Báo cáo khoa học : Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng đước Cần Giờ

170 585 1
Báo cáo khoa học : Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng đước Cần Giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng đước Cần Giờ / Chi cục Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Đức Tuấn. - Tp. Hồ Chí Minh

2 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ________________ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Đức Tuấn Cộng tác viên: ThS. Huỳnh Thanh Tú ThS. Nguyễn Thanh Hải ThS. Cao Huy Bình CN. Châu thị Thu Thủy Thành phố Hồ Chí Minh 06/2012 3 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ” được thực hiện từ tháng 12/2009 đến 06/2012. Kết quả đề tài nghiên cứu đã đạt được như sau: 1. Hiện có 324 Đầm trong địa bàn rừng phòng hộ Cần Giờ, bao chiếm diện tích mặt nước khoảng 3.083 ha, có năng suất bình quân hiện nay là 327,33 kg/ha/năm, tạo thu nhập bình quân cho mỗi hộ sản xuất Đầm từ 5 – 20 triệu đồng/hộ/tháng. Kiểu sản xuất Đầm cũng giải quyết việc làm cho bình quân 1.157 lao động; Thu hồi được vốn đầu tư sau 4 năm hoạt động; Tạo ra 1.203 km đường bờ đê bao đi bộ trong rừng. 2. Có sự khác biệt giữa cây Đước trồng bên trong và ngoài Đầm; chiều cao trung bình trong Đầm là 14,053m, ngoài Đầm 14,048m; đường kính trung bình trong Đầm là 12,45cm, ngoài Đầm 13,38cm. Điều này cho thấy trữ lượng rừng Đước trồng bên trong Đầm thấp hơn so với bên ngoài Đầm. 3. Sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao của rừng đước chủ yếu là do sự khác biệt về khả năng phân giải chất hữu cơ ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện thông qua tỷ lệ C/N tầng 10) và độ mặn ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện thông qua Ec tầng 10). Trong khi đó sự khác biệt về chiều cao của rừng đước Cần Giờ bên trong và ngoài đầm là do hai yếu tố tác động chính là độ cao địa hình (HT) và độ mặn ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện thông qua Ec tầng 10). 4. Các giải pháp đề xuất trong quản lý của đề tải này chủ yếu là thi hành luật Đất đai (2003), luật Thủy sản (2003) và luật Bảo vệ và phát triển rừng (2003), nhằm quản lý bền vững hoạt động sản xuất của Đầm trong phạm vi rừng phòng hộ Cần Giờ. 4 SUMMARY OF RESEARCH CONTENT The research: “Evaluating the social economic and environmental effects of sylvofishery model within Can Gio mangrove” carried on from December 2009 to June 2012. The result is as follow: 1. There are 324 natural shrimp trappers within Can Gio protected mangrove, covers around 3,083 ha of water surface, average productivity is 327,33 kg/ha/year at this time, creating income for each owner household around 5 – 20 million VND/household/month. This model providing jobs for 1.157 laborers; the owners can take back the investment money after 4 years of operation; these shrimp trappers forming 1,203 km of earthen dyke for patrolling within mangrove forest. 2. It has differences between the planted Rhizophora apiculata trees inside and outside of shrimp trappers; The average height of the tree inside is 14.053m, outside is 14.048m; The average diameter of the tree inside is 12.45cm, outside is 13.38cm. It shows that the mangrove productivity inside is lower than outside. 3. The differences of the growth height of planted mangrove mainly from the differences of organic solving capacity on the surface of forest floor (performed through the rate of C/N in 10cm soil layer) and the salinity on the surface of forest floor (performed through the Ec of 10cm soil layer). While the differences of the Can Gio planted Rhizophora apiculata height inside and outside are effected by two mainly factors are the elevation of the terrain (HT) and the salinity on the surface of forest floor (performed through the Ec of 10cm soil layer). 4. The sustainable management resolutions for the sylvofihery model recommended in this research focused mainly in the implementing the Law of land (2003), Law of fishery (2003) and Law of Forest Protection and Development (2003). 5 MỤC LỤC Trang Tóm tắt 3 Mục lục 5 Danh mục các bảng 7 Danh mục các hình 8 Danh mục chữ viết tắt 9 PHẦN MỞ ĐẦU 10 1. Tên đề tài 10 2. Mục tiêu 10 3. Nội dung 11 4. Sản phẩm đề tài 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12 1.1. Nước ngoài 12 1.2. Trong nước 14 1.3. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 16 1.4. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 25 1.5. Lược sử nghề nuôi tôm tại Cần Giờ 28 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Nội dung nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 3.1. Chính sách nhà nước về thủy sản 39 3.2 Sự ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của kiểu sản xuất đầm tại Cần Giờ 42 6 3.3. Sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu canh tác Đầm 62 3.4. Các giải pháp cần thiết đối với kiểu sản xuất đầm trong rừng đước Trồng tại Cần Giờ 86 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 4.1. Kết luận 97 4.2. Kiến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 103 7 DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG 1.1. Tổng giá trị sản phẩm xã hội 27 1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản 27 3.1. Phân theo độ tuổi 44 3.2. Trình độ học vấn 44 3.3. Lao động bình quân của Đầm 46 3.4. Mức thu nhập trung bình tháng của hộ nuôi tôm (triệu đồng) 48 3.5. Sản lượng thu hoạch từ nuôi tôm của các hộ gia đình 49 3.6. Sản lượng thu hoạch tôm (kg/tháng) tại các xã khác nhau 49 3.7. Sản lượng bình quân năm của một đầm 52 3.8. Chi phí và thu nhập nuôi tôm của người dân trong các khu rừng 54 3.9. Mức độ quan hệ giữa các tổ chức với các hộ sản xuất Đầm 59 3.10. Ý kiến người dân về kết quả nuôi tôm 60 3.11. Ý kiến mong đợi của người dân về việc nuôi tôm trong tương lai 61 3.12. Giá trị chiều cao địa hình trung bình (HT) bên trong và ngoài đầm 62 3.13. Trắc nghiệm thống kê sự khác biệt giữa trung bình HT trong và ngoài đầm 63 3.14. Lượng phù sa tích lũy trên sàn rừng trên 1 đơn vị diện tích 64 3.15. Thành phần cơ giới đất bên trong và bên ngoài đầm 65 3.16. Độ pH của đất bên trong và bên ngoài đầm 67 3.17. Thế oxy hóa khử (Eh) của đất bên trong và bên ngoài đầm 68 3.18. Độ dẫn điện của đất bên trong và bên ngoài đầm 69 3.19. Tỷ lệ C/N giữa trong và ngoài đầm 70 3.20. Các chỉ tiêu hóa tính của nước trong đất bên trong và ngoài đầm 71 3.21. Kết quả so sánh về đường kính rừng Đước bên trong và bên 72 ngoài Đầm 73 3.22. So sánh sinh trưởng rừng đước bên trong và ngoài đầm 74 3.23. so sánh về trữ lượng rừng đước trên các ô tiêu chuẩn bên trong và bên ngoài đầm 75 3.24. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính theo tuổi giữa trong và ngoài đầm 76 3.25. Sinh trưởng tăng trưởng chiều cao theo tuổi giữa trong và ngoài đầm 77 3.26. Kết quả phân tích tương quan giữa sinh trưởng đường kính và môi trường 80 3.27. Kết quả phân tích tương quan giữa sinh trưởng chiều cao và môi trường 82 3.28. Phân tích biến số lượng phù sa và trữ lượng rừng Đước 83 8 DANH SÁCH HÌNH SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu 30 3.1. Sơ đồ mối quan hệ trong tổ chức sản xuất thủy sản dưới tán rừng phòng hộ Cần Giờ 40 3.2. Sơ đồ Venn về mối quan hệ của các hộ sản xuất Đầm và các tổ chức xã hội có liên quan 57 3.3. Sinh trưởng đường kính rừng đước theo tuổi giữa trong và ngoài đầm 76 3.4. Sinh trưởng chiều cao rừng đước theo tuổi giữa trong và ngoài đầm 78 3.5. Lượng tăng trưởng hằng năm về đường kính rừng đước bên trong và bên ngoài đầm 78 3.6. Lượng tăng trưởng hằng năm về chiều cao rừng đước bên trong và bên ngoài đầm. 79 3.7. Phương trình hồi quy giữa thể tích cây rừng và lượng phù sa 84 3.8. Phương trình hồi quy giữa mật độ cây rừng và lượng phù sa 85 3.9. Phương trình hồi quy giữa tỷ lệ C/CV và lượng phù sa tích Lũy bên trong Đầm 86 3.10. Cây vấn đề về tồn tại trong quản lý kiểu sản xuất Đầm trong rừng Đước trồng tại Cần Giờ 87 9 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT PS Phù sa HT Giá trị chiều cao địa hình trung bình bên trong và ngoài đầm C/N Tỷ lệ giữa lượng carbon và nitơ Ec Độ dẫn điện pH Độ phèn UBND Ủy ban nhân dân BQL Ban Quản lý BQL RPH Ban Quản lý rừng phòng hộ C/CV Chiều ngang mặt cống/chu vi đầm D Đường kính D(tán) Đưuờng kính tán Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành A Năm tuổi Dtb Đường kính trung bình Id Độ tăng trưởng đường kính Htb Chiều cao trung bình Ih Độ tăng trưởng chiều cao O Ô tiêu chuẩn M Trữ lượng 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ Chủ nhiệm đề tài/dự án:TS. Lê Đức Tuấn Cơ quan chủ trì:Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2009 đến tháng 06/2012 Kinh phí được duyệt:220.000.000 đ (Hai trăm hai mươi triệu đồng) Kinh phí đã cấp: - Đợt 1: 140.000.000 đ theo TB số 304 TB-SKHCN ngày 23/12/2009 - Đợt 2: 58.000.000 đ theo TB số 129/TB-SKHCN ngày 11/11/2011 2. Mục tiêu: Đánh giá được ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu sản xuất đầm nuôi tôm quảng canh theo truyền thống dưới tán rừng Đước trồng tại Cần Giờ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. Trong những năm gần đây, kiểu sản xuất này đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như: Việc lấy đất để tu sửa đầm đập vẫn đang bị cấm theo quy định của pháp luật (Luật Bảo vệ và phát triển rừng) trong khi hệ thống bờ đầm sau nhiều năm sản xuất đã xuống cấp rất nhiều. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày cảng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng thu hoạch. Việc khoanh bao một diện tích rừng rất lớn có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước, làm suy giảm chức năng phòng hộ của khu rừng. Với nhiều khó khăn cùng tồn tại như vậy liệu mô hình sản xuất này có còn mang lại hiệu quả về kinh tế cho người dân sống gần rừng hay không? Có hay không việc ảnh hưởng của mô hình sản xuất này lên sự sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước và nếu có thì ở mức độ nào? 11 3. Nội dung: - Tìm hiểu sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội của mô hình sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ. - Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững kiểu sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ. 4. Sản phẩm của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là một bộ số liệu về các ảnh hưởng của kiểu sản xuất Đầm đến kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ cùng một số giải pháp quản lý phù hợp căn cứ trên luật Đất đai (2003), luật Thủy sản (2003) và luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2003). [...]... có liên quan và chịu ảnh hưởng của mô hình sản xuất đầm tại Cần Giờ nh : Thiên nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất và xã hội từ đó có được một cái nhìn toàn diện về các ảnh hưởng kinh tế - xã hội của kiểu sản xuất đầm 2.1.2 Sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu sản xuất đầm tại Cần Giờ - Sự ảnh hưởng của kiểu sản xuất đầm lên môi trường đất và nước - Sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường do kiểu sản xuất... trưởng và thể tích của cây Đước tại Cần Giờ - Sự ảnh hưởng theo thời gian của kiểu sản xuất đầm lên sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước trồng tại Cần Giờ 2.1.3 Giải pháp quản lý kiểu sản xuất đầm tại Cần Giờ Căn cứ trên hiện trạng quản lý và các tồn tại trong quản lý kiểu sản xuất Đầm, đưa ra các giải pháp quản lý phục vụ cho phát triển bền vững đối với kiểu sản xuất này dưới tán rừng phòng hộ Cần. .. nhập của một ngư i dân có được từ việc sản xuất Đầm hay lượng tiền mà kiểu sản xuất này tạo ra cho xã hội các chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng của mô hình đến Kinh tế gồm c : - Thu nhập hỗn hợp tính trên 1ha đất canh tác - Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong 1 năm Số liệu để đánh giá về kinh tế cũng được thu thập theo phương pháp phỏng vấn Xã hội là ảnh hưởng của kiểu. .. Xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Kiểm lâm Sử dụng sơ đồ Venn đề phân tích các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất đầm tại Cần Giờ, ảnh hưởng của việc sản xuất đầm đến các bên liên quan 32 như thế nào và ngư c lại? Việc tìm kiếm, phân nhóm và đánh giá các bên liên quan đều được thực hiện thông qua ý kiến của ngư i dân sản xuất đầm chủ chốt 2.2.2 Đánh giá ảnh hưởng về môi trường. .. thu thập các số liệu về môi trường đất, nước và các chỉ tiêu sinh trưởng, tăng trưởng của rừng Đước Số liệu về sinh trưởng và tăng trưởng được thu thập 1 lần còn các số liệu về môi trường sẽ được thu thập nhiều lần trong suốt quá trình nghiên cứu b) Thu thập số liệu về môi trường đất và nước * Môi trường nước Các chỉ tiêu về môi trường nước được thu thập 1 lần vào giữa hai mùa mưa và mùa khô (tháng 5)... động của kiểu sản xuất này đến 5 nguồn sinh kế của ngư i dân: thiên nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất và xã hội từ đó có được một cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng xã hội và kinh tế của kiểu sản xuất đầm 31 Ảnh hưởng đến thiên nhiên chính là những điều kiện thiên nhiên đã được con ngư i biến đổi để phục vụ cho kiểu sản xuất đầm Nhân lực là nguồn nhân lực mà kiểu sản xuất đầm có thể tạo ra cho xã hội Còn... không? Môi trường giữa bên trong và bên ngoài đầm có khác nhau hay 35 không? Môi trường giữa các đầm trong cùng một xã có khác nhau hay không? Môi trường của các đầm giữa các xã có khác nhau hay không b) Ảnh hưởng của yếu tố môi trường (do kiểu sản xuất đầm gây ra) lên trữ lượng rừng đước tại Cần Giờ Tính toán trữ lượng trên từng ô tiêu chuẩn Từ số liệu về trữ lượng của từng ô tiêu chuẩn và số liệu về môi. .. toán học chính xác Dựa vào hàm sinh trưởng ta biết được giá trị lớn nhất của đại lượng sinh trưởng ở tuổi cuối cùng và tính được tốc độ sinh trưởng cực đại của cây rừng Về phương diện toán học, có thể coi sinh trưởng rừng và cây rừng là một hàm phụ thuộc vào nhiều biến s : Tuổi cây (A), các điều kiện sinh thái (Si), biện pháp tác động của con ngư i (bi), … thì sinh trưởng là một hàm phụ thuộc vào các... nghiên cứu về tăng trưởng của cây Đước trồng tại Cần Gi : Tăng trưởng và cấu trúc rừng đước tại khu thực nghiệm Huyện Duyên Hải (1988) [4], Tăng trưởng đường kính của Đước tại huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh (1995) [6] hay Nghiên cứu xây dựng một số biểu Lâm nghiệp cho cây Đước trồng để phục vụ công tác quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (2004) [7] - Phan Nguyên Hồng (1999) trong nghiên cứu về Rừng ngập mặn Việt... Theo V Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua sự đồng hóa Như vậy, sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng lượng của môi trường hoàn cảnh sinh thái rừng, dưới ảnh hưởng của các quy luật nội tại cũng như các yếu tố bên ngoài của nó [19] Sự phát triển của khoa học sản lượng rừng hiện được sự hỗ trợ của toán học, phương pháp nghiên cứu từ mô . tài nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ được thực hiện từ tháng 12/2009 đến 06/2012. Kết quả đề tài nghiên. hiểu sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội của mô hình sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 3.1. Chính sách nhà nước về thủy sản 39 3.2 Sự ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của kiểu sản xuất đầm tại Cần Giờ 42 6 3.3. Sự ảnh hưởng về môi trường của

Ngày đăng: 06/02/2015, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan