Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

70 395 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

doanh nghiệp phải có quy mô vốn lớn để vượt lên trên các đối thủ và giành giật thị trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 Từ viết tắt Viết đủ 1. NHTM Ngân hàng thương mại 2. NHCT Ngân hàng công thương 3. NH NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4. CPH Cổ phần hoá 5. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 6. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7. SXKD Sản xuất kinh doanh 8. TSCĐ Tài sản cố định 9. KH Khấu hao 10. VCSH Vốn chủ sở hữu 11. TCT Tổng công ty DANH MỤC BẢNG, BIỀU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Bảng 1: Thực trạng đội tàu công ty vận tải Biển Bắc………………………….31 Bảng 2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước của công ty vận tải Biển Bắc……….38 Bảng 3: Bảng cân đối kế toán công ty vận tải Biển Bắc……………………….39 Bảng 4: Kết quả hoạt động SXKD công ty vận tải Biển Bắc………………… 41 Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động của công ty……….42 Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006………………………………44 Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn công ty vận tải Biển Bắc………………………… 45 Bảng 8: KQKD công ty vận tải Biển Bắc………………………………………47 Bảng 9: Các khoản vay từ các TCTD của công ty vận tải Biển Bắc………… .48 Bảng 10: Các khoản tín dụng thương mại của công ty vận tải Biển Bắc………49 Bảng 11: Dự kiến kết quả SXKD giai đoạn 2007 –2009……………………….58 Bảng 12: Kế hoạch đầu tư TSCĐ năm 2007 của công ty……………………….60 MỤC LỤC Trang A. Lời nói đầu……………………………………………………… 5 B. Nội dung Chương 1: Tổng quan về vốncông tác huy động vốn của DN 2 1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp…………………………………………….7 1.1.1. Khái niệm vốn………………………………………………………… 7 1.1.2. Phân loại vốn…………………………………………………………….9 1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. …………………11 1.2. Công tác huy động vốn của doanh nghiệp…………………… 12 1.2.1. Sự cần thiết của công tác huy động vốn đối với hoạt động của DN… 12 1.2.2. Cơ cấu vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp…….13 1.1.2.1. Vai trò của VCSH và các phương thức huy động nguồn VCSH……….13 1.1.2.2. Vai trò của vốn nợ và các phương thức huy động nguồn vốn nợ 19 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp…25. 1.2.3.1. Yếu tố chủ quan…………………………………………………………25 1.2.3.2. Yếu tố khách quan………………………………………………………29 Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc. 2.1. Tổng quan về công ty vận tải Biển Bắc 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty vận tải Biển Bắc………31. 2.1.2.Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty…… 34 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty…………………………………… .35 2.1.3.1. hình quản lý của công ty……………………………………………35. 2.1.3.2.Tổ chức phân công trong quản lý……………………………………….36 2.1.3.3.Tổ chức công tác kế toán tài chính của công ty. ……………………….37. 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 số năm….39 2.2. Thực trang công tác huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc 2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của công ty…………………………………………45 2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn của công ty………………………….46 2.2.2.2. Huy động vốn chủ sở hữu……………………………………………… 46 3 2.2.2.3. Huy động vốn nợ……………………………………………………… .47 2.2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại công ty…………………………….49 2.2.3.1. Kết quả………………………………………………………………… 49 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………… 50 Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc 3.1. Nhu cầu vốn của công ty………………………………………………… 56 3.1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010…….56 3.1.2. Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty……………………59 3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc 3.2.1. Khai thác tối đa nguồn vốn trong nội bộ công ty………………………….60 3.2.1.1. Xây dựng phương án bổ sung lợi nhuận vào vốn……………………… 61 3.2.1.2. Đẩy mạnh huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu…………………… 61 3.2.2. Tăng cường huy động nợ………………………………………………….63 3.2.2.1. Duy trì và phát huy nguồn vốn tín dụng ngân hàng…………………….63 3.2.2.2. Tăng cường phương thức tín dụng thương mại…………………………64 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại………………………………….65 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên…………………………………66 C. Kết luận……………………………………………………………69 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành bất cứ một hoạt động nào như đầu tư, sản xuất thì vốn luôn là yếu tố rất quan trọng tác động đến việc có ra quyết định hay không. Và đối với hoạt động của các doanh nghiệp thì vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò tiên quyết và là điều kiện đầu tiên khi muốn 4 thành lập doanh nghiệp. Số vốn ban đầu này sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và đưa sản xuất vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tiếp theo doanh nghiệp phải tiếp tục huy động thêm những nguồn vốn mới và mở rộng nguồn vốn cũ đẻ đáp ứng những thay đổi liên tục của thị trường. Chính vì vây, hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp luôn được coi trọng. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp huy động được những nguốn vốn tốt với chi phí hợp lý, từ đó xây dựng nên cơ cấu vốn hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất một cách thuận lợi. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ làm cho mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để ứng phó được trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và cả những doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy vốn lớn để vượt lên trên các đối thủ và giành giật thị trường. Muốn làm được vậy, hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Đây là vấn đề đặt ra đối với rất nhiều doanh nghiệp hiện nay và Công ty vận tải Bỉên Bắc cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhu cầu vốn của công ty ngày càng gia tăng. Chính vì vây, trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu để đưa ra những phương thức huy động để tìm kiếm được những nguồn vốn tốt, tài trợ có hiệu quả cho các kế hoạch phát triển của mình. Với mục tiêu đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đó, em đã chọn đề tàiGiải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc”làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương và các cô chú, anh chị đang công tác tại Công ty vận tải Biển Bắc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành chuyên đề này. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐNCÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm vốn. 6 Vốn là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với quá trình sản xuất hàng hoá và đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo đúng kế hoạch đã định. Đã có rất nhiều quan điểm về vốn. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì vốn là một trong các yếu tố đầu vào để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này, vốn được xem xét dưới góc độ hiện vật là chủ yếu, chưa xem xét dưới góc độ tài chính - phần cơ bản nhất của vốn. Tuy nhiên, quan điểm này có rất nhiều ưu điểm như đơn giản, dể hiểu và phù hợp với trình độ sản xuất và quản lý thời sơ khai. Theo quan điểm của một số nhà tài chính thì vốn lại là tổng số tiền của các cổ đông đóng góp và họ được hưởng phần thu nhập của công ty tương ứng với số vốn đã đóng góp. Theo quan điểm này, vốn được xem xét dưới góc độ tài chính là chủ yếu, đồng thời làm rõ được nguồn gốc cơ bản của vốn doanh nghiệp. Quan điểm này có ưu điểm là kích thích các nhà đầu tư tăng cường đầu tư vốn cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất để tăng thu nhập. Tuy nhiên, quan điểm này lại không cho thấy trạng thái và quá trình sử dụng vốn, do đó làm giảm vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý vốn. Theo một số nhà kinh tế học hiện đại thì vốn được xem xét dưới cả góc độ vốn hiện vật và vốn tài chính. Theo quan điểm này, vốn là một loại hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Ở đây, chúng ta đã thấy rõ nguồn gốc hình thành và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng những mục đích sử dụng của vốn vẫn chưa được thể hiện trong quan điểm này. Theo quan điểm của Mác, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Tuy định nghĩa của Mác mang một tầm khái quát lớn nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên ông đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. 7 Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn thông qua cơ chế cấp vốn của Ngân sách nhà nước và hệ thống tín dụng Ngân hàng. Với cơ chế này, các doanh nghiệp nhà nước chỉ có chức năng sản xuất mà không có chức năng kinh doanh. Vì vậy mà phạm trù vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước không được đặt ra. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngoài chức năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, doanh nghiệp Nhà nước có thêm chức năng kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phạm trù vốn kinh doanh ra đời trong bối cảnh này, bởi vì muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có vốn, trong đó, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, còn có nguồn vốn do doanh nghiệp huy động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không ngừng vận động và tồn tại ở nhiều hình thái vật chất khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Chúng ta có thể khái quát vòng luân chuyển của vốn qua sơ đồ: T – H – T’ ( T’> T). Qua sơ đồ này ta thấy từ những đồng vốn ban đầu doanh nghiệp mua sắm các trang thiết bị, vật tư, nhân công…để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, vốn lại trở về hình thái ban đầu là tiền ( doanh thu bán hàng ), kết thúc một vòng luân chuyển vốn và bắt đầu vòng luân chuyển mới. Số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi tiêu thụ được sản phẩm phải lớn hơn số tiền ban đầu doanh nghiệp bỏ ra, như thế mới có thể bù đắp được chi phí và đảm bảo có lãi. Như vậy, vốn sẽ được tái đầu tư vào kinh doanh với quy lớn hơn, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra một số khái niệm về vốn như sau: “Vốn là một phạm trù kinh tế cơ bản. Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi” 8 1.1.2. Phân loại vốn. Có nhiều cách để phân loại vốn và tuỳ thuộc vào mỗi tiêu thức phân loại, mục đích nghiên cứu mà ta có các loại vốn khác nhau. Tuy nhiên, các cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ theo hình thức chu chuyển, nguồn hình thành, theo thời gian và hình thức sở hữu. * Phân loại theo hình thức chu chuyển: Theo hình thức chu chuyển của vốn, ta sẽ có vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là bộ phận của vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào vào TSCĐ và đặc điểm của nó là luân chuyển giá trị dần dần từng phần một và cũng được thu hồi dần dần trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước để hình thành nên TSLĐ. Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi khi kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. *Phân loại theo nguồn hình thành: Theo tiêu thức phân loại này, ta sẽ có vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là vốn góp ban đầu và vốn bổ sung. Vốn góp ban đầu là số vốn do chủ sở hữu đã bỏ ra khi doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn bổ sung là số vốn tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mục đích duy trì và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn này có thể hình thành từ các nguồn: Lợi nhuận giữ lại, nguồn vốn vay hay vốn huy động thêm từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu. * Phân loại theo thời gian: Nếu chia vốn theo độ dài thời gian, ta có vốn ngắn hạn và vốn trung và dài hạn. 9 Vốn ngắn hạn là loại vốn có thời gian sử dụng dưới một năm. Các khoản vốn ngắn hạn thường được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn hoặc chiếm dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn trung và dài hạn là vốn có thời gian sử dụng trên một năm. Đây là loại vốn thường được dùng để đầu tư vào các TSCĐ của doanh nghiệp và thường do chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng hay từ dân cư thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. * Phân loại theo hình thức sở hữu: Với tiêu chí này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia và vốn từ phát hành cổ phiếu. Vốn nợ là phần vốn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và thường là các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho người khác. Đó có thể là phần vốn mà doanh nghiệp đang chiếm dụng của bạn hàng (tín dụng thương mại) hay các khoản vay từ các tổ chức tín dụng và phải trả lãi ( tín dụng ngân hàng). Đến một thời hạn nhất định, doanh nghiệp sẽ phải hoàn trả lại các khoản vốn này cho những chủ nợ của mình. Đây là tiêu chí phân loại đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất để quản lý nguồn vốn của mình bởi cách phân loại này phù hợp với mục tiêu quan trọng nhất của quản trị tài chính doanh nghiệp là “ tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu”. Việc phân loại vốn thành vốn chủ và vốn nợ giúp cho chủ doanh nghiệp có thể nhận thức rõ những gì là của họ và những gì không, từ đó sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để có hiệu quả cao nhất. Trong phạm vi của đề tài này, cách phân loại theo tính chất sở hữu được sử dụng để nghiên cứu hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Theo đó, vốn được chia thành: vốn chủ và vốn nợ. 10 [...]... cả hợp lý nhằm phục vụ tốt cho quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC 2.1 Tổng quan về công ty vận tải Biển Bắc 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty vận tải Biển Bắc Công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận tải thuỷ, trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, có tên giao dịch... 1994 TQ 2.372 (Nguồn: số liệu phòng Kỹ thuật vật tư – Công ty vận tải Biển Bắc) 2.1.2.Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp chuyên ngành vận tải thuỷ nhưng công ty với sự năng động, nhạy bén nắm bắt các nhu cầu của thị trường, công ty không chỉ đơn thuần thực hiện nguyên chức năng vận tải mà bên cạnh đó còn có một số chức năng khác Theo... trụ sở chính đặt tại 278 Tôn Đức Thắng, Hà Nội Điện thoại: 048514755 – 048515805, Fax: 844516706 Công ty vận tải Biển Bắc nguyên là văn phòng cục đường sông, rồi liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông I và đến năm 1953 trở thành Tổng công ty vận tải sông I Khi tổ chức ngành đường sông thay đổi vào năm 1993, bộ Giao thông vận tải đã chuyển đổi TCT vận tải sông I thành Công ty vận tải Thuỷ Bắc theo Quyết... tác động đến hiệu quả công tác huy động, mở rộng nguồn vốn của doanh nghiệp * Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp Tùy vào mục tiêu, kế hoạch của mỗi doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sẽ tự hoạch định chính sách huy động vốn cho riêng doanh nghiệp mình Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng nguồn vốn của doanh nghiệp bởi chính sách huy động vốn sẽ quyết định khối lượng vốn, nguồn vốn. .. tâm: TH Đông Phong, TT dịch vụ tổng hợp, TT CKĐ, TT xuất khẩu lao động - 3 chi nhánh: chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánh tại Quảng Ninh và chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh - 1 xí nghiệp: Xí nghiệp cơ khí công ty vận tải Biển Bắc tại huy n Từ liêm – Hà Nội 2.1.3.2.Tổ chức phân công trong quản lý Công ty vận tải Biển Bắc là một công ty vận tải thuỷ, đây là loại hình doanh nghiệp sản xuất vật chất đặc biệt,... trực tiếp tới công tác huy động vốn của doanh nghiệp trong việc xác định nguồn và phương thức huy động Do đó, mỗi doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng nguồn vốn sẽ dựa vào hình thức sở hữu của doanh nghiệp mình mà có những chính sách huy động vốn phù hợp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác huy động vốn * Quy mô, kết quả hoạt động và uy tín của doanh nghiệp Muốn huy động được nguồn vốn tốt không... viên công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty cũng không ngừng phát triển đội tàu về cả chất lượng và số lượng, đã đem lại lợi ích kinh tế cao cho công ty, tăng thêm việc làm cho người lao động, giải quyết được chủ yếu phần chi phí quản lý văn phòng Hiện nay, công ty đang có 5 tàu biển hoạt động trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, 5 tàu sông hoạt động nội địa Công ty. .. nghiệp để công tác huy động vốn vừa đạt hiệu quả cao và vẫn đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có chính sách huy động vốn hợp lý thì hiệu quả của công tác mở rộng nguồn vốn sẽ đạt được kết quả cao Như vậy, chính sách huy động vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới công tác huy động vốn của doanh nghiệp đó Tuy nhiên, chính sách huy động vốn lại phụ thuộc... lập, công ty vận tải Biển Bắc trực thuộc sự quản lý của Cục Đường sông Việt Nam Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, theo Quyết định 598/TTg ngày 30/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty được chuyển làm thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Lúc đầu, công ty chỉ có chức năng vận tải hàng hoá đường sông, đường biển và dịch vụ tổng hợp nhưng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ công. .. 284QĐ/TCCB-LĐ Lúc này, công ty vận tải Thuỷ Bắc là doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1108QĐ/TCCB-LĐ ngày 31/06/1993, là doanh nghiệp loại II theo Nghị định 338/TTg và được giới hạn doanh nghiệp theo Nghị định 50CP ngày 28/08/1996 của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên, đến năm , công ty vận tải Thuỷ Bắc đã được đổi thành công ty vận tải Biển Bắc theo Quyết định 249/QĐ-HĐQT - Tổng công ty Hàng hải Việt

Ngày đăng: 01/04/2013, 11:13

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước của công ty vận tải Biển Bắc. - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 2.

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước của công ty vận tải Biển Bắc Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán công ty vận tải Biển Bắc - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 3.

Bảng cân đối kế toán công ty vận tải Biển Bắc Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4: Kết quả hoạt động SXKD công ty vận tải Biển Bắc qua một số năm - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 4.

Kết quả hoạt động SXKD công ty vận tải Biển Bắc qua một số năm Xem tại trang 40 của tài liệu.
Nhận xét: Tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh hàng năm của công ty tăng trưởng khá ổn định - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

h.

ận xét: Tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh hàng năm của công ty tăng trưởng khá ổn định Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động của công ty. - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 5.

Các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động của công ty Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 9: Các khoản vay từ các TCTD của công ty vận tải Biển Bắc Năm 2004Năm 2005 Năm 2006 - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 9.

Các khoản vay từ các TCTD của công ty vận tải Biển Bắc Năm 2004Năm 2005 Năm 2006 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 8: KQKD công ty vận tải Biển Bắc - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 8.

KQKD công ty vận tải Biển Bắc Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 11: Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau CPH giai đoạn 2007 – 2009 - Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Bảng 11.

Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau CPH giai đoạn 2007 – 2009 Xem tại trang 56 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan