giáo án mĩ thuật 6,7,8,9

39 644 0
giáo án mĩ thuật 6,7,8,9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh. 2. Kỹ năng - HS biết cách tìm, chon cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài phong cảnh quê hương. 3. Thái độ - HS thêm yêu quý quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Sưu tầm một số tranh phong cảnh và tanh tĩnh vật của các hoạ sĩ trong và ngoài nước. - Một số ảnh về phong cảnh quê hương và tranh của HS năm trước. 2.Học sinh - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra: Đánh giá 5 bài vẽ trang trí túi xách. 2. Bài mới Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài :( 9 phút) GV: Dùng ảnh về phong cảnh quê hương giới thiệu một cách ngắn gọn về đặc điểm của một số vùng miền trên đất nước Việt nam. Có thể cho HS hát một bài hát về quê hương ( Có nội dung tả về phong cảnh) GV: Cho HS xem một số tranh phong cảnh và đặt câu hỏi để HS thấy ở mỗi bức tranh thể hiện phong cảnh của mỗi vùng miền khác nhau. (?) Sự khác nhau giữa tranh phong cảnh với tranh sinh hoạt, chân dung.? HS: Tranh phong cảnh chủ yếu là vẽ về cảnh, Tranh sinh hoạt chủ yếu vẽ về con người. GV: Các em hãy cho biết địa phương mình có cảnh đẹp nào không? Nếu em vẽ thì I. Tìm và chọn nội dung đề tài - Một dãy phố. - Một góc chợ. - Một con sông - Phong cảnh làng mạc. Giảng 9A: / /2010 9B: / /2010 Tiết 5 - Bài 5 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG trong trang có những cảnh gì đặc trưng? HS: Thảo luận về tranh phong cảnh quê hương để các em thấy được đặc điểm của đề tài này. HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ ( 6 phút) (?) Có thể vẽ tranh phong cảnh theo mấy bước, đó là những bước nào? HS: trả lời (?) Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng những cách nào. - Vẽ trực tiếp ngoài thiên nhiên - Vẽ theo ký hoạ. - Vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng. GV: Gợi ý cho HS cách vẽ màu có tương quan đậm nhạt. GV :Cho HS xem một số tranh của HS năm ngoái vẽ để HS thấy được sự phong phú về cách thể hiện. Lưu ý là trong tranh phong cảnh không nhất thiết màu phải giống như thực. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài:( 22 phút) GV: Có thể cho HS vẽ ngoài trời (phong cảnh làng quê, miền núi, phố xá ) Khi tố chức vẽ ngoài trời cho HS vẽ theo nhóm để dễ kiểm tra, theo dõi. VD: Một nhóm vẽ ở phía Nam, một nhóm vẽ ở phía Bắc GV: Gợi ý cho HS cách vẽ tranh như đã hướng dẫn, chú ý đến tìm hình ảnh sao cho rõ đặc điểm, bố cục có trọng tâm, màu sắc trong sáng. HS : Làm bài cá nhân hoặc theo nhóm. II. Cách vẽ tranh - Chọn hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung. - Tìm bố cục, sắp xếp các mảng hình chính, phụ. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng. Chú ý tới đậm nhạt của màu sắc và không gian chung của cảnh vật. III. Thực hành - Em hãy vẽ một bức tranh đề tài phong cảnh quê hương. - Giấy A4 - Màu tự do. 3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút) - Gv chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh , gim lên bảng cho HS nhận xét. - HS nhận xét theo cảm nhận riêng về hình dáng túi xách; hoạ tiết; cách phối màu. - Gv bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS khá và nhắc nhở HS còn chưa làm bài song. 4. Hướng dẫn về nhà:( 1 phút) - Làm tiếp bài tập ở lớp (Nếu chưa xong) - Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh các miền. - Chuẩn bị giấy vẽ, màu, chì. - Đọc trước bài số 5. Giảng 9A: / /2010 9B: / /2010 Tiết 6 - Bài 6. Thường thức mĩ thuật CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ - HS có thái độ yêu quý, giữ gìn, trân trọng các công trình văn hoá lịch sử của quê hương, Đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Sưu tầm các tranh ảnh về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Bảng phụ,sưu tầm tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. 2. Học sinh - SGK, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra: không. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về đình làng Việt nam GV: Trình bày ngắn gọn Bắc, Trung, Nam mỗi làng, xã có một ngôi đình riêng. GV: giới thiệu hình ảnh về ngôi đình làng Việt Nam. HS : Quan sát. (?) Đình làng thuộc thể loại kiến trúc gì? là nơi để làm gì? (?) Kiến trúc đình làng có đặc điểm gì (?) Nêu tên một số đình làng tiêu biểu I. Vài nét khái quát về đình làng Việt nam. - Đình là nơi thờ thành hoàng làng, là ngôi nhà chung, nơi hội họp giải quyết các công việc của làng, xã và lễ hội hàng năm. - Thuộc thể loại kiến trúc dân gian làng xã, mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động kết hợp chạm khắc trang trí. - Đình làng là niềm tự hào của người dân đối với quê hương (đi vào tiềm thức con người: cây đa, bến nước, sân đình) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải thông qua ĐDDH GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tìm hiểu. HS : Chia nhóm thảo luận, cử nhóm trưởng, thư kí. GV: nêu câu hỏi cho các nhóm. CH nhóm1: Thời Lê có nhiều các bức chạm khắc gỗ ở đình làng, hãy cho biết nội dung của các bức chạm khắc đó là gì? CH nhóm 2 : Cách chạm khắc như thế nào? CH nhóm 3: Chạm khắc gỗ đình làng có vẻ đẹp như thế nào? CH nhóm 4: Chạm khắc đình làng là dòng nghệ thuật gì? được ai sáng tạo lên? HS : trình bày thảo luận, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Phân tích một số tác phẩm trong SGK. Dùng máy chiếu hắt phóng to tranh - Cảnh sinh hoạt của người dân (đình Thổ Tang) - Uống rượu HS: Quan sát VD: Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Phúc); Thổ Hà (Bắc Giang); Chu Quyến, Tây Đằng (Hà Tây). II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. - Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả cuộc sống hàng ngày của con người (vui chơi, đi cày, uống rượu, chọi gà, hình các cô tiên, ) - Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, phóng khoáng tạo nên độ nông sâu (có độ sáng tối, lung linh huyền ảo) - Mộc mạc, giản dị; cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc, tự do thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình, mang đậm đà bản tính dân gian và bản sắc dân tộc - Đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng Mỹ thuật cổ Việt nam được những người nghệ nhân nông dân sáng tạo nên Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng: GV: cho HS quan sát lại những tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng. GV: Đặt câu hỏi về nội dung và đặc điểm của nghệ thuật chạm khắc đình làng . III.Một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng. - Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân. 3. Đánh giá kết quả học tập. GV : nêu câu hỏi bài tập củng cố bài : Bài tập 1 : Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc gỗ đìn A. Phản ánh cuộc sống của các Thành hoàng được thờ tại đó. B. Phản ánh tâm tư tình cảm của các nghệ nhân . C. Phản ánh phong cảnh làng xã. D. Phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật. Bài tập 2 : Đình làng thuộc thể loại kiến trúc : A. Kiến trúc cung đình. B. Kiến trúc dân gian. C. Kiến trúc dân gian làng xã. D. Kiến trúc tôn giáo. Bài tập 3 : Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng thể hiện : A.Chạm khắc rất tinh xảo. B.Chạm khắc mộc mạc. C. Chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn. D. Chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn và phóng khoáng. HS trả lời. GV KL , nhận xét nếu đáp án và nhữn nội dung chính cần ghi nhớ. 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài và học bài SGK. - Chuẩn bị giấy vẽ, que đo, dây dọi, chì tẩy cho bài sau. - Đọc trước bài 7/ 78 SGK. Giảng 9A: / /2010 9B: / /2010 Tiết 7 – Bài 7: Vẽ theo mẫu. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG ( Tượng thạch cao – Vẽ hình ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu biết thêm về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người. - Nắm được các bước vẽ tượng chân dung 2. Kỹ năng - HS làm quen với cách vẽ tượng chân dung và vẽ được hình với tỉ lệ các phần chính gần giống mẫu. 3. Thái độ - HS thích vẽ tượng chân dung, yêu thích thể loại tranh chân dung. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tượng chân dung thạch cao nam hoặc nữ ( tượng đầu người có phần đầu và phần cổ, đế). - Hình hướng dẫn cách vẽ. - Một số bài vẽ tượng chân dung của hoạ sĩ và HS năm trước. 2. Học sinh - Sưu tầm ảnh, chụp chân dung trong sách báo. giấy vẽ, bút chì, tẩy. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra : ( 3 phút ) Em hãy nêu nội dung và tính nghệ thuật của chạm khắc gỗ đình làng? 2. Bài mới. Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét GV: giới thiệu một số nét về tượng thạch cao để HS thấy được : Tượng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, tượng chân dung gồm có : tượng đầu , tượng bán thân tượng toàn thân. ( ?): Em hãy kể tên các chất liệu làm tượng mà em biết? ( ?) Em hãy kể tên các bức tượng mà em biết và cho biết chất liệu của bức tượng đó? HS trả lời GV: nhận xét bổ sung. Gợi ý HS quan sát hình a,b,c, trang 78 SGK và cho biết vị trí của các bức tượng đó? GV: Kết luận Giới thiệu mẫu vẽ và chỉ ra cho HS thấy sự khác nhau của hình dáng tượng ở những vị chí mà các em vẽ. Gợi ý HS quan sát nhận xét. I. Quan sát, nhận xét + Cấu trúc của tượng : đầu, cổ, đế GV KL bổ sung theo từng hướng nhìn của HS. Giới thiệu một số bài vẽ tượng chân dung với các tỉ lệ khuôn mặt khác nhau cho HS quan sát . HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình - Yêu cầu HS quan sát và xem hình gợi ý cách vẽ H a,b,c,d,tr. 79 SGK . GV hướng dẫn HS cách sử dụng và công dụng của que đo, dây dọi trong vẽ hình ( đối với những vật mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ tượng là rất cần thiết) GV giới thiệu bằng cách phác nhanh các bước vẽ hình lên bảng hoặc thông qua đồ D DH để HS tự tìm ra cách vẽ tượng : HS quan sát Sau khi HS tự nêu cách vẽ GV bổ sung và hướng dẫn trên tượng mẫu để các em rõ hơn, nhấn mạnh: Vẽ đồ vật hay vẽ tượng điều phải vẽ từ bao quát đến chi tiết. GV : giới thiệu một số bài vẽ tượng của HS và hoạ sĩ. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài Khi HS thực hành , GV gợi ý các em: - Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: chính diện , nhìn trái hay nhìn phải.Từ đó tìm khung hình chung sẽ có tỉ lệ giống nhau ở các góc nhìn. - Ước lượng tỉ lệ chính. - Ước lượng tỉ lệ phần tóc, mũi, trán, miệng, - Vẽ phác các nét chính. - Nhìn mẫu vẽ chi tiết sao cho giống mẫu, nét vẽ cần có sự thay đổi về đậm nhạt. Theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng trong cách dựng hình. Lưu ý các em vẽ hoàn toàn trên lớp không vẽ ở nhà. HS : làm bài cá nhân và hoàn thành hình vẽ tại lớp. tượng. + Tỉ lệ của đầu, cổ, đế tượng ( ước lượng ) + Tỉ lệ phần tóc, trán , mũi , cằm của tượng II. Cách vẽ hình + Ước lượng tỉ lệ của hình vẽ so với khổ giấy. + Vẽ phác tỉ lệ khung hình chung. + Ước lượng và xác định tỉ lệ của các phần đầu, cổ ,đế tượng. + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và vẽ phác các nét chính. + Nhìn mẫu vẽ chi tiết III. Thực hành - Em hãy vẽ hình tượng trên bảng, khổ giấy A4- vẽ chì. 3. Đánh giá kết quả học tập: - GV chia lớp thành những nhóm nhỏ theo các hướng vẽ , tự nhận xét bài nhau và tìm ra các bài đạt và chưa đạt gim lên bảng. - HS chia nhóm nhận xét bài nhau và gim bài lên bảng. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các bài trên bảng về: + Bố cục : hình vẽ phù hợp với khổ giấy. + Hình vẽ: hình dáng chung và tỉ lệ của các phần. - HS nhận xét theo cách hiểu của mình. - GV bổ sung động viên HS . 4. Hướng dẫn về nhà: - Không vẽ tiếp ở nhà . - Tập quan sát các độ đậm nhạt ở các vật dạng hình cầu, hình hộp - Đọc trước bài 8/ 81- SGK. Giảng 9A: / /2010 9B: / /2010 Tiết 8 – Bài 8: Vẽ theo mẫu. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG ( Tượng thạch cao – Vẽ đậm nhạt ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận ra các độ đậm nhạt chính, vẽ được các mảng đậm nhạt của tượng ( ở mức độ đơn giản) 2. Kỹ năng - HS vẽ được ba độ đậm nhạt chính để bước đầu tạo được khối và ánh sáng ở hình vẽ. 3. Thái độ - HS cảm nhận được vẻ đẹp của đậm nhạt trong tạo khối. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tượng chân dung thạch cao nam hoặc nữ ( tượng đầu người có phần đầu và phần cổ, đế). - Hình hướng dẫn các bước vẽ đậm nhạt. - Một số bài vẽ tượng chân dung của hoạ sĩ và HS năm trước. 2. Học sinh Sưu tầm ảnh, tranh chân dung trong sách báo, giấy vẽ, bút chì, tẩy. - Bài vẽ hình giờ trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra : ( 2 phút ) Kiểm tra bài vẽ hình giờ trước . 2. Bài mới Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung HĐ1:(7 phút ) Hướng dẫn HS quan sát nhận xét đậm nhạt: GV: giới thiệu một số bài vẽ tượng đã hoàn thành để HS nhận xét về đậm nhạt nhằm hướng các em vào nội dung bài học – Yêu cầu HS lên bày mẫu như bài trước. GV điều chỉnh ánh sáng theo một hướng. - Yêu cầu HS quan sát mẫu và tìm ra các độ đậm, đậm vừa và nhạt ở mẫu. I. Quan sát- nhận xét GV nhận xét bổ sung để HS nhận thấy: + ở mỗi vị trí độ đậm, đậm vừa, nhạt và sáng không giống nhau về hình mảng và sắc độ. + Độ đậm nhạt của tượng phụ thuộc vào nguồn chiếu sáng. HĐ2:(8 phút ) Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt: - Yêu cầu HS quan sát và xem hình gợi ý cách vẽ đậm nhạt trong SGK - Gv hướng dẫn cụ thể cách phác chì, . Yêu cầu HS quan sát tập phác nét chì ra nháp cho đều tay và nêu lại cách vẽ đậm nhạt. GV nhận xét và chỉ ra ở hình minh hoạ để HS thấy cách phác mảng đậm nhạt và cách vẽ đậm nhạt: + phác các mảng. + Cách vẽ đậm nhạt: . Vẽ độ đậm trước. . Vẽ độ nhạt sau( so sánh với độ đậm ) . Vừa vẽ vùa nhìn mẫu để so sánh và tìm ra các độ đậm nhạt sao cho hợp lí. . Dùng nét vẽ để vẽ đậm nhạt bằng cách đan xen các nét chì với nhau tránh di chì GV chỉ cụ thể các mảng ánh sáng trên tượng cho HS quan sát. HĐ3:( 20 phút) Hướng dẫn HS làm bài: Khi HS thực hành , GV gợi ý các em: - Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: điều chỉnh lại bài vẽ hình cho phù hợp. - Phác các mảng độ dậm, đậm vừa, nhạt. - Các mức độ đậm nhạt. - Cách vẽ đậm nhạt. Chú ý hơn đến các HS dựng hình còn yếu và còn lúng túng khi vẽ đậm nhạt. Lưu ý các em vẽ hoàn toàn trên lớp không vẽ ở. II. Cách vẽ đậm nhạt 1: Xác định các mảng đậm nhạt - Cổ, mặt ,bệ của tượng 2: Phác các mảng theo cấu trúc của vật 3: Vẽ đậm nhạt - Sử dụng nét chì đan chéo vào nhau từ đậm đến nhạt - Quan sát điều chỉnh mẫu vật sao cho sát mẫu vật. III. Bài tập thực hành - Vẽ đậm nhạt tượng chân dung - Chất liệu chì đen 3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút) - GV chia lớp thành những nhóm nhỏ theo các hướng vẽ , tự nhận xét bài nhau và tìm ra các bài đạt và chưa đạt gim lên bảng. - HS chia nhóm nhận xét bài nhau và gim bài lên bảng. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các bài trên bảng về: + Phác các mảng đậm nhạt. + Các mức độ đậm nhạt. + Cách vẽ đậm nhạt. - HS nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng của mình - GV bổ sung động viên HS , nhận xét tiết học. 4. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút) - Xem lại bài trong SGK. - Chuẩn bị cho bài 9: Tìm tranh ảnh đơn giản có thể làm mẫu vẽ phóng to. Giảng 9A: / /2010 9B: / /2010 Tiết 9 – Bài 9 : Vẽ Trang Trí TẬP PHÓNG TRANH ẢNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết cách phóng tranh ảnh bằng hai cách phục vụ cho sinh hoạt và học tập. - HS phóng được tranh ảnh đơn giản. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng bố cục, vẽ hình, vẽ màu chính xác theo tranh mẫu. 3. Thái độ - HS có thói quen quan sát và làm việc kiên trì chính xác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Một số tranh ảnh mẫu và tranh ảnh được phóng từ mẫu. - Một số bài vẽ HS năm trước. - Thước kẻ , bút chì, màu vẽ. 2. Học sinh - Hình mẫu, bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị hình mẫu của HS.( 1 phút) 2. Bài mới: Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét( 6 phút) GV: nêu một số tác dụng của việc phóng tranh ảnh trong cuộc sống và trong học tập VD: phóng tranh ảnh bản đồ phục vụ cho các môn học , làm báo tường, phục vụ lễ hội GV cho HS quan sát một số tranh cổ động cỡ to và nhỏ, yêu cầu HS cho biết người ta phóng to tranh ảnh lên nhằm mục đích gì? HS Quan sát, trả lời. Gv:Có những tranh ảnh quá nhỏ không phù hợp với mục đích sử dụng vì quá bé và mờ lên người ta dùng biệt pháp phóng to ra cho phù I: Quan sát- nhận xét [...]... cỏch th hint riờng v mang m bn sc dõn tc 4 MT Lo v Campuchia: * Tht Lung: L cụng trỡnh kin trỳc pht giỏo, xõy dng vo nm 1566 * ng- co Thom:thuc loi n nỳi vi 54 ngn thỏp, chúp thỏp l l tng Phật 4 mặt 3 Đánh giá kết quả học tập:(6 phút) GV đặt câu hỏi củng cố lại kiến thức chình trọng tâm bài: - MT n , Trung Quc, Nht bn cú nột c sc gỡ? - Hóy nờu vi nột v kin trỳcTht Lung, ng co Thom? HS tr li GV b sung . / /2010 Tiết 12 - Bài 12. Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam. . khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân. 3. Đánh giá kết quả học tập. GV : nêu câu hỏi bài tập củng cố bài : Bài tập 1 : Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc gỗ đìn A. Phản ánh. sắc dân tộc - Đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng Mỹ thuật cổ Việt nam được những người nghệ nhân nông dân sáng tạo nên Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm

Ngày đăng: 06/02/2015, 14:00

Mục lục

  • Tiết 14 - Bài14: Vẽ tranh

    • Hoạt động thầy - Trò

    • Nội Dung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan