Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư TKV– Chi nhánh Hà Nội

58 305 1
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư  TKV– Chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với đó, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần năng động và Nhà nước cũng cần có những chính sách đúng đắn. Những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, có những chiến lược giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển sẽ mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.Nâng cao lợi nhuận luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và tạo ra nguồn tích lũy quan trọng cho nền kinh tế.Với Công ty Cổ phần Vật tư – TKV nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng, là một doanh nghiệp vừa trải qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Vinacomin, trở thành một doanh nghiệp có vốn cổ phần của Nhà nước, doanh nghiệp đang dần trở lên độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Do đó, không ngừng nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Mặc dù trong giai đoạn trước khi cổ phần hóa, chi nhánh đã có những đóng góp nhất định cho công ty và tập đoàn, cơ sở vật chất được cải thiện, đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, nhưng với vị thế và năng lực của chi nhánh thì tiềm năng của chi nhánh chưa được khai thác hết. Đặc biệt khi công ty đã cổ phần hóa thì chi nhánh Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc khẳng định sự vươn mình ra các thị trường mới của công ty. Đây cũng là một thách thức lớn với chi nhánh khi thói quen hoạt động như một doanh nghiệp Nhà nước có thể vẫn còn tồn tại. Thêm nữa, vấn đề lợi nhuận còn vô cùng quan trọng trong việc tiến tới trở thành một công ty cổ phần đại chúng của công ty trong vài năm tới.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN – Chi nhánh EBIT – Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (earnings before interest and taxes) EBITDA – Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (earnings before interest, taxes, depreciation and amortization) EBT – Lợi nhuận trước thuế (Earnings before taxes) GDP – Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HĐQT – Hội đồng quản trị HĐTV – Hội đồng thành viên LNTT – Lợi nhuận trước thuế LNST – Lợi nhuận sau thuế MTS – Công ty Cổ phần Vật tư – TKV NI – Lợi nhuận sau thuế (Net income) ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (Return on total assets) ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (Return on common equity) ROS - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on sales) TKV – Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam TNDN – Thu nhập doanh nghiệp TNHH – Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ – Tài sản cố định TVN – Than Việt Nam VAT – Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax) VEPR - Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Viet Nam Centre for Economic and Policy Research) SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long Vinacomin – Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vietnam National Coal - Mineral Industries Group) VND – Đơn vị tiền tệ Việt Nam XN – Xí nghiệp SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với đó, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần năng động và Nhà nước cũng cần có những chính sách đúng đắn. Những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, có những chiến lược giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển sẽ mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Nâng cao lợi nhuận luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và tạo ra nguồn tích lũy quan trọng cho nền kinh tế. Với Công ty Cổ phần Vật tư – TKV nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng, là một doanh nghiệp vừa trải qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Vinacomin, trở thành một doanh nghiệp có vốn cổ phần của Nhà nước, doanh nghiệp đang dần trở lên độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Do đó, không ngừng nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Mặc dù trong giai đoạn trước khi cổ phần hóa, chi nhánh đã có những đóng góp nhất định cho công ty và tập đoàn, cơ sở vật chất được cải thiện, đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, nhưng với vị thế và năng lực của chi nhánh thì tiềm năng của chi nhánh chưa được khai thác hết. Đặc biệt khi công ty đã cổ phần hóa thì chi nhánh Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc khẳng định sự vươn mình ra các thị trường mới của công ty. Đây cũng là một thách thức lớn với chi nhánh khi thói quen hoạt động như một doanh nghiệp Nhà nước có thể vẫn còn tồn tại. Thêm nữa, vấn đề lợi nhuận còn vô cùng 5 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long quan trọng trong việc tiến tới trở thành một công ty cổ phần đại chúng của công ty trong vài năm tới. Xuất phát từ vai trò quan trọng của lợi nhuận, cùng với những kiến thức học được trên nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– Chi nhánh Hà Nội, qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2011 đến năm 2013, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– Chi nhánh Hà Nội” Nội dung bài chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2013 Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– chi nhánh Hà Nội Do kiến thức còn hạn chế và thời hạn thực tập có giới hạn nên những vấn đề trình bày trong bài chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn. 6 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” (Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005) “Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.” (PGS.TS. Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính doanh nghiệp (2005), viện Ngân hàng –Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản Thống kê) Một số thuật ngữ lợi nhuận thường dùng như: Lợi nhuận gộp: là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Lợi nhuận trước khấu hao,.lãi vay và thuế TNDN (EBITDA): là khoản chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác không bao gồm chi phí khấu hao. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.TNDN (EBIT): là lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay và thuế TNDN sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định. Lợi nhuận trước thuế (EBT): là lợi nhuận trước lãi vay và thuế sau khi trừ đi khoản lãi vay phải trả cho chủ nợ. Lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (NI): là khoản lợi nhuận có được sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế được tính trên khoản lợi nhuận chịu thuế. 7 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long Doanh thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng và quản lý Lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay và thuế Chi phí khấu hao Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận ròng Sơ đồ 1: Hệ thống lợi nhuận doanh nghiệp 1.1.2. Các quan điểm về lợi nhuận trong lịch sử và nguồn gốc của lợi nhuận Theo từng quan điểm, góc độ xem xét, các nhà khoa học đưa ra các quan điểm về lợi nhuận khác nhau: Quan điểm của phái trọng thương: “lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt)”. (Theo Nguyễn Quang Hạnh, Học thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương, Voer.edu.vn) Quan điểm của trường pháp trọng nông cho rằng giá trị thặng dư hay sản phẩm thuần túy là tặng phẩm vật chật của thiên nhiên và nông nghiệp.là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần túy này, mọi lao động khác – không những trong thương nghiêp mà cả trong nông nghiệp đều bị coi là lao động không sinh lợi. Quan điểm của trường phái cổ điển Anh: Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh như Adam Smith và David Ricardo cũng coi lợi nhuận là kết quả của lao động thặng dư. Adam Smith cho rằng giá trị hàng hóa bao gồm tiền công, lợi nhuận và.địa tô, còn David Ricardo cho rằng “giá trị lao động của công nhân sáng tạo ra là nguồn gốc sinh ra tiền lương cũng như.lợi nhuận và địa tô” 8 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long Kế thừa các tư tưởng của các nhà kinh tế học đi trước, kết hợp với việc nghiên cứu sâu sắc nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Các-mác đưa ra nhận xét rằng: “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra của tổng số lao động chứa đựng trong hàng hóa so,với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,1999 – trình bày trong Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011). 1.1.3. Kết cấu lợi nhuận Kết cấu lợi nhuận doanh nghiệp gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác, gắn liền với ba hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. - Hoạt động sản xuất kinh doanh: là các hoạt động mua bán nguyên vật liệu, dịch vụ, hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. Lợi nhuận từ hoạt động này thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp - Hoạt động tài chính: là hoạt động liên quan tới việc đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn nhằm kiếm lời như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản, cho vay vốn, mua bán ngoại tệ… - Hoạt động bất thường: là các hoạt động ngoài các hoạt động kinh doanh trên, diễn ra không diễn ra thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính, nhưng ít có khả năng xảy ra như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, vi phạm hợp đồng, tranh chấp giữa các bên liên quan, … 1.1.4. Vai trò của lợi nhuận 1.1.4.1. Đối với doanh nghiệp Lợi nhuận phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp thu được với các khoản chi phí bỏ ra để thu được các khoản doanh thu đó. Khi hiệu số giữa hai chỉ tiêu kinh tế này càng lớn,thì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi. Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có xu hướng âm thì chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù chi, hàng hoá không tiêu thụ được.Tình trạng này cho thấy doanh nghiệp hiện 9 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Long nay không đáp ứng được nhu cầu đặt ra của người tiêu dùng, của thị trường về hàng hoá và dịch vụ. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có đề ra được những biện pháp,nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằm tăng doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trong từng giai đoạn có thể có những định hướng hoạt động khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng đều là lợi nhuận. Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Khi sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí nhất định để phục vụ cho quá trình kinh doanh như thuê mặt bằng, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, ….do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bán được các sản phẩm dịch vụ với giá có thể bù lại các khoản phí đã bỏ ra. Các doanh nghiệp phải tự lên kế hoạch, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi hoạt động của mình, lấy thu bù chi, đảm.bảo có lãi. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được phụ thuộc rất lớn vào việc tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Thật vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước và chia cho các chủ thể tham gia liên doanh, thì phần còn lại doanh nghiệp phân phối vào các quỹ như: quỹ đầu tư và phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ này dùng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi trang thiết bị máy móc, nghiên cứu trang thiết bị công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất với nhu cầu của thị trường, nhờ vậy,mà doanh nghiệp có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, dễ dàng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề cho việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể thấy, lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, có triển vọng cao trong tương lai, tạo niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư. Từ đó doanh nghiệp càng nâng cao vị thế của mình trên thị trường, tăng doanh thu. 10 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B [...]... Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Long CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TKV CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 Tổng quan chung về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vật tư TKVvà chi nhánh Hà Nội 2.1.1.1 Vài nét về công ty Cổ phần Vật tư - TKV Công ty Cổ phần Vật tư - TKV(Vinacomin-Materials... tải thủy CN Hà Nội Sơ đồ 2: Các chi nhánh công ty Cổ phần vật tư – TKV (Theo: sổ Giới thiệu công ty - Profile Company) 2.1.1.2 Công ty Cổ phần vật tư – TKV chi nhánh Hà Nội Ngày 23 tháng 9 năm 1996, Tổng giám đốc Than Việt Nam đã ký quyết định số 2531TVN/TCCB2 về việc thành lập Chi nhánh Công ty vật tư vận tải và xếp dỡ Vinacomin tại Hà Nội, nay là Công ty Cổ phần Vật tư – TKV chi nhánh Hà Nội, có nhiệm... chuyển cho các công ty khai thác than, khoáng sản Các chi nhánh bao gồm chi nhánh Xí nghiệp vật tư Cẩm Phả, chi nhánh Xí nghiệp Xếp dỡ, chi nhánh Xí nghiệp vận tải thủy, chi nhánh Xí nghiệp vật tư Hòn Gai, chi nhánh Xí nghiệp dầu nhờn và chi nhánh Hà Nội 24 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Long CN XN vật tư Cẩm Phả CN XN vật tư Hòn Gai CN XN... Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ-Vinacomin sẽ cổ phần hóa và chuyển hóa thành Công ty Cổ phần Vật tư – TKV Sau khi cổ phần hóa, công ty vẫn là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần và thương hiệu Trải qua gần 60 năm hoạt động, công ty đã có những thành tích,... tiền thân là ngành vật tư Công ty than Hòn Gai, được thành lập từ ngày 01/8/1960 với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư thiết bị, xăng dầu, gỗ trụ mỏ phục vụ sản xuất than Công ty đã trải qua các tên gọi khác nhau như: Công ty vật tư mỏ, Xí nghiệp dịch vụ cung ứng vật tư, Xí nghiệp Vật 23 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Long tư vận tải và Xếp... nước để mua bán vật tư hàng hóa theo kế hoạch của công ty Sự ra đời của Chi nhánh Hà Nội thể hiện sự quyết tâm và nhạy bén vươn mình tới những thị trường mới của lãnh đạo Công ty Với gần 10 năm hoạt động, chi nhánh đã từng bước phát triển, là trung gian cung cấp, trao đổi vật tư hàng hóa phục vụ nhu cầu cho các công ty chi nhánh khác thuộc công ty và ngoài công ty, góp phần đẩy mạnh và tập trung mở rộng... quy định: Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các.nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và... doanh nghiệp nghĩa là họ mong muốn nhận được một phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi làm ăn có lãi, theo hợp đồng thỏa thuận trước, doanh nghiệp phải chia một phần lợi nhuận cho các nhà 16 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Long đầu tư, công ty liên doanh, liên kết Với các cổ đông, nếu doanh nghiệp không chi trả lợi. .. nhà cung cấp máy móc thiết bị và tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm chất lượng giá cả cạnh tranh nhất, góp phần vào sự tăng trưởng của công ty Một số thông tin hiện tại về chi nhánh Hà Nội: 25 SV: Lưu Hải Yến Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Long Trụ sở chính chi nhánh: Nhà D5C, Trần Thánh Tông, Cầu Giấy, Hà Nội Chi nhánh hạch toán phụ thuộc với công ty, ... Xếp dỡ- TKV Bắt đầu từ ngày 01/7/2010, công ty thực hiện kế hoạch số 951/QĐ-HĐQT ngày 29/4/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam về việc: Ban hành kế hoạch chuyển đổi các công ty nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên Công ty Vật tư Vận tải và Xếp dỡ – TKV được chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật tư, Vận tải và Xếp dỡVinacomin Tới ngày . nghiệp Chương 2: Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 201 1-2 013 Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– chi nhánh Hà Nội Do. cứu đề tài: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– Chi nhánh Hà Nội Nội dung bài chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp Chương. những kiến thức học được trên nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– Chi nhánh Hà Nội, qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2011 đến

Ngày đăng: 06/02/2015, 13:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vật tư - TKV– Chi nhánh Hà Nội,

  • Phòng Kế toán tài chính)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan