thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay

6 2.9K 55
thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng các giao dịch dân sự, đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý các giao dịch dân sự, kinh tế, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội. Hoạt động công chứng là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi ngành nghề công chứng phát triển mạnh, nhà nước cần phải quản lý tốt để ngành nghề có phát triển đúng hướng, phục vụ cho người dân, sự phát triển kinh tế xã hội một cách tốt nhất. Hiện nay, việc quản lý nhà nước về ngành nghề công chứng ở nước ta như thế nào sẽ được làm rõ hơn qua đề tài “Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay”. NỘI DUNG I. Khái quát chung về công chứng và quản lý nhà nước về hoạt động công chứng 1. Khái niệm công chứng Khái niệm về công chứng được thể hiện ngay trong Điều 2 Luật Công chứng năm 2006, theo đó Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. 2. Quản lý Nhà nước về hoạt động công chứng Quản lý Nhà nước về công chứng là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm tác động lên quá trình tổ chức và thực hiện công chứng, đưa các hoạt động này vào khuôn khổ của pháp luật, góp phầm bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. II. Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng 1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền quản lý công chứng ở nước ta hiện nay Hoạt động quản lí nhà nước về công chứng được thể hiện thông qua các quy định rất cụ thể của pháp luật về các chủ thể có thẩm quyền quản lý và phạm vi quản lý của họ. Theo đó, tại Điều 11 Luật công chứng 2006 quy định các cơ quan có thẩm quyền quản lý về công chứng đó là: Chính phủ, Bộ Tư Pháp, Bộ ngoại giao, Bộ, nghành có liên quan, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan này có thẩm quyền quản lí trong một phạm vi nhất định. Cụ thể: + Chính Phủ: thống nhất quản lí về công chứng : Ban hành chủ trương, kế hoạch để hoạch đinh xu hướng phát triển, ban hành các nghị định để cụ thể hóa Luật Công chứng, kiểm tra, thành tra, giám sát đối với các địa phương… 1 + Bộ Tư Pháp: là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động quản lí trong lĩnh vực công chứng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật công chứng 2006, thì Bộ tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng; ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng; quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng, quản lý việc tổ chức, đào tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự hành nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên; hướng dẫn nghiệp vụ công chứng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng; tổng kết, báo cáo Chính phủ về công chứng; quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng. + Bộ Ngoại giao: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng (khoản 3 Điều 11Luật công chứng). + Bộ, cơ quan ngang Bộ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Ví dụ như Bộ công an quản lí con dấu của các Văn phòng công chứng… + UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương. Cụ thể theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Luật công chứng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; thành lập, giải thể Phòng công chứng; quyết định, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; tổ chức việc cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc ban đầu cho Phòng công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng; tổng hợp tình hình và thống kê về công chứng trong địa phương gửi Bộ Tư pháp. Ngoài ra, có Sở tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện hoạt động quản lí về công chứng (theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng). 2. Thực trạng quản lý về công chứng ở nước ta hiện nay a, Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng Luật Công chứng 2006 đã mở rộng thêm một hình thức tổ chức hành nghề công chứng, đó là Văn phòng côn chứng (VPCC). Như vậy, hiện nay thì có hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng đó là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Quy định này của pháp luật đã thể hiện chủ trương xã hội hóa công chứng của nhà nước ta, số lượng các tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là văn phòng công chứng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ tư pháp, năm 2009 cả nước ta có 297 tổ chức hành nghề 2 công chứng với 576 công chứng viên; năm 2013 cả nước ta có 704 tổ chức hành nghề công chứng với 1327 công chứng viên. Sự ra đời của các VPCC đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các giao dịch dân sự. Tác phong phục vụ, lề lối làm việc cũng tốt hơn, bớt đi tình trạng cửa quyền, gây khó khăn của các phòng công chứng trước kia. Nhưng bên cạch những tích cực cũng còn rất nhiều bất cập, lỗ hổng trong hoạt động công chứng nói chung và trong hoạt động quản lý nhà nước về công chứng nói riêng. Hoạt động quản lý của nhà nước về công chứng không đáp ứng kịp thời được sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các văn phòng công chứng. Việc thành lập các văn phòng công chứng tư nhân có dấu hiệu bị thả nổi, không theo quy hoạch nào cả, vượt quá quan hệ cung – cầu. Tính đến cuối năm 2009 trên cả nước mới chỉ có 28 địa phương có VPCC, trong đó riêng Hà Nội có 42 Văn phòng, thành phố Hồ Chí Minh có 12 Văn phòng, số tỉnh còn lại có từ 1 đến 3 Văn phòng. Sau 3 năm thì con số này đã tăng lên đáng kể, cả nước đã có thêm 21 tỉnh thành có VPCC. Cùng với đó là tình trạng phát triển văn phòng công chứng quá nóng, nơi thừa, nơi thiếu, một thành phố phát triển như Đà Nẵng hiện nay cũng chỉ có 5 VPCC, hay Quảng Ninh mới có 2 VPCC nhưng những tỉnh như Nghệ An hiện có 12 VPCC; Thanh Hóa có đến 17 VPCC; hay sự chênh lệch giữa con số VPCC ở Hà Nội với TP.HCM, TP.HCM chỉ có 18 văn phòng trong đó Hà Nội có đến 44 văn phòng– một con số chênh lệch tương đối lớn. Thực trạng này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng b. Quản lý công chứng viên. Thực tiễn hiện nay, đội ngũ công chứng viên làm việc tại các Văn phòng công chứng hiện nay phần lớn đều đã cao tuổi, kiến thức nghề nghiệp công chứng hạn chế do được miễn đào tạo, chủ yếu hoạt động từ kinh nghiệm thực tiễn. Ví dụ: như trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay có 26/33 công chứng viên được bổ nhiệm không qua lớp đào tạo, đã hết tuổi phục vụ trong cơ quan nhà nước nên phần lớn tuổi đời từ 60-65. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu về công chứng, đáp ứng sự phát triển mạnh của các VPCC thì việc bổ nhiệm công chứng viên cũng có phần dễ dãi hơn về tiêu chuẩn, điều kiện. Điều này dẫn đến thực trạng trên thực tế là chất lượng một bộ phận công chứng viên tại các VPCC còn chưa đáp ứng được yêu cầu. c, Về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động công chứng của các phòng công chứng, VPCC. Công tác thanh tra, kiểm tra về công chứng đã được Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định do các phòng công chứng là cơ quan trực thuộc của các Sở tư pháp nên có những sai phạm đã không được đưa ra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong việc phát hiện và xử lý triệt để các sai phạm về công chứng ở các địa phương còn chưa được siết chặt, các cơ quan chức năng vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh những sai phạm này. 3 III. Những tồn tại, bất cập và giải pháp hoàn thiện hệ thông pháp luật nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay 1. Những tồn tại, bất cập của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về công chứng Từ thực trạng nêu trên, có thể thấy hoạt động quản lý nhà nước về công chứng còn nhiều bất cập, đó là: Thứ nhất, khoản 2, điều 27 Luật công chứng 2006 quy định việc Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan cho phép thành lập Văn phòng Công chứng, nhưng khi chấm dứt hoạt động, Luật chỉ quy định Sở Tư pháp thông báo cho cơ quan liên quan (khoản 2, 3 điều 34, điều 29 Luật công chứng năm 2006), mà không báo cáo UBND tỉnh là chưa hợp lý. Thứ hai, Luật Công chứng quy định 02 loại hình được bổ nhiệm công chứng viên, đó là người thuộc diện được miễn đào tạo, miễn tập sự và những người phải qua đào tạo lớp công chứng viên và phải tập sự hành nghề công chứng – điều này gây khó khăn trong việc bổ nhiệm công chứng viên có năng lực chuyên môn thực sự trong hành nghề công chứng, đặc biệt là ở các địa phương. Vì ở loại hình được miễn đào tạo, tập sự thì các đối tượng được bổ nhiệm chủ yếu là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nghỉ hưu tuy nhiên hàng năm trên địa bàn các địa phương những người này nghỉ hưu không nhiều nên số lượng được bổ nhiệm cũng rất hạn chế. Với loại hình thứ hai thì theo quy định những người này muốn được bổ nhiệm phải có ít nhất 05 năm làm công tác trong cơ quan pháp luật. Trong thực tế, những người đã làm việc ổn định trong cơ quan pháp luật lại không có nhu cầu chuyển sang hoạt động công chứng. Thứ ba, quy định việc khiếu nại trong hoạt động công chứng tại Điều 63 Luật công chứng 2006 chỉ quy định duy nhất một trường hợp giải quyết khiếu nại về hành vi từ chối công chứng của công chứng viên, trong khi đó hoạt động công chứng có rất nhiều các trường hợp khiếu nại như: Hành vi công chứng trái pháp luật của công chứng viên; hành vi thu phí công chứng sai quy định của tổ chức hành nghề công chứng…. Nếu rơi vào những trường hợp trên, áp dụng Luật Công chứng sẽ có các những hiểu khác nhau: Một là: Giải quyết theo Luật Khiếu nại tố cáo; Hai là: Khởi kiện ra Toà theo Điều 45 Luật Công chứng; Ba là: Giải quyết tương tự theo Điều 63 Luật công chứng. Do quy định chưa rõ ràng nên các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng thường gặp khó khăn khi áp dụng việc giải quyết khiếu nại những trường hợp trên. Thứ tư, mặc dù pháp luật công chứng ở nước ta đã bắt đầu coi công chứng là một hoạt động nghề nghiệp nhưng chúng ta lại chưa xây dựng cơ chế quản lý theo đúng mô hình quản lý theo tính nghề nghiệp chuyên sâu. Cụ thể, trong Luật công chứng không có bất kì quy định nào về sự ra đời hoặc tồn tại của tổ chức hiệp hội nghề nghiệp công chứng dưới mọi hình thức, hiệp hội này sẽ trợ giúp đắc lực cho hoạt động quản lý của nhà nước về công chứng bởi đây sẽ là nơi tập hợp tiếng nói chung để đóng góp cho Nhà nước những sáng kiến về quản lý, những phát hiện những vướng mắc nảy sinh trong thực tế để tìm giải 4 pháp khắc phục, đồng thời trợ giúp các cơ quan quản lý trong quản lý các hoạt động của VPCC. 2. Giải pháp hoàn thiện những bất cập nêu trên để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động công chứng Thứ nhất, cần ban hành một văn bản quy phạm quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến cơ sở đào tạo công chứng viên như điều kiện hành lập cơ sở đào tạo, vấn đề về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo… Thứ hai, sửa đổi quy định về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó, sẽ sửa đổi quy định về tiêu chuẩn công chứng viên theo hướng nên bổ sung thêm quy định về độ tuổi; và sửa đổi quy định về “Miễn tập sự hành nghề công chứng” (Điều 17) thành “giảm thời gian tập sự hành nghề công chứng", vì những người được miễn đào tạo nghề công chứng là những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, nhưng trong thực tế họ làm việc ở những lĩnh vực khác, hoàn toàn không có kinh nghiệm trong hoạt động công chứng, nên cần thiết phải có thời gian tập sự hành nghề công chứng. Thứ ba, Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các VPCC trên cả nước và trong từng địa phương một cách hợp lý, để các VPCC được phân bố đồng đều hợp lý, đáp ứng được nhu cầu công chứng của mọi người dân. Đồng thời cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra các hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên; cần có một cơ chế cụ thể xử lý thích hợp, triệt để đối với các vi phạm về công chứng. Thứ tư, ban hành văn bản cho phép thành lập hiệp hội công chứng với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của công chứng viên và kèm theo đó là tiến hành xây dựng quy chế cho hiệp hội này. Thứ năm, đối với việc chấm dứt hoạt động của VPCC thì nên quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng Công chứng cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ tư pháp. KẾT LUẬN Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề cồn chứng như hiện nay. Chất lượng, tiêu chuẩn, yêu cầu trình độ đối với hoạt động này cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cũng như tổ chức hành nghề công chứng cần có giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng bất cập để các tổ chức hành nghề công chứng được phát triển theo quy hoạch, kế hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển chung, tạo thuận lợi cho người dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật công chứng 2006; 2. Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; 5 3. Hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam hiện nay, lý luận và thực tiễn : Luận văn thạc sĩ luật học / Tuấn Đạo Thanh; 4. Một số website. 6 . tài Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay . NỘI DUNG I. Khái quát chung về công chứng và quản lý nhà nước về hoạt động công chứng 1. Khái niệm công chứng Khái niệm về công. luật về thẩm quyền quản lý công chứng ở nước ta hiện nay Hoạt động quản lí nhà nước về công chứng được thể hiện thông qua các quy định rất cụ thể của pháp luật về các chủ thể có thẩm quyền quản lý. phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng) . 2. Thực trạng quản lý về công chứng ở nước ta hiện nay a, Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng Luật Công

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan