tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của trường

9 684 1
tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ VĂN KIỆT TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Cấp trường Lưu hành nội bộ VĨNH THUẬN , THÁNG 10 NĂM 2013 BIÊN SOẠN Bùi Đình Nho CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Theo kế hoạch số …./ KH THVVK I. MỤC TIÊU Sau khóa tập huấn, người tham gia có khả năng - Tổ chức lập kế hoạch chủ nhiệm, - KH tổ chức hoạt động ngoài giờ II. ĐỔI TƯỢNG BỒI DƯỠNG - Tất cả giáo viên của nhà trường III. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình được xây dựng dựa trên các căn cứ sau: - Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD . - Các quy định về đổi mới GD - Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên chủ nhiệm lớp. - Nhu cầu thực tiễn về bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên. - Công văn số IV. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH - Kế thừa và phát triển các chương trình bồi dưỡng CBQLGD hiện hành nhưng không trùng lặp với các chương trình mới triển khai. - Nội dung tập huấn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của trường - Tăng cường kỹ năng thực hành, sử dụng các phương tiện nghe nhìn theo hướng áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin V. THỜI LƯỢNG Thời gian tập huấn: 2 ngày 16 Tiết (8 tiết lý thuyết và thảo luận + 8 tiết thực hành và tự nghiên cứu) VI. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Chương trình gồm 2 chuyên đề: 2 Chuyên đề 1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; Chuyên đề 2. Lập kế hoạch , tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Tổ chức lớp học Lớp học được tổ chức để phát huy tối đa sự tham gia của người học. Xây dựng các nhóm hoạt động: - Nhóm khởi động: Tổ chức khởi động đầu giờ và giữa giờ bằng trò chơi, văn nghệ. - Nhóm trực nhật: Xếp bàn ghế theo yêu cầu, lập danh sách NTG vắng mặt để báo cáo với NHD. - Nhóm ôn bài: Tổ chức cho lớp ôn lại bài đã học hôm trước vào đầu giờ ngày học sau. Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy Các chuyên đề được thực hiện bằng phương pháp dạy học tích cực, cùng tham gia nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và sự trải nghiệm thực tiễn của người tham gia trong học tập. Đó là: thuyết trình ngắn, trao đổi, thảo luận nhóm, động não, bài tập thực hành, sắm vai, nghiên cứu thực tế. Người tham gia được quan tâm đến nhu cầu học tập, được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình học tập, trao đổi trong thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, tìm ra những ý kiến mới, sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được ứng dụng trong tập huấn: 1. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”; 2. Kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực. Các thiết bị giảng dạy bằng công nghệ hiện đại sẽ đựợc sử dụng trong quá trình tập huấn để phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu Tài liệu được biện soạn thành 02 bộ: Tài liệu dành cho người hướng dẫn và tài liệu dành cho người tham gia Tài liệu dành cho người tham gia gồm: - Phiếu học tập: gồm các yêu cầu hoạt động tương ứng với từng nội dung học tập. 3 - Tài liệu phát tay: gồm các gợi ý về kết quả thực hiện hoạt động trong phiếu học tập. Tài liệu nguồn: tổng hợp các kiến thức cốt lõi và mở rộng, có tính chất hướng dẫn người tham gia tự học sau khi kết thúc khóa tập huấn. Giảng viên Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy và quản lý giáo dục . Đánh giá cuối khóa Mỗi giáo viên lập KH cụ thể cho lớp mình. Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn Đánh giá theo công văn số Địa điểm tập huấn Phòng học số 4 điểm tập Trung CHUYÊN ĐỀ 1. LẬP KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP Kế hoạch năm học : Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động của lớp trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của GV, được lập theo thời gian của năm học. Kế hoạch hoạt động: Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động cần bao gồm các hoạt động cụ thể, tên người chịu trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền của người thực hiện, nguồn tài chính. . Với một kế hoạch năm học cụ thể, trong mỗi mặt công tác có thể nêu ra: - Nội dung các hoạt động. - Các kết quả cần đạt được (cả số lượng và chất lượng). - Các biện pháp thực hiện. - Các điều kiện yêu cầu để đảm bảo cho các hoạt động. - Đơn vị hoặc cá nhân phụ trách. Dưới đây là một số loại kế hoạch chủ nhiệm mỗi lớp thường xây dựng và tổ chức thực hiện: 1) Kế hoạch tuyển sinh(ổn định tổ chức): - Kế hoạch phải thể hiện được sự đảm bảo về qui chế, số lượng và chất lượng của công việc tuyển sinh. 4 - Bàn giao nắm thông tin về học sinh 2) Kế hoạch công tác dạy - học và giáo dục đạo đức cho học sinh: Bao gồm nhiệm vụ của các tổ bộ môn, các tổ công tác phục vụ cho dạy và học: - Chỉ tiêu về các mặt giáo dục, kết quả học tập. - Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên. - Kế hoạch các kỳ kiểm tra chất lượng - Biện pháp đối với những môn hoặc những mặt HS còn gặp khó khăn - Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. 3) Kế hoạch công tác thi đua: - Xác định các đợt thi đua dạy và học trong năm học của lớp - Đăng ký thi đua trong trường và cá nhân cán bộ giáo viên, các lớp học sinh; 4) Kế hoạch hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội: - Các hoạt động xã hội và giáo dục ngoài giờ theo KH chungb của nhà trường. - Các chỉ tiêu cụ thể hoặc các mục tiêu hoạt động xã hội và giáo dục ngoài giờ. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về , nghệ thuật, thể dục thể thao; - Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá; - Các hoạt động giáo dục môi trường, lao động công ích, từ thiện. 5) Xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, sách giáo khoa và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục: - Chỉ tiêu và kế hoạch trang trí lớp học - Thời gian thực hiện, phân công nhân lực hoặc thành lập bộ máy thực hiện. - Huy động nguồn lực và tài chính cho mỗi công việc theo từng thời gian. - Thư viện, sách giáo khoa trao đổi thời gian trước hè 7) Xã hội hoá giáo dục : - Xây dựng tổ chức “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, 5 - thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với BGH của nhà trường. - Tham gia công tác phổ cập giáo dục. Tham gia công tác giáo dục thường xuyên. - Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. - Tham gia các công tác xã hội của địa phương. Giáo dục truyền thống, văn hoá địa phương. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống lành mạnh văn minh .2. Vận dụng quy trình trong lập kế hoạch phát chủ nhiệm lớp 5 bước lập kế hoạch 1. Phân tích tình hình 2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn 3. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học tới 4. Dự toán ngân sách/xác định nguồn tài chính 5. Trình duyệt kế hoạch. Bước 1 – Phân tích tình hình Phân tích tình hình là phân tích tình hình hiện nay của lớpcả bên trong và bên ngoài. Phân tích bên trong nêu lên những kết quả mà trường đã đạt được trong những năm qua và chỉ ra những cơ hội, thách thức đặt ra phía trước. Phân tích bên ngoài xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội của ấp xã, so sánh kết quả đạt được của lớp với kết quả đạt được của các lớp khác trong khối - Phân tích tình hình trong bản kế hoạch cần đề cập đến ba khía cạnh sau: - Tài liệu học tập - Điều kiện nhân lực, vật lực cơ bản - Ngăn ngừa HS bỏ học - Thông tin - Xây dựng quan hệ với các bên liên quan - Tài chính - Theo dõi, giám sát - Đánh giá Cấu trúc của phân tích tình hình có thể như sau: 6 - Xác định vai trò của lớp trong sự phát triển chung của khối, trường. - Mô tả các dự báo, thách thức và nhu cầu trong tương lai C¸c c©u hái cÇn tr¶ lêi: 1) Trong địa bàn điểm (tại vị trí nhà ở) HS có đi đến điểm trường có thuận lợi không? 2) Tỉ lệ trẻ học đúng tuổi trong lớp % 3) Tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban năm học trước là %. 4) Tỉ lệ được học 2 buổi/ngày’ là %. 5) GV có sáng kiến gì nhằm phát triển HS giỏi, hỗ trợ HS yếu. 6) Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá của lớp như thế nào? Bước 2 – Xác định mục tiêu, chỉ tiêu . Sau khi thực hiện phân tích tình hình là bước xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cho từng học kỳ . Chú ý : - Mục tiêu phải được đề ra cho một thời gian nhất định. - Mục tiêu phải được thể hiện bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu. - Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu . - Mục tiêu phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: để định hướng lĩnh vực nào nên đầu tư nhiều hơn và để định hướng lĩnh vực nào dự kiến đạt được kết quả lớn hơn. - Mục tiêu phải thực tế, và trong khuôn khổ năng lực của lớp. Thế nào là mục tiêu/chỉ tiêu được thể hiện tốt? + Xác định cụ thể, rõ ràng . + Đo, đếm định lượng được. + Phù hợp với khả năng, thực hiện được . + có tính thực tiễn, khả thi. + Nêu rõ thời gian. VÍ DỤ: Xác định chỉ tiêu Các chỉ tiêu của một mục tiêu là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các thành phần, đạt được các chỉ tiêu thành phần tương đương với việc đạt được mục tiêu. Các chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời gian cần thực hiện, và các chỉ số thành công. 7 Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu nên gồm không quá 5 chỉ tiêu. Ví dụ: Mục tiêu: Tăng cường chất lượng phổ cập GDTHCS Các chỉ tiêu - Giảm tỷ lệ học sinh xuống còn % - Học sinh giỏi …% Bước 3 – Xây kế hoạch hoạt động năm học : Trong quy trình lập kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch hoạt động được thực hiện sau khi xác định các chỉ tiêu. Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động hay các bước cần thực hiện để đạt được chỉ tiêu. Hoạt động cho mục đích lập kế hoạch bao gồm các nội dung sau: 1. Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần thiết để thực hiện thành công hoạt động đó. 2. Chỉ định cán bộ phụ trách hay chịu trách nhiệm thực hiện. 3. Thời hạn hoàn thành. 4. Tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá. 5. Chế độ báo cáo rõ ràng (có tên cá nhân và cơ quan được báo cáo về kết quả hoạt động). Bước 4 – Thông tin tài chính/ huy động nguồn lực Sau khi xác định các hoạt động, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, cán bộ lập kế hoạch dự toán nhu cầu kinh phí, tính toán nhu cầu nhân lực cần để thực hiện kế hoạch trung hạn của trường. Bước 5 – Trình bày kế hoạch Sau các bước trên, cần chuẩn bị một bản kế hoạch phát triển nhà trường. Bản kế hoạch theo cấu trúc như sau: Tóm tắt kế hoạch Phần 1: Phân tích tình hình Phần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức Phần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tới Phần 5: Thông tin tài chính/huy động nguồn lực 8 9 . TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ VĂN KIỆT TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Cấp trường Lưu hành nội bộ VĨNH THUẬN , THÁNG 10 NĂM 2013 BIÊN SOẠN Bùi Đình Nho CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN. phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu Tài liệu được biện soạn thành 02 bộ: Tài liệu dành cho người hướng dẫn và tài liệu dành cho người tham gia Tài liệu dành cho người. chặt chẽ và thường xuyên với BGH của nhà trường. - Tham gia công tác phổ cập giáo dục. Tham gia công tác giáo dục thường xuyên. - Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học

Ngày đăng: 11/02/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan