LỊCH SỬ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI (1975-2013)

91 583 0
LỊCH SỬ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI (1975-2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 LỜI GIỚI THIỆU Nằm dọc hai bên tỉnh lộ 71, với vị trí địa lý phía đông giáp xã Cam Thanh, phía tây giáp xã Cam Hiếu, phía nam giáp thành phố Đông Hà, phía bắc giáp xã Cam Tuyền và xã Hải Thái huyện Gio Linh. Phía Tây – nam trải dài dọc theo sông Hiếu trong xanh là nguồn sống cho cánh đồng lúa Lâm Lang, Tam Hiệp, Nhật Lệ, Cam Vũ mùa vàng bội thu với nguồn phù sa phì nhiêu. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất và con người Cam Lộ nói chung và xã Cam Thủy nói riêng đã để lại biết bao kỳ tích về những tên đất, tên làng như Miếu Cây xoài Tam Hiệp, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của Cam Lộ và nhiều địa danh khác như vv. Có thể nói, đến những nơi này làm chúng ta như sống lại một thời hào hùng của dân tộc và nhân dân Cam Lộ nói chung và Cam Thủy nói riêng. Cùng với sự biến thiên của lịch sử, giáo dục xã nhà cũng trải qua những bước thăng trầm; cho đến ngày 25 tháng 01 năm 2005 theo quyết định của UBND huyện Cam Lộ trường THCS Cam Thủy (nguyên là trường PTCS) được đổi tên là trường THCS Lê Lợi. Chúng ta tự hào khi trường được mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê, mở ra một thời kỳ thịnh vượng cho đất nước. Qua hơn 35 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành trải qua bao khó khăn thử thách trường THCS Lê Lợi ngày càng khang trang, đổi mới. Có thể nói hiện tại trường THCS Lê Lợi là một trong những trường trong toàn tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, khuôn viên khang trang sạch đẹp. Đó là những điều kiện thiết thực giúp đỡ và động viên thầy trò cùng vững bước tiến lên. Để xứng đáng với công lao và tiếp nối truyền thống các thế hệ thầy và trò đi trước, ngày nay thầy trò chúng ta cần phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đẩy mạnh chất lượng dạy và học, đặc biệt chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi đồng thời tăng chất lượng giáo dục đại trà, xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích 3 cực” một cách thực chất có chiều sâu, từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trong nền giáo dục huyện nhà. Đồng thời, nhà trường đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là nguồn sức mạnh tổng hợp, tạo động lực cho cán bộ giáo viên và học sinh ôn lại quá khứ và hướng tới tương lai và phấn đấu giữ gìn nét đẹp truyền thống của trường. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau, theo chủ trương của Sở GD&ĐT Quảng Trị; được sự nhất trí của Đảng uỷ, UBND xã, theo chỉ đạo của phòng GD&ĐT Cam Lộ, Trường THCS Lê Lợi- xã Cam Thủy xin trân trọng giới thiệu với quý thầy cô giáo, các em học sinh, cán bộ, nhân dân xã nhà và các bạn đọc xa gần cuốn “Lịch sử Trường THCS Lê Lợi giai đoạn 1975 - 2013”. Hy vọng rằng đây là món quà có ý nghĩa đối với các thế hệ học sinh và thầy cô giáo, sau này tiếp tục viết tiếp thêm trang sử vàng của trường THCS Lê Lợi thân yêu. Cam Thủy, tháng 05 năm 2013 Ban biên tập 4 PHẦN THỨ NHẤT MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CAM THỦY A- MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI CAM THỦY I- Lịch sử hình thành: Từ xưa, Cam Thủy thuộc phần đất Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đến thế kỷ II trước công nguyên, nhà Hán xâm chiếm nước ta, trên lãnh thổ Văn Lang cũ nhà Hán đặt thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Vùng đất Cam Thủy thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Khu Liên (Lãnh tụ bộ tộc Chàm) nỗi dậy đánh đuổi nhà Hán khỏi đất Nhật Nam và dựng nước Chăm Pa (hay Lập Ấn) độc lập từ Đèo Ngang đến Thuận Hải. Nhật Nam thuộc nước Chăm Pa. Vùng đất từ Quảng Trị đến đèo Hải Vân được chia thành 2 châu: Châu Ô và Châu Lý. Năm 1306 sau đám cưới giữa Huyền Trân công chúa với Chế Mân, nhà vua Chăm Pa dâng 2 châu: châu Ô và châu Lý làm vật sính lễ cho Đại Việt. Theo chân Huyền Trân công chúa cư dân Đại Việt đến vùng đất mới định cư, khai khẩn, lập làng. Cho đến thời Lê, đất Cam Thủy thuộc huyện Vũ Xương của phủ Triệu Phong, lúc này huyện Vũ Xương có đến 59 xã. Thời chúa Nguyễn đất Cam Thủy thuộc huyện Đăng Xương của phủ Triệu Phong. Năm 1802, vua Gia Long cho lập “Quảng Trị doanh, Cam Lộ đạo” bao gồm 3 huyện: Đăng Xương, Hải Lăng, Minh Linh. Đến thời Tự Đức, năm 1849 đổi phủ Cam Lộ ra bảo Cam Lộ và về sau thành huyện Cam Lộ. Đến thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc, Cam Thủy thuộc tổng Cam Vũ (trước gọi là Cam Đường), huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Cam Thủy gồm 4 xã nhỏ là: - Xã Cam Lộ gồm 3 thôn: Cam Vũ, Nhật Lệ, Phú Ngạn, và xóm Thọ Xuân; 5 - Xã Cam Định gồm 4 thôn: Trương Xá, Định Xá, Mộc Đức, Lâm Lang; - Xã Tam Hiệp gồm 3 thôn: Tân Đình, Tân Độ, Đại Độ (xã Tam Hiệp tách ra từ xã Kiến Tân gồm Tam Hiệp, An Mỹ, An Thái); - Xã Nhật Tân gồm 3 thôn: Bích Giang, Thạch Đâu, Vĩnh Đại. Năm 1946, bốn xã này tiến hành hợp nhất lấy tên là Cam Thủy, riêng Phú Ngạn thuộc về xã Cam Thanh. Năm 1950 Cam Thủy nhập với Cam Mỹ (bao gồm Cam Hiếu và Cam Tuyền) thành xã Thủy Mỹ trụ sở đóng tại Cam Thủy. Năm 1952 tách thành 2 xã có tên gọi như trước. Sau ngày giải phóng 1972 thôn Thiện Chánh (Cam Mỹ) lại thuộc về Cam Thủy. Năm 1976 đất Cam Mỹ chia thành 2 xã là Cam Thành và Cam Tuyền cùng thời gian này Cam Hiếu hợp nhất với Cam Thủy thành một xã lớn vẫn gọi là xã Cam Thủy. Đến năm 1978 do yêu cầu mới 2 xã lại tách ra thành Cam Thủy và Cam Hiếu, lấy sông Hiếu làm ranh giới và mỗi xã có địa giới hành chính như hiện nay. II- Điều kiện tự nhiên: Cam Thủy ngày nay thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nằm dọc hai bên đường xuyên Á (trước đây là đường 71). Phía đông giáp xã Cam Thanh, phía tây giáp xã Cam Tuyền, phía nam giáp xã Cam Hiếu và phía bắc giáp xã Linh Hải (huyện Gio Linh). Chiều dài từ đông sang tây khoảng 4 km, từ bắc xuống nam khoảng 6 km (tính theo đường chim bay). 6 Bản đồ địa chính xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Tổng diện tích của xã hiện nay là: 2069 ha, trong đó đất rừng, đất trồng rừng chiếm 1340 ha, đất nông nghiệp 729 ha. Dân số của xã có 1291 hộ gồm 5066 nhân khẩu. Cam Thủy hiện có 11 thôn: Lâm Lang 1, Lâm Lang 2, Lâm Lang 3, Cam Vũ 1, Cam Vũ 2, Cam Vũ 3, Nhật Lệ, Thọ Xuân, Thiện Chánh, Tam Hiệp và vùng kinh tế mới Tân Xuân thành lập năm 1976. Xã Cam Thủy có 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là Thủy Đông và Thủy Tây. Cam Thủy là vùng bán sơn địa, có địa hình tương đối đa dạng vừa có đồi, có rừng, vừa có đồng bằng. Diện tích đất đồi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, địa 7 hình của xã nghiêng về phía tây bắc – đông nam. Trong đó vùng cao thuộc về các thôn: Thiện Chánh, Thọ Xuân, Tân Xuân; vùng tương đối bằng phẳng là các thôn Lâm Lang, Nhật Lệ, Cam Vũ và Tam Hiệp. Xen kẻ với vùng rừng núi, gò đồi là những dãy đồng bằng xanh thẳm chủ yếu để trồng lúa, trồng lạc. Nhìn về tương lai trong một thời gian không xa thế mạnh Cam Thủy là kinh tế nông lâm nghiệp, cây công nghiệp nếu được đầu tư đúng hướng. III- Truyền thống đấu tranh cách mạng: Cam Thủy có truyền thống yêu nước nồng nàn, bắt nguồn từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện qua các cuộc đấu tranh đánh giặc, giữ nước, qua nhiều chiến công của những ngày đầu chống Pháp. Mặc dầu đã đặt ách thống trị lên đất nước ta nhưng thực dân Pháp không đè bẹp nổi ý chí phản kháng của dân ta. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiều phong trào cách mạng liên tiếp dâng cao ở xã Cam Thủy góp phần vào thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng tám năm 1945, mở ra cho nhân dân ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp của Mỹ, nhân dân Cam Thủy đã cùng cả nước trải qua 9 năm gian khổ, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, đầu rơi máu chảy khắp nơi nhưng nhân dân Cam Thủy vẫn một lòng theo Đảng quyết giành lại độc lập, tự do, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp và phát xít Nhật, dân tộc ta lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới là đế quốc Mỹ. Trong cuộc đối đầu lịch sử với siêu cường quốc này, Quảng Trị là một địa đầu giới tuyến mà Cam Thủy là một trong những trọng điểm đánh phá của địch. Phong trào cách mạng Cam Thủy bước vào gian đoạn mới: từ chỗ vùng tự do trở thành vùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, từ hoạt động công khai chuyển sang hoạt động bí mật. Dù trong mọi hoàn cảnh, Đảng vẫn bám dân, dân không hề nao núng, quyết một lòng theo Đảng, đạp bằng mọi gian khổ, hy sinh, vẫn chịu đựng những đợt “tố cộng”, “thanh lọc” và khủng bố đẫm máu. Người dân Cam Thủy kiên cường chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn khốc liệt, vượt qua mọi hy sinh 8 cùng với Đảng, với “bộ đội Cụ Hồ” làm nên những chiến công vang dội trên quê hương điển hình như trận càn Rẫy Dương (ở thôn Lâm Lang, xã Cam Thuỷ) xảy ra vào đầu năm 1967: một tiểu đoàn Mỹ đã tổ chức một trận càn vào khu vực Rẫy Dương, đơn vị chủ lực Sư đoàn 324 kết hợp với bộ đội địa phương Cam Lộ tổ chức chống càn tại Rẫy Dương. Sau 1 ngày chiến đấu anh dũng, ta đã tiêu diệt được một đại đội, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Trận chống càn Rẫy Dương là một trận thắng lớn của quân và dân Cam Lộ, góp phần làm thất bại "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. Ngoài ra còn một số trận đánh lớn khác như: Trận đánh máy nước Lâm Lang thắng trung đội Xì chuồn, trận đánh ở Khe Lòn, Thiện Chánh, Đá Mài,… góp phần đấu tranh đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi vĩ đại mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cam Thủy có địa danh: miếu An Mỹ ở thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền (hiện nay) cách đường 15 đi Cồn Tiên khoảng 150 m. Ngày 22/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa của huyện Cam Lộ đã tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch khởi nghĩa cướp chính quyền vào ngày 23/8 trên địa bàn huyện. Đình làng Cam Vũ ở thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy. Năm 1939, nơi đây Chi bộ xã Cam Thuỷ đã ra đời gồm 4 đồng chí, là một trong những Chi bộ mạnh của huyện Gio Cam trong giai đoạn 1936 - 1945. Hiện nay, Đình làng Cam Vũ chỉ còn lại nền đình, có diện tích chừng 40 m 2 . Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong suốt 30 năm chiến đấu liên tục đương đầu với bọn thực dân, đế quốc, nhân dân Cam Thủy luôn chiến đấu vì tình yêu quê hương và ý thức độc lập dân tộc. Vượt qua bao thiên tai khắc nghiệt và đấu tranh chống ngoại xâm đã rèn luyện cho nhân dân bản lĩnh dân tộc hun đúc nên nhiều phẩm chất cao đẹp. Nhân dân ta không những chiến đấu bảo vệ non sông mà còn đấu tranh bài trừ văn hóa lai căng, đồi bại, trụy lạc,… chiến đấu để tô thắm truyền thống vẽ vang, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chiến đấu để thể hiện sức sống dồi dào, tinh thần chiến đấu anh dũng và tính lạc quan của nhân dân Cam Thủy. 9 Sau 35 năm kháng chiến, cán bộ và nhân dân Cam Thủy đã chịu nhiều hy sinh, mất mát, xương máu của hàng trăm người đã thấm đẫm mãnh đất này. Đến nay, Đảng và Nhà nước đã truy tặng 1 anh hùng lực lượng vũ trang, 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 144 liệt sĩ, 41 thương bệnh binh, 53 gia đình có công với nước. Xã được phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1994. Kể từ ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Cam Thủy lại bước vào trận tuyến mới không kém phần gian khổ, với hai bàn tay trắng, thiếu thốn mọi bề, vừa bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa xây dựng cuộc sống mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ và nhân dân xã Cam Thủy không ngại hy sinh gian khổ, luôn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng. Nhân dân Cam Thủy đã cùng đã cùng nhau tháo gỡ bom mìn, san lấp hố bom, dựng lại nhà cửa, đắp lại đường sá, đào mương, đắp đê dẫn thủy, khai hoang, phục hóa, xây dựng trường lớp để con em được đến trường. Mồ hôi và cả máu đã đổ, bà con ta dồn hết sức lực, tâm trí tổ chức tập đoàn sản xuất, dần dần xây dựng hợp tác xã và hoạt động tích cực, từng bước phát triển nông nghiệp toàn diện. Sau công cuộc đổi mới cho đến nay, xã Cam Thủy đã đạt được một số thành tích đáng kể, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen như: đạt danh hiệu “Đơn vị thi đua xuất sắc cấp tỉnh” năm 2009 và năm 2010; được công nhận xã điển hình văn hóa năm 2009. Năm 2010 xã Cam Thủy bắt đầu thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới. Đến nay bộ mặt nông thôn xã đã và đang ngày càng khởi sắc. IV- Truyền thống giáo dục của địa phương: Xã Cam Thủy là một xã thuần nông đời sống kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ còn ít. Chính vì vậy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn nhiều. Tuy vậy, phát huy truyền thống hiếu học trong các năm qua Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đến công tác giáo dục, nên công tác xã hội hóa được quan tâm đúng 10 mức nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn nền giáo dục xã nhà phát triển vượt bậc. Đến nay ba trường trong địa bàn xã đều được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Hiện nay trường THCS Lê Lợi đang từng bước củng cố cơ sở vật chất chuẩn bị đăng ký thẩm định công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 năm 2014 và trường đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục vào tháng 5 năm 2013. Từ một xã nghèo trước đây, hiện nay Cam Thủy đang trên đà đổi mới và phát triển về kinh tế. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định,văn hóa xã hội, giáo dục phát triển. Phong trào khuyến học ở các thôn, các dòng họ ngày càng khơi dậy. Hằng năm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng so với các năm trước. Đó là một phần công lao không nhỏ của công tác hoạt động hội Khuyến học xã tác động đến thôn xóm, dòng họ và từng gia đình. Trong mấy năm qua, hội Khuyến học đã phát triển theo đường lối giáo dục của Đảng. Hội khuyến học đã trở thành một tổ chức xã hội phát triển nhanh chóng ở tất cả các thôn xóm. Hoạt động của hội và các chi hội đã đóng góp quan trọng có hiệu quả cho sự phát triển trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã nhà. Đội ngũ cán bộ từ xã đến các thôn xóm, các đồng chí đã nghỉ hưu, các đồng chí đang công tác hầu hết là các đồng chí cán bộ chủ chốt hoạt động trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một lực lượng hết sức nhạy bén về chính trị và nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, có kinh nghiệm hoạt động bắt tay vào hoạt động khuyến học tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, không vì danh vọng tiền tài đang ngày đêm chăm lo cho sự nghiệp khuyến học và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học nhằm động viên khuyến khích các gia đình, dòng họ, các con cháu thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức, phát huy truyền thống hiếu học trong gia đình và dòng họ. Kết quả toàn xã có 16 dòng họ hàng năm tổ chức động viên các gia đình, học sinh học tập tốt. Trong đó có 9 dòng họ đã xây dựng quỹ khuyến học, tiêu biểu: như họ Nguyễn, họ Lê Thôn Cam Vũ, họ Đào thôn Tam Hiệp, và một số dòng họ khác 11 Những gương điển hình trong phong trào khuyến học đã được biểu dương khen thưởng trong năm 2011 như Chi Hội khuyến học Thôn Tam Hiệp, dòng họ Lê Phước làng Lâm Lang, gia đình ông Lê Văn Hiệu thôn Cam Vũ 1. Bà Lê Thị Nguyệt Chủ tịch UBMT xã. Tiếp tục phát huy kết quả tốt đẹp, những thành tích đạt được trong phong trào khuyến học, khuyến tài rất đáng trân trọng. Khuyến học, khuyến tài trong những năm qua đã trở thành phong trào của quần chúng sâu rộng, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo. Tạo ra nhiều cơ hội để mọi người tham gia góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê hương, đất nước. B- SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CAM THỦY SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 -1945 ĐẾN 1972 Sau cách mạng tháng 8-1945 ngành giáo dục Quảng Trị có điều kiện phát triển nhất là những vùng an toàn. Đối với Cam Lộ năm 1948–1949 giáo dục Cam Lộ phát triển tốt. Tiếp thu chủ trương của tỉnh, Ủy ban hành chính kháng chiến huyện tiếp tục họp với Ủy ban hành chính các xã bàn việc triển khai công tác giáo dục. Huyện chủ trương mở thêm trường ở xã Cam Thủy, Cam Mỹ. (trường tiểu học Cam Lộ có đủ 4 lớp được Ty công nhận là trường Tiểu học của huyện). xã Cam Thủy cũng mở được một số lớp đặt tại các thôn Cam Vũ, Lâm Lang do thầy Nguyễn Ngật làm Hiệu trưởng và có các giáo viên Nguyễn Trầm, Phan Hữu Mãn, Trần Văn Cừ. Năm 1952, xã Cam Thủy cũng được phép tổ chức mở một lớp 5 (cấp II) do anh Bái, anh Chí (người Nghệ Tỉnh) vào giảng dạy và thầy Nguyễn Thanh (người Cam Mỹ) làm Hiệu trưởng. Khi trường lớp được mở thêm, theo đề nghị của huyện, Ty Giáo dục đã tuyển thêm một số giáo viên để dạy trong huyện và và bổ sung 9 giáo viên cho huyện Gio Linh, Vĩnh Linh. Lúc này giáo viên cũ gồm có các thầy Hồ Sĩ Phan, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trầm, Hoàng Sung, Nguyễn Trinh, Phan Hữu Mãn, Nguyễn Thanh, Hoàng Văn Phố, Hoàng Văn Quế. Số giáo viên tuyển mới ở xã Cam Thủy gồm có: Hoàng Niếp, Hoàng Tảng, Nguyễn Ngật, . Cam Lộ, Trường THCS Lê Lợi- xã Cam Thủy xin trân trọng giới thiệu với quý thầy cô giáo, các em học sinh, cán bộ, nhân dân xã nhà và các bạn đọc xa gần cuốn Lịch sử Trường THCS Lê Lợi giai. trưởng thành trải qua bao khó khăn thử thách trường THCS Lê Lợi ngày càng khang trang, đổi mới. Có thể nói hiện tại trường THCS Lê Lợi là một trong những trường trong toàn tỉnh có điều kiện cơ sở. PTCS) được đổi tên là trường THCS Lê Lợi. Chúng ta tự hào khi trường được mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê, mở ra một thời

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan