xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại tp.hcm

113 490 0
xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại tp.hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI XÂY DỰNG QUY PHẠM THỰC HÀNH QUẢN LÝ TỐT TRONG SẢN XUẤT CÁ CẢNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. VŨ CẨM LƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 / 2014 ii TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM” được thực hiện từ tháng 10-2011, giám định giai đoạn 1 vào tháng 11-2012 và báo cáo nghiệm thu vào tháng 5-2014. Đề tài nhằm xây dựng được bộ quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (gọi tắt là GMP cá cảnh), để quy phạm được các cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và các cơ sở sản xuất cá cảnh triển khai ứng dụng. Quy phạm GMP cá cảnh đã được xây dựng và triển khai qua ba bước: (1) Xây dựng dự thảo quy phạm (10-2011 đến 8-2012); (2) Xây dựng hoàn thiện quy phạm (9-2012 đến 12-2012); và (3) Hợp thức hóa cơ sở pháp lý và triển khai ứng dụng (1-2013 đến nay). Cơ sở xây dựng dự thảo quy phạm là kết quả tổng hợp của các bước: (a) Nghiên cứu thực trạng các hệ thống và quy trình sản xuất cá cảnh ở 72 cơ sở cá cảnh chính tại TP.HCM; (b) Nghiên cứu các rào cản thương mại, kỹ thuật của ngành cá cảnh; (c) Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học kỹ thuật trong xây dựng quy phạm; (d) Nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành cá cảnh. Cơ sở xây dựng hoàn thiện quy phạm là kết quả tổng hợp của các bước: (a) Hội thảo cộng đồng các chủ thể liên quan để góp ý quy phạm (Sở NN-PTNT, 14- 9-2012); (b) Họp tổ chuyên gia để chỉnh sửa dự thảo (Chi cục QLCL-BVNLTS, 10 và 11/2012) (c) Hội đồng giám định đánh giá dự thảo (Sở KHCN, 20-11-2012). Cơ sở pháp lý để triển khai ứng dụng quy phạm gồm: (a) công văn số 2230/SNN-TS gửi Bộ NN-PTNT về việc Ban hành Quy phạm GMP cho cá cảnh; (b) công văn số 274/TCTS-NTTS trả lời đề xuất ban hành Quy phạm GMP cá cảnh của Sở NN-PTNT TP.HCM; (c) công văn số 759/SNN-KHTC ngày 11/5/2012 về triển khai đề án “thực hiện mô hình thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh” trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2015. Nghiên cứu đã triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh, thông qua các bước lựa chọn cơ sở tham gia, hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá thực địa kết quả áp dụng và đề xuất công nhận mức độ đạt chuẩn ở 7 cơ sở sản xuất cá cảnh. iii MỤC LỤC TT Nội dung Trang Tóm tắt ii Mục lục iii Danh sách các chữ viết tắt v I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề và thông tin về đề tài 1 1.2 Mục tiêu đề tài 1 II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Tổng quan về các quy phạm trong quản lý và sản xuất thủy sản 3 2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng quy phạm GMP cá cảnh 5 2.3 Thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh ở TPHCM 13 2.4 Tình hình thực hiện các quy phạm thực hành quản lý và nuôi tốt ở Việt Nam 16 2.5 Các rào cản thương mại, kỹ thuật trong ngành sản xuất cá cảnh 17 III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1 Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá cảnh ở TP.HCM 19 3.2 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh 19 3.3 Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (GMP cá cảnh) 20 3.4 Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh 21 IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1 Cơ sở xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh 24 4.1.1 Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá cảnh ở TP.HCM 24 4.1.2 Nghiên cứu các rào cản thương mại, kỹ thuật của ngành cá cảnh 54 4.1.3 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành cá cảnh 55 4.1.4 Nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành cá cảnh 55 4.1.5 Xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh 57 4.2 Xây dựng hoàn thiện quy phạm GMP cá cảnh 58 4.2.1 Chỉnh sửa dự thảo quy phạm 58 4.2.2 Quy phạm GMP cá cảnh (hoàn thiện) 60 4.2.3 Hướng dẫn đánh giá quy phạm 83 4.3 Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh 84 iv 4.3.1 Hợp thức hóa cơ sở pháp lý để triển khai quy phạm GMP 84 4.3.2 Lựa chọn các cơ sở tham gia triển khai quy phạm GMP 84 4.3.3 Hướng dẫn thực địa quy phạm GMP cá cảnh 87 4.3.4 Đánh giá thực địa kết quả áp dụng quy phạm GMP 91 4.3.5 Đề xuất các trại đạt chuẩn quy phạm GMP cá cảnh 93 4.3.6 Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy phạm GMP cá cảnh 96 V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 105 Tài liệu tham khảo 106 Phụ lục 109 - Phụ lục 1: Công văn 2230/SNN-TS 109 - Phụ lục 2: Công văn số 274/TCTS-NTTS 111 - Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát cơ sở 112 - Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát quy trình 116 - Phụ lục 5: Danh sách 72 cơ sở cá cảnh khảo sát 118 - Phụ lục 6: File dữ liệu Excel 72 cơ sở cá cảnh CD - Phụ lục 7: Đề cương đề tài được phê duyệt CD - Phụ lục 8: Tập huấn bệnh và quản lý an toàn dịch bệnh CD - Phụ lục 9: Tập huấn QL chất lượng nước và môi trường nuôi CD - Phụ lục 10: Hồ sơ công nhận của Chi cục QLCL&BVNL TS về: + Phụ lục 10a: Kết quả triển khai GMP ở trại SG Aquarium CD + Phụ lục 10b: Kết quả triển khai GMP ở trại Châu Tống CD + Phụ lục 10c: Kết quả triển khai GMP ở trại Ba Sanh CD + Phụ lục 10d: Kết quả triển khai GMP ở trại Hải Thanh CD + Phụ lục 10e: Kết quả triển khai GMP ở trại Ng Văn Sang CD + Phụ lục 10f: Kết quả triển khai GMP ở trại Thiên Đức CD + Phụ lục 10f: Kết quả triển khai GMP ở trại Tân Xuyên CD - Phụ lục 11: Bài báo đã xuất bản CD v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT A : Ao A-B: : Ao-Bể A-B-K : Ao-Bể-Kiếng BMP : Better management practices (Thực hành quản lý tốt hơn) CoC : Code of conduct (Quy tắc ứng xử) QLCL&BVNLTS : Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản GAP : Good aquaculture practices (Thực hành nuôi thủy sản tốt) GMP : Good management practices (Thực hành quản lý tốt) NN-PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề và thông tin về đề tài Hiện nay, sản xuất và xuất khẩu cá cảnh đang là mục tiêu chiến lược trong bài toán phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2025. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ lâu được xem là trung tâm cá cảnh của Việt Nam, hiện ước có hàng trăm trại cá cảnh với các quy mô rất khác biệt, bao gồm đầy đủ các khâu sản xuất giống, ương, nuôi và trữ dưỡng cá cảnh, với năng lực sản xuất đạt 55-60 triệu con/năm. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu năm 2003 đạt 3,2 triệu con, đến năm 2009 đã đạt 7 triệu con/năm. Hệ thống sản xuất cá cảnh ở TP.HCM cũng rất đa dạng về thành phần giống loài, với hơn 40 loài đã sản xuất phổ biến, và hàng chục giống loài khác đang được ương nuôi trữ dưỡng. Có thể nói, bức tranh về ngành cá cảnh ở TP.HCM đa dạng nhưng manh mún nên rất khó có thể mô tả và hệ thống hóa một cách đầy đủ và toàn diện các qui trình sản xuất chuẩn. Mặc dù các quy định, hướng dẫn thực hành nuôi và quản lý trại thủy sản đã khá phổ biến trên thế giới, và ở Việt Nam cũng đã có đầy đủ các văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý trại thủy sản của các Bộ và các Ban ngành, các đối tượng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam như cá tra, tôm sú… đã có quy chuẩn, quy trình cụ thể trong quản lý sản xuất, chế biến thì hiện nay các quy phạm thực hành nuôi và quản lý trại cá cảnh đạt tiêu chuẩn vẫn còn đang bỏ ngỏ. Hiện chưa có bất kỳ một quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn nào của các cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể việc xây dựng và quản lý trại cá cảnh. Điều này dẫn đến việc phát triển trại cá cảnh ngày càng manh mún, khó quản lý, khó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đầu tư trang thiết bị, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, chất lượng, môi trường, an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững. Ngoài ra, việc xuất khẩu cá cảnh hiện còn gặp khó khăn chung từ rào cản an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu. Các quy định của Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật Mỹ APHIS (9/2006), cộng đồng châu Âu (11/2006) về kiểm soát bệnh, dịch SVC và KHV, bên cạnh các quy định mới của EC và OIE về kiểm soát an toàn dịch bệnh bao gồm quyết định 2010/221/EU ngày 15/4/2010, quy định 2008/53/EC ngày 30/4/2008, quy định số 719/2009 và 346/2010 của EC… là tiền đề cho chương trình xây dựng và công nhận bước đầu cho 3 cơ sở an toàn bệnh, dịch SVC và KHV trên cá chép koi ở TP.HCM của Chi cục QLCL và BVNLTS TP.HCM (2010b). Trong tương lai, để đáp ứng với các quy định và rào cản an toàn dịch bệnh mới trên các loài cá cảnh khác đòi hỏi ngành cá cảnh TP.HCM phải chủ động thiết lập các quy phạm quản lý và nuôi an toàn, bền vững, có trách nhiệm, chủ động phòng bệnh và tạo uy tín cũng như hình ảnh của ngành cá cảnh Việt Nam trên thị trường thế giới. 2 Căn cứ quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững cấp độ BMP, GAP/CoC. Thực hiện quyết định số 3463/QĐ-UB ngày 12/7/2011 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc phê duyệt Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015, trong đó, tập trung xây dựng mô hình thực hành quản lý tốt (GMP) trong nuôi cá cảnh cho các trại cá cảnh ở thành phố để giải quyết các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu Âu, Mỹ nhằm phát triển ngành cá cảnh theo hướng hội nhập và bền vững. Xuất phát từ sự cần thiết và tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM”. Đề tài “Xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM” do TS. Vũ Cẩm Lương làm chủ nhiệm, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM chủ trì thực hiện, kinh phí được duyệt 480.000.000 đồng, được tiến hành từ tháng 10- 2011, giám định giai đoạn 1 vào tháng 11-2012 và báo cáo nghiệm thu vào tháng 5-2014. 1.2 Mục tiêu đề tài: Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng bộ quy phạm thực hành quản lý tốt (GMP) trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở sản xuất cá cảnh tiếp nhận và ứng dụng. 1.3 Nội dung và mục tiêu cụ thể Các nội dung nghiên cứu và mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: - Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá cảnh TP.HCM - Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh - Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt (GMP) trong sản xuất cá cảnh - Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP 3 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về các quy phạm trong quản lý và sản xuất thủy sản 2.1.1 Khái niệm về quy phạm thực hành quản lý và sản xuất tốt (BMP, GAP, CoC) Theo FAO (2005), các quy phạm thực hành nuôi tốt như Better Management Practices (BMP), Good Aquaculture Practices (GAP), Better Aquaculture Practices (BAP), Code of Conduct (COC), Code of Practices (COP) và các khái niệm có liên quan khác nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, bắt buộc hoặc tự nguyện, thường mang tính quy phạm cho một sản phẩm hay quy trình. Các quy phạm BMP, GAP… có thể dùng thay thế lẫn nhau nhằm hướng tới thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững. Theo FAO (2005), trong khi GAP thường liên quan đến an toàn thực phẩm, thì BMP chú trọng đến vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội và quản lý dịch bệnh. Corsin và ctv (2008) cho rằng các quy phạm thực hành nuôi bền vững được diễn đạt bằng nhiều tên khác nhau trên thế giới, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là BMP và GAP, đặc biệt là BMP. Ngày 31/10/1995, FAO (1995) đã thông qua bộ Quy tắc ứng xử về Nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries - CoC). Quy tắc CoC bao gồm 4 nhóm yếu tố cơ bản: Trách nhiệm với người tiêu dùng (dinh dưỡng, chất lượng, vệ sinh an toàn), trách nhiệm với người sản xuất (thu nhập, sức khỏe, phúc lợi), trách nhiệm xã hội (an sinh, công bằng, giới tính, tuổi lao động, văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo), và trách nhiệm môi trường và đối tượng sản xuất (ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, an toàn dịch bệnh, nhân đạo với vật nuôi). Mặc dù CoC là một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện, nhưng nhiều phần của nó căn cứ trên các văn bản pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, Luật Thủy sản (2003) và nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng có những nội dung tham chiếu CoC. Theo Maryland (2007), thực hành quản lý thủy sản tốt hơn nhằm tăng sự sống còn, tối đa hóa tăng trưởng, phát triển tính đồng nhất của sản phẩm, bảo vệ khỏi địch hại, phát triển theo nhu cầu thị trường. BMP có thể trợ giúp trong việc phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản thành công, đại diện cho các kết quả của khoa học, công nghệ, và sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực. 2.1.2 Các quy phạm BMP, GAP và CoC trên thế giới Theo FAO (2007), từ năm 2002 ngành tôm Thái Lan đã xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt ở hai cấp độ GAP và CoC, trong đó GAP dành cho trại nuôi với chú trọng vệ sinh và an toàn thực phẩm, trong khi CoC dành cho cả trại nuôi lẫn hoạt động chế biến và kinh doanh với mục tiêu môi trường bền vững. Đến năm 2007 Thái Lan đã có 274 trại tôm được cấp chứng nhận CoC và 21.098 trại được cấp chứng nhận GAP. Ngoài ra Thái Lan cũng đã cấp chứng nhận GAP cho 1.373 trại tôm càng xanh, 247 trại cá biển, 202 trại cá nước ngọt, 64 trại cua, 19 trại nhuyễn thể và 12 trại ếch. Ở Trung Quốc, FAO (2007) cho biết China GAP được ban hành từ năm 2005 và 4 bắt đầu thực hiện vào năm 2006, trong đó bao quát 15 hệ thống sản xuất thủy sản chính như rô phi, chép, tôm, cua, rùa… Theo NMFS (2002) hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Mỹ được khuyến khích tuân thủ quy phạm BMP dựa trên nguyên tắc tự nguyện. BMP trong nuôi thủy sản ở Mỹ là tập hợp các quy trình và quy định thực hành để quản lý và nuôi theo hướng gắn trách nhiệm với xã hội và môi trường sinh thái, dựa trên các kiến thức khoa học tốt nhất hiện hữu, kết hợp đánh giá rủi ro. Liên quan đến các quy chuẩn kỹ thuật thủy sản đã được ban hành trên thế giới, Bronson (2007) đưa ra các quy tắc quản lý nuôi trồng thủy sản tốt hơn và khuyến cáo cần thường xuyên tập huấn kỹ thuật nuôi và bảo vệ môi trường. 2.1.3 Các quy phạm quản lý cá cảnh trên thế giới Theo NAQDA (2009), Cục Nuôi trồng thủy sản quốc gia của cường quốc xuất khẩu cá cảnh Sri Lanka đã ban hành quy phạm thực hành quản lý tốt cho sản xuất và xuất khẩu cá cảnh, bao gồm 13 đề mục lớn như chọn vị trí, xây dựng và thiết kế trại, quản lý và phát triển đàn cá bố mẹ, sinh sản, ương nuôi, thức ăn và cho ăn, xuất khẩu, khía cạnh xã hội, quản lý và ghi nhận dữ liệu, quản lý sức khỏe và an toàn sinh học, thu hoạch, quản lý chất thải, an toàn cá nhân. Moore và ctv (2010) cho biết Sở Nông Lâm Thủy sản Úc đã thành lập Bộ phận Quản lý Cá cảnh (OFMIG) từ năm 2006 để xây dựng chiến lược quản lý cá cảnh, tập trung ở khía cạnh sự xâm nhập của cá cảnh ngoại lai ra ngoài tự nhiên, thiết lập danh sách các loài cá gây hại và danh sách xám (Grey list) các loài cá chưa rõ thông tin cần tiếp tục nghiên cứu. Theo OFMIG, các loài cá cảnh thoát ra ngoài tự nhiên có thể tác động bất lợi không chỉ lên quần đàn tự nhiên và môi trường sinh thái mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo Jing và Chuan (2001), trong xu thế phát triển mạnh của xuất khẩu cá cảnh thế giới, Cục Thú y và Nông lâm Singapore (AVA) phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu cá cảnh Singapore để thúc đẩy thực hành quản lý sức khỏe và chất lượng cá cảnh, khuyến khích các trại cá cảnh tham gia các chứng nhận ISO về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9002) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001), thúc đây chương trình chứng nhận sức khỏe cá cảnh, thực hành vệ sinh phòng bệnh. Theo Yu (2005), khía cạnh tính bền vững của ngành cá cảnh Sri Lanka được quan tâm ở góc độ chưa có các nghiên cứu thỏa đáng trong lĩnh vực giống và kỹ thuật, dẫn tới e ngại có quá nhiều giao phối cận huyết, đặc biệt ở nhóm cá bảy màu vốn chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra là vấn đề thiếu thông tin về thị trường và thiếu sự liên kết giữa trang trại và nhà xuất khẩu, thương lái. Yanong (1996, 2010) cũng quan tâm đến khía cạnh cá ngoại lai trong quản lý sản xuất và lai tạo giống cá cảnh, cũng như vấn đề quản lý sử dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại cá cảnh tại Florida, Mỹ. Ling và Lim (2005) trong báo cáo hiện trạng ngành cá cảnh Singapore đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và phát triển kỹ thuật để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường cá cảnh thế giới. Các kỹ thuật mới bao gồm hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống đánh giá và cải thiện chất lượng cá, tăng cường khả năng kháng stress, thức ăn sống phù hợp, kỹ thuật giống… và giới thiệu hoạt động chuyển giao kỹ thuật thông qua các hội thảo, tài liệu in ấn. Cole và ctv (1999) và Lim và ctv (2003) quan tâm đến khía cạnh đóng gói và vận chuyển cá cảnh 5 từ trang trại đến người nuôi chơi ở các thị trường khác nhau, và cho rằng cần thiết lập các tiêu chuẩn và cải tiến khâu kỹ thuật quan trọng này nhằm mục tiêu phát triển bền vững ngành cá cảnh. Ploeg (2008) thảo luận thêm về khái niệm “cá cảnh” của Hiệp hội cá cảnh thế giới (OFI) trong việc đưa ra quan điểm làm giảm nhẹ rào cản an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu Âu Mỹ, rằng mục đích nuôi cá cảnh chủ yếu gói gọn trong các hệ thống nuôi khép kín không ảnh hưởng tới môi trường, dĩ nhiên có xác suất rủi ro khi cá cảnh thoát ra môi trường. Nhờ quan điểm này, nhiều điều luật nhập khẩu cá sống khác không áp dụng cho các loài cá cảnh không có nguy cơ cảm nhiễm với các bệnh độc hại. 2.1.4 Cấp giấy chứng nhận quy phạm thủy sản Theo Phillips và ctv (2008), nhu cầu cấp giấy chứng nhận trong nuôi thủy sản đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới, cả hình thức tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, các nông hộ nhỏ thường bị đứng ngoài cuộc, trừ khi có chính sách quan tâm để họ tham gia. Mặc dù vậy, các nông hộ nhỏ luôn chiếm số đông và có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và ổn định kinh tế - xã hội. Do vậy, các quy phạm BMP thích ứng dựa trên nguồn lực sẵn có của các nông hộ nhỏ là giải pháp hữu hiệu. FAO (2003) xác định việc cấp giấy chứng nhận trong nuôi thủy sản là một quy trình bao gồm 4 thành tố: (1) tổ chức thiết lập tiêu chuẩn; (2) xác định mục tiêu rõ ràng; (3) xây dựng bộ tiêu chuẩn; và (4) tiến trình công nhận chứng nhận. Theo WWF (2007), các bộ tiêu chuẩn tự nguyện không mang tính pháp lý, không bị các cơ quan thẩm quyền bắt buộc thực hiện. Để được chứng nhận, nhà sản xuất phải đầu tư không ít, không phải chỉ để trả phí cho hoạt động đánh giá, mà chủ yếu là chi cho nâng cấp cải tạo điều kiện của cơ sở sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy vậy, nhiều nhà sản xuất vẫn tự nguyện thực hiện, một mặt vì chính thái độ trách nhiệm của họ; mặt khác do biết rằng sản phẩm của mình sẽ dễ vượt qua những rào cản thương mại hơn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. WWF (2007) thống kê các chương trình cấp giấy chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới hiện nay tập trung vào các lĩnh vực: chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường sản xuất, trách nhiệm xã hội và sức khỏe động vật. 2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng quy phạm GMP cá cảnh Cơ sở pháp lý để xây dựng quy phạm GMP cá cảnh dựa trên các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định… như sau: 2.2.1 Luật thủy sản Theo luật Thủy sản - Luật số 17/2003/QH11- Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 2003 (Quốc hội, 2003) đề cập đến các quy định, chính sách… liên quan đến thủy sản, trong đó nổi bật một số vấn đề chính sau: - Bảo đảm phát triển thủy sản bền vững; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho [...]... hành nghiên cứu thực tiễn quản lý cá cảnh ở khu vực và ở Việt Nam Nghiên cứu tổng quan các rào cản thương mại và kỹ thuật, thông qua các chỉ thị, văn bản, qui định của WTO, Mỹ, EU 3.3 Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (GMP cá cảnh) 3.3.1 Nghiên cứu tính tƣơng thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành cá cảnh Thông qua khảo sát 72 cơ sở cá cảnh đã chọn được... quan quản lý nhà nước chọn triển khai quy phạm 3.4.3 Đánh giá thực địa kết quả áp dụng quy phạm GMP cá cảnh Áp dụng phương pháp điều tra đánh giá thực địa tại 18 trại cá cảnh chủ lực và 22 trại cá cảnh dự bị theo các tiêu chuẩn của quy phạm GMP, để phân hạng mức độ thực hành bộ quy phạm GMP đề xuất ở thực tế các trại Thời gian thực hiện từ 1-2014 đến 3-2014 Các tiêu chí quy phạm GMP được đúc kết lại thành... cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh 3.2.1 Nghiên cứu cơ sở pháp lý trong xây dựng quy phạm Áp dụng phương pháp tổng quan, thông qua các chuyên gia là cán bộ quản lý nhà nước, tiến hành nghiên cứu và rà soát các văn bản luật, nghị định, thông tư, quy t định, quy định, hướng dẫn có liên quan đến việc xây dựng và triển khai các quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm xây dựng khung... cơ sở sản xuất giống thủy sản nhằm thỏa mãn điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường Bộ Thủy sản và ctv (2005) đã phối hợp cùng các tổ chức SUMA, NACA ban hành hướng dẫn thực hành quản lý tốt hơn (BMP) cho các trại sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam NACA và ctv (2008) trong dự án Xây dựng quy 16 phạm thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMP) cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL” đã xây dựng cẩm... học, nghiên cứu, cán bộ quản lý và đại diện cơ sở sản xuất, đã cho ý kiến đóng góp cuối cùng để chỉnh sửa dự thảo lần cuối, làm cơ sở để hoàn thiện quy phạm GMP cá cảnh 3.4 Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh 3.4.1 Lựa chọn các cơ sở tham gia áp dụng quy phạm GMP cá cảnh Tiến hành điều tra đánh giá khả năng tham gia thực hành quy phạm GMP trên 72 cơ sở sản xuất cá cảnh trên địa bàn TP.HCM, từ 12-2012... nhân ngành thủy sản (cá cảnh) , quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, quy trình GAP, ISO, HACCP Xây dựng, trình cấp thẩm quy n ban hành các quy định về tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan Trong lĩnh vực thủy sản, phát triển nghề nuôi và dịch vụ cá cảnh; các hình thức nuôi thủy sản công nghiệp,... GP Thực trạng GP03 Các trại cá cảnh rất đa dạng về quy mô diện tích trại, từ 20 – 60.000 m2 Đánh giá rủi ro Khả năng các trại quy mô nhỏ không đạt yêu cầu quy phạm sản xuất thủy sản Giải pháp Ghi nhận sự đa dạng về quy mô diện tích sản xuất như là đặc thù của ngành cá cảnh, đề xuất không khống chế quy mô diện tích trại trong xây dựng biện pháp thực hành quản lý tốt 4.1.1.4 Thông tin về lao động trong. .. cá cảnh 3.3.2 Xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh Phương pháp chuyên gia: nhóm nghiên cứu phối hợp cùng các cán bộ có kinh nghiệm quản lý cá cảnh ở Chi cục QLCL-BVNLTS, Chi cục Thú y, căn cứ trên kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro của hệ thống nuôi, nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý cá cảnh, nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản, tiến hành xác định các... thuỷ sản; - Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; - Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản 2.2.7 Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Căn cứ Quy t định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại. .. thực hiện quy phạm GMP: áp dụng phương pháp tiếp cận từ người sử dụng, tiến hành khảo sát mức độ nhận biết và thông hiểu quy phạm GMP đề xuất từ phía người sử dụng để xây dựng: hướng dẫn thực hiện chi tiết cho từng quy phạm, xây dựng các biểu mẫu ghi chép, xây dựng các thông số kỹ thuật chi tiết cho hệ thống nuôi, và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho cơ quan quản lý 3.3.3 Xây dựng hoàn thiện quy phạm GMP, . thủy sản 3 2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng quy phạm GMP cá cảnh 5 2.3 Thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh ở TPHCM 13 2.4 Tình hình thực hiện các quy phạm thực hành quản lý và nuôi tốt. cảnh ở TP. HCM 19 3.2 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh 19 3.3 Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (GMP cá cảnh) 20. dựng được bộ quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (gọi tắt là GMP cá cảnh) , để quy phạm được các cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và các cơ sở sản xuất cá cảnh triển khai

Ngày đăng: 11/02/2015, 02:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan