. Nông nghiệp phát triển chưa cao vì điều kiện khí hậu và địa hình trong vùng không thật sự thuận lợi và phương thức canh tác của người dân vẫn còn lạc hậu. Lâm nghiệp kém phát triển, phần lớn đồi núi vẫn là đồi trọc do nạn phá rừng. Thương nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng. Trong vùng có một số một số cửa khẩu thông với Trung Quốc và nhiều chợ có lượng hàng hoá lớn như: Đồng Đăng, Đông Kinh… Tuy nhiên vẫn còn nạn buôn lậu hàng hoá qua biên giới Nhóm 2 đội 2 8 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước. II. Đặc điểm nhân văn: 1. Dân số, dân c ư: Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá, kinh tế giáo dục của tỉnh với 5,3 vạn dân, chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có cả người Tày, Nùng chiếm 13% dân số cả tỉnh… Tuy gồm nhiều dân tộc khác nhau nhưng hầu hết đồng bào có tinh thần đoàn kết, xây dựng. 2. Văn hoá, y tế, giáo dục: - Về văn hoá: Trong vùng có 2 trường Cao đẳng , 3 trường cấp III và nhiều tr- ường cấp II, cấp I. Tuy nhiên tỷ lệ bỏ học cao, đặc biệt là trẻ em dân tộc ít người. - Về tín ngưỡng: Người dân chủ yếu theo Phật giáo, một số theo Thiên chúa giáo. - Về y tế: Cả tỉnh có 1 bệnh VIện đa khoa với 300 giường bệnh, đội ngũ bác sỹ có trình độ và nhiều tạm y tế nằm rải rác trong III. Kết luận: (thiếu) Nhóm 2 đội 2 9 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo CHƯƠNG III: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT Lạng Sơn là vùng địa chất đặc trưng cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Do vậy từ những năm đầu của thế kỷ XX nhiều nhà địa chất trong nước cũng như ngoài nước đã nghiên cứu địa chất của vùng này. Có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất vùng này thành 3 giai đoạn: I . Giai đoạn t rư ớc năm 1945: Từ cuối thế kỉ XIX, VIệt Nam đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Vào thời gian này, do trình độ hiểu biết và trình độ dân trí của Việt Nam còn kém cho nên công Việc khảo sát và nghiên cứu vùng này là do người Pháp tiến hành. Năm 1907, nhà địa chất người Pháp Lantenois đã khảo sát vùng Đông Bắc Việt Nam và phát hiện ra đá phun trào ở vùng thành phố Lạng Sơn. Năm 1924, nhà địa chất người Pháp là Bouret đã có công trình nghiên cứu vùng Đông Bắc VIệt Nam và phát hiện ra các đá trầm tích: bột kết, sét kết; tìm ra các hoá đá bị chôn vùi là đá phiến Khôn Làng. Năm 1926, Patte đã kháo sát và tìm ra đá phun trào ở Lạng Sơn, ông đã xếp chúng vào kỷ Trias. II. Giai đoạn từ năm 1945-1954: Đây là giai đoạn nước ta kháng chiến chống Pháp xâm lược, do vậy Việc nghiên cứu địa chất ở nước ta nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng hầu như ngư- ng lại. Năm 1950 nhà địa chất Asarrin, Chelotarop, Bùi Phú Mỹ xếp bauxit vào tuổi Trias. III. Giai đoạn từ năm 1954 đến nay: Nhóm 2 đội 2 10 Lớp ĐCCT - K51 [...]...Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo Giai đo n này có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất : Năm 1956, E.Saurin công bố công trình nghiên cứu Bauxit ở khu vực Đồng Đăng Từ năm 1956-1965 chủ yếu là do các nhà địa chất VIệt Nam nghiên cứu và lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 Chủ biên của công trình này là do A.E.Dopgicop và ông chia các khu vực của tp Lạng Sơn thành. .. vị địa tầng: 1 Hệ tầng Lạng Sơn (T1 ils) 2 Khôn Làng (T2akl) 3 Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms) Năm 1962, Bùi Phú Mỹ, Gazenco và một số nhà địa chất khác đã tìm ra bauxit ở Sài Vũng, Đồng Đăng và xếp chúng vào tuổi Trias Trong công trình nghiên cứu trùng lỗ Paleozoi thượng, Nguyễn Văn Liêm (1966) đã xếp bauxit ở khu vực này vào điệp Đồng Đăng và xếp đá vôi ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh vào hệ tầng Bắc Sơn (C... P2bs) Năm 1972, Trần Văn Trị và một số nhà địa chất khác đã thành lập bản đồ địa chất Miền Bắc VIệt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, trong đó xếp đá phun trào ryolit vào Anizi và trầm tích có hoá đá chân rìu, chân đầu nằm trên đá phun trào xếp vào Ladini Trầm tích màu đỏ Mẫu Sơn được xếp vào tuổi Cacni (T3cms) Từ những năm 70 của thế kỷ trước vùng thành phố Lạng Sơn là điểm thực tập địa chất của bộ môn Địa chất... phương pháp nghiên cứu cấu tạo địa chất và đo vẽ bản đồ địa chất tương đối hoàn chỉnh và chia làm ra các phương sau : 1 Phương pháp lộ trình địa chất Phương pháp này khá đơn giản và cũng đem kết quả tốt đây cũng chính là phương pháp áp dụng chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn * Phương pháp nghiên cứu các hoạt động đứt gãy, uốn nếp * Thiết lập cột địa tang khu vực * Chuyển tế và vật liệu xây dựng Có một số Phương... loạt bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500000 do ông chủ biên đã xác định các đá vôi Thành Phố Lang Sơn có tuổi cacbon trung –pecmi sớm (C 2-P1 bs).Năm 1977 Trần Văn Trị và một số tác giả xếp đá vôi thành phố Lạng Sơn nói trên vào loạt Bắc Sơn cacbon pecmi sớm (C-P1bs).Trên bản đồ địa chất vùng này,hệ tầng Bắc Sơn có diện phân bố khá rộng và có dạng hình quả trám,phinh to ở giữa ,thu hẹp và thắt... trúc,phần lớn hệ tầng Đồng Đăng nằm ở cánh nếp lồi với nhân là đá già hơn thuộc hệ tầng Bắc Sơn.Một số nơi chúng phát triển dạng nếp lồi,nếp lõm với biên độ đứng không đáng kể Hệ tầng Đồng Đăng (P3dd) phần dưới có các hoá đá: Sumatrina sp,Globivalvulina sp,Palaeofusulina Trên cở sở các hoá đá trong tầng này trong khu vực Thành Phố Lạng Sơn,xem set các khu vực xung quanh và căn cứ vào các thành tạo khác già... Dương (N1nd) +Hệ Đệ Tứ (Q) Theo các tài liệu nghiên cứu trên, sự phân bố của các hệ tầng thành phố Lạng Sơn có quy luật khá rõ Các đá già nhất ở phần trung tâm của thành phố, càng ra xa dần đá càng trẻ và địa hình cao dần lên VIệc đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 của các nhà Địa chất thuộc Cục Địa chất và Khảo sát Việt Nam đã nhận dạng các phân vị địa tầng mới là: Hệ Jura - Thống trên -... bản đồ địa chất 1: 200.000, 1: 50.000 khu vực Lạng Sơn và điều tra địa chất đô thị những năm 1900 - 2000 Mặt cắt địa tầng ở khu vực Chi Mạc, Khau Mạ gồm các lớp đá cuội kết, vật liệu vụn núi lửa, ryolit porphyr, ryolit đaxit, cát kết hạt thô, sét kết, bột kết màu Nhóm 2 đội 2 23 Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo vàng, màu xám, màu nâu Hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Đồng Đăng, Lạng. .. thực địa, kết hợp với Việc tham khảo các tài liệu có trước cho thấy khu vực Thành phố Lạng Sơn đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài.Phần lớn các thành tạo cổ ở đây đã bị chìm xuống sâu do hoạt động hạ võng kiến tạo Hiện nay trên bình đồ khu vực tồn tại các đá trầm tích phun trào có tuổi Cacbon đến Đệ tứ.Các thành tạo này được xếp vào phân vị địa tấng địa phương –Giới Paleozoi (PZ) +Hệ cacbon - hệ... Lớp ĐCCT - K51 Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo Tuy nhiên hiện nay xếp vào hệ tầng Lạng Sơn Qua các lộ trình khảo sát cùng với sự thu thập tài liệu của các nhóm khác cho thấy phạm vi lộ ra của hệ tầng Lạng Sơn khoảng 9km 2, phân bố ven thành phố Lạng Sơn thành các dải kéo dài Dải phía Tây kéo dài khoảng 3,5km, dải phía Đông kéo dài theo hướng TB - ĐN dài 8km, phần phía TN thành phố diện phân bố của . Được sự đồng ý của phòng đào tạo, bộ môn địa chất thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp Địa chất công trình K51( khoa tại chức) đi thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn. Đợt thực tập. các hoá đá trong tầng này trong khu vực Thành Phố Lạng Sơn, xem set các khu vực xung quanh và căn cứ vào các thành tạo khác già hơn xếp các đá trên vào hệ tầng Đồng Đăng có tuổi Pecmi muộn. Quan. tầng thành phố Lạng Sơn có quy luật khá rõ. Các đá già nhất ở phần trung tâm của thành phố, càng ra xa dần đá càng trẻ và địa hình cao dần lên. VIệc đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000

Ngày đăng: 20/02/2015, 05:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VI.2. Kiểu địa hình karst:

  • CHƯƠNG VII: ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN - ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

    • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan