Bài tham luận về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

3 38.5K 939
Bài tham luận về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THAM LUẬN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Kính thưa: - Các quý vị đại biểu! - Thưa toàn thể các thầy cô giáo! Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho các giáo viên THCS của huyện viết bài tham luận về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trước hết, cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, và lời chào trân trọng nhất. Kính thưa: các quý vị đại biểu, thưa toàn thể các thầy cô giáo! Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam noi theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Qua việc học tập, tôi đã thấm nhuần được: * Những phong cách Hồ Chí Minh cần phải noi theo là: - Về phong cách tư duy: Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo. - Về phong cách diễn đạt: Cần giản dị, trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu. Xác định rõ chủ đề, đối tượng và mục đích cần diễn đạt. Nói, viết cái gì? Nói, viết cho ai? Nói, viết để làm gì? Nói, viết như thế nào? - Về phong cách làm việc: Luôn quan tâm, tôn trọng lắng nghe các ý kiến của mọi người; luôn tôn trọng tập thể; làm việc khoa học, “đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu” nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải phù hợp. - Về phong cách ứng xử: Phải ứng xử văn hóa, tự nhiên, cởi mở, chân tình và khiêm nhường; Khi cần phê bình phải nghiêm khắc, nhưng độ lượng, bao dung, không bao giờ bao che, nhằm nâng con người lên chứ không hạ thấp, vùi dập. - Về phong cách sinh hoạt: Đó là sự giản dị, trong sạch, thanh cao; cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. * Những tư tưởng đối với sự nghiệp trồng người: - Một là, tư tưởng “thương yêu con người” của Hồ Chí Minh vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước ta, tất cả đều hướng vào việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ con người. Người: “Chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. - Hai là, trong di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề Bác đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục – nâng cao dân trí gắn với mục tiêu xây dựng đất nước. Bác giao trách nhiệm cho các nhà giáo dục, cán bộ quản lý và các nhà giáo về yêu cầu sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo với các tiêu chí cụ thể về con người Việt Nam mới là: Có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, có tinh thần dám nghĩ dám làm và vươn lên hàng đầu. Thế hệ trẻ không chỉ là thế hệ có nhu cầu hưởng thụ một nền giáo dục tốt hơn, mà căn bản là thế hệ chịu trách nhiệm chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. - Ba là, tư tưởng tự học – Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hâu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình” Chính những tư tưởng như trên mà bản thân tôi đã vận dụng khéo léo vào trong công tác giảng dạy, cụ thể hóa bằng hành động và kết quả như sau: Với vai trò là một giáo viên, Tôi luôn tâm niệm lời dạy của Bác “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được”. Bản thân tôi luôn có quan điểm không những truyền đạt kiến thức mà còn phải dạy bằng cả con tim, bằng cả tấm lòng. Là giáo viên dạy các em trên lớp và bồi dưỡng đội tuyển, tôi luôn chia sẻ, đồng cảm với điều kiện hoàn cảnh của mỗi học sinh; tôi gần gũi động viên và khơi dậy niềm đam mê say mê môn học, yêu thích việc học từ các em… để mỗi em luôn có trong mình những ước mơ, những hoài bão với tri thức khoa học; với ý thức xây dựng đất nước và xã hội tốt đẹp. Làm được thế, bản thân tôi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi sách báo, thông tin đại chúng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua dự giờ, trao đổi chuyên môn và thậm chí học ngay từ chính các em học sinh. Bản thân phải cần kiên trì và nhẫn nại phải cố gắng rất nhiều. Tôi vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết nhưng đảm bảo tính thực tế trong điều kiện cho phép. Không nên cứng nhắc áp đặt, phải phát huy tính sáng tạo của các em. Tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực. Với đồng nghiệp, tôi luôn hòa nhã, chia sẻ, học hỏi, giúp đỡ tận tình. Tôi luôn được đồng nghiệp tin yêu, giúp đỡ. Cũng có nhiều lần tôi thất bại, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy. Không vì thế mà tôi nản, tôi quyết mày mò tìm hướng giải quyết ngay từ những thất bại đó, đứng thẳng quyết tâm làm lại từ đầu. Và tôi được như ngày hôm nay cũng chính vì nghị lực vượt qua chính mình. Những việc làm tỷ mỷ, cặn kẽ, thân thiện của tôi làm cho mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trở nên gắn bó hơn, từ đó phụ huynh tin tưởng, dễ dàng chia sẻ với nhà trường, giúp đỡ giáo viên khi có những khó khăn. Bài học được tôi rút ra trong quá trình công tác, đó là phải thực sự yêu thương trẻ, tâm huyết với nghề; kiên trì học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp để cùng tiến bộ, ứng xử công bằng với mọi người, với học sinh, biết vận động mọi cấp, mọi người ủng hộ phong trào xây dựng trường lớp; gia đình thông cảm, tạo điều kiện để mình hoàn thành công việc được giao. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta sống rất giản dị, mộc mạc và chân tình. Bác đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong tình yêu thiêng liêng đó của Người. Người là cha, là bác, là anh. Là quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Người là vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Đặc biệt đối với chúng ta, Bác là người thầy. Những lời dạy của Bác là những lời dạy quí báu được truyền từ những nhà giáo lão thành cho đến thế hệ con cháu mai sau. Thật vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tất cả những gì mà tôi đã trình bày không thể nói hết tư tưởng của Người. Rất mong quý đại biểu, qúy thầy cô đồng cảm! Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc buổi lễ tổng kết thành công rực rỡ. ……………………………………………. . viết bài tham luận về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trước hết, cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, và lời. BÀI THAM LUẬN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Kính thưa: - Các quý vị đại biểu! - Thưa toàn thể các thầy. Việt Nam noi theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một

Ngày đăng: 07/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan