trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án

112 5.6K 13
trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT CHƯƠNG I . LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG 4 Câu 1. Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì? 4 Câu 2. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học 6 Câu 3. Có những trường phái triết học cơ bản nào? Khái quát các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử. V.I Lê nin đã chỉ ra những nguồn gốc nào của chủ nghĩa duy tâm ? 8 Câu 4. Phép biện chứng là gì? Khái quát các hình thức lịch sử phát triển của phép biện chứng? Phép siêu hình là gì? Giá trị của phép siêu hình là ở chỗ nào? 11 Câu 5. Thực chất của triết học là gì? Hãy nêu các tính quy luật cơ bản của lịch sử triết học 11 Câu 6. Triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ có những đặc điểm nào? Giải thik tại sao lại có những đặc điểm đó? Hãy so sánh những nét tương đồng và dị biệt của hai nền triết học này 11 Câu 7.Hãy diễn giải những nội dung của triết học Nho Giáo. So sánh sự khác nhau giữa Nho giáo Cổ đại và Nho giáo thời phong kiến. Tại sao có sự khác nhau đó? Nho giáo có những giá trị và hạn chế nào? 11 Câu 8.Hãy diến giải những nội dung chính của triết học Phật giáo? Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng triết học Phật Giáo 11 Câu 9.Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái - Đạo gia và Âm Dương- Ngũ Hành gia.Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng ấy 13 Câu 10. Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái Samkhuya, Mimansa, Lokayta và nhận định các giá trị,hạn chế của các trường phái đó 21 CHƯƠNG II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MAC 23 Câu 11. Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông cổ đại (mà Ấn Độ và Trung Quốc là đại biểu) và triết học phương Tây cổ đại( mà hy Lạp là đại biểu) 23 Câu 12. Trình bày những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại. Trong đó đặc điểm nào được coi là quan trọng nhất.? vì sao? Phân tích những nội dung chính của sự đối lập giữa đường lối Đêmôcrit và “đường lối Platon” 24 Câu 13. Nêu lên những nội dung cơ bản của Triết học Tây âu thời Trung cổ. Vì sao Triết học Tây Âu thời trung cổ, nhìn chung là một bước lùi so với Triết học Cổ đại? 27 Câu 14. Trình bày những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại 30 Câu 15. Vì sao triết học Cận đại có tính máy móc siêu hình,thụ động-trực quan và duy vật ko triệt để. Phân tích những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ 31 Câu 16 . Phân tích và đánh giá những giá trị và hạn chế của triết học cổ điển Đức.Nêu rõ những đóng góp của triết học cổ điển Đức đối với sự phát triển của triết học nhân loại 35 Câu 17. Khái quát những tư tương triết học của Heeghen. Thành tựu vĩ đại nhất của triết học Heeghen là gì? Khái quát những tư tưởng triết học của Phoiobắc. thành tựu vĩ đại nhất của triết học Phoiơắc là j? 36 CHƯƠNG III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN 38 Câu 18. Chứng mính sự ra đời của triết học Mac là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. 38 Câu 19. V.I LÊnin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào 39 Câu 20. Ngày nay có cần phải tiếp tục bổ sung và phát triển triết học Mác nữa ko? Vì sao 41 CHƯƠNG IV. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆC NAM 43 Câu 21. Phân tích những biểu hiện của lập trường duy vật và duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 43 Câu 22. Phân tích vị trí của tư tưởng yêu nước Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam và cơ sở hiện thực xã hội của nó 43 1 Câu 23. Phân tích vị trí của đạo làm người trong quan niệm về đạo làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với quan niệm về đạo đức làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 45 CHƯƠNG V. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ KINH TẾ 45 Câu 24. Thế nào là thế giới quan triết học? Phân tích chức năng thế giới quan của triết học 45 Câu 25. Trình bày những đặc trưng của thế giới quan duy vật biện chứng. Vì sao thế giới quan duy vật biện chứng là đỉnh cao trong lịch sử phát triển thế giới quan duy vật trong triết học 47 Câu 26. Phân tích vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. Liên hệ bài học “ xuất phát từ thực tế khách quan” với thực tiễn quản lý của cơ quan anh/chị 47 Câu 27. Phân tích tính năng động, sáng tạo của ý thức. Vận dụng phân tích lĩnh vực chuyên môn của anh/chị 49 Câu 28. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Liên hệ với những vấn đề thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay 49 CHƯƠNG VI. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ 50 Câu 29. Phép biện chứng duy vật là gì? Nó có những nội dung nào? Tại sao nói: Phép biện chứng duy vật là hình thái phát triển hoàn bị của lịch sử phép biện chứng? 50 Câu 30. phép biện chứng duy vật có vị trí như thế nào trong triết học Mác- Lê Nin và trong nghiên cứu khoa học cũng như trong nhận thức giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế- xã hội. Cho một vài ví dụ thực tế 53 Câu 31. Phân tích những nôi dung cơ bản của quy luật và xây dựng những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản từ nội dung đó. Phân biệt quan điểm biện chứng và quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Vì sao nói: Phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập.? hãy nêu một số loại mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, và phương hướng, biện pháp lớn trong giải quyết các mâu thuẫn đó (đã được nói trong các văn kiện của Đản) 54 Câu 32. Phân tích những nội dung cơ bản của quy luật lượng- chất và các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của quy luật này. Có phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến sự thay đổi về chất hay không? Vì sao? 61 Câu 33. Phân tích nội dung cơ bản của phủ định biện chứng và xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Liên hệ với những vấn đề của thực tiễn đổi mới ở Việt Nam 64 Câu 34. Phân tích khái quát nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của 6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Liên hệ với thực tiễn quản lý của cơ quan anh/ chị 66 CHƯƠNG VII. THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀ VẬN DỤNG TRONG KINH TẾ 71 Câu 35. Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa thực tiễn và nhận thức. Vì sao hoạt động sản xuất vật chất là dạng hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất 71 Câu 36. Trình bày sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.Liên hệ với hoạt động chuyên môn của anh/ chị 71 Câu 37. Phân biệt tri thức kinh nghiêm và tri thức lý luận. Vì sao kinh nghiệm phải được bổ sung bằng lý luận 73 Câu 38. Vì sao thống nhất giữa lý luận thực tiễn và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mac Lê Nin? Phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều 74 CHƯƠNG VIII LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 74 Câu 39. Phân tích vai trò sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội 74 Câu 40. Vì sao trong nghiên cứu về xã hội xuất phát từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất chứ không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của người cẩm quyền 76 2 Câu 41. Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó? Liên hệ với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta 79 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 79 Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 79 3. Sự vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta 81 Câu 42. Con người có thể tự do lựa chọn quan hệ sản xuất theo ý muốn của mình được không? Vì sao? Liên hệ với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta 81 Câu 43. Trình bày mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế với chính trị. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta 86 Câu 44. Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội . ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù đó. Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta hiện nay 86 Câu 45. Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. Chúng ta tiến lên Xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên hay không? Vì sao 86 CHƯƠNG IX . VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC,NHÂN LOẠI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 89 Câu 46. Giai cấp là gì/ Cở sở phân định giai cấp? Nguồn gốc trực tiếp và sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội là gì? 89 Câu 47. Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử trong điều kiện xã hội phân hóa thành giai cấp đối kháng. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có vị trí gì đối với sự phát triển lịch sử nhân loại trong thời đại hiện nay 90 Câu 48. Dân tộc là cộng đồng lịch sử có những đặc trưng cơ bản nào? Phân tích các đặc trưng đó và liên hệ với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Làm rõ sự khác nhau vê nguồn gốc hình thành dân tộc Việt Nam so với lịch sử hình thành các dân tộc Châu Âu 91 Vì sao trong thời đại ngày nay đối với các dân tộc thường là các quốc gia – dân tộc? ý nghĩa của vấn đề này đối vấn đề giữ vững độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia của nước ta hiện nay 91 Câu 49. Giai cấp và dân tộc luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng. hãy Phân tích mối quan hệ đó và liên hệ với thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước đây và công cuộc đổi mới hiện nay 92 Câu 50. Nhân loại là gì? Phân tích cơ sở thống nhất của cộng đồng dân tộc, nhân loaj và giai cấp có quan hệ với nhau như thế nào? Giải phóng giai cấp có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng nhân loại? 93 Câu 51. Thế nào là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ? Bản chất của nền kinh tế độc lập tự chủ trong thời đại hiện nay? 95 Câu 52. Hội nhập kinh tế quốc tế là thế nào? Phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản nào? Đảng ta quan niệm như thế nào về hội nhập kinh tế quốc tế? 95 CHƯƠNG X. LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ 100 Câu 53. Phân tích bản chất và những đặc trưng của Nhà nước.? Vì sao nói nhà nước không phải cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp? Chứng minh rằng sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế- xã hội? 100 Câu 54. Nhà nước có những chức năng cơ bản nào? Quan hệ giữa các chức năng đó? Tại sao chức năng chính trị là chức năng cơ bản nhất. Vì sao chức năng kinh tế là chức năng riêng có của kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản 101 Câu 55. Nhà nước có những vai trò gì đối với quá trình phát triển kinh tế của xã hội? Vì sao sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của vai trò nhà nước? Lấy một số ví dụ về vai trò của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở các nước tư bản 102 Câu 56. Hãy nên quan điểm của Đảng công sản Việt Nam về việc tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 104 3 CHƯƠNG XI .QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 105 Câu 57. Phân tích những giá trị trong quan niệm về con người của các nền triết học trước Mác. Triết học Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý nào trong các quan điểm đó? 105 Câu 58. Cách tiếp cận của triết học Mác đối với con người khác với các tiếp cận của các nền triết học trước Mác ở chỗ nào? Ý nghĩa của cách tiếp cận đó? 105 Câu 59. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phương diện sinh học và phương tiện xã hội trong con người? vận dụng vào lĩnh vực công tác của anh/ chị 109 Câu 60. Phân tích bản chất của con người. Hiểu thế nào là luận điểm “con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh?” 109 Câu 61: Vì sao phát triển nguồn nhân lực con người Việt Nam là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa? 111 CHƯƠNG I . LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG Câu 1. Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì? Khái niệm "Triết học” Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận. Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? * Quan điểm lịch sử Phương pháp nhận thức các sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, phát triển của nó trong những điều kiện lịch sử nhất định, như là sản phẩm của sự phát triển lịch sử. QĐLS có những nét đặc trưng cơ bản sau: 1) Nó xem xét không phải sự thay đổi đơn giản, mà là sự tự vận động, kết cấu nội tại, nguồn gốc của sự tự vận động; 2) Quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng, những giai đoạn chủ yếu đã trải qua, thực trạng hiện nay, xu thế phát triển tương lai, khả năng tối ưu và những điều kiện khách quan, chủ quan cho sự thực hiện khả năng tối ưu ấy; 3) Tính kế thừa trong sự phát triển của mọi sự vật và hiện tượng. Vận dụng QĐLS, chủ nghĩa Mac đã phát hiện quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản, đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản sẽ diệt vong; chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi, và đề ra những dự kiến khoa học về sự phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai. * Quan điểm hiện đại 4 Tính hiện đại thường được miêu tả như là sự phản ánh một loạt những nguyên tắc cơ bản sau đây. 1. Nó phủ nhận truyền thống và phong tục tập quán với tư cách một quyền lực tiên thiên, mọi thứ phải chịu sự phê phán mang tính lý tính (thuần lý). 2. Nó truy tìm tri thức và chân lý khách quan – những nguyên tắc mang tính lý tưởng, tuyệt đối, có tính quy luật, phi lịch sử, mà chỉ có thể được nhận biết qua lý tính, sử dụng phương pháp có tính hình thức và thuần lý. 3. Nó thừa nhận rằng, những điều kiện của nhận thức, theo cách nào đó, được quyết định bởi những năng lực của chủ thể nhận thức; kế tiếp là “sự quay về với chủ thể” và thừa nhận vị thế cao hơn của nhận thức luận so với siêu hình học; Sự ưu tiên đối với chủ thể cũng được phản ánh trong sự nhấn mạnh giá trị cá nhân so với giá trị cộng đồng. Vì sao có sự khác nhau đó? Sự hình thành, phát triển của triết học có tính quy luật của nó. Triết học gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành từu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập và đấu trranh giữa các trường phái triết học với nhau. - Sự phát triển của các hình thái xã hôi khác nhau; triết học găn liền với các điều kiện kinh tế, xã hội, với cuộc đấu tranh các giai cấp, các lực lượng xã hội. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đem lại nhiều nhận thức mới cho con người. - Sự phát triển của triết học hiện đại có sự kế thừa và phát triển các tinh hoa của triết học lịch sử. Những nhà triết học hiện đại quyết định trong tri thức. Thay vào đó, họ tìm kiếm những nguyên lý mang tính quy luật, tuyệt đối chối bỏ quan niệm cho rằng văn hoá, văn cảnh hoặc truyền thống đóng vai trò, mang tính nền tảng và những chân lý phi lịch sử, phi thời gian, khách quan. Ví dụ như Kant từ chối bất kỳ một nền đạo đức học nào dựa trên phong tục tập quán, hoặc truyền thống, hoặc hành động trong quá khứ, hoặc tác động nào từ bên ngoài. Theo ông, để là “triết học đạo đức” đích thực, nó phải mang tính quy luật; có nghĩa, nó phải là thứ tiên thiên. Cách tiếp cận của Kant là không phải chú tâm đến văn hoá, hoặc văn cảnh, hoặc truyền thống cụ thể – công việc của xã hội học, chứ không phải triết học – mà là suy ngẫm xem chủ thể thuần lý có thể khám phá và “tuân theo” cái gì khi phản tư về cái nên làm (cái phải là). Quy luật đạo đức mà Kant tìm kiếm với tư cách quy luật – là cái khách quan, phổ quát và tuyệt đối; nó mang tính tiên thiên và không chứa các ngoại lệ. Đặc biệt, nó chỉ được “thừa nhận” và có hiệu lực chỉ duy nhất bởi lý tính – lý tính của mỗi nhân tố cá nhân – vì thế, nó (chỉ trong nghĩa đó) mang tính chủ quan. Không nhất thiết con người có muốn hay không, có đồng ý hay không, quy luật này không phụ thuộc vào người lập luật bên ngoài. Đạo đức cũng không phụ thuộc vào hậu quả hay kết quả, mà chỉ tuân theo lý tính. Do đó, rõ ràng luật đạo đức là thứ độc lập với bất kỳ một ngẫu nhiên nào của văn hoá, lịch sử, hay truyền thống. Quả thực, đây là lý do vì sao mà nó áp dụng với tất cả sinh thể thuần lý chứ không phải là con người nói chung. Quan điểm của thuyết hiện đại là, người ta phải phán xét tất cả các tuyên bố (tuyên xưng) về văn hoá, phong tục và truyền thống dưới ánh sáng của lý tính và loại trừ tất cả những gì không phù hợp với lý tính. Do đó, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không có ý nghĩa gì lắm, hoặc nếu có mối quan hệ này thì cũng hoàn toàn không quan trọng. Triết học có những chức năng gì? (Thế giới quan và phương pháp luận) * Chức năng thế giới quan của triết học 5 Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. Có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học. Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường. * Chức năng phương pháp luận của triết học Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: Phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất. Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động và phát triển của hiện thực; do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đề phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa là mục đích trực tiếp của việc học tập, nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng Câu 2. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học Triết học là hệ thống lí luận chung nhất của con người về tự nhiên, xã hội, tư duy cũng như chỉ ra vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. 2.1 Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 6 Nguyên nhân:  Giải thích mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần là tiền đề, xuất phát điểm của bất kì một trường phái triết học nào, một học thuyết triết học nào dù theo cách này hay cách khác, dù gián tiếp hay trực tiếp.  Ang-ghen là người chứng minh và khẳng định một cách thuyết phục rằng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học nói chung và của triết học hiện đại nói riêng. 2.2 Vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt . Mỗi mặt trả lời cho 1 câu hỏi lớn. 2.2.1 Mặt thứ nhất (Bản thể luận) : Bàn về nguồn gốc của thế giới: vật chất có trước hay ý thức có trước, cái nào quyết định cái nào. Có 2 cách trả lời khác nhau đã dẫn đến việc hình thành 2 khuynh hướng triết học lớn đối lập nhau a) Chủ nghĩa duy vật Những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng và chứng minh rằng : vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vất chất. Trong chủ nghĩa duy vật gồm 3 dạng phái khác nhau: + Chủ nghĩa duy vật ngây thơ : là dựa vào việc quan sát một cách trực tiếp các sự vật hiện tượng để từ đó kết luận về nó. Chính vì vậy mà những kết luận đưa ra thường đúng nhưng không sâu sắc, không đầy đủ, chưa phản ánh hết sự sinh đọng của thế giới hiện thực khách quan + Chủ nghĩa duy vật siêu hình : là dựa vào phương pháp nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh tại, không tính tới qúa trình vận động và phát triển không ngừng của sự vật; cô lập sự vật đó với các sự vật khác. Vì vậy những kết luận đưa ra thường không đúng và có khi làm méo mó sự vật hiện tượng. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là dựa vào phương pháp nghiên cứu, xem xét, đánh giá sự vật ở trong trạng thái vừa tĩnh tại vừa luôn luôn vận động phát triển không ngừng và trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác nhau. Chính vì vậy mà những kết luận mà họ đưa ra phản ánh đúng sự vật hiện tượng một cách khách quan. b) Chủ nghĩa duy tâm là học thuyết khẳng định rằng ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức sinh ra vật chất quyết định vật chất. - Chủ nghĩa duy tâm có 2 dạng phái: + Chủ nghĩa duy tâm khách quan : cho rằng có một thế giới tinh thần, một thế giới ý niệm tuyệt đối tồn tại trước con người, vĩnh hằng, hoàn hảo, luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Trong quá trình vận động và biến đổi đó tha hoá nên tạo nên thế giới hiện thực. Cũng chính vì quan điểm như vậy mà những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng thế giới hiện thực chỉ là cái bóng của thế giới tinh thần, bị chi phối bởi thế giới tinh thần ấy. + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan : cho rằng thế giới hiện thực là sự phức hợp các cảm giác của con người, khi cảm giác của con người không còn thì thế giới cũng không còn tồn tại. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm thành thuyết “Nhất nguyên luận” Bên cạnh đó còn có một thuyết “Nhị nguyên luận” : ý thức và vật chất cùng song song tồn tại, không có cái nào quyết định cái nào, không có cái nào sinh ra cái nào 2.2.2 Mặt thứ hai (Nhận thức luận) : bàn về việc con người có khả năng nhận thức hay không; những hiểu biết, những tri thức của con người có phản ánh được đầy đủ, sâu sắc bản chất về thế giới hiện thực khách quan hay không. Trong triết học hiện đại có 2 trường phái : a) Trường phái Khả tri luận Trường phái này gồm đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa, tuyệt đại bộ phận các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật ; khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên khả năng nhậ thức đó lại được hiểu khác nhau: 7  Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình hồi tưởng lại của linh hồn bất tử  Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng tri thức là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh, chủ thể nhận thức chỉ cần tạo điều kiện cho các nhận thức ấy bùng nổ.  Những người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhận thức là một quá trình của con người đi từ những hiểu biết đơn giản đến những hiểu biết phức tạp, không phải là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh mà đó là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của mỗi bản thân con người. Khả năng nhận thức của con người là hữu hạn nhưng khả năng nhận thức của loài người là vô hạn. Về nguyên tắn cho dù thế giới khách quan có vận đọng không ngừng thì con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được nó. b) Trường phái Bất khả tri Cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, nếu có nhận thức được thì cũng chỉ là nhận thức được hiện tượng, không thể nhận thức được bản chất của sự vật 2.3 Ý nghĩa: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học, là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ. Hiểu các vấn đề cơ bản của Triết học giúp người nghiên cứu có định hướng từ đó rèn luyện năng lực tư duy và áp dụng vào thực tiễn. Phân tích các vấn đề cơ bản của Triết học, chúng ta có cơ sở để phân tích thế giới quan và xây dựng phương pháp luận khoa học theo các trường phái triết học mà mình theo đuổi, lý giải được các vấn đề Triết học sau này, ví dụ như: thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học hay thế giới quan duy tâm là thế giới quan tôn giáo, …. Câu 3. Có những trường phái triết học cơ bản nào? Khái quát các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử. V.I Lê nin đã chỉ ra những nguồn gốc nào của chủ nghĩa duy tâm ? Các trường phái triết học cơ bản Triết học có hai hình thái cơ bản: là triết học duy tâm và triết học duy vật Thần thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng cho trình độ nhận thức còn thấp của người nguyên thủy trong giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người. Nó là kết quả của sự cảm nhận còn rất ấu trĩ của người nguyên thủy về thế giới khách quan và về bản thân mình. Trong đó, các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, Lý trí và tín ngưỡng, tư duy và xúc cảm hòa quyện vào nhau mà chưa có sự tách biệt rõ ràng. Thần thoại lưu tồn ở mọi dân tộc trên thế giới và mãi về sau vẫn tiếp tục tồn tại ở những cộng đồng dân cư có trình độ sản xuất và năng lực tư duy lý luận còn thấp kém. Tôn giáo là thế giới quan duy tâm, phản ánh hiện thực một cách hư ảo. Tôn giáo ra đời trong điều kiện trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người người còn hết sức thấy kém, khi mà con người bất lực trước lực lượng tự nhiên cho nên đã gán cho nó một bản chất siêu tự nhiên, một thế mạnh siêu thế gian. Trong xã hội có giai cấp và thống trị giai cấp, quần chúng lao động do chỗ chưa nhận thức đúng bản chất của thế lực áp bức, thống trị nên đã phần nào thần thánh hóa sức mạnh của các thế lực đối lập. Cũng có khi do bất lực và chịu thất bại tạm thời trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực áp bức bóc lột, con người phải tìm đến tôn giáo để tự an ủi thân phận nghèo khổ của mình. Do đó, đặc trưng chủ yếu của 8 thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại của các đấng siêu tự nhiên được coi như là thần thánh mầu nhiệm, qua đó nhằm gửi gắm nguyện vọng giải thoát khỏi cảnh sống lầm than, đau khổ và vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Những khát vọng đó của con người phần nào chứa đựng mặt tích cực và đó là lí do làm cho tôn giáo tồn tại ở hầu hết các dân tộc trên thế giới và đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội với nhiều mức độ khác nhau , thế giới quan duy vật có những ảnh hưởng hết sức tích cực, đúng đắn và cực kỳ quan trọng đến thái độ, hoạt động, hành vi của con người. Trước hết thế giới quan duy vật đem lại cho con người một niềm tin khoa học, trên cơ sở đó con người thấy rằng cần phải tích cực bắt tay vào hành động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội để tự định đoạt lấy số phận của mình. Những người có thế giới quan duy vật thường là những người nhận thức được ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống. Họ thường là con người của hành động, hăng say tranh đấu, tích cực tham gia những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, bổ ích đối với xã hội, biết vượt lên trên khó khăn gian khổ để đạt tới những thành công trong cuộc sống. Các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử Chủ nghĩa duy vật biện chứng-hình thức phát triển cao nhất của chủnghĩa duy vật. Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. a. Chủ nghĩa duy vật chất phác Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. Họ thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay dạng tồn tại cụ thể của vật chất, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ. Đó là sự nhận thức mang tính trực quan nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác Scó ưu điểm là đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên mà không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới. b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật, phát triển rõ nét từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nó gắn với thời kỳ cơ học cổ điển phát triển mạnh, do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc. Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có biến đổi thì chỉ có sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân bên ngoài gây ra. Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời trên cơ sở kế thừa tinh hoa trong lịch sử triết học, dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên vì vậy, đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức và thực tiễn cách mạng. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm 9 Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là mối liên hệ của nó với các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, nguồn gốc nhận thức của nó là tuyệt đối hóa một mặt của các quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi vật chất Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự có chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, ngay từ thời cổ xưa con người đã phải giải thích những giấc mơ, từ đó nảy sinh vấn đề về quan hệ giữa linh hồn con người và thể xác con người. Khi triết học ra đời, nó không thể không giải đáp vấn đề đó, nhưng vấn đề đặt ra với tầm khái quát cao hơn, đó là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trở thành vần đề cơ bản của triết học. "Vấn đề cơ bản của toàn bộ triết học, nhất là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" 1 . Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người. Chủ nghĩa duy vật xuất hiện ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới bắt đầu hình thành. Từ đó đến nay, lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật luôn gắn với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Nó trải qua các hình thức cơ bản như: chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ thời cổ đại (Talét, Hêraclít, Đêmôcrít), chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XII - XIII (CNDV Anh, Pháp, Hà Lan) và chủ nghĩa duy vật biện chứng (triết học Mác - Lênin). Bên cạch các hình thức trên, trong lịch sử triết học còn có các dạng khác như chủ nghĩa duy vật tầm thường với các đại biểu như Buykhơnơ, Môlétsốt, chủ nghĩa duy vật kinh tế cuối thế kỷ XIX. Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm khẳng định: ý thức có trước và quyết định vật chất. ý thức tinh thần là cơ sở tồn tại của các sự vật, hiện tượng khách quan. Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái chính là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Các đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan như Bécơli, Hium, Makhơ cho rằng: cảm giác, ý thức của con người là cái có trước và quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật chất. Các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất chỉ là sự phức hợp cảm giác của con người mà thôi. Chủ nghĩa duy tâm khách quan quan niệm: có một thực thể tinh thần dưới những tên gọi như "thế giới ý niệm", "tinh thần tuyệt đối" có trước thế giới vật chất, độc lập với thế giới vật chất, sinh ra và quyết định sự tồn tại của thế giới vật chất. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên và xã hội đều là sự thể hiện của thực thể tinh thần đó. Các đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy tâm khách quan là Platôn, Hêghen. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy có khác nhau về cách giải thích nhưng lại giống nhau ở điểm cơ bản là cả hai đều thừa nhận ý thức, tinh thần là cái có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức luận và nguồn gốc xã hội. Về mặt nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là ở chỗ nó đã xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nào đó của qúa trình nhận thức mang tính biện chứng của con người. Theo sự phân tích của V.I. Lênin, "chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng bơm to) phiến diện, thái quá, ( ) của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa" 2 . Sự tách rời giữa lao động trí óc 1 . C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403 2 V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátcơcva, t.29, 1981, tr.385. 10 [...]... tới Hêghen đều có ý đồ xây dựng một hệ thống triết học vạn năng của mình làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người, khôi phục lại các quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học 4 Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lí luận cơ bản của triết học Mac, và toàn bộ chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mac khắc... tuyển tập của ông hợp thành bộ bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời trung cổ hưng thịnh Tômát Đacanh coi đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”, còn đối tượng của thần học là nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo” Thượng đế là khách thể cuối cùng của triết học và thần học, cho nên không có mâu thuẫn giữa thần học và triết học Nhưng triết học thấp hơn thần học, ... chất của triết học là gì? Hãy nêu các tính quy luật cơ bản của lịch sử triết học Câu 6 Triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ có những đặc điểm nào? Giải thik tại sao lại có những đặc điểm đó? Hãy so sánh những nét tương đồng và dị biệt của hai nền triết học này Câu 7.Hãy diễn giải những nội dung của triết học Nho Giáo So sánh sự khác nhau giữa Nho giáo Cổ đại và Nho giáo thời phong kiến Tại sao có sự... thực nghiệm, ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa kinh viện, giáo hội và nhà nước phong kiến Là một tu sĩ nhưng ông đã phải sống 14 năm trong các nhà giam của giáo hội R.Bêcơn đã đưa ra một quan niệm mới về đối tượng của triết học có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh chống triết học kinh viện, mở đường cho mối quan hệ giữa triết học và các khoa học bộ phận Theo ông, triết học là khoa học chung giải... và chuẩn bị cho sự ra đời của triết học thời Phục hưng và cận đại Câu 14 Trình bày những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại Những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại thông qua những tư tưởng sau: + Tư tưởng triết học về tự nhiên: Triết học tự nhiên là triết học phản kinh viện, được hình... tiến dần lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của sự vật Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội RENNE DESCARTES... xen tôn giáo với nghệ thuật Nói chung, ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học Ở phương Tây, ngay từ thời kỳ đầu, triết học đã là một khoa học độc lập với các môn khoa học khác mà các khoa học lại thường ẩn dấu đằng sau triết học Và thời kỳ Trung cổ là điển hình : khoa học muốn tồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội Thứ ba, lịch sử triết. .. phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần túy mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung Hoa đan xen với chính trị lý luận, còn triết học. .. dụng để phục vụ khoa học thì ở Platôn phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm Đường lối Platôn chống lại đường lối Đêmôcrit trong triết học Hi Lạp cổ đại, chống lại thuyết nguyên tử của Đêmôcrit Các hiện tượng tự nhiên bị ông quy về các quan hệ toán học Đạo đức học của ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phạn quan trọng nhất của ý thức... thần học, R.Bêcơn hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học tự nhiên Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học Bản thân ông đã có nhiều đóng góp cho khoa học thực nghiệm Về xã hội, R.Bêcơn cũng có những tư tưởng tiến bộ Ông bênh vực quyền lợi của nhân dân, lên án sự áp bức bóc lột của phong kiến Ông chống giáo hoàng và bóc trần những xấu xa của tầng lớp thầy tu, nhưng ông không chống tôn giáo . nhau đó? Triết học có những chức năng gì? 4 Câu 2. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học 6 Câu 3. Có những. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT CHƯƠNG I . LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG 4 Câu 1. Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự. điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì? Khái niệm " ;Triết học Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I . LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG

    • Câu 1. Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì?

    • Câu 2. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học

    • Câu 3. Có những trường phái triết học cơ bản nào? Khái quát các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử. V.I Lê nin đã chỉ ra những nguồn gốc nào của chủ nghĩa duy tâm ?

    • Câu 4. Phép biện chứng là gì? Khái quát các hình thức lịch sử phát triển của phép biện chứng? Phép siêu hình là gì? Giá trị của phép siêu hình là ở chỗ nào?

    • Câu 5. Thực chất của triết học là gì? Hãy nêu các tính quy luật cơ bản của lịch sử triết học

    • Câu 6. Triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ có những đặc điểm nào? Giải thik tại sao lại có những đặc điểm đó? Hãy so sánh những nét tương đồng và dị biệt của hai nền triết học này

    • Câu 7.Hãy diễn giải những nội dung của triết học Nho Giáo. So sánh sự khác nhau giữa Nho giáo Cổ đại và Nho giáo thời phong kiến. Tại sao có sự khác nhau đó? Nho giáo có những giá trị và hạn chế nào?

    • Câu 8.Hãy diến giải những nội dung chính của triết học Phật giáo? Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng triết học Phật Giáo

    • Câu 9.Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái - Đạo gia và Âm Dương- Ngũ Hành gia.Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng ấy

    • Câu 10. Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái Samkhuya, Mimansa, Lokayta và nhận định các giá trị,hạn chế của các trường phái đó

    • CHƯƠNG II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MAC

      • Câu 11. Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông cổ đại (mà Ấn Độ và Trung Quốc là đại biểu) và triết học phương Tây cổ đại( mà hy Lạp là đại biểu)

      • Câu 12. Trình bày những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại. Trong đó đặc điểm nào được coi là quan trọng nhất.? vì sao? Phân tích những nội dung chính của sự đối lập giữa đường lối Đêmôcrit và “đường lối Platon”

      • Câu 13. Nêu lên những nội dung cơ bản của Triết học Tây âu thời Trung cổ. Vì sao Triết học Tây Âu thời trung cổ, nhìn chung là một bước lùi so với Triết học Cổ đại?

      • Câu 14. Trình bày những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại

      • Câu 15. Vì sao triết học Cận đại có tính máy móc siêu hình,thụ động-trực quan và duy vật ko triệt để. Phân tích những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ

      • Câu 16 . Phân tích và đánh giá những giá trị và hạn chế của triết học cổ điển Đức.Nêu rõ những đóng góp của triết học cổ điển Đức đối với sự phát triển của triết học nhân loại

      • Câu 17. Khái quát những tư tương triết học của Heeghen. Thành tựu vĩ đại nhất của triết học Heeghen là gì? Khái quát những tư tưởng triết học của Phoiobắc. thành tựu vĩ đại nhất của triết học Phoiơắc là j?

      • CHƯƠNG III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN

        • Câu 18. Chứng mính sự ra đời của triết học Mac là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học

        • Câu 19. V.I LÊnin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào

        • Câu 20. Ngày nay có cần phải tiếp tục bổ sung và phát triển triết học Mác nữa ko? Vì sao

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan