Su dung phuong phap thao luan nhom, tro cho trong tiet tong ket, on tap van 9

16 737 0
Su dung phuong phap thao luan nhom, tro cho trong tiet tong ket, on tap van 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người có những suy nghĩ và nhận thức mới trên tất cả các lĩnh vực. Hòa vào xu thế chung, Bộ giáo dục đã phát động đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện của người học trong thời đại mới. Một vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Để thực hiện được vấn đề này trong nhà trường phổ thông ở tất cả các môn học quả là một vấn đề nan giải. Hơn nữa, làm thế nào để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn thì càng khó khăn gấp bội. Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm, những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ có tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác, là công cụ tư duy và diễn đạt để các em giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, lại vừa là môn học có quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật góp phần hình thành các giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống con người. Vị trí đó, tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn với đời sống. Bởi vậy, nếu giáo viên không có cách tổ chức học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh . Chính vì thế, việc vận dụng, thực hiện những phương pháp mới vào dạy học là một yêu cầu rất cần thiết đối với môn Ngữ văn. Ở SGK chương trình THCS nói chung, chương trình Ngữ văn 9 nói riêng, tiết ôn tập, tổng kết được dành một thời lượng khá lớn. Đây là những tiết học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong từng phân môn đồng thời còn có tính chất củng cố kiến thức cho cả một cấp học. Giáo sư Nguyễn Khắc Phi –Tổng chủ biên SGK Ngữ văn THCS đã từng nhấn mạnh : “ Chương trình Ngữ văn 9 dành một thời lượng khá lớn cho các phần ôn tập, tổng kết, kiểm tra không phải chỉ tổng kết những vấn đề riêng của lớp 9 mà của cả cấp học. Ở học kì I , về Tiếng Việt, số tiết ôn tập, tổng kết, và kiểm tra gần ngang với số tiết học bài mới . Ở học kì II , riêng phân môn văn học đã có 6 tiết tổng kết . 2 Phối hợp một cách hợp lí, có hiệu quả việc ôn tập, tổng kết và cung cấp kiến thức mới là một đòi hỏi khắt khe đối với việc tổ chức dạy học Ngữ văn 9”. Với những lí do trên, để phát huy hiệu quả sự chủ động, tích cực, sáng tạo học tập của học sinh trong môn Ngữ văn nói chung và dạy học các tiết ôn tập, tổng kết nói riêng, tôi chọn đề tài "SỬ DỤNG HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM VÀ TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP, TỔNG KẾT NGỮ VĂN 9". II. Mục đích chọn đề tài Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh là vấn đề không mới nhưng cũng chưa cũ đối với giáo dục hiện đại bởi phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những đòi hỏi của nền giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường để xóa bỏ phương pháp dạy học giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường. Thế kỉ XXI là thế kỉ của chất xám, của trí tuệ. Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì trước hết phải là những thành viên năng động, sáng tạo. Mà phương pháp giáo điều không thể đảm đương trọng trách này. Vì vậy, phải tìm ra một phương pháp dạy học khác cho phù hợp, một trong những phương pháp đó là dạy học phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Tuy phương pháp dạy học này không phải hoàn hảo nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. III. Thực trạng của vấn đề Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh học rất yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học văn. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn từ đó dẫn đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn. Bên cạnh đó, chương trình vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn nhất là các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ văn 9. Điều này khiến học sinh càng lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, ít phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm. 3 Về phía giáo viên, một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, nhất là khi dạy các bài tổng kết, ôn tập. Đôi khi, giáo viên chưa biết làm thế nào để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất. Bởi vây, với các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ văn nói chung và lớp 9 nói riêng. Việc hướng dẫn học sinh tự học , tự nghiên cứu, tích cực, chủ động là cách tốt nhất để chuyển giao quyền chủ động lĩnh hội kiến thức đến học sinh. Cụ thể Giáo viên thực sự trao quyền cho học sinh học tập một cách chủ động Học sinh được hướng dẫn và chủ động lĩnh hội kiến thức. Học sinh và giáo viên cùng hợp tác- Thông tin được chia sẻ Làm việc theo nhóm Học sinh được học cách lãnh đạo Bài học được khắc sâu, người học làm trung tâm Thực tế theo tháp nhận thức ta thấy việc tự học, tự nghiên cức của học sinh sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tự nhiên và có hệ thống hơn. Nếu các em nghe giảng thì mức độ tiếp thu chỉ đạt 5%, tự đọc, mức độ tiếp thu là 10 %, nghe nhìn là 20%, làm thử nghiệm trước học sinh là 30%, thảo luận theo nhóm là 50%, tự chuẩn bị bài và trình bày lại là 75% và giảng lại được cho người khác nghe thì mức độ tiếp thu sẽ đạt 90%. 4 IV. Phạm vi, đối tượng áp dụng Áp dụng đối với các tiết tổng kết, ôn tập Ngữ văn 9 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Quan sát tình hình thực tế 2. Điều tra thăm dò 3. Phân nhóm, phân loại 4. Thực nghiệm PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CÁC TIẾT ÔN TẬP, TỔNG KẾT ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 9. Qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn cụm, trao đổi với một số đồng nghiệp của trường bạn phần lớn đều cho rằng kiểu bài ôn tập - tổng kết ở lớp 9 là kiểu bài rất khó đạt được yêu cầu đặt ra, thời gian ít nhưng nội dung lại phong phú đa dạng , HS ít hứng thú không phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. Vì thế đối với những tiết ôn tập - tổng kết ,tôi dành rất nhiều thời gian cho sự chuẩn bị, nghiên cứu tìm cách tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với từng tiết dạy để vừa củng cố kiến thức, kĩ năng thực hành vừa phát huy tính tích cực của HS. 1. Mục tiêu: Mục đích của dạng bài ôn tập –tổng kết ở lớp 9: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã được học, tự học có hướng dẫn, đọc thêm của toàn cấp học. - Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn - Đòi hỏi người dạy và người học phải có tư duy khái quát, tổng hợp vừa phải tư duy cụ thể - Củng cố khắc sâu kiến thức và hình thành kĩ năng luyện tập 2. Yêu cầu Rõ ràng , để dạy học có hiệu quả các tiết tổng kết –ôn tập trong chương trình Ngữ văn lớp 9 quả là điều không đơn giản, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị tích cực của GV và cả HS, trong đó vai trò tổ chức hoạt động học tập của GV là vô cùng quan trọng. Bởi HS có tích cực tự giác học tập ở trường và cả ở nhà phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của GV. Một giờ 5 học lôi cuốn tất cả HS vào hoạt động học tập thì giờ học đó không thể không đạt kết quả. Để có một tiết học như thế cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau: a. Giáo viên: - Phải nắm vững yêu cầu cần đạt của tiết học về kiến thức, phương pháp, kĩ năng… - Khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi, bảng hệ thống tổng hợp có trong SGK và SGV một cách sáng tạo. - Nghiên cứu thật kĩ nội dung, sử dụng phương pháp dạy học hợp lí, theo từng bài mà có cách tổ chức hoạt động học tập đa dạng sao cho phù hợp và có hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu yêu cầu vừa phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS. - GV phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học cần thiết khi tổ chức các hoạt động học tập . - Chú trọng hơn việc dặn dò trước tiết học kiểu bài Ôn tập – tổng kết, hướng dẫn HS chuẩn bị bài cụ thể chu đáo . - Không thể thiếu sự nổ lực nhiệt tình của GV trong việc tìm tòi tư liệu, học hỏi đồng nghiệp, không ngừng sáng tạo, từng bước vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học mới với từng kiểu bài, từng tiết dạy. - Dự trù phương án sử dụng thời gian hợp lí - Người GV đóng vai trò điều hành, lấy HS làm trung tâm, linh hoạt giải quyết những tình huống bất ngờ sao cho có hiệu quả . b. Học sinh: Chuẩn bị bài chu đáo nhất là các nội dung ôn tập khái niệm, lập bảng hệ thống II. CÁC HÌNH THỨC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC, HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT TỔNG KẾT, ÔN TẬP. 1- Hình thức tổ chức thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là đặt học sinh vào môi trường học tập theo các nhóm nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác. Thảo luận nhóm giúp học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập, lắng nghe, ghi lại và chia sẻ từ đó đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung. Thảo luận nhóm không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nhiều kĩ năng cho người học như: 6 - Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng nói, diến đạt - Kĩ năng tập hợp và ghi chép tư liệu - Kĩ năng báo cáo. a. Cách thức tổ chức: - Để thực hiện một tiết tổng kết, ôn tập có sử dụng hình thức hoạt động nhóm, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách chia lớp học thành các nhóm nhỏ ( 2,4,6em). Chúng ta cần phải biết cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm nào để phù hợp với điều kiện của lớp. Nhóm: Gồm 2 đến 6 em, tuỳ mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc lựa chọn chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học, được giao nhiệm vụ cụ thể. Các nhóm lớn (6 em, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm niềm tin lớn nhất về kết quả làm việc vì có nhiều khả năng tìm câu hỏi đúng). Vớí loại nhóm này, thu hút được nhiều ý kiến, nhiều kinh nghiệm và có khả năng hiểu đúng, hiểu nhanh chóng nhiệm vụ. Tuy nhiên nhóm lớn cũng có hạn chế là khó đi đến quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí. Các nhóm nhỏ (2-4 em) các em có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, thống nhất ý kiến nhanh hơn và dễ quản lí hơn. *Cơ cấu nhóm: Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cho các em: + Trưởng nhóm: điều khiển hoạt động nhóm. + Thư kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. + Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + Thành viên khác: có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm. Trong nhóm có học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên hoặc kiêm nhiệm. Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần: + Hướng vào nhau ( ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanh bàn ) + Chăm chú lắng nghe người khác phát biểu. 7 + Từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình. + Trao đổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất. + Tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trưởng. + Đảm bảo thời gian. * Cách chia nhóm Trong giờ lên lớp, tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động. GVcó thể chia nhóm nhỏ có từ hai HS trở lên. Việc chia nhóm nhiều hay ít HS là do GV yêu cầu và quyết định. Sau đây là một số cách chia nhóm đang được giáo viên áp dụng: - Gọi ngẫu nhiên: tuỳ theo mục đích chia nhóm giáo viên có thể chia nhóm thích hợp( từ số 1 đến số 6…rồi quay trở lại). - Chỉ định: Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm. - Chia nhóm biểu tượng: GV có thể dùng các biểu tượng: hình tam giác,hoa hồng, các loại qủa, tên các anh hùng …để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng vào một nhóm để tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh. - Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định hai học sinh ngồi gần nhau làm việc. Cách này thường diễn ra ngay sau khi học sinh làm việc cá nhân. - Chia theo bàn: Giáo viên chỉ định 2 hoặc 3 bàn thành một nhóm Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng trong tất cảc các tiết dạy, trong tất cả các bài học đặc biệt các tiết tổng kết, ôn tập. Khi cho HS thảo luận nhóm thì có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện: + Viết sẵn câu hỏi ra giấy rồi phát cho mỗi nhóm một tờ. + Treo bảng phụ (máy chiếu) có ghi nội dung câu hỏi thảo luận. + Chỉ cho HS câu hỏi trong sách GK và HS nhìn vào đó để thảo luận. + Từ một ý kiến thắc mắc của HS về bài học, tổ chức cho các em thảo luận. b. Chuẩn bị của giáo viên: + Phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu…chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận. + Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ, câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở. + Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với đối tượng HS. + Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho HS. 8 + Các câu hỏi chỉ nên xoay quanh nội dung chính của bài học. + Thời gian thảo luận không quá ngắn HS không kịp định hình, cũng không quá dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học. + Phân nhóm cho HS thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông. + HS thảo luận xong, GV gọi ít nhất hai nhóm trả lời, còn lại thu bài về nhà chấm và sửa hôm sau phát lại (tránh mất nhiều thời gian của tiết học). + Phân công một HS nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một HS ghi nhanh làm thư ký. + Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian nào trong tiết dạy. c. Chuẩn bị của học sinh: + Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học. + Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó. + Mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp. d. Một số ví dụ minh hoạ: - Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh bài "Tổng kết từ vựng", giáo viên có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để làm các bài tập nhằm tiết kiệm thời gian và giúp các em học sinh tích cực tham gia vào bài học. Ví dụ bài tập phần thành ngữ: Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó? Để hướng dẫn học sinh bài tập này theo phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị phiếu thảo luận trên đó có sẵn các ví dụ và yêu cầu để học sinh điền các thông tin. Phiếu thảo luận Nhóm Ví dụ Thành ngữ/Tục ngữ Ý nghĩa a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng b) Đánh trống bỏ dùi c) Chó treo mèo đậy d) Được voi đòi tiên e) Nước mắt cá sấu 9 Sau khi hướng dẫn học sinh việc chia nhóm, các yêu cầu khi thảo luận và yêu cầu của bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, giáo viên nhận xét và thống nhất. Hình thức thảo luận nhóm với cách làm tương tự có thể được dùng trong rất nhiều các bài tập nhất là các bài ôn tập, tổng kết tiếng việt. - Ví dụ 2: Tương tự khi hướng dẫn HS bài ôn tập thơ hiện đại Việt nam, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà bằng việc lập bảng thống kê theo mẫu có sẵn. Giáo viên có thể phân chia thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị từ 3-4 tác phẩm ra giấy khổ to. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên dành cho các nhóm từ 5-7 phút để thảo luận, bổ sung sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét. Giáo viên chốt lại, bổ sung hoàn chỉnh bảng hệ thống Qua hoạt động này, giáo viên sẽ dễ dàng hướng dẫn HS sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử và so sánh các bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm. Nếu còn thời gian có thể cho HS thi bình hay phân tích câu thơ, khổ thơ mà mình thích . Bảng thống kê S T T Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Đặc sắc nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 tự do Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Bài thơ về tiểu đội xe không kinh Phạm Tiên Duật 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính. khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời ki kháng chiến chống Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo ; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ. 10 Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 bảy chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới. Nhiều hình ảnh đẹp rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng ; âm hưởng khoẻ khoắn lạc quan. 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 kết hợp bảy chữ và tám chữ Những kí niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đinh. Quê hương, đất nước. Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận ; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 chủ yếu là tám chữ Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mển. 6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung. Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ; giọng điệu chân thành. nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 7 Con cò chế Lan Viên 1962 tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. 8 Mùa xuân Thanh Hải 1980 Năm chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên thiên và đất nước, thể hiện ước Thề thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, [...]... cụ thể về việc áp dụng các hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn Trong chương trình ngữ văn THCS còn rất nhiều bài có thể áp dụng các hình thức trên IV KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trên đây là một vài nhận biết và việc làm cụ thể của bản thân tôi trong việc thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học môn Ngữ văn ở trường THCS đặc biệt là các... Ví dụ 3: Bài Ôn tập phần thơ, phần Thống kê phân loại các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong SGK Ngữ văn 9, trên cơ sở HS đã chuẩn bị bảng thống kê theo mẫu ở SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 89, GV cho HS chơi trò chơi “Chọn người uyên bác” : + GV ghi ra 11 phiếu (tương ứng với 11 tác giả, tác phẩm học trong chương trình), mỗi phiếu hai dòng thơ của một tác phẩm thơ trữ tình Photo mỗi phiếu đó tương... TỈ LỆ (%) V PHẦN 2: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kết luận: Với hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học các tiết tổng kết, ôn tập môn Ngữ văn 9 ở trường trung học cơ sở đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học, HS đã có sự chuyển biến hơn, tích cực giao lưu với thầy cô giáo hơn, trong mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào quy trình dạy – học Các em không còn... viên: + Đọc, tìm hiểu nội dung bài học + Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trò chơi + Sắp xếp các ô chữ trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ việc cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi + Hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi c Một số ví dụ minh hoạ: - Ví dụ 1: Khi dạy bài Ôn tập truyện trung đại, để cho giờ học sôi nổi hơn,... thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để thực hiện Và 11 đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Giải ô chữ”, GV cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết học, và cuối cùng HS sẽ tìm ra được từ khoá chính là nội dung bài học hoặc một phần của bài học... Có thể trang bị cho các tổ, nhóm chuyên môn máy chiếu, máy tính xách tay để việc giảng dạy thuận lợi hơn, nên tăng cường mở các hội nghị, chuyên đề trao đổi về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh Trên đây là một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý,... tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình 2) Kiến nghị: Hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta đã áp dụng từ rất lâu và ít nhiều đã đạt kết quả trong dạy học, còn hình thức sử dụng trò chơi khi giảng dạy môn Ngữ văn theo suy nghĩ của bản thân tôi, đây là hình thức đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên Hơn nữa... Chia nhóm và công bố thể lệ, cách thức trò chơi Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung của bài học Lần lượt gọi học sinh trong nhóm trả lời Nhóm nào trả lời tiếp sức đúng thì đạt điểm tối đa, nhóm nào không tiếp sức được đổi cho nhóm khác và bị điểm trừ Phần Ôn tập từ tượng thanh, tượng hình trong bài Tổng kết từ vựng, tổ chức thành trò chơi: Chia lớp thành hai đội, một đội nêu khái niệm, một đội nêu ví dụ... em cảm thấy hứng thú hơn, không uể oải trong giờ học - Các em rất thích thú với việc tổ chức trò chơi, hầu như tất cả học sinh đều muốn tham gia vào cuộc chơi đó - Và đặc biệt, có những em học yếu cũng tích cực tham gia trò chơi Khi HS đã tích cực tham gia sôi nổi thì sẽ tránh được hiện tượng không chú ý khi thầy cô giảng bài - Tỉ lệ HS tích cực, hứng thú trong học văn so với điều tra, theo dõi ban... những so sánh, ẩn dụ sáng tạo 9 Viếng Viễn lăng Bác 197 6 Phươn Tám Lòng thành kính và niềm xúc động Giọng điệu trang trọng chữ sâu sắc của nhà thơ đối với Bác và tha thiết ; nhiều hình g Hồ trong một lần từ miền Nam ra ảnh ẩn dụ đẹp và gợi viếng lăng Bác cảm ; ngôn ngữ bình dị, cô đúc 1 Sang thu Sau Năm Biến chuyển của thiên nhiên lúc Hình ảnh thiên nhiên Thỉnh 0 Hữu 197 5 chữ giao mùa từ hạ sang thu . của người học trong thời đại mới. Một vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Để thực hiện được vấn đề này trong nhà. dạy dung lượng kiến thức lớn nhất là các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ văn 9. Điều này khiến học sinh càng lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, ít phát biểu xây dựng bài trong. TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP, TỔNG KẾT NGỮ VĂN 9& quot;. II. Mục đích chọn đề tài Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh là vấn

Ngày đăng: 13/02/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn cụm, trao đổi với một số đồng nghiệp của trường bạn phần lớn đều cho rằng kiểu bài ôn tập - tổng kết ở lớp 9 là kiểu bài rất khó đạt được yêu cầu đặt ra, thời gian ít nhưng nội dung lại phong phú đa dạng , HS ít hứng thú không phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. Vì thế đối với những tiết ôn tập - tổng kết ,tôi dành rất nhiều thời gian cho sự chuẩn bị, nghiên cứu tìm cách tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với từng tiết dạy để vừa củng cố kiến thức, kĩ năng thực hành vừa phát huy tính tích cực của HS.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan