Nghiên cứu đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM

134 2.5K 13
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM - Chủ nhiệm đề tài: ThS Từ Minh Thiện - Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM - Thời gian thực hiện: 12/2009 – 12/2012 - Kinh phí đƣợc duyệt: 260 triệu đồng - Kinh phí đã cấp: 235 triệu đồng theo thông báo số 254/TB-SKHCN ngày 8/2/2009 và thông báo số 18/TB-SKHCN ngày 11/4/2012 của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM 2. Mục tiêu: 2.1. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của các hình thức liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các hình thức liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.3. Xây dựng thí điểm một mô hình liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 3. Nội dung: CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 1.2 1.3 1.4 1.5 Tổng quan nghiên cứu trong nước Tính cần thiết Phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài CHƢƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NỘI DUNG 1. LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT NGANG, LIÊN KẾT DỌC TRONG NÔNG NGHIỆP 2 2.1 Lý thuyết về chuỗi liên kết ngang 2.1.1 Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang 2.1.2 Nhược điểm của liên kết theo chiều ngang 2.2 Lý thuyết về chuỗi liên kết dọc 2.2.1 Ưu điểm của liên kết theo chiều dọc 2.2.2 Nhược điểm của liên kết theo chiều dọc 2.2.3 Các hoạt động chính trong chuỗi lien kết cung ứng nông sản 2.2.4 Các phương pháp đánh giá chuỗi liên kết 2.2.5 Hiệu quả của chuỗi liên kết 2.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở trong và ngoài nƣớc 2.3.1 Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở Thái Lan 2.3.2 Kinh nghiệm phát triển liên kết GAP sông Tiền 2.3.3 Kinh nghiệm phát triển liên kết ngang theo mô hình HTX RAT Phước Hải 2.4 Kinh nghiệm phát triển các liên kết dọc ở trong và ngoài nƣớc 2.4.1 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng rau quả Thái Lan 2.4.2 Chuỗi liên kết ở Canada và Hoa Kỳ 2.4.3 Chuỗi liên kết dọc của công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) 2.5 Bài học rút ra trong điều kiện ở Việt Nam NỘI DUNG 2. THỰC SẢN XUẤT – KINH DOANH RAT . HCM 2.6 – kinh doanh rau và RAT TP HCM 2.6.1 Khái niệm RAT 3 2.6.2 - kinh doanh rau và RAT trên địa bàn TP HCM 2.6.3 Tình hình tiêu thụ rau và RAT ở TPHCM 2.7 Kết quả khảo sát tình hình sản xuất – kinh doanh rau, RAT ở TPHCM 2.7.1 Tình hình sản xuất rau trên 3 huyện ngoại thành TPHCM 2.7.2 Hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn với việc sản xuất rau hiện nay 2.7.3 Kết quả thống kê, đánh giá một số chỉ tiêu cụ thể 2.8 Thực trạng liên kết sản xuất ngang trong sản xuất RAT trên địa bàn TPHCM 2.8.1 Tổ hợp tác 2.8.2 2.8.3 Hợp tác xã Nhận xét về thực trạng liên kết ngang trong sản xuất – kinh doanh RAT ở TPHCM 2.9 Thực trạng các chuỗi liên kết dọc RAT 2.9.1 Chuỗi liên kết RAT truyền thống 2.9.2 Chuỗi liên kết RAT cung ứng siêu thị/ xuất khẩu của HTX 2.9.3 2.9.4 Chuỗi RAT xuất khẩu theo hợp đồng của công ty Nhận xét về thực trạng liên kết dọc trong sản xuất – kinh doanh RAT ở TPHCM NỘI DUNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.10 Đề xuất mô hình chuỗi liên kết ngang trong sản xuất – kinh doanh RAT 2.10.1 Điều kiện để hình thành mô hình liên kết ngang 2.10.2 Nội dung mô hình 4 2.10.3 Hình thức hoạt động 2.10.4 Các giai đoạn phát triển cua hoạt động tiêu thụ saản phẩm 2.10.5 Phương thức hoạt động 2.10.6 Điều kiện để hình thành lĩnh vực chuyên canh RAT mới 2.11 Đề xuất mô hình chuôi liên kết dọc trong sản xuất – kinh doanh RAT 2.11.1 Nguyên tắc 2.11.2 Mục tiêu 2.11.3 Điều kiện hình thành chuỗi liên kết dọc 2.11.4 2.12 Mô hình liên kết dọc cung ứng thị trường xuất khẩu giữa Khu NNCNC với Công ty TNHH DV Rồng đỏ Một số vấn đề cần thảo luận CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT NGANG VÀ CHUỖI LIÊN KẾT DỌC TRONG SẢN XUẤT – KINH DOANH RAT TPHCM 3.1 Các giải pháp phát triển chuỗi liên kết ngang 3.1.1 Hỗ trợ thành lập và vận hành hoạt động Liên hiệp HTX RAT 3.1.2 Giải quyết vốn đầu tư cho sản xuất – kinh doanh RAT 3.1.3 Tăng cường hiệu lực quản lý thực phẩm an toàn 3.1.4 Đẩy mạnh liên kết vùng sản xuất RAT 3.1.5 Đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, bảo quản sau thu hoạch 3.1.6 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX/ doanh nghiệp 3.2 Các giải pháp phát triển chuỗi liên kết dọc 3.2.1 Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch 3.2.2 Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm 5 3.2.3 Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân lực đáp ứng sự thay đổi của thị trường và yêu cầu của khách hang 3.2.4 Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước 3.2.5 Phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp 3.2.6 Xây dựng thương hiệu nông sản 4. Sản phẩm của đề tài: 4.1. Báo cáo mô hình thí điểm liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 4.2. Báo cáo về giải pháp phát triển các liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 4.3. Bản kiến nghị về việc phát triển các liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 6 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nƣớc: Vấn đề nghiên cứu chuỗi liên kết hoặc chuỗi cung ứng đƣợc khá nhiều các tổ chức quốc tế nhƣ GTZ, Axis, Trung tâm Nghiên cứu và Đại học Wageningen (Wageningen UR)…Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ:: - Chuỗi cung ứng rau quả Thái Lan: Từ năm 1999 các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp LEI - một bộ phận của Trung tâm Nghiên cứu và Đại học Wageningen (Wageningen UR) – đã tham gia vào việc thực hiện hai dự án phát triển chuỗi cung ứng hoàn toàn khác nhau ở Thái Lan. Một dự án tập trung vào thị trƣờng trong nƣớc và một vào thị trƣờng xuất khẩu. Trong nghiên cứu tình huống này, các kinh nghiệm và kết quả thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện dự án đƣợc đặt cạnh nhau. Điều này cung cấp một cái nhìn rất rõ ràng về việc phát triển chuỗi cung ứng. Dự án đầu tiên đƣợc tiến hành ở một công ty bán lẻ (TOPS Thailand) và dự án thứ hai tiến hành tại một công ty xuất khẩu (Thai Fresh) về phát triển chuỗi cung ứng. Công ty bán lẻ nắm giữ một vị thế khác biệt hơn giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng so với một công ty xuất khẩu. Do đó các chiến lƣợc của họ đối với việc phát triển chuỗi cung ứng có thể khác nhau. Kết quả là các tác động đối với sự phát triển các chủ sản xuất nhỏ và tính bền vững cũng có thể khác biệt. Xác định các yếu tố lẫn các thành phần tham gia thành công quan trọng cho việc phát triển chuỗi cung ứng là vấn đề cốt yếu trong nghiên cứu tình huống này, Bắt đầu việc phát triển chuỗi cung ứng từ một công ty bán lẻ có các tác động khác đối với việc tham gia và tính bền vững của các chủ sản xuất nhỏ so với việc bắt đầu từ một công ty xuất khẩu. Các nhà hoạch định chính sách và các đối tác kinh doanh phải nhận thức đƣợc các tác động này và đƣa chúng vào quá trình ra quyết định chiến lƣợc để phát triển chuỗi cung ứng. - Chuỗi liên kết ở Canada và Hoa Kỳ: tập trung nghiên cứu việc chuyển dịch về hƣớng phối hợp dọc , nhƣ là một lĩnh vực chuyển dịch ra khỏi thị trƣờng hàng hóa giao ngay và hƣớng đến các mối liên kết dọc chuyên biệt, chặt chẽ hơn giữa các giữa các đối tác giống nhau trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu sự thích ứng của khu vực tƣ nhân đối với môi trƣờng thị trƣờng đã thay đổi do một loạt các bƣớc phát triển công nghệ, qui định và tài chính, ngoài những thay đổi về sở thích tiêu dùng (chất lƣợng, an toàn thực phẩm, ) 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc: Một số nghiên cứu về chuỗi ngành hàng do tổ chức GTZ (Đức) tài trợ đã đƣợc triển khai nhƣ: - Phân tích ngành hàng rau an toàn tại TP Hà Nội do TS Đào Thế Anh và Cử nhân Đòan Thanh Sơn thuộc bộ môn hệ thống nông nghiệp,. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2006; với mục tiêu thu thập 7 chuỗi giá trị rau an tòan dựa trên những yêu cầu trong nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đó miêu tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị. - Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Hà Tây do Đào Thế Anh, Đào Đức Huấn, Ngô sỹ Đạt, Đặng Đức Chiến, Lê Văn Phong thuộc bộ môn hệ thống nông nghiệp,. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2006; với mục tiêu là xác định qui mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lƣu thông sản phẩm rau xanh của tỉnh, xác định câu trúc ngành hàng, các kênh lƣu thông sản phẩm và qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng; xác định đặc điểm chât lƣợng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng; phân tích các khó khăn trong sản xuất và lƣu thông sản phẩm rau, từ đó đƣa ra các hƣớng tác động phù hợp. - Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Thái Bình, tỉnh Vĩnh Phúc, TP Hải Phòng do Đào Thế Anh, Đào Đức Huấn, Ngô sỹ Đạt, Phạm trung Tuyến, Đặng Đức Chiến, Lê Văn Phong thuộc bộ môn hệ thống nông nghiệp,. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2005; với mục tiêu là xác định qui mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lƣu thông sản phẩm rau xanh của tỉnh, xác định cấu trúc ngành hàng, các kênh lƣu thông sản phẩm và qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng; xác định đặc điểm chât lƣợng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng; phân tích các khó khăn trong sản xuất và lƣu thông sản phẩm rau, từ đó đƣa ra các hƣớng tác động phù hợp. - Phân tích ngành hàng rau tại Cần Thơ do chƣơng trình phát triển kỹ thuật Đức GTZ, Metro Việt Nam và Bộ Thƣơng mại tài trợ thực hiện, nhằm tìm ra một hoặc một số loại rau củ tiềm năng để tập trung phát triển trong tƣơng lai và nghiên cứu về hiện trạng rau củ quả của tỉnh Cần Thơ, đặc biệt phân tích chuỗi giá trị rau củ quả cho thành phố Cần Thơ. Qua đó, đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị rau quả Cần Thơ. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu trong nƣớc của các tổ chức, cá nhân nhƣ: - Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hƣớng GAP của TS Trần Thị Ba (trƣờng Đại học Cần Thơ) năm 2008. - Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận do Axis nghiên cứu năm 2004 - Chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận do Axis nghiên cứu năm 2004 - Chuỗi giá trị Bƣởi Vĩnh Long do Axis nghiên cứu năm 2004 - Chuỗi giá trị rau Thành phố Hồ Chí Minh do Axis nghiên cứu năm 2004 - Hệ thống sản xuất thuỷ sản vùng ven TPHCM thực hiện 1999 – 2002 do Khoa thuỷ sản trƣờng Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện theo dự án Production in Aquatic Peri-urban system in Southeast . Các đề tài nghiên cứu đã phân tích và đƣa ra đƣợc bản đồ chuỗi giá trị ngành hàng ở tại các địa phƣơng nghiên cứu, đƣa ra các khuyến nghị cần thiết để phát triển chuỗi ở các địa phƣơng trên. 8 1.3. Sự cần thiết: Theo dự báo của Tổ chức Lƣơng nông thế giới (FAO) và 1 số chuyên gia kinh tế, do mức sống của ngƣời dân thành phố đang ngày càng gia tăng, vì vậy, nhu cầu tiêu dùng rau quả an toàn, thực phẩm cả tƣơi lẫn chế biến sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, thông qua các thoả thuận mậu dịch song phƣơng và đa phƣơng khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới, cơ hội giao thƣơng hàng hoá trong đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng mạnh. Ngoài ra, dự báo của FAO cho biết, trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ của thế giới về rau quả tăng nhanh (tốc độ bình quân khoảng 3,6% năm), khả năng xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện tăng nhanh. Hiện nay, sản xuất nông sản của Thành phố tuy phát triển theo chiều hƣớng tăng về giá trị tuyệt đối nhƣng phần lớn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa sản xuất theo hƣớng chuyên canh dẫn đến không đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thị trƣờng (cả về chất lƣợng, mẫu mã lẫn số lƣợng). Bên cạnh đó, hệ thống buôn bán nông sản của thành phố hiện nay mới bƣớc đầu đƣợc tổ chức lại cho văn minh, hợp lý hơn, còn nhiều vấn đề cần phải kiện toàn củng cố từ nguồn hàng thu mua, kiểm tra chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, đến vấn đề bảo quản, chế biến. vận chuyển, phân phối. Và vấn đề quan trọng nữa, đó là chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn Thành phố còn nhiều hạn chế Với năng lực sản xuất còn nhỏ, lẻ và tính liên kết, phối hợp vẫn chƣa mạnh, các doanh nghiệp và các tổ chức, hợp tác xã sản xuất – kinh doanh nông sản đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội để tiếp cận với các nhà phân phối, các doanh nghiệp lớn cả trong lẫn ngoài nƣớc. Phần đông là không đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng, chủng loại, về chất lƣợng và thời gian giao hàng. Với lợi thế về vị trí và tiềm năng thị trƣờng, thành phố trở thành trung tâm thu hút lƣợng hàng hóa nông sản đáng kể của khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng nhƣ đồng bằng Sông Cửu Long để chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Là một nƣớc nông nghiệp cho nên sự bình ổn của thị trƣờng nông sản có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nƣớc ta. TP Hồ Chí Minh là một đô thị với diện tích đất và sản lƣợng nông nghiệp khá khiêm tốn, tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cũng chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu tỉ trọng của ngành nông nghiệp cả nƣớc. Ngoài ra, hàng năm, ngành nông nghiệp TP cũng đều triển khai các hoạt động hợp tác với nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc cũng nhƣ thành phố cũng đã có chƣơng trình liên kết sản xuất rau an toàn với 11 tỉnh lân cận, đó là: Bình Dƣơng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp; chƣơng trình hợp tác giữa tổ chức CBI (Hà Lan) và Trung tâm Tƣ vấn và Hỗ trợ nông nghiệp về xúc tiến hỗ trợ xuất khẩu rau, hoa quả sang thị trƣờng EU từ năm 2008 - 2010 Đây là các 9 chƣơng trình xây dựng vùng nguyên liệu nông sản ổn định và đảm bảo chât lƣợng với nhiều mục tiêu Việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản, trong đó, củng cố các thị trƣờng truyền thống song song với tìm kiếm các thị trƣờng mới luôn đặt cho các nhà quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất những bài toán kinh tế để đƣa ra những quyết định: Tổ chức sản xuất nhƣ thế nào để đảm bảo luôn cung cấp đủ chủng loại, đúng thời hạn và đảm bảo chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm? Các hình thức hợp tác, liên kết giữa các bên nhƣ thế nào để đảm bảo hài hòa đƣợc lợi ích và nâng cao vị thế của nhà sản xuất? Các thành viên đóng vai trò của nhƣ thế nào trong liên kết dọc? Tiêu thụ trên thị trƣờng nào với những chủng loại, tiêu chuẩn và sản lƣợng nhƣ thế nào là phù hợp? Vấn đề bao bì, kích cỡ và vận chuyển ra sao? Do đó, bài toán tổ chức liên kết ngang và liên kết dọc với kinh nghiệm đi trƣớc của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho ta thấy hiệu quả cũng nhƣ tính bền vững của những mô hình này. Đây là nhu cầu thực tế không chỉ của các nhà quản lý mà còn là nhu cầu thiết thực của các nhà sản xuất cũng nhƣ các doanh nghiệp, vì thế đề tài sẽ giải quyết vấn đề này ở khía cạnh kinh tế và ứng dụng ngay trong điều kiện của TP. HCM cũng nhƣ một số tỉnh khác trong khu vực 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu ngành hàng RAT trên địa bàn TPHCM từ ngƣời sản xuất, thu mua - vận chuyển, chế biến, phân phối, tiêu dùng. 1.5. Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài: - So với các đề tài đã nghiên cứu do GTZ tài trợ tập trung nhiều vào việc phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, đề tài này sẽ kế thừa các phân tích cũng nhƣ các đề xuất nhằm tăng hiệu quả của chuỗi liên kết trong các nghiên cứu trƣớc để tham khảo. - Đề tài phân tích vai trò của từng thành viên và vấn đề phân phối thu nhập giữa các thành viên trong chuỗi liên kết ngang (tổ hợp tác, HTX) và chuỗi liên kết dọc (chuỗi liên kết RAT truyền thống, chuỗi RAT xuất khẩu theo hợp đồng của công ty, chuỗi cung ứng siêu thị/ xuất khẩu của HTX ) để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. - Đề xuất một mô hình thí điểm liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chuỗi liên kết RAT. Qua đó, đề xuất các giải pháp để phát triển các chuỗi liên kết ngang và liên kết dọc RAT trên địa bàn TPHCM. 10 CHƢƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NỘI DUNG 1. LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT NGANG, LIÊN KẾT DỌC TRONG NÔNG NGHIỆP: 2.1. Lý thuyết về chuỗi liên kết ngang: Liên kết ngang là liên kết giữa các nhà cung ứng có các sản phẩm dịch vụ tƣơng đối giống nhau hay cùng ở trong một ngành, nhƣ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản; giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Về liên kết trong ngành nông nghiệp, liên kết theo chiều ngang là nhiều hộ cá thể hợp lại với nhau thành những tổ chức kinh tế hợp tác. Họ cùng nhau sản xuất với sự thống nhất về công nghệ, cách thức thu hoạch và chế biến để trong cùng thời gian đƣa ra một loại sản phẩm đồng nhất với khối lƣợng đủ lớn, cung cấp đủ số lƣợng theo yêu cầu của ngƣời mua hàng. Thành viên nào vi phạm các quy định đó sẽ không đủ điều kiện để tham gia tiếp tục. Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô chỉ ra rằng, thông thƣờng, một hoạt động kinh tế nào đó nếu ở một quy mô nhỏ thì chi phí đầu tƣ ban đầu cũng nhƣ các chi phí giao dịch sẽ rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao, kém sức cạnh tranh. Việc liên kết các doanh nghiệp cùng thực hiện một sản phẩm (liên kết ngang) hoặc tạo ra một chuỗi sản phẩm hay một sản phẩm hoàn chỉnh (liên kết dọc) nhằm tạo ra một quy mô đủ lớn sẽ khắc phục đƣợc điểm yếu nêu trên. Đây chính là lý do chính để các chuỗi liên kết/ chuỗi cung ứng, tập đoàn đƣợc lập và hoạt động có hiệu quả trong một thời gian khá dài. Khi môi trƣờng kinh doanh phát triển cạnh tranh hơn cùng với áp lực toàn cầu ngày càng tăng, các công ty buộc phải đổi mới để tạo dựng và duy trì cạnh tranh. Trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến số lƣợng công ty sử dụng công nghệ thông tin vƣợt ra ngoài những hỗ trợ cho hoạt động và quản lý. Đặc biệt, với sự tiến bộ nhanh chóng của lĩnh vực viễn thông, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm cơ hội chiến lƣợc từ việc liên kết kinh doanh mang tính tổ chức. Các sản phẩm hầu hết không còn đƣợc sản xuất tại một không gian, địa điểm, mà đƣợc phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, quốc gia, các địa phƣơng khác nhau. Trong bối cảnh này, vai trò của liên kết kinh doanh đã đến lúc cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế. 2.1.1. Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang Trong một thời gian dài, liên kết theo chiều ngang đƣợc xem là một phƣơng thức tiên tiến của nền kinh tế các nƣớc phát triển. Trên thực tế phƣơng thức này đã đem lại những thành tựu tốt, nhất là: Đảm bảo sự an tâm của các nhà cung cấp khi đầu tƣ vào sản xuất – kinh doanh cả trong lẫn ngoài nƣớc Đảm bảo cho nhà sản xuất có thông tin nhiều nhất và có thể can thiệp vào nhiều các phƣơng diện của nhà cung cấp để đảm bảo nắm rõ cũng nhƣ tạo sự ổn định trong hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất [...]... doanh nghiệp với vai trò tiêu thụ sản phẩm trái cây không thấy đƣợc quan tâm và thể hiện trong liên kết Liên kết này học kinh nghiệm từ Thái lan nhƣng Thái Lan làm khác hẵn, có cả sự phối hợp giữa các liên kết ngang và lien kết dọc để có sản phẩm xuất khẩu Có thể nói 20 HTX và công ty sản xuất trái cây - thành viên Liên kết - đang học sản xuất trái cây an toàn theo GAP là nguồn sản phẩm an toàn trong. .. mua nhóm sản phẩm thay cho việc mua từng cái riêng lẻ 6) Trong thời gian vừa qua, các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các HTX sản xuất rau và các doanh nghiệp, nhà phân phối…đã đƣợc hình thành nhƣng mức độ thành công và tính bền vững lại rất hạn chế Trên thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chƣa xuất hiện rõ một mô hình chuỗi liên kết phục vụ nội tiêu và xuất khẩu rau mang tính... nghiệp, 1 số cơ sở nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý của 7 tỉnh thành viên Mục đích của Liên kết Sông Tiền là liên kết sản xuất và kinh doanh kinh doanh trái cây an toàn theo qui trình GAP (Good Agricultural Practices) thống nhất, nhằm tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao (đẹp, an toàn, ngon) với khối lƣợng lớn và giá thành cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc Liên kết GAP Sông Tiền... hợp tác với 3 tỉnh nói trên sẽ cung cấp thêm 25% tổng khối lƣợng rau quả tiêu thụ trên thị trƣờng TP đƣợc đảm bảo an toàn Do vậy, việc ký kết này, thời gian tới ngành nông nghiệp TP sẽ chủ động kiểm soát đƣợc chất lƣợng của 70% lƣợng rau, quả tiêu thụ trên địa bàn Trong liên kết này, với trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành và sức ép của ngƣời tiêu dùng, của dƣ luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,... nên củng cố và đẩy mạnh sản xuất và sản xuất an toàn là nội dung hoạt động chủ yếu của Liên kết Do đó việc củng cố phát triển các HTX thành viên và chỉ đạo các HTX sản xuất an toàn theo GAP là hoạt động chính của Liên kết Tranh thủ hợp tác quốc tế để đƣợc tham gia các dự án, nhất là dự án sản xuất trái cây an toàn, dự án phát triển thị trƣờng… là các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động của Liên kết Sự tham... nhƣ liên kết giữa nhà sản xuất, đơn vị bảo quản, nhà chế biến cà phê trong ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê; liên kết giữa các đơn vị sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, phân phối trong ngành chăn nuôi… Đây là liên kết giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình đƣa sản phẩm từ sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng Những ngƣời tham gia chuỗi sẽ bầu ra đại diện cho các khâu tổ chức sản xuất, ... trƣờng nội địa thì phải liên kết trong xây dựng hệ thống phân phối, liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối và liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng với nhau Hiện nay khi kinh tế khó khăn, nhờ có hệ thống phân phối đƣợc xây dựng lại, cùng với liên kết trong phân phối thì những tác động của nền kinh tế tới doanh nghiệp, lƣợng tiêu thụ giảm… cũng đƣợc giảm bớt 32 4) Liên kết trong xây... toàn trong tƣơng lai cho thị truờng trong và ngoài nƣớc và là nhân tố trụ cột của Liên kết Bƣớc đầu đã hình thành sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp với nhà khoa học và nhà quản lý làm trung gian Liên kết GAP Sông Tiền là mô hình Liên kết 4 nhà đầu tiên trong ngành trái cây Việt đã có tác động ban đầu đến ngành trái cây đồng bằng song Cửu Long nói riêng và ngành cây ăn trái Việt Nam nói... Sự đầu tƣ đồng bộ trong các khâu sản xuất – sơ chế - marketing – phân phối đã giúp cho sản phẩm RAT của HTX lấy đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng 22 Ý thức xây dựng thƣơng hiệu ngay từ đầu đã giúp cho sản phẩm định vị rõ ràng hơn trên thị trƣờng và trong tâm trí ngƣời tiêu dùng 23 Hộp 1: Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Trong giai đoạn 2005... viên Liên kết tự nguyện đóng góp dƣới sự chỉ đạo của Ban điều hành Liên kết với các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhƣ sau: Nhà sản xuất trong Liên kết là 20 HTX và công ty chuyên sản xuất trái cây của 7 tỉnh thành viên tiếp nhận qui trình GAP, sáng tạo liên kết thực hiện để sản xuất sản phẩm trái cây chất lƣợng cao và an toàn tiến đến đƣợc chứng nhận GAP đáp ứng yêu cầu thị trƣờng Nhà doanh nghiệp . 1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP. HCM - Chủ nhiệm đề tài: ThS Từ Minh Thiện - Cơ quan chủ trì: Ban Quản. Khoa học và Công nghệ TPHCM 2. Mục tiêu: 2.1. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của các hình thức liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành. một mô hình liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 3. Nội dung: CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan