ngư trường - nguồn lợi thủy sản và biến động đàn cá khai thác

178 666 4
ngư trường - nguồn lợi thủy sản và biến động đàn cá khai thác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN NGUYỄN TRỌNG THẢO NGƯ TRƯỜNG-NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ BIẾN ĐỘNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC Nha trang, tháng 02 năm 2007 (Lưu hành nội bộ) MỤC LỤC MỞ ĐẦU Phần I: SINH THÁI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Các định nghĩa và cách đo chiều dài các loài thủy sản……………………………. 1.1. Các định nghĩa (FAO 1996). 1.2. Cách đo chiều dài các loài thủy sản 2. Mô hình và phương pháp……………………………………………………… 2.1. Mô hình 2.2. Phương pháp 3. Thống kê sinh học …………………………………………………………… 3.1 Giá trị trung bình của phương sai – phân bố chuẩn 3.2. Khoảng tin cậy và độ tin cậy 3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính – Các kiểu hồi quy tuyến tính 3.4. Các phép biến đổi tuyến tính 4. Lấy mẫu………………………………………………………………………. 4.1. Dung lượng mẫu của nhóm cá cùng thế hệ 4.2. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng – Phân bố Von Neyman 4. 3. Ước tính sản lượng và số lượng theo mẫu tần số chiều dài cá 5. Tiêu chuẩn hoá cường lực khai thác…………………………………………… 5.1. Cường lực tương đối 5.2. Tổng cường lực của các đội tàu – Cường lực khai thác tương đối CHƯƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIẾM SINH HỌC TRONG CHU KỲ SỐNG CỦA CÁ 1. Sinh sả n…………………………………………………………………… 1.1. Sinh học sinh sản. 1.2. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu tiên 1.3. Sức sinh sản 1.4. Chu kỳ và mùa sinh sản của cá 1.5. Nghiên cứu về sinh sản 2. Sinh trưởng……………………………………………………………………… 2.1. Tương quan chiều dài và khối lượng 2.2. Công thức tính ngược sinh trưởng của Lea 2.3. Hiện tượng Rosa Lee và sự sinh trưởng bổ sung 2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng 2.4.1. Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy (1934) 2.4.2. Ước lượng các thông số sinh trưởng từ số liệu tần số chiề u dài 3. Dinh dưỡng và di cư của cá………………………………………………. 3.1. Dinh dưỡng của cá 3.1.1.Những thích nghi hình thái trong dinh dưỡng 3.1.2. Những mối quan hệ về dinh dưỡng cá 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng cá. 3.2. Di cư của cá…………………………………………………………………. 3.2.1. Chu kỳ di cư 3.2.1. Các kiểu di cư 3.2.3. Quan điểm và nghiên cứu đàn cá di cư 3.2.4 Phương pháp lấy mẫu đáp ứng chung 4. Tử vong……………………………………………………………………………… 4.1- Phương trình tử vong Trang 1 4 4 4 9 11 11 12 13 13 17 18 20 22 22 22 23 24 24 25 26 26 26 27 27 28 34 34 35 36 37 37 39 43 43 43 44 45 46 47 47 48 51 55 55 4.2 Ước lượng hệ số chết chung Z từ phương trình Baranov……………………… 4.2.1 - Hệ tham số không đổi……………………………………………………… 4.2.2 Phương trình Baranov …. 4.2.4 Ước lượng Z từ phương trình Baranov theo tuổi với khoảng thời gian biến thiên – Mô hình Jones và Van Zalinge theo tuổi. 4.2.5 Ước lượng Z từ phương trình Baranov theo tuổi vởi khoảng thời gian biến thiên – Mô hình Van Sickle và Pauly 4.2.6 Ước lượng Z từ phương trình Baranov theo chiều dài với khoảng thời gian biến thiên – Mô hình Pauly 4.3. Hệ số chết tự nhiên M…………………………………………………………… 4.3.1. Mô hình phân tích cường lực khai thác 4.3.2 Công thức thực nghiệm Pauly 4.3.3 Công thức Rikhter và Efanov 4.4 - Hệ số chết khai thác F 4.1.1. Khái niệm về sinh khối (Biomass) 4.1.2 –Hệ số khả năng khai thác CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CÁ 1. Ảnh hưởng các yếu tố vô sinh 1.1- Ảnh hưởng của nhiệt độ 1.2. Ảnh hưởng của độ muối 1.3. Ảnh hưởng của độ pH 1.4. Ảnh hưởng của ánh sáng 2. Ảnh hưở ng của các nhân tố hữu sinh 2.1. Quan hệ nội bộ loài 2.2. Quan hệ giữa các loài 2.3. Ảnh hưởng của quá trình khai thác CHƯƠNG IV: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG VÀ DỰ BÁO ĐÀN CÁ KHAI THÁC 1. Biến động số lượng chủng quần cá biển……………………………………… 2. Tính toán kích thước đàn cá………………………………………………… 3. Dự báo đàn cá khai thác………………………………………………. 3.1 - Mô hình sản lượng trên lượng bổ sung tương đối của Bererton và Holt 3.2 - Mô hình Thompson và Bell dựa vào chiều dài 3.3 - Mô hình Holistic (Mô hình sản xuất thặng dư) 3.3.1 Các giả thiết c ủa mô hình Hôlistic 3.3.2. Mô hình Schaefer và mô hình Fox 3. 4 - Công thức Gulland (1971) 3.4. Công thức Cadima 3.5. Các công thức ước lượng MSY dựa trên mô hình Holistic 3.6. Khảo sát đánh bắt bằng lưới kéo đáy 3.6.1. Lập kế hoạch khảo sát bằng lưới kéo đáy 3.6.2. Quy trình lấy mẫu và thu thập số liệu 4. Phương pháp đánh giá đàn cá khai thác 5. Dự báo đàn cá khai thác cho nghề cá đa loài, đa nghề. ……………………………… PHẦN II: NGUỒN LỢI CÁ BIỂN VIỆT NAM CHƯƠNG V: TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHỀ CÁ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 1. Nghề cá thế giới………………………………………………………………… 1.1 Những vùng khai thác quan trọng 1.2 Sản lượng thuỷ sản thế giới và sự tăng trưởng 2. 2. Thuỷ sản khai thác tự nhiên………………………………………………. 57 57 58 59 60 62 63 63 65 66 67 67 67 68 68 73 74 74 75 75 77 78 79 80 82 83 84 84 85 86 87 88 88 90 90 92 97 97 99 101 101 103 2.1 Hiện trạng khai thác 2.2. Tình hình khai thác thuỷ sản theo khu vực 2.3. Ðối tượng khai thác chính 2.4. Biến động sản lượng của các loài hải sản ở các khu vực 3. Nghề cá khu vực Đông nam Á………………………………………………… CHƯƠNG VI : TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI CÁ BIỂN VIỆT NAM 1. Đặc trưng môi trường biển Việt nam……………………………………………. 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.2. Các hệ sinh thái đặc trưng ……………………………………………………… 1.2.1. Rừng ngập mặn và rạn San hô 1.2.2 Cỏ biển 1.2.3. Vũng biển 2. Đặc trưng khu hệ cá biển Việt nam 2.1.Thành phần loài cá kinh tế 2.2- Phân bố theo vùng biển 3. Qui luật phân bố cá biển Việt nam 3.1. Đặc điểm phân bố theo mùa 3.2. Đặc điểm phân bố theo vùng 3.3 Di cư thẳng đứng ngày đêm 3.4. Tập tính họp đàn. 4. Đặc trưng sinh học của cá biển Việt Nam 4.1- Kích thước cá đánh bắt 4.2- Đặc điểm sinh trưởng cá bi ển Việt Nam 4.3. Qui luật sinh sản của cá biển Việt Nam 4.4 - Đặc điểm dinh dưỡng CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ BIỂN VIỆT NAM 1. Đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác từng vùng biển …………………… 1.1. Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi . 1.2. Trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy 1.3. Trữ lượng và khả năng khai thác cá trên các gò nổi chính . 1.4 – Đánh giá trử lượng và khả năng khai thác toàn vùng biển 2. Biến động thành phần và sản lượng đánh bắt……………………………………. 3. Thực trạng đội tàu khai thác, sản lượng khai thác và lao động nghề cá 3.1 Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản. 3.2 Lao động khai thác 3.3 Sản lượng khai thác 4. Các giải pháp quản lý nguồn lợi thuỷ sản nhằm cải thiện nguồn cung cấp 4.1. Ðánh giá mục tiêu khu vực và những nước trọng điểm 4.2 Các biện pháp quản lý 4.4. Những cố gắng của các nước và Việ t Nam trong việc quản lý nguồn lợi 5. Một số vấn đề quản lý bền vững nguồn lợi hải sản vùng biển gần bờ 6. Các chỉ số được coi là công cụ quản lý nghề cá bền vững trong khu vực ĐNÁ. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………… 106 106 108 108 110 111 112 113 115 115 117 117 118 119 121 124 125 125 125 126 128 128 130 131 131 133 134 134 136 137 137 140 142 142 143 143 144 144 145 148 150 157 16 0 1 PHẦN I: SINH THÁI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Sinh thái học và biến động số lượng đàn cá khai thác được đề cập ở đây chỉ nghiên cứu về các yếu tố ngoại cảnh vô sinh và hữu sinh chủ yếu tác động lên đời sống của cá, trong đó có yếu tố khai thác của con người mà thông qua yếu tố này có thể đánh giá được biến động số lượng đàn cá với mục đích phục vụ cho sản xuất và quản lý nghề cá. Về phương pháp nghiên cứu, không có một phương pháp hình thức nào phản ánh đúng thế giới thực về mối quan hệ của đời sống sinh vật cá với môi trường, bởi vì mối quan hệ này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố. Các mô hình toán được sử dụng ở đây với tham vọng mô tả định lượng về thế giới thực đó một cách gần đúng, khi chỉ xét đến các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể về đời sống sinh vật cá. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu và tạo cơ sở cho các lý thuyết khác nhau của biến động chủng quần cá biển. Công trình của Beverton và Holt trong tập sách “ Biến động số lượng của đàn cá khai thác” là cơ bản nhất và có cơ sở vững vàng nhất về mặt lý luận. Mô hình của Thompson và Bell thường được sử dụng để dự báo đàn cá khai thác vùng biển nhiệt đới Các định nghĩa và thuật ngữ và cách đo chiều dài cá thường được dùng trong tính toán biến động số lượng đàn cá khai thác và quản lý nghề cá như sau : 1. Các định nghĩa và cách đo chiều dài các loài thủy sản. 1.1. Các định nghĩa (FAO 1996). - Loài (Species): là tập hợp các cá thể có khả năng kết đôi và sinh sản. Ví dụ: Loài cá chim trắng (Silver Pomfrets) ở vùng vịnh Bắc bộ. Nói chung loài là đơn vị phân loại cơ sở khi đề cập đến biến động nguồn lợi thủy sản bị khai thác. - Đàn (Stock) hay chủng quần (Population): là tập hợp các cá thể của một loài và có cùng xác suất kết đôi để sinh sản, ví dụ: Đàn cá chim trắng (Silver Pomfrets) ở vùng vịnh Bắc bộ. Hay còn có thể dùng khái niệm đàn là tập hợp các cá thể của một loài có các tham số sinh trưởng và tử vong như nhau và cùng cư trú ở một vùng địa lý riêng. - Thế hệ (Cohort): là tập hợp các cá thể của một đàn và sinh ra trong cùng một mùa, ví dụ đàn cá chim trắng (Silver Pomfrets) sinh vào mùa xuân năm 1996 của vịnh Bắc bộ. - Nghề (Fishery): là tập hợp các hoạt động khai thác trong cùng ngư trường, sử dụng cùng loại ngư cụ và kỷ thuật khai thác, ví dụ: Nghề lưới kéo vùng biển Trung bộ, nghề lưới vây ánh sáng vùng biển Nam Trung bộ,… 2 - Đội tàu (Fleet): là tập hợp tàu của một nghề chúng có kích thước xấp xỉ nhau và có cấu trúc gần giống hệt nhau, cùng sử dụng một loại ngư cụ, kỷ thuật khai thác giống nhau, hoạt động trong cùng một ngư trường và đánh bắt cùng một loại đối tượng, ví dụ: Đội tàu 90CV lưới rê, đánh bắt cá thu ngừ ở vùng biển Nam trung bộ. - Bến (Home port): là vị trí xuất phát và cặp bờ ổn định của các đội tàu đánh cá. - Thời gian (Time): Thời gian được xét đến ở đây là khoảng thời gian diễn ra hoạt động nghề cá và cũng chính là khoảng thời gian tiến hành các hoạt động lấy mẩu, khảo sát và nghiên cứu nghề cá, khoảng thời gian thường lấy trong một khoảng chu kỳ là một quý, sáu tháng hoặc một năm. - Mẫu (Sample): Mẫu là một phần nhỏ được lấy ngẫu nhiên từ sản lượng khai thác được, các đại lượng quan trắc được từ mẫu là số lượng cá (Tần số) theo từng lớp chiều dài của từng đàn cá. - Lớp chiều dài cá (Smallest class midlength): Trong mẫu, chiều dài cá biến thiên trong khoảng (L min, L max ), để phân tích mẫu chiều dài cá khoa học hơn người ta thường chia khoảng (L min, L max ) thành nhiều khoảng nhỏ hơn gọi là lớp chiều dài cá, ví dụ: Lớp chiều dài cá (5 ÷7)cm; (17 ÷ 19)cm; (19 ÷ 21)cm;…Có kích thước lớp là 2cm. - Mức bổ sung (R): Tổng số cá thể của thế hệ lần đầu xuất hiện ở vùng đánh bắt trong năm đó và bắt đầu bị đánh bắt sau đó; tức là trở thành đối tượng khai thác của nghề cá được gọi là phần bổ sung R của đàn khai thác. Tuổi của cá khi tham gia bổ sung vào đàn khai thác được gọi kí hiệu là t r . Có thể giả định một cách đúng đắn rằng đại lượng bổ sung R phụ thuộc vào số lượng phần phát dục của đàn đẻ trứng. - Mức chết tự nhiên (M): Mức chết tự nhiên của cá có thể là kết quả của vật dữ và cũng là kết quả tác động qua lại của nhiều yếu tố tự nhiên khác. Khi tính mức chết này, chúng ta giả thiết rằng xác suất chết của từng con cá, dưới tác động của một nguyên nhân nào đó trong một khoảng thời gian tối thiểu là cố định. Trong bất kỳ thời điểm t nào, chết tự nhiên đều phụ thuộc vào tổng N của nhóm cá đang xét, nó có thể biểu diễn bằng hệ số chết tự nhiên M và trong trường hợp đơn giản nhất, số lượng cá chết do nguyên nhân tự nhiên trong một khoản thời gian tối thiểu được coi là tỷ lệ với số lượng. Thực tế cho thấy hệ số chết thay đổi tùy theo mật độ và theo tuổi của cá, nhưng để đơn giản cho việc tính toán người ta xem như là không đổi. - Mức chết do khai thác (F): Phụ thuộc vào năng suất đánh bắt của mỗi tàu riêng biệt trong đội tàu khai thác; thường được tính bằng tỷ lệ giữa sản lượng của một tàu nào đó với tàu đối chứng trong cùng thời gian và công cụ khai thác. Hệ số mức chết do khai thác có thể thay đổi theo tuổi cá vì cá lớn có khả năng thoát lưới tốt hơn cá bé, nhưng thường người ta cho tất cả chúng có xác suất bị đánh bắt giống nhau. 3 - Mức chết chung (Z): Còn gọi là mức chết toàn phần được xem như tổng hợp của 2 dạng trên; nên: Z = M + F. - Vùng ngư cụ tác dụng: Là phần không gian mà đối tượng chịu tác động đánh bắt của ngư cụ. - Thời gian khai thác: Được xác định bằng số giờ khai thác mà tàu sử dụng ngư cụ trực tiếp trong vùng ngư cụ tác dụng. - Chu kỳ chuyến biển: Bao gồm thời gian xa cảng, thời gian di chuyển ngư trường và thời gian lưu lại trong vùng khai thác. - Trữ lượng cá khai thác: Là số lượng chung cho tất cả các loài cá hay riêng một loài cá có kích thước khai thác thu được trong điều kiện xác định của vùng khai thác. - Độ mạnh khai thác (W): Độ mạnh khai thác hay độ mạnh nghề là khối nước chịu tác dụng của ngư cụ trên một đơn vị thời gian. Độ mạnh đặc trưng cho mức độ tác dụng của ngư cụ trong quá trình đánh bắt. Độ mạnh là thể tích khối nước được khai thác trong một ngày đêm. Kí hiệu W, đơn vị là prom (PM), các ước số là deciprom (DPM), canciprom (CPM) và miliprom(MPM): 1PM = 10DPM = 10 2 CPM = 10 3 MPM = (10 9 m 3 /ngày đêm) Theo Lucasov (1969) có 3 cách xác định độ mạnh tương ứng với 3 nhóm ngư cụ: a) Xác định trực tiếp đối với nhóm ngư cụ I. Nhóm ngư cụ 1 bao gồm: Lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới đáy và các ngư cụ có vùng tác dụng khai thác là một khối nước. Đặc điểm của các ngư cụ nhóm này là có thể tính toán trực tiếp khối nước tác dụng tạo được khi ngư cụ làm việc theo kích thước và các thông số khai thác nghề. - Lưới kéo: W = a.b.S (1 – 1) Trong đó: a - độ mở đứng miệng lưới, b - độ mở ngang miệng lưới, S - chiều dài lưới quét trong một ngày đêm. - Lưới vây: π = 4 L.H.n W 2 (1 – 2) Với: n - số mẻ lưới trong một ngày đêm, L - chiều dài lưới, H - chiều cao lưới. - Lưới rê: W = H.L.S (1 – 3) Với: H - chiều cao lưới, L - chiều dài lưới, S - chiều dài lưới trôi trong một ngày đêm. - Lưới đáy: W = a.b.S (1 – 4) Trong đó: a - độ mở đứng miệng lưới, b - độ mở ngang miệng lưới, S - chiều dài nước chảy qua lưới trong một ngày đêm. b) Xác định bằng thực nghiệm đối với nhóm ngư cụ 2. 4 Nhóm ngư cụ 2 bao gồm các ngư cụ có khối nước tác dụng phụ thuộc cơ bản vào bán kính tác dụng của thiết bị hoặc các tác nhân được sử dụng để lôi cuốn cá vào khu vực khai thác. Tác nhân lôi cuốn cá là các trường vật lý như ánh sáng, điện, âm thanh, và các ngư cụ sử dụng như lưới vây, lưới mành, pha xúc, Bán kính hình cầu lôi cuốn cá được xác định bằng thực nghiệm và có giá trị khác nhau khi đối tượng khai thác và các tác nhân lôi cuốn cá khác nhau. Độ mạnh của ngư cụ kết hợp với các tác nhân lôi cuốn cá vào vùng khai thác được xác định bằng thể tích khối nước hình cầu lôi cuốn cá và hệ số liên tục khai thác của ngư cụ. Hệ số liên tục khai thác là tỷ số giữa thời gian tác dụng của tác nhân lôi cuốn trong chu kỳ khai thác và thời gian của chu kỳ đó. Độ mạnh của nhóm ngư cụ 2 được xác định bằng công thức: 3 R4 T nt V T nt W 3 π == (1 – 5) Trong đó: n - số chu kỳ khai thác trong một ngày đêm. R - bán kính vùng tác dụng lôi cuốn cá của tác nhân. t - thời gian tác dụng của tác nhân lôi cuốn trong chu kỳ khai thác. T - là thời gian một chu kỳ khai thác. c) Xác định theo sản lượng khai thác và độ mạnh của ngư cụ chọn làm tiêu chuẩn đối với nhóm ngư cụ 3. Nhóm ngư cụ 3 bao gồm: lưới rê cố định, lưới đăng, câu,…Khối nước tác dụng của nhóm ngư cụ 3 khi làm việc không thể xác định chính xác một cách trực tiếp được bởi những nguyên nhân khác nhau. Đối với dạng ngư cụ này độ mạnh được xác định bởi phương pháp gián tiếp, nghĩa là bằng cách so sánh sản lượng khai thác của ngư cụ đó với sản lượng khai thác của ngư cụ khác mà độ mạnh đã được xác định: x yW W x y = (1 – 6) Trong đó: W y là độ mạnh ngư cụ thuộc nhóm 3 có sản lượng khai thác là y. W x là độ mạnh ngư cụ đã biết có sản lượng khai thác là x. Như vậy, trong trường hợp đánh giá độ mạnh của ngư cụ thuộc nhóm 3, khối nước tác dụng của chúng không phải là khối nước thực, mà là khối nước biểu tượng nào đó, nhờ nó có thể biểu diễn được độ mạnh nghề của tất cả các ngư cụ theo đơn vị đo khả ước. - Cường lực khai thác(F) là tích số giữa độ mạnh nghề với thời gian tác dụng của ngư cụ: F = W.t (1 – 7) Trong đó: W là độ mạnh nghề (PM) và t là thời gian tác dụng ngư cụ (ngày đêm). 5 Đơn vị cường lực là promus (PU) và các ước số là decipromus (DPU), centipromus (CPU) và milipromus (MPU): 1PU = 10DPU = 10 2 CPU = 10 3 MPU = 10 9 m 3 . Cường lực và độ mạnh là các thông số đặc trưng cho năng lực khai thác, không liên quan đến sản lượng khai thác và chỉ đặc trưng cho tiềm năng kỹ thuật của ngư cụ. Khi chọn các đơn vị đo phù hợp chúng sẽ là những giá trị xác định theo mỗi lớp hoặc nhóm ngư cụ cùng một kiểu. - Hiệu quả nghề: Là sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực nghề: F Y Q = (1-8) Đơn vị: Promef (PE). PE = Tấn/10 9 m 3 = Tấn/PU. Các ước số là decipromef (DPE), centipromef (CPE) và milipromef (MPE). 1PE = 10DPE = 10 2 CPE = 10 3 MPE = tấn/10 9 m 3 . Trong đó: Y - sản lượng tính trong khoảng thời gian t thường là 1 năm. F - cường lực khai thác trong khoảng thời gian Δt. Nếu sản lượng khai thác là giá trị trung bình của khoảng thời gian khai thác đủ lớn thì đơn vị đo hiệu quả mỗi lớp ngư cụ sẽ là tập hợp tất cả các đặc điểm của quá trình đánh bắt, tổ chức, kỹ thuật và chiến lược nghề, loại trừ tập tính cá. Đơn vị đo hiệu quả mới này khác với các đơn vị đo củ ở chỗ, nó không có quan hệ đến nguyên lý đánh bắt như sản lượng khai thác tính trên một đơn vị thời gian hoặc tính trên một đơn vị tải trọng thuyền. Đơn vị đo hiệu quả này đồng thời tính đến cả hiệu quả khai thác và trình độ hoàn thiện kỹ thuật trong quá trình khai thác. Khi kỹ thuật khai thác không đổi thì độ mạnh cũng không thay đổi và hiệu quả của các ngư cụ sẽ thay đổi tỉ lệ với sự thay đổi của trữ lượng nguồn lợi. Bởi vì hiệu quả dựa trên cơ sở các số liệu thực tế của nghề sau một chu kỳ thời gian đủ lớn, nên nó cũng chính xác hơn các giá trị khác được xác đinh bằng con đường lý thuyết trên cơ sở của những giả thuyết khác nhau về tập tính đối tượng khai thác. - Cường độ khai thác (I): Có nhiều quan điểm khác nhau Quan điểm I: Cường độ khai thác bằng tích của cường lực và hệ số hiệu quả khai thác: I = q.F (I – 9) Trong đó: F - cường lực khai thác; q - hệ số hiệu quả khai thác. Hệ số hiệu quả khai thác được xác định: 00 .YF Y Y Q q == Trong đó: Q - hiệu quả khai thác (Q = Y/F), Y 0 - trữ lượng đàn cá khai thác. - Quan điểm 2: Cường độ là tỷ số giữa sản lượng khai thác thực tế và sản lượng bền vững tối đa. Định nghĩa này thường dùng để xác định cường độ khai thác của một đối tượng nào đó sống phân tán trong thuỷ vực lớn. M S Y Y I = (I –10) 6 Trong đó: Y - sản lượng khai thác thực tế, MSY - sản lượng bền vững tối đa. - Quan điểm 3: Cường độ là tỷ số giữa thể tích khối nước khai thác và thể tích khối nước có khả năng khai thác được 0 V V I = (I – 11) Với V - thể tích khối nước khai thác,V 0 - thể tích khối nước có khả năng khai thác. Theo quan điểm trên thì cường độ khai thác là một đại lượng không có thứ nguyên, đơn vị của cường độ là promin (PI) và các ước số là decipromin (DPI), cantipromin (CPI) và milipromin (MPI). 1PI = 10DPI = 10 2 CPI = 10 3 MPI. 1.2. Cách đo chiều dài các loài thủy sản. Chiều dài cơ thể là chiều dài cơ thể trung bình của một thế hệ. Trong các mô hình nghiên cứu, không xét riêng từng cá thể khi nói về chiều dài của một động vật. a) Đối với cá. + Chiều dài Fork - L f : Chiều dài từ mỏm đến chẻ vây đuôi (thường dùng). + Chiều dài toàn thân - L th : Chiều dài từ mõm đến chóp đuôi. b) Đối với động vật giáp xác (Crustacea): Tôm, cua, ghẹ, moi, ruốc, sam,… + Chiều dài vỏ giáp - L vg (thường dùng). + Chiều dài toàn thân. + Chiều dài đuôi. c) Đối với động vật thân mềm (Mollusca): + Chiều dài áo (Mực, bạch tuộc,…) + Chiều dài toàn thân (Bào ngư, ốc, sò, vẹm, dòm, ngọc nử, trai, điệp, nghêu, mai… ) d) Đối với động vật da gai (Echinoclermata): Hải sâm, cầu gai dùng chiều dài toàn thân. e) Đối với động vật ruột khoang (Coelenterata): Sứa các loại…Thường dùng chiều dài áo. Đối với một số loài có hình dạng phức tạp, có nhiều bộ phận nhô ra với chiều dài lớn hoặc có thân mềm dẻo (Bạch tuộc, Cầu gai, sán biển,… ) thì tốt hơn có thể sử dụng trọng lượng cơ thể thay cho kích thước chiều dài. [...]... 1 - 1: Cách đo chiều dài của động vật thuỷ sản Lth 8 2 Mô hình và phương pháp tính toán 2.1 Mô hình tính toán Để mô tả một nghề cá nào đó bao gồm 3 thành phần cơ bản: - Đầu vào (cường lực khai thác) - Đầu ra (sản lượng cá nhập bến) - Và các quá trình liên kết đầu vào và đầu ra (các quá trình sinh học và họat động đánh bắt) Việc đánh giá đàn cá nhằm mô tả các quá trình này, mối liên hệ giữa đầu vào và. .. sinh sản; a và b: Hệ số; L: Chiều dài cá Qui luật khá phổ biến là cá tăng chiều dài thì tốc độ tăng, mức sinh sản tăng Ở cá già mức sinh sản ít hơn cá trẻ 1.4 Chu kỳ và mùa sinh sản của cá 28 Sinh sản là hiện tượng có chu kỳ và mang tính thích nghi giữa cơ thể và môi trường Sự sinh sản thường diễn ra vào mùa có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng cá và cá con Ở cá có rất nhiều kiểu sinh sản: ... các đội tàu; Ni - số lượng đàn cá s có chiều dài thuộc lớp Li; r - số lớp chiều dài, w1 - khối lượng trung bình của một cá thể thuộc lớp chiều dài Li w i = a.Lbi ( 1-5 1) 5 Tiêu chuẩn hoá cường lực khai thác Cường lực khai thác tỷ lệ với cường độ khai thác hay tử vong khai thác; tuy nhiên rất khó xác định hiệu quả khai thác q Xác định cường lực khai thác như là thể tích khối nước khai thác 23 trong thời... đánh giá một đàn cá bao gồm: + Đầu vào: Cường lực khai thác, tần số chiều dài cá lấy theo tháng hoặc theo quý và các số liệu sinh học khác + Quá trình phân tích: Các mô hình liên kết đầu vào và đầu ra (Các mô hình phân tích sinh học và quá trình đánh bắt) + Đầu ra: Hàm số sản lượng cá theo cường lực khai thác, điểm khai thác hợp lý PHƯƠNG PHÁP A Đầu vào PHƯƠNG PHÁP B Mô hình 2 Đầu vào 2 Mô hình... tàu kéo (m x CV) 3 - Câu tay: Cường lực có thể là tích của thể tích khối nước khai thác quy ước và số ngư i câu (m x ngư i) 3 Mặt khác, xác định độ mạnh khai thác theo 3 nhóm ngư cụ đã bỏ qua yếu tố hệ số hiệu qủa khai thác hay sản lượng khai thác, do đó không thể so sánh hoặc kết hợp chúng lại và coi như là cường lực khai thác chúng của các nghề khác nhau Ở nghề cá nhiệt đới, nhiều ngư cụ khác nhau... kẻ thù và môi trường thuận lợi 1.5 Nghiên cứu về sinh sản Sinh sản là khâu quan trọng trong đời sống cá Sinh sản đảm bảo sự tái sản xuất các cá thể của đàn, duy trì và cải thiện loài qua từng thế hệ cho phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh a) Sức sinh sản: Sức sinh sản đặc trưng cho loài, nhưng thay đổi rất lớn khi điều kiện sống thay đổi Cần phân biệt các sức sinh sản sau: Sức sinh sản cá thể và sức... sinh sản chủng quần - Sức sinh sản cá thể là khả năng một cá thể sinh sản ra số liệu cá thể ban đầu của thế hệ con cái - Sức sinh sản chủng quần là tổng tất cả sức sinh sản cá thể Seversov đưa ra công thức tính sức sinh sản của loài như sau: 1 φ = ⎛1 + δ ⎞ τ t s ⎜ ⎟ ⎝ ⎠ 1 ( 2-3 ) Trong đó: δ - sức sinh sản tuyệt đối, τ - khoảng thời gian giữa hai lần đẻ trứng T1 - tuổi thành thục; S - tỉ lệ đực cái Nếu... Eh - số vị trí cập bến được lấy mẫu Kết quả được các bảng hai chiều là tập các phần tử (ni,Li) hoặc (Ni,Li) của loài s, được ước tính cho một đội tàu f (hoặc tất cả các đội tàu) c) Ước tính sản lượng từng loài - Đối với một đội tàu : r ws = ∑ niwi ( 1-4 9) i =1 - Đối với tất cả đội tàu : r Ws = ∑ N i w i ( 1-5 0) i =1 Trong đó: wi - sản lượng đàn cá s của một đội tàu, Wi - sản lượng đàn cá s của tất cả các... của cách xác định này là cường lực khai thác của các nghề và các đội tàu đều có cũng đơn vị, mặc dù hệ số tỉ lệ với cường độ khai thác hoặc tử vong không giống nhau Trong thực tế, mỗi nghề đều có các yếu tố mạnh khác nhau để xác định cường lực khai thác, vì vậy đơn vị cường lực khai thác của các nghề sẽ khác nhau, ví dụ: - Lưới kéo đáy: Cường lực có thể là tích của thể tích khối nước khai thác và công... trong hang có mức sinh sản thấp hơn Mức sinh sản thấp nhất thường thấy ở các loài cá đẻ con hoặc thụ tinh trong Thường mức sinh sản của cá biển cao hơn cá nước ngọt và cá di cư, vì vật dữ nhiều hơn ở cá nước ngọt Sức sinh sản tuyệt đối được tính như sau: N = n×P q ( 2-1 ) Trong đó: N - sức sinh sản tuyệt đối; n - Số trứng trong mẫu q (g), P - Khối lượng buồng trứng (g) Sức sinh sản tương đối là số trứng . tàu khai thác, sản lượng khai thác và lao động nghề cá 3.1 Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản. 3.2 Lao động khai thác 3.3 Sản lượng khai thác 4. Các giải pháp quản lý nguồn lợi thuỷ sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN NGUYỄN TRỌNG THẢO NGƯ TRƯỜNG-NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ BIẾN ĐỘNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC . toán biến động số lượng đàn cá khai thác và quản lý nghề cá như sau : 1. Các định nghĩa và cách đo chiều dài các loài thủy sản. 1.1. Các định nghĩa (FAO 1996). - Loài (Species): là tập hợp các

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:03

Mục lục

  • CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    • Hình 1 - 1: Cách đo chiều dài của động vật thuỷ sản

    • Ví dụ : Bảng1. 7: Phân bố Von Neyman

    • d) Mô hình hoá lượng bổ sung

    • Bảng 2.1: Chiều dài cá theo tuổi

    • Cá chình bạc Cá đối

    • Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khẩu phần ăn của cá Rutilus rutilus

    • CHƯƠNG IV: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG VÀ DỰ BÁO ĐÀN CÁ KHAI THÁC

    • Xác định mục tiêu: Nêu đề ra các mục tiêu, các mục tiêu có thể là:

    • Số lượng mẻ lưới : Để ước tính bao nhiêu mẻ lưới có thể tiến hành được trong một thời gian nào đó, thì nên có các thông tin sau:

    • Ghi chép số liệu:

    • Bảng 6.4: Một số loài cá kinh tế chủ yếu ở biển Việt Nam

    • CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ BIỂN VIỆT NAM

    • Bảng 7.11: Sinh vật lượng trung bình trong nhiều năm của động vật đáy ở vùng biển Việt Nam (1959 – 1998)

      • Bảng 7.12: Ước tính trữ lượng cá tầng đáy bằng lưới kéo đáy ở vùng biển Việt nam

        • Cộng

          • Toàn vùng biển Việt nam

          • 6.3 - Các thông tin nào để đưa ra một các chỉ số:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan