Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lítnăm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 gl ”

80 3K 27
Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lítnăm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 gl ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này do cô Vũ Thị Ngọc Bích chấm điểm 8, tại trường Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội.

Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 1 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích LỜI MỞ ĐẦU Rượu là sản phẩm độc đáo có từ lâu đời cho đến nay và mãi về sau vẫn là một sản phẩm đồ uống luôn được mọi người yêu thích. Nó luôn có mặt trong các buổi lễ tết, trong các bữa tiệc hay là trong những ngày bình thường của nhân dân ta. Cùng với sự phát triển của xã hội, không chỉ có các loại đồ uống truyền thống mà ngày càng có nhiều các loại đồ uống du nhập từ nước ngoài sang mang hương vị mới lạ, một trong số đó phải kể đến rượu vang. Rượu vang là đồ uống có cồn ở hàm lượng thấp được lên men từ dịch trái cây, không qua chưng cất và được tàng trữ trong thời gian dài ở những điều kiện nhất định. Rượu vang du nhập vào nước ta từ khá lâu đời, trước đây loại đồ uống này được coi là một đồ uống xa xỉ, thường dành cho những người có điều kiện kinh tế, mức sống cao. Tuy nhiên, ngày nay thì quan niệm đó không còn đúng nữa mà thậm chí xu hướng chuyển rượu vang thành loại rượu thường được sử dụng trong các bữa tiệc của người Việt Nam đã dần được hình thành. Trên thế giới, rượu vang đã ra đời cách đây khá lâu và ngành công nghiệp rượu vang đã có nhiều bước tiến đáng kê, hoàn thiện quy trình cũng như chất lượng sản phẩm, ngày cáng đáp ứng thị yếu người tiêu dùng. Các quốc gia sản xuất rượu vang và tiêu thụ rượu vang mạnh mẽ phải kể đến: Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Tây Ba Nha… Tuy nhiên rượu vang gần đây mới được biết đến ở Việt Nam. Dù vậy nhưng hiện nay cũng đã có những thương hiệu vang nổi tiếng là vang Đà Lạt, vang của người Việt Nam. Bản chất của rượu Vang trái cây là sản phẩm được sản xuất từ nước dịch trái cây bằng phương pháp lên men với sự tham gia của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Trong thành phần rượu Vang trái cây, ngoài đường bị lên men thành cồn êtylic (độ cồn 90 - 150) còn có những thành phần khác giống ở trái cây chẳng hạn như: vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ . Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên việc bảo quản trái cây tươi là rất khó, dễ bị thối, hỏng sau khi thu hoạch và vận chuyển làm giảm phẩm chất ban đầu của trái cây. Do đó bên cạnh việc bảo quản trái cây tươi thì việc chế biến các loại trái cây cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao giá trị sử dụng của các loại trái cây và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra ngành sản xuất mới góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập làm cho người dân. SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 2 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích Xuất phát từ những lí do trên và cũng để đáp ứng với yêu cầu của môn học là giúp cho em hệ thống lại kiến thức đã học, làm quen với công việc của một kỹ sư tương lai cũng như đáp ứng với những nhu cầu của thực tế, nhiệm vụ của đồ án này là “Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lít/năm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 g/l.” Nhiệm vụ và mục đích của đề tài: 1, Những lập luận kinh tế xây dựng nhà máy 2, Lựa chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ 3, Tính toán và cân bằng sản phẩm 4, Lập kế hoạch sản xuất 5, Tính và chọn thiết bị SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 3 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích PHẦN I: LẬP LUẬN KINH TẾ I, Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất rượu vang 1, Khái niệm Rượu vang là tên gọi loại rượu được sản xuất lâu đời từ nguyên liệu nho bằng phương pháp lên men tự nhiên nhờ hệ vi sinh vật sẵn có trên vỏ và thịt trái mà chủ yếu là Saccharomyces cerevisiae và Saccharomyces ellipsoideus, mà không qua chưng cất. Rượu có độ cồn nhẹ từ 9 – 16 o . Ngày nay, rượu vang không chỉ là loại rượu được sản xuất từ dịch ép từ nho mà nó còn được sản xuất từ nhiều loại trái cây khác nhau như: táo, đào, mơ, dứa, chuối, anh đào…, có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon của trái cây tự nhiên, giàu vitamin, khoáng và độ cồn nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống béo phì, phòng ngừa lão hóa và kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa ung thư, phòng chống được các bệnh tim mạch và đột quỵ. 2, Phân loại Có rất nhiều cách phân loại vang khác nhau như: - Căn cứ vào màu sắc của sản phẩm phân loại thành: Vang đỏ, vang trắng, vang hồng tương ứng với từng loại vang này mà có các chỉ tiêu về màu sắc, độ trong khác nhau. - Căn cứ theo độ rượu, hàm lượng đường, hàm lượng acid có trong vang mà phân thành các loại: vang khô, vang dịu, vang ngọt Nhưng xu hướng chung thì vang được phân thành hai nhóm chính là vang không có ga ( trong vang không có CO 2 ) và vang có ga (trong vang thành phẩm có CO 2 ), trong đó mỗi nhóm lại phân thành một số loại khác nhau tuỳ theo hương, vị, của từng loại sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 4 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích Bảng 2. Phân loại rượu vang STT Loại vang Độ cồn ( %v ) Độ đường ( % ) 1. Vang không gas Vang bàn ăn Cay 9÷14 < 0.3 Nửa cay 9÷12 0,3÷0,5 Nửa ngọt 9÷12 3÷8 Vang nặng Nặng 17÷20 1÷14 Điểm tâm Nửa ngọt 14÷16 5÷20 Ngọt 15÷17 14÷20 2. Vang có gas Sâm banh Không ngọt 10,5 ÷ 12,5 < 0,3 Rất cay 10,5 ÷ 12,5 0,8 Cay 10,5 ÷ 12,5 3 Nửa cay 10,5 ÷ 12,5 5 Ngọt 10,5 ÷ 12,5 8 Rượu vang bọt Đỏ 10,5 ÷ 12,5 7÷8 Muxcat 10,5 ÷ 12,5 9 ÷ 12 Hồng 10,5 ÷ 12,5 6÷7 Vang bọt 9 ÷ 12 3÷8 SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 5 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích Rượu vang khác với một số loại rượu cao độ được làm từ ngũ cốc, nho và một số loại quả khác như: (như sery, táo, dâu ) - Cognac: được làm từ nho, ủ trong thùng gỗ sồi đặc biệt. - Armagnac: Sản xuất ở vùng Armagnac ( Pháp ), giống với rượu Cognac nhưng có mùi mạnh hơn. - Brandy tổng hợp: được làm từ các loại quả khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất giữa rượu vang với các rượu này là sau khi lên men dịch quả, người ta tiến hành chưng cất và được tàng trữ trong điều kiện đặc biệt. Rượu vang cũng khác với các rượu cao độ khác như: - Rin: sản xuất bằng ngô hoặc một số ngũ cốc. - Vodka: được sản xuất từ khoai tây hoặc một số ngũ cốc. - Rhum: sản xuất từ rỉ đường ( Cuba ). Và cũng được tiến hành chưng cất như các rượu trên. Rượu Liquor có điểm khác biệt là nó được pha chế từ cồn chưng cất và các loại dịch nước quả ngâm đường. 3,Tiêu chuẩn chất lượng rượu vang 3.1, Tiêu chuẩn hoá lý Là chỉ tiêu phân tích định lượng đối với một số thành phần cơ bản có trong vang thành phẩm làm cơ sở để xác định chất lượng của từng loại vang và được quy định ở bảng sau: Bảng 3: Tiêu chuẩn hoá lý của rượu vang Stt Loại Vang Hàm lượng etylic ( %V) Hàm lượng đường (g/100ml) Hàm lượng acid theo acid malic (g/l) 1 Vang khô 9 – 14 < 0,3 5 – 7 2 Vang nửa khô 9 – 14 0,5 – 2,5 5 – 7 3 Vang nửa ngọt 9 – 12 3 – 5 5 – 7 4 Vang ngọt 13 – 14 14 – 15 5 – 7 5 Vang tráng miệng 14 – 17 10 – 16 5 – 7 SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 6 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích 6 Vang gas(nhân tạo ) 10 – 12 0,5 – 8 5 – 7 7 Vang gas(tự nhiên ) 11 – 13 0,5 – 8 5 – 7 8 Vang nặng 17 – 20 6 – 10 5 – 7 Ngoài ra, hàm lượng acid bay hơi ( tính theo acid axetic ) đối với: - vang trắng ≤ 1,2 g/l, - vang hồng ≤ 1,3 g/l, - vang đỏ ≤ 1,4 g/l, Hàm lượng SO 2 tự do ≤ 20 mg/l. Các kim loại nặng: Cu ≤ 4 mg/l, Fe ≤ 10 mg/l, Zn ≤ 5 mg/l, Pb ≤ 0,4 mg/l, 3.2, Tiêu chuẩn vi sinh vật Không được có các loại vi sinh vật sau: Coliform, E.coli, Samonella, B. cereus Đối với vi khuẩn hiếu khí thì ≤ 100 khuẩn lạc/ml. 3.3, Tiêu chuẩn cảm quan Màu sắc đặc trưng của vang đỏ là: màu đỏ, màu lựu, màu đỏ thắm; Vang hồng là màu hồng đến màu đỏ tươi; vang trắng là màu vàng rơm đến vàng ánh. Độ trong: trong ánh không có cặn Hương vị: có vị đặc trưng cho mỗi loại vang nhất định, không có mùi vị lạ. 4, Thành phần cơ bản của rượu vang 4.1,Rượu etylic Sản phẩm của quá trình lên men vang chủ yếu là rượu etylic mà vai trò quan trọng của rượu etylic có liên quan rất nhiều tới việc tạo mùi của vang. Ngoài etylic là thành phần chủ yếu ra, trong vang còn có nhiều loại rượu bậc cao khác cũng được hình thành trong quá trình lên men vang như: metylic, izopropinic, izobutilic Sự có mặt của các loại rượu bậc cao tuy chỉ ở hàm lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc tham gia các quá trình hình thành mùi thơm đặc trưng cho vang. SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 7 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích 4.2, Axít hữu cơ Thành phần acid hữu cơ có trong vang thành phẩm đều có nguồn gốc từ các loại dịch quả và một phần khác là sản phẩm của quá trình lên men vang. Các acid hữu cơ đóng vai trò quan trọng đối với vị của vang. Sự có mặt của các acid hữu cơ trong sản phẩm có tác dụng rất tốt trong việc duy trì độ pH thấp, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại khuẩn vào vang, đồng thời tăng cường sự ổn định của vang. 4.3, Đường Là nguyên liệu để tạo nên các loại rượu trong quá trình lên men vang, trong quả chín chứa chủ yếu là các loại đường khử: fructoza, glucoza, galactoza Trong quá trình lên men rượu, các loại đường khử rất nhanh chóng được nấm men sử dụng để chuyển hoá thành rượu và giải phóng CO 2 , và các sản phẩm phụ. 4.4, Các vitamin Hầu hết các vitamin có sẵn trong dịch trái cây sau khi kết thúc lên men đều thấy có trong vang thành phẩm, theo một số tác giả thì nhiều loại vitamin có trong dịch nho không bị phá huỷ mà nó còn được hoàn thiện trong vang thành phẩm. 4.5, Các axit amin Các acid amin có vai trò quan trọng đối với sự sinh sản và phát triển của nấm men. Ngoài lượng acid amin có sẵn trong dịch quả, quá trình lên men vang cũng tạo thêm một số axit amin đã làm cho vang thành phẩm có hương, vị đặc trưng. 4.6, Các chất thơm Mùi thơm của vang thành phẩm là do các cấu tử thơm như các loại rượu bậc cao, etylacetat, acetaldehyt, acetic tạo ra bởi quá trình lên men, tàng trữ trong những điều kiện thích hợp. Nó có mùi đặc trưng của sản phẩm lên men từ một loại quả nhất định. 4.7, Các chất khoáng Các chất khoáng như Ca, Mg, Mn, P, Na, K mặc dù có hàm lượng rất nhỏ phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình lên men rượu vang. Các chất khoáng có tác dụng lên sự sinh trưởng và sinh sản của nấm men làm tăng hương vị, giá trị cho rượu vang. II. Tình hình sản suất,tiêu thụ rượu vang trong nước và thế giới Ở Thế Giới : Trước kia ngành sản xuất và tiêu thụ rượu vang chỉ tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ do sản lượng nho còn rất thấp, số lượng rượu sản xuất SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 8 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích ra rất ít, giá thành rượu vang còn khá cao. Ngày nay khi kinh tế của các nước ngày càng phát triển, nền khoa học kỹ thuật càng tiến bộ và đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu thưởng thức rượu vang không chỉ đơn thuần như một loại đồ uống mà nó còn đặc trưng cho nền văn hoá ẩm thực đã tăng lên đáng kể. Năm nước sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới năm 2012 ( Đơn vị tính: hectoliter – Theo số liệu của OIV) 1, Pháp ( 41 triệu) : Các loại rượu vang "đỉnh" của Pháp là Alsace, Bordeaux, Bourgogne, Champagne, Côtes du Rhône, Jura, Loire, Provence. 2, Italy ( 40 triệu) : Các loại rượu vang nổi tiếng của Italy gồm có Tuscanny, Eventus Primitivo, Rosso Balestra, Dolce Vita. 3, Tây Ba Nha ( 30 triệu) : Rượu vang Tây Ban Nha nổi danh với số nhãn hiệu như Sherry, Cava. 4, Mỹ ( 20 triệu) : Almaden, BlackStone, Simi Reserve là những nhãn hiệu đáng chú ý khi nhắc tới rượu vang Mỹ. 5, Trung Quốc ( 14,9 triệu) Năm quốc gia tiêu thụ rượu vang nhiều nhất thế giới (Đơn vị tính: lít/người) 1. Luxembourg: 55,91 2. Pháp: 53,17 3. Italy: 46,31 4. Bồ Đào Nha: 44,78 5. Slovenia: 44,74 Ở Việt Nam : Người dân từ lâu đã quen với rượu cao độ từ gạo do có nền nhiệt ẩm nhưng với sự du nhập đồ uống ở nhiều quốc gia khác nhau và mức sống ngày càng cao thì nhu cầu thưởng thức rượu có độ nhẹ cũng tăng cao đặc biệt là rượu vang Theo thống kê của Hiệp hội Rượu Bia và Nước giải khát Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 15 doanh nghiệp sản xuất và đóng chai rượu vang với sản lượng mỗi năm tăng khoảng 12-13 triệu lít. Thị trường vang Việt Nam còn có sự góp mặt của các thương hiệu vang nổi tiếng trên thế giới. SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 9 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kể từ năm 2004 đến nay, rượu vang nhập khẩu đã tăng khoảng 25%/năm. Riêng năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu rượu vang đạt 53,2 triệu USD, tăng 85% so với năm 2009. Trong đó, Pháp dẫn đầu trong các quốc gia cung cấp rượu vang tại thị trường Việt Nam, kế đến là vang Chile, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ…số lượng rượu vang đến từ các nước này cứ tăng dần hàng nằm. Trên thực tế, tốc độ tăng nhập khẩu rượu vang Pháp, Italia vào Việt Nam năm qua lên tới 20%, bất chấp kinh tế khó khăn. Việt Nam đang được nhiều công ty rượu vang Pháp, Italia nhắm đến bởi đây là thị trường tiêu thụ rượu vang tốt nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng 10%. Đứng thứ hai trong lĩnh vực phân phối rượu vang tại Việt Nam là các nhà nhập khẩu đến từ Chile. Theo số liệu thống kê của Hải quan Chile, năm 2012, nước này xuất sang Việt Nam lượng rượu vang trị giá 10 triệu USD. Hiện có 30 công ty sản xuất rượu vang Chile xuất khẩu sang Việt Nam. Rượu vang Italia cũng đang ngày càng có chỗ đứng tại Việt Nam, chiếm 2,5% lượng rượu nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2012, tăng 19,7% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, lượng nhập khẩu rượu vang Italia tăng gấp đôi lên 1,2 triệu euro từ mức 600.000 euro của năm 2012. III, Mục tiêu đặt ra cho ngành sản xuất rượu vang Xây dựng ngành sản xuất rượu vang có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, cải tiến bao bì mẫu mã, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, rượu vang có chất lượng gần với rượu vang quốc tế. Dựa vào những tiềm năng trên, ngày 06/03/2002 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam. Đồng thời, cùng với lợi thế về tiềm năng các nguyên liệu là các loại quả, đặc biệt là quả mơ. Vì vậy, việc sản xuất rượu vang có nhiều điều kiện để phát triển. Ta có thể xây dựng các nhà máy sản xuất rượu vang đào để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết sau: - Mở rộng và phát huy ngành sản xuất rượu vang tại Việt Nam cả về công nghệ cũng như đáp ứng thị phần trong thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 10 [...]... thành phẩm cần 0,225 kg Gelatin Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang cần 215, 535 kg Gelatin - Lượng Bentonit dùng cho cả năm Để sản xuất 730 ,741 lít rượu vang thành phẩm cần 1,116 kg Bentonit Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang cần 1069,05 kg Bentonit III, Lập kế hoạch sản xuất Dựa vào quy trình sản xuất, mùa vụ và năng suất của nhà máy để lập kế hoạch sản xuất Nhà máy sản xuất rượu vang đào với công suất. .. SO2 Để sản xuất 730 ,741 lít rượu vang thành phẩm cần 3, 9 53 g muối K 2SO3 Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang thành phẩm cần 37 86,704 g muối K2SO3 = 3, 79 kg - Lượng nấm men dùng cho cả năm Để sản xuất 730 ,741 lít rượu vang thành phẩm cần 58,566 lít dịch nấm men Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang cần 56102, 230 lít dịch nấm men= 56,1 m3 - Lượng Gelatin dùng cho cả năm Để sản xuất 730 ,741 lít rượu vang. .. để sản xuất ra 730 ,741 lít rượu là 181, 033 kg Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang cần 1 734 17,257 kg đường = 1 73, 42 tấn - Thể tích nước dùng cho cả năm Để sản xuất 730 ,741 lít rượu vang thành phẩm cần 530 ,654 lít nước Vậy để sản xuất 700000 lít rượu vang cần 50 833 0 ,31 1 lít nước = 5 03, 33 m 3 SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 35 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến - GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích Khối lượng muối K2SO3... 200C là : 11% thể tích - Hàm lượng metanol trong sản phẩm : =< 0,005% thể tích - Độ axit trong sản phẩm là : 3, 0 g/l - Hàm lượng CO2 : 0 SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 29 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích PHẦN III : TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT I, Các thông số 1, Thông số về nguyên liệu và bán sản phẩm - Năng suất : 700000 lít/năm Sản phẩm rượu vang đào có độ rượu. .. bảo dưỡng máy móc và vệ sinh nhà xưởng, 1 tháng là ngày lễ, tết… Vậy là 1 năm sản xuất 260 ngày.Quý II, quý III là thời điểm thu hoạch chính và quý IV nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết tăng cao nên sản lượng sản xuất ba quý này cao Quý I là thời điểm tết, lượng rượu đã sản xuất trong năm nên trong quý I chỉ sản xuất 2 tháng, 1 tháng nghỉ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc và vệ sinh nhà xưởng Năng suất thiết bị... sản phẩm không mong muốn do vậy nên hạn chế N trong quá trình lên men Ảnh hưởng của nồng độ cồn:  Khả năng chịu nồng độ cồn tùy thuộc chủng nấm men;  Nồng độ cồn quá cao → ức chế hoạt động nấm men;  Để sản xuất vang có nồng độcồn cao →tuyển chọn chủng Nhiệt độ:  Ảnh hưởng lớn đến tốc độ lên men, độ cồn và sản phẩm phụ  Nhiệt độ thích hợp lên men vang trắng 10 – 180C trong 7 – 14 ngày  Nhiệt độ. .. Bích Theo công nghệ, sản phẩm rượu vang thu được có độ cồn là 11%V, khối lượng riêng của rượu là: d= 0,789 kg/l 11× 0,789 C 2 H 5 OH 100 Lượng có trong 1 lít sản phẩm là: = 0,087 (kg) Hiệu suất quá trình là 85%, nên lượng đường cần trong 1 lít dịch lên men là: 0,087 × 180 × 100 92 × 85 = 0,2 (kg) Khối lượng riêng của đường xót ở 5% là d= 1,01965 kg/l Lượng đường xót trong 1l sản phẩm là: 1×0,05×1,01965... cộ qua lại, vì đây là nhà máy thực phẩm nên giữ vệ sinh cho nguyên liệu hay sản phẩm là việc hết sức quan trọng và cần thiết Địa điểm xây dựng nhà máy Vì nguồn nguyên liệu nhà máy lấy ở tất cả các tỉnh ,ta đặt nhà máy ở Hải Phòng Vị trí: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 152 .30 0 ha, chiếm 0,45%... trong sản xuất SVTH: Nguyễn Thị Lan Page 14 Đồ án môn học: Công nghệ chế biến GVHD: Vũ Thị Ngọc Bích PHẦN II:THIẾT KẾ KỸ THUẬT I, Nguyên liệu sản xuất rượu vang đào 1, Quả đào Đào là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy hoa hoặc quả nhưng đa số là lấy hoa Ở nước ta hoa đào là biểu tượng đặc trưng của miền Bắc nước ta trong dịp tết đến, xuân về Đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là. .. 181, 033 1,5 530 7 Vậy thể tích dịch đường là: =116,565 (lít) 0 Nồng độ đường trong dịch đào là 8,5 Bx Khối lượng riêng của dịch ở 8,50Bx là d = 1, 033 81 (kg/l) ( Tra bảng I.86 Khối lượng riêng của dịch đường (theo nồng độ) ở 200C – Trang 58 – Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 1) Vậy thể tích dịch đào là: 87 ,72 1, 033 81 Vđào = =84,851 (lít) Tổng thể tích dịch chiết đào là: 84,851 + . này là Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lít/năm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 g/l .” Nhiệm vụ và mục đích của đề tài: 1, Những lập luận kinh tế xây dựng nhà máy 2,. Nước Trong sản xuất rượu vang quả không cần sử dụng nhiều nước vì ở đây ta đã chọn nguyên liệu sản xuất chính là các quả tươi với hàm lượng nước tương đối cao. Trong nhà máy sản xuất rượu vang đào. đào trở lại để lấy quả. Sản lượng hàng năm đạt tới 7 – 8 triệu tấn. Vì vậy, nhà máy sẽ thu mua ở tất cả các tỉnh trồng đào để đạt được năng suất đã đề ra. V, Địa điểm nhà máy sản xuất rượu vang

Ngày đăng: 13/02/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I: LẬP LUẬN KINH TẾ

    • I, Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất rượu vang

      • 1, Khái niệm

      • 2, Phân loại

      • 3,Tiêu chuẩn chất lượng rượu vang

        • 3.1, Tiêu chuẩn hoá lý

        • 3.2, Tiêu chuẩn vi sinh vật

        • 3.3, Tiêu chuẩn cảm quan

        • 4, Thành phần cơ bản của rượu vang

          • 4.1,Rượu etylic

          • 4.2, Axít hữu cơ

          • 4.3, Đường

          • 4.4, Các vitamin

          • 4.5, Các axit amin

          • 4.6, Các chất thơm

          • 4.7, Các chất khoáng

          • II. Tình hình sản suất,tiêu thụ rượu vang trong nước và thế giới

          • III, Mục tiêu đặt ra cho ngành sản xuất rượu vang

          • IV, Vùng nguyên liệu

          • V, Địa điểm nhà máy sản xuất rượu vang đào

          • PHẦN II:THIẾT KẾ KỸ THUẬT

            • I, Nguyên liệu sản xuất rượu vang đào

              • 1, Quả đào

              • 2, Nước

              • 3, Nấm men

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan