SKKN Hướng dẫn học sinhlớp 9cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

9 2.5K 11
SKKN Hướng dẫn học sinhlớp 9cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHềNG GD-T THNG BèNH TRNG THCS Lấ èNH CHINH ***** ti: hớng dẫn học sinh lớp 9 cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm trong bài văn tự sự Tỏc gi : NGUYN HNG TUN Chc v : T trng chuyờn mụn T : Ng Vn Cụng Dõn Nhc Nm hc : 2010 2011 I. TấN TI: HNG DN HC SINH LP 9 CCH S DNG YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ II. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội hệ thống giáo dục hiện nay có những chuyển biến rõ rệt, trong nhà trường phổ thông việc cải cách giáo dục đang được tiến hành triệt để. Đó là việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm giúp học sinh chủ động trong việc học. Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn THCS đã ngày càng có những yếu tố mới đặt ra cho cả người dạy và người học. Điều đó, thể hiện rõ trong cấu trúc chương trình và nội dung từng phân môn, cụ thể ở lớp 6, 7, 8 : 4 tiết/tuần, lớp 9: 5 tiết/tuần so với các môn học khác, môn Ngữ Văn có số lượng tiết nhiều nhất. Bên cạnh đó yêu cầu về nội dung bài học cũng khá cao so với chương trình trước đây, giữa ba phân môn trong môn học nầy, hiện nay còn nhận thấy rõ tính chất tích hợp, có nghĩa là phần văn bản, tiếng Việt và thực hành tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng một kiểu bài nhưng tuỳ vào từng khối lớp mà chương trình giảng dạy yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức ở mức độ khác nhau. Ví dụ: Kiểu bài nghị luận ở lớp 7, 8, 9 các em đều học nhưng mức độ yêu cầu cao dần. Kiểu bài nghị luận ở nội dung đơn giản, lên lớp 8 đòi hỏi các em phải biết vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhưng dựa vào phần văn bản trong chương trình và một số bài văn mẫu trong sách giáo khoa các em dần nhận ra được yêu cầu mới này nên việc xây dựng bài tự sự này cũng không quá khó. Lên lớp 9 các em lại học kiểu bài này một lần nữa nhưng yêu cầu đạt ra cao hơn nhiều phải biết kết hợp miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại nội tâm… Vậy ở lớp 9 liệu các em có thể xây dựng tốt bài văn tự sự như yêu cầu không? Đó là vấn đề cần trăn trở với cả người dạy và người học. Là giáo viên giảng dạy Ngữ Văn 9 đã nhiều năm tôi nhận thấy chất lượng bài viết của các em còn rất hạn chế nhất là kiểu bài tự sự kết hợp này. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu phương pháp dạy kiểu bài này sao cho hiệu quả nhất và tôi đã có bước đầu khả quan trong học kỳ I vừa qua. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đè tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tự sự là vấn đề lớn trong chương trình Ngữ Văn trong nhà trường nói chung, THCS nói riêng và nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Dạy tốt kiểu bài này là người giáo viên đã giúp học sinh hình thành được thói quen viết và nói mạch lạc, có nội dung, thể hiện chiều sâu tư tưởng. Không chỉ các em biết sử dụng kiểu bài này trong nhà trường mà còn ra ngoài xã hội các em trình bày vấn đề tự sự nào đó cũng rành rọt hơn, tạo được hiệu quả cho người nghe (đối với việc giao tiếp), người đọc (khi trình bày bằng văn bản). 2 Có thể nói rằng việc thể hiện một nội dung tự sự (hay còn gọi là kể chuyện) là việc rất gần gũi với mỗi con người từ khi còn nhỏ đến lúc về già. Ngoài chất giọng tốt, ngữ điệu phù hợp thì yếu tố không thể thiếu để có một câu chuyện hấp dẫn người nghe là phải có nội dung, tình huống gây cấn, có thắt nút, mở nút vấn đề và làm thế nào để có thể thể hiện rõ chủ đề. Vậy đòi hỏi người viết phải khắc hoạ nhân vật của mình đặc sắc về tên tuổi, diện mạo, tính tình và đặc biệt là lời nói và suy nghĩ. Nhân vật vừa phải có hình vừa phải có hồn, điều không phải học sinh nào cũng xây dựng được mà cái chính là người giáo viên dạy môn Ngữ Văn phải làm thế nào định hướng khi nào cần sử dụng miêu tả nội tâm. Có như thế thì bài tự sự của các em mới gây ấn tượng cho người đọc, người nghe. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Như tôi đã trình bày ở phần đặt vấn đề, kiểu bài tự sự ở chương trình Ngữ Văn 6 là vấn đề còn đơn giản nên cả người dạy và học đều nhẹ nhàng, ở lớp 8 các em cũng học lại kiểu bài tự sự nhưng có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, đây là kiểu bài kết hợp nhưng còn đơn giản, học sinh có thể dựa vào phần văn bản tự sự và bài mẫu trong sách giáo khoa cũng đã cơ bản nắm được vấn đề. Ở chương trình 9 học sinh phải kết hợp nhiều yếu tố hơn trong văn bản tự sự, điều này quả là khó khăn đối với các em đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Mặc dù trong bài văn tự sự không bao giờ thuần tuý một phương pháp biểu đạt mà nó phải được kết hợp các phương thức biểu đạt khác và có sử dụng các yếu tố phụ trợ như miêu tả nội tâm, độc thoại, đối thoại nội tâm… Nhưng các em mới có điều kiện tiếp cận chứ chưa có thể vận dụng tất cả các yếu tố đó trong một bài tự sự. Chính vì thế, xây dựng một bài văn với yêu cầu như vậy không dễ dàng với học sinh cấp THCS, mặc dù SGK đã có bài viết hướng dẫn nhưng chưa thực sự tháo gỡ được những vướng mắc cho các em, hơn nữa đó chỉ là một phần rất nhỏ trong dạng bài tự sự. Từ thực tế môn học và thực trạng học tập của học sinh hiện nay tôi và một số giáo viên cùng bộ môn rất băn khoăn về việc dạy – học phân môn tập làm văn, đặc biệt là kiểu tự sự lớp 9. Từ đó bản thân đã đưa ra phương pháp dạy cho riêng mình đối với kiểu bài tự sự nhất là sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm. Qua thời gian áp dụng, tôi nhận thấy bài viết của các em đã có thay đổi đáng kể và đây cũng là điểm khởi sắc đối với cả giáo viên và học sinh. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Một số vấn đề về dạy học kiểu bài tự sự: - Tự sự là khái niệm còn khá mới mẻ với học sinh lớp 7, các em chỉ quen gọi kiểu bài này là kể chuyện, cách gọi này vừa dễ hiểu vừa gần gũi. Ở khối lớp này chỉ yêu cầu các em kể lại câu chuyện theo trình tự bám vào nhân vật và sự việc. 3 - Ở đầu vòng 2 (lớp 8) các em đã được học nhiều văn bản tự sự như “Hai cây phong”, “Trong lòng mẹ”, “Cô bé bán diêm”, “Lão Hạc”… đây là những văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Đó cũng là điều kiện để học sinh học tốt phần tập làm văn. Liên cuối vòng 2 (lớp 9) kiểu bài tự sự yêu cầu khắt khe hơn nhưng nếu sử dụng tốt thì bài viết rất ấn tượng. SGK Ngữ Văn 9 cũng đã cung cấp khá nhiều văn bản tự sự có sự kết hợp miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm như: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Làng” (Kim Lân), “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) hay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Dựa vào từng tác phẩm học sinh nhận biết được các yếu tố kết hợp nhưng khi giao đề về nhà yêu cầu viết phải có yêu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm thì các em viết còn gượng gạo, thiếu tự nhiên và viết không chân thực. 2. Cách xây dựng bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm: a. Một số điểm cần lưu ý để làm tốt bài văn tự sự: Như các kiểu bài khác, học sinh cũng phải tiến hành 4 bước: - Tìm hiểu đề - Tìm ý, lập dàn bài. - Viết bài - Đọc và sửa chữa. Ngoài qui trình đó, đối với kiểu bài tự sự học sinh phải biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống, đây là công việc hết sức cần thiết và không hoàn toàn đơn giản, rất công phu. Cốt truyện phải có những tình tiết với những diễn biến phong phú nhưng dù sao thì cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống, tránh những tình tiết phi lý, thiếu thực tế. Bên cạnh đó cần phải tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống tạo nên phải thật bất ngờ, thậm chí người đọc chưa lường tới nhưng cũng không nên vội vàng, hấp tấp giải quyết tình huống vừa đưa ra mà phải chọn thời điểm giải quyết tình huống một cách thật bất ngờ, hợp lý, cuốn hút người đọc, người nghe. Một yêu cầu cũng khá quan trọng đối với bài văn tự sự hay là người viết phải biết cách xây dựng nhân vật, nhân vật có thể coi là linh hồn của tác phẩm. Bởi vì tất cả các sự việc, diễn biến như thế nào cũng đều xoay quanh nhân vật. Thế nhưng cần phải biết khắc hoạ nhân vật cho thật hoàn chỉnh từ hình ảnh bên ngoài cho đến suy nghĩ, lời nói bên trong. Có như thế bài viết mới được toàn diện. b. Các bước để làm tốt bài văn tự sự lớp 9: 4 b1. Bước 1: Cách nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm trong các đoạn văn tự sự. b.1.1. Cho học sinh tiều hiểu đoạn văn “Làng” – Kim Lân để tìm hiểu các yếu kết hợp đó. - Giáo viên cho học sinh xác định các câu đối thoại và độc thoại của nhân vật trong đoạn văn SGK/176. Chú ý các câu sau: ‘Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra (1) . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? (2) . Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hất hủi đấy ư? (3) . Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu (4) . - GV: Cho biết câu (1) trong đoạn nhỏ này dùng với mục đích gì? - HS: Miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai lúc bấy giờ. - GV: Còn câu (2, 3) có giống mục đích với câu (1) không? - HS: Không. Đó là lời suy nghĩ của ông Hai, nói với chính mình không phát ra thành lời. - GV: Như vậy câu 2, 3 được gọi là độc thoại nội tâm. b.1.2. Viết đoạn văn của Tô Hoài trích “Bài học đường đời đầu tiên” lên bảng phụ, cho học sinh nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. “Choắt không dậy nữa, nằm thoi thóp (1) . Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Thoắt lên mà than rằng: (2) - Nào tôi đâu biết cơ sự lại xảy ra nông nổi này! (3) . Tôi hối lắm (4) . Tôi hối hận lắm (5) ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi (6) . Tôi biết làm thế nào bây giờ? (7) Tôi không ngờ dế Choắt nói với tôi một câu như thế này (8) . - Thôi, tôi ốm yếu quá, chết cũng được (9) . Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh; Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy (10) . Thế rồi dế Choắt tắt thở (11) . Tôi thương lắm (12) . Vừa thương vừa ăn ăn tội mình. Giá tôi không trêu thị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì (14) . Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng bị chết toi rồi (15) . - Từ đoạn văn nầy cho học sinh xác định các yếu tố kết hợp được sử dụng trong đoạn văn nầy qua lý thuyết đã được học. (Trong tiết 40, 64 SGK). - Giáo viên: Miêu tả nội tâm trong đoạn văn nầy là câu nào? - Học sinh: Câu 3,4,5,6,7 - Giáo viên: Độc thoại nội tâm có được sử dụng trong đoạn văn trên không? - Học sinh: Có câu 12,13,14,15. 5 + Trong các câu nầy, vừa miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. Từ bài tập đó, giáo viên cho học sinh khắc sâu hơn về khái niệm đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. b.2. Bước 2. Giáo viên cho một đề trong SGK. Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm và lập dàn bài chi tiết. Đề: “Hãy kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn” Giáo viên gợi ý cho học sinh tiến hành nhanh hơn. - Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã trót xem nhật ký riêng của bạn như thế nào? (Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không, có ai thấy không, đã đọc được những gì, có nói cho người khác nghe không?). Ở đề tài nầy cần xác định yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm để diễn tả sâu sắc hơn suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên, từ đó có tâm trạng dằn vặt, trăn trở… rút ra bài học cho mình. Sau khi học sinh thảo luận xong và ghi lên bảng nhóm, giáo viên sửa chữa lại cho hoàn chỉnh, chọn một dàn bài tốt nhất treo lên bảng lớn để hướng dẫn học sinh vị trí nào nên đưa yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm vào. Dàn bài Các yếu tố kết hợp 1. Mở bài: - Giới thiệu sự việc: Xem nhật ký cuả bạn - Nhân vật: Chính em - Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đâu? khi nào? 2. Thân bài: Diễn biến của sự việc - Sự việc bắt đầu: Thấy quyển vở đẹp, bìa cứng trong hộc bàn của bạn. - Sự việc mâu thuẫn: Diễn biến nội tâm: Nhớ lại một lời dạy của cô không được tò mò xem thư hoặc nhật ký của người khác, vừa tò mò muốn xem bạn viết những gì trong nhật ký? - Sự việc phát triển: Giở vở nhật ký của bạn ra xem, thấy ghi những chuyện, những tình cảm riêng tư của bạn về trường, về lớp, về các bạn… - Sự việc cao trào: Đem chuyện kể lại cho cả lớp nghe, gây mất đoàn kết, cãi cọ, xô xát… - Sự việc kết thúc: Cô giáo biết, phê bình trước lớp… ân hận, xấu hổ…… thầm hứa với lòng mình……… 3. Kết bài: - Nêu kết cục của câu chuyện. - Cảm nghĩ và rút ra bài học cho mình. -> Độc thoại nội tâm. -> Miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. Từ dàn bài cụ thể, học sinh có thể xác định được cách đưa các yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm vào bài văn tự sự một cách dễ dàng. Như vậy, các em sẽ nhận thấy rõ khi mình viết các bài viết có sử dụng các yếu tố 6 này sẽ làm cho câu chuyện có tính triết lý, có chiều sâu tư tưởng hơn so với bài văn không dùng các yếu tố đó. Cụ thể như: “Nhà văn Nguyên Hồng đã miêu tả nỗi đau đớn của mình khi người cô xúc phạm đến mẹ đồng thời miêu tả nỗi sung sướng cực điểm của mình khi được ngồi trong lòng mẹ. Đó chính là nhờ sự miêu tả nội tâm đặc sắc của tác giả. Cũng trong đoạn trích này có sử dụng độc thoại nội tâm “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh đầu mẫu gỗ, tôi quyết về ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Nhờ độc thoại nội tâm mà người đọc nhận thấy rõ thái độ phản ứng kịch liệt của Hồng đối với những hủ tục lạc hậu đó. b.3. Bước 3: Giáo viên cho một đề văn tự sự đơn giản yêu cầu phải đảm bảo các yếu tố trong bài. b.1.3. Đề bài: Kể về một việc làm chưa tốt của em. - Cho học sinh tự lập dàn bài và chọn vị trí để đưa yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. - Giáo viên đọc bài văn ngắn của mình cho lớp theo dõi chú ý nhận diện các yếu tố trong bài. * Mở bài: Hôm nay em xin kể một câu chuyện nhỏ đã làm em tự thấy xấu hổ. * Thân bài: Cách đây không lâu, lúc vừa tan lớp thì trời bắt đầu u ám, xem chừng một cơn mưa to ập đến. Mọi người vội vã chạy ra nhà xe, tranh nhau về trước kẻo trời mưa to. Người ùn ùn chen nhau ra cửa hẹp. Bỗng cả đoàn như tắc lại. Mọi người la ó, giục giã. Thì ra một bạn gái bị đổ xe, cặp sách rơi xuống, sách vở đổ ra tứ phía. Một số bạn cố lách đi vòng để về cho nhanh. Em cũng thế, vừa lách qua thì bạn đằng sau em tới và dựng hộ xe cho bạn và giúp bạn nhặt sách vở. Bạn gái ấy ngẩng đầu cảm ơn bạn kia. Con đường đã thông, mọi người nhanh chóng ra về. Đáng ra em nên giúp bạn gái ấy dựng xe dậy. Lúc đó sao mà em ích kỷ và hẹp hòi đến thế, lòng tốt của mình đâu mà sao lại vô tình quá vậy. Mình không làm thì người khác cũng sẽ giúp bạn thôi và mình lại xấu hổ. * Kết bài: Dù cho sự việc ấy chỉ xảy ra một thoáng thôi cũng làm em nhớ mãi. Em nghĩ: Cơ hội làm một việc tốt thường đến rất bất ngờ, nếu mình không sẵn sàng thì không bao giờ làm được. Phải chăng, sự vô tư lúc bấy giờ đã thành vô tâm? - Từ bài mẫu ngắn đó giáo viên cho học sinh các yếu tố độc thoại nội tâm và miêu tả nội tâm và học sinh cũng sẽ dễ dàng phát hiện miêu tả nội tâm ở phần cuối thân bài và độc thoại nội tâm nằm ở phần kết của bài. Qua đó giáo viên cho các em vị trí của miêu tả nội tâm thường nằm ở phần thân bài còn độc thoại nội tâm thì thường nằm ở phần kết của bài hoặc ở cuối đoạn kết. 7 b.1.2. Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập ở bài viết số 3. Chia lớp ra làm 2 nhóm tương đương 2 dãy bàn. (Đề A và đề B). Đề A: Hãy tưởng tượng mình gặp và trò chuyện với người lính lái xe trong bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Đề B: Kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và Thầy, cô giáo cũ. Mục đích của giáo viên ra 2 đề là trong tiết trả bài các em được tiếp cận với những bài làm hay của các bạn ở 2 dạng (1 dạng đề kể dựa vào tác phẩm văn học, một dạng đề kể về sự việc của chính bản thân mình đã có trong thực tế). - Sau khi giao đề cho học sinh làm tại lớp, giáo viên cần quan sát tiết kiểm tra kỹ hơn để bài làm của các em đúng thực chất. - Qua việc chấm bài giáo viên nhận thấy rằng đa phần học sinh đã biết sử dụng các yếu tố kết hợp trong bài tự sự, tuy nhiên còn một số bài có sử dụng cách miêu tả và độc thoại nội tâm nhưng còn gượng gạo. - Từ bài viết số 3 này, giáo viên củng cố lại một lần nữa để học sinh nắm bắt chắc hơn cách làm bài văn tự sự. Trong tiết trả bài, giáo viên giao lại bài cho học sinh các bài văn hay của lớp, cần cho đọc trước lớp và giáo viên yêu cầu người viết cần thể hiện chất giọng và nét mặt sao cho phù hợp với những chỗ miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Qua nhiều năm dạy bộ môn Ngữ Văn 9. Tôi đã nhận thấy được một số vấn đề còn hạn chế ở phân môn tập làm văn và đặc biệt là kiểu bài tự sự kết hợp. Vì thế tôi cũng đã trăn trở nhiều và cuối cùng cũng định hướng việc giảng dạy kiểu bài này như đã trình bày ở trên và kết quả của học kỳ I năm học 2009-2010 về bộ môn có chuyển biến khá tốt so với những năm qua. Cái đạt được của các em học sinh năm học này là các em đã biết cách nắm chắc cách viết một bài tự sự, biết chọn ngôi kể, xưng hô phù hợp, biết kết hợp thành thạo các yếu tố nhất là miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. - Kết quả cụ thể đã phản ánh được trên bài viết của các em. Trong bài viết số 2, giáo viên cho đề bài: “Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó”. Ở bài viết số 2 này, học sinh chỉ đạt được một số điểm như: Biết chọn sự việc, có kết hợp với miêu tả, có sử dụng đối thoại, biết cách chọn ngôi kể nhưng khi thi học kỳ I (2009-2010) đề kiểm tra của Sở Giáo dục cũng trùng với đề viết số 2 nhưng về chất lượng bài viết của học sinh có chuyển biến khá tốt. Nội dung sâu sắc, có bài rất ấn tượng như tác giả viết chuyên nghiệp. 8 Chất lượng cụ thể của Bài kiểm tra học kỳ I về phân môn Tập làm văn với thang điểm 6. Lớp 9/4 (36 HS) Số học sinh Điểm 8 15 10 3 4,8 -> 5,8 4,0 -> 4,5 3,0 -> 3,8 2,0 -> 2,8 Qua kiểm tra học kỳ I và bài viết số 2 ngoài việc đánh giá về nội dung thì điểm số ở bài kiểm tra học kỳ cũng tăng lên đáng kể. Thống kê bài viết: Lớp TS HS Bài viết Giỏi Khá TB Dưới TB TB↑ 9/4 36 36 Số 2 Số 4 3 8 8,3 22,2 13 15 36,1 41,7 15 10 41,7 27,8 5 3 13,9 8,3 31 32 86,1 88,9 VII. KẾT LUẬN: Từ thực tế môn học và thực trạng học sinh lớp 9 ở nông thông, lúc đầu tôi rất trăn trở về việc dạy kiểu bài tự sự này. Nhưng qua quá tình nghiên cứu tôi nhận thấy bản thân mình có thể tháo gỡ được những vướng mắc cho các em. Vì thời gian trên lớp có hạn đủ để tôi chuyển tải những nội dung trong SGK nên đối với đề tài kinh nghiệm nầy tôi dành áp dụng vào việc dạy phụ đạo trong nhà trường để các em nắm bắt vấn đề được tốt hơn. Tôi nhận thấy rằng so với mặt bằng chung của tổ thì chất lượng bài viết trong học kỳ I của lớp tôi giảng dạy đạt khá hơn. Đó cũng là lý do tôi chọn cách dạy này để tôi làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình - “Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”. VIII. ĐỀ NGHỊ: Từ kết quả đã đạt được như đã nêu ở trên. Tôi đề nghị nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên phụ đạo kịp thời để học sinh các em học được tốt hơn về các kiểu bài có tính chất kết hợp như trong chương trình Ngữ Văn 9. Trên đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của tôi, chắc rằng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Rất mong sự đóng góp tích cực từ phía các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!. 9 . Độc thoại nội tâm. -> Miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm. Từ dàn bài cụ thể, học sinh có thể xác định được cách đưa các yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm vào bài văn tự sự một cách. thực. 2. Cách xây dựng bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm: a. Một số điểm cần lưu ý để làm tốt bài văn tự sự: Như các kiểu bài khác, học sinh cũng phải tiến hành. trong. Có như thế bài viết mới được toàn diện. b. Các bước để làm tốt bài văn tự sự lớp 9: 4 b1. Bước 1: Cách nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm trong các đoạn văn tự sự. b.1.1.

Ngày đăng: 07/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan