bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống

61 1.9K 7
bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHẪU SO SÁNH ĐỘNG VẬT Động vật là một thành viên quan trọng của quả đất do hoạt động sống thường xuyên và tích cực của nó để sống và phát triển. Do đó con người trong đấu tranh với thiên nhiên đã thường xuyên va chạm với thế giới động vật bao quanh. Những hiểu biết về thế giới động vật được tích luỹ và ngày càng được hoàn thiện bằng các môn học khác nhau, trong đó có giải phẫu so sánh động vật. Bởi vậy, giải phẫu là một môn sinh học gắn liền với các môn sinh học khác. Nó nghiên cứu tính đa dạng trong cấu trúc cơ thể và cơ quan động vật, nghiên cứu những biến đổi trong cấu trúc cơ thể và cơ quan của giới động vật trong quá trình tiến hoá. Trên cơ sở đó tìm ra các quy luật hình thành và giải thích các nguồn gốc hình thành của cấu trúc cơ thể và cơ quan động vật, các lập mối quan hệ chủng loại phát sinh của giới động vật và mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các nhóm động vật với nhau. II. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT 1. Động vật đơn bào (Protozoa) Sau khi sự sống đã xuất hiện trên trái đất, thế giới hữu cơ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vươn tới những bước đường mới. Và bước quan trọng đầu tiên là sự hình thành các cấu trúc tế bào. Đứng riêng về giới động vật mà xét, sự hình thành tế bào đã dẫn đến hình thành một loại động vật ở bậc đơn giản nhất của giới động vật là các động vật đơn bào (động vật nguyên sinh). Phần lớn động vật nguyên sinh là những sinh vật đơn bào, nhưng có một số đại diện của ngành có dạng tập đoàn được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào. Các tập đoàn động vật nguyên sinh chỉ là 1 tập hợp tế bào, chưa có sự hình thành các mô, nên chưa thể coi là các động vật đa bào. Các tập đoàn động vật nguyên sinh chỉ là các dẫn liệu vạch lại con đường hình thành động vật đa bào. Từ đó tới các động vật đa bào nguyên thuỷ còn cả một bước nữa. Động 1 vật nguyên sinh là động vật ở bậc thấp nhất trong giới động vật. Bậc tiến hoá tiếp theo là động vật đa bào. 2. Hải miên – hình ảnh của đa bào nguyên thuỷ Phần lớn Hải miên là các tập đoàn sống ở biển. Một ít loài sống trong nước ngọt. Chúng sống bám trên bám trên các giá thể. Hình dạng thay đổi tuỳ loài: hình giỏ, hình cầu, hình cốc, hình hũ … có thể chưa phân biệt đầu, đuôi, trái, phải, mặt lưng, mặt bụng, thậm chí không phân biệt được hậu môn và miệng. Trên cơ thể có nhiều lỗ để cho chất bả thoát ra ngoài. Một lỗ trên mình tương ứng với một các thể. Như vậy Hải miên là 1 tập đoàn nhiều cá thể, chứ không phải là một cá thể. Đứng về mặt cấu tạo cơ thể, Hải miên lại càng đơn giản, không có cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn … rõ rệt. Toàn bộ cơ thể gần như chỉ một tập hợp tế bào, tuy cũng thành từng lớp, từng tầng nhưng vẫn còn rời rạc, chưa thành một tổ chức chặt chẽ, các tế bào này lại có thể biến hoá lẫn lỗn từ loại tế bào này sang loại tế bào khác. Sự phân hoá ra từng loại tế bào của chúng chưa thật bền vững. Hơn nữa, trong cơ thể Hải miên mới chỉ có các tế bào đảm nhiệm các chức vụ che chở, tiêu hoá, tuần hoàn, sinh sản …, còn các tế bào thần kinh thì hoàn toàn chưa có. Vì vậy, Hải miên gần như không thấy có hoạt 2 Hình 1. Một số trùng roi đơn độc và tập đoàn (theo Hicknam) động thần kinh. Hiện nay, người ta chỉ đặt Hải miên ở vị trí cao hơn tập đoàn động vật nguyên sinh và có liên hệ chặt chẽ với chúng. 3. Động vật đa bào giả có đối xứng toả tròn (Radiata) Động vật chưa hoàn chỉnh như Hải miên, nhất định không thể phát triển mạnh mẽ được. Một bước mới trong sự hoàn chỉnh cấu tạo của động vật là sự hình thành động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata). Lấy con Sứa làm thí dụ. Sứa có hình dạng giống như một cái dù; từ các cơ quan ngoài, như tay Sứa, đến các cơ quan bên trong như ống vị (ống tiêu hoá - tuần hoàn) các khối tuyến sinh dục, hết thảy đều xếp toả tròn xung quanh một trục chính đi qua đỉnh dù và thẳng góc với mặt dù. Lối cấu trúc này có ở nhóm động vật lớn gồm tới 9000 loài, họp thành một ngành động vật: ngành Ruột khoang. Đây là bước hoàn chỉnh cấu tạo thứ nhất của động vật. Khác với Hải miên, ở Sứa với đối xứng toả tròn, thực ra vẫn chưa phân biệt được đầu, đuôi, phải trái, vì mọi cơ quan xếp đồng đều, quay tròn xung quanh cán dù. Nhưng tối thiểu ở đây đã có thể phân biệt được hướng trên dưới. Bao giờ con vật cũng quay mặy lưng lên trên, mặt miệng xuống phía dưới. 3 Kênh dẫn ngoài Tế bào bao Gai xương Osculum Tế bào cổ áo Lỗ thoát nước nhỏ Gai xương Tế bào lỗ Xoang giả Lông nhọn Osculum Kênh phóng xạ Kênh trong Lỗ sơ cấp Lỗ lưng Lỗ thoát nhỏ Osculum Phòng tiêm mao Kênh trong Lỗ thoát nhỏ Hình 2. Sơ đồ các kiểu cấu tạo cơ thể của Thân lỗ (theo Hickman) Từ trái qua phải: Ascon; Sycon; Leucon; Mũi tên chỉ hướng đi của dòng nước. Như vậy, lần đầu tiên, động vật đa bào ở trong không gian có một vị trí xác định theo hướng trên dưới. Hơn nữa, trong cấu tạo cơ thể cũng có nhiều biến đổi đáng kể, đã có sự phân hoá các loại tế bào khác nhau một cách khá vững chắc, không biến đổi, như tế bào biểu mô cơ, tế bào ruột và lần đầu tiên tế bào thần kinh xuất hiện đảm bảo cho con vật có khả năng cảm ứng và dẫn truyền cảm ứng, làm tăng thêm tính thống nhất của cơ thể. Ruột khoang còn là biểu hiện của nhóm động vật mà trong sự phát triển phôi sinh mới chỉ hình thành hai lá phôi: lá phôi ngoài và lá phôi trong. Chưa có lá phôi thứ ba (lá phôi giữa). Điều này thể hiện tính chất thấp trong cấu tạo cơ thể của chúng. Cơ thể chỉ mới gồm hai lớp tế bào: lớp thành cơ thể phía ngoài bọc lấy lớp thành ruột ở trong, giữa hai lớp này chưa hình thành khoảng trống như các động vật cao sau này. Ngoài ra Ruột khoang thiếu hẳn một loạt các bộ phận quan trọng khác, như: hệ cơ, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ mạch máu .v.v… những cơ quan này sau này mới xuất hiện đầy đủ ở các động vật sau Ruột khoang, các động vật đạt đến bước hoàn chỉnh thứ hai của động vật đa bào tức là động vật có đối xứng hai bên. Động vật có đối xứng tỏa tròn có liên hệ với đời sống đứng im một chổ hoặc xoay tròn trong nước. 4. Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria) Khi các loài động vật hình thành ngày càng nhiều, môi trường sống ngày càng chật chội, nguồn thức ăn ở từng vùng hẹp cạn dần thì động vật phải đấu tranh gay gắt với nhau để chiếm lấy phần thắng trong cuộc sống. Rõ ràng là các động vật sống đứng im một chổ rất bất lợi trong cuộc đấu tranh này. Động vật đầu tiên phát sinh ở biển. Nhưng dần dần, môi trường biển không thể chứa hết được lượng động vật ngày càng tăng về số lượng và số loài. Do đó xu hướng tiến hoá mới ở động vật là phát tán rộng ra các môi trường khác nữa, 4 Hình 3. Sứa ống Physalia phisalis lên nước ngọt, lên cạn, lên không trung, để tranh thủ chiếm lĩnh nơi ở, các nguồn thức ăn còn bỏ trống. Chính từ những yêu cầu bức thiết này của môi trường sống, qua chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những động vật có đời sống di động tích cực, chủ động đi tìm mồi và di cư sang môi trường sống mới. Một khi con vật chuyển sang lối sống di động, nhất định tư thế của con vật trong không gian phải khác đi, cụ thể là một đầu phải luôn luôn hướng về phía trước, một đầu hướng về phía sau. Đầu hướng về phía trước nhất định là nơi va chạm nhiều hơn cả. Do đó, cấu tạo của đầu này cũng phải biến đổi để thích ứng với nhiệm vụ của nó, tập trung các cơ quan cảm giác, phát triển hạch não về phía đầu, toàn bộ hình dạng ngoài cũng biến đổi. Mặt khác, lỗ miệng cũng dần dần dịch chuyển về phía đầu để đón lấy thức ăn trên con đường di động. Như vậy, ở động vật đã phát sinh đầu – đuôi rõ ràng. Một biến đổi nữa trong cấu trúc cơ thể do đời sống di động của động vật là: trong khi di động như vậy, nhất định một mặt phải áp xuống đáy, lên vách tựa, mặt này dần dần dẹp hẳn xuống và trở thành mặt bụng của động vật, còn mặt đối diện là mặt lưng. Nhưng ở động vật đã phân biệt mặt lưng, mặt bụng, phía đầu, phía đuôi thì cũng đồng thời xác định được bên phải, bên trái. Động vật bây giờ đã chuyển sang một cấu trúc mới đó là đối xứng hai bên. Cấu trúc đối xứng hai bên là cấu trúc có ở đa số động vật đa bào cao, còn sống hiện nay. Cấu trúc đối xứng hai bên có liên hệ với sự kiện của động vật, từ bỏ lối sống đứng im chuyển sang lối sống di động tích cực bò dưới đáy. Và một khi đã hình thành, nó ngày càng tỏ ra thích ứng và thận lợi cho sự di động của động vật; sự sắp xếp đều đặn, cân bằng các cơ quan, lại càng giúp cho sự di động của động vật được dễ dàng hơn. Chính vì vậy, cấu trúc đối xứng hai bên cho đến nay vẫn là cấu trúc chiếm ưu thế trong toàn thể động vật đa bào. Sau này còn có một bọn động vật đa bào trở lại cấu trúc đối xứng toả tròn, đó là nhóm động vật da gai, như cầu gai, sao biển. Đối xứng toả tròn này có liên hệ với sự chuyển sang đời sống đứng lần thứ hai của động vật da gai 5 gây nên. Nguyên thuỷ, tổ tiên của của động vật da gai vẫn là động vật có đối xứng hai bên và sống dời sống di động. Trong số các động vật da gai, có Hải sâm, sau khi trở lại đối xứng tỏ tròn lần thứ hai như các động vật da gai khác, rồi trở lại đời sống di động dưới đáy, thế là lần thứ hai cơ thể trở về cấu trúc đối xứng hai bên của tổ tiên lúc đầu. Đây là một ví dụ điển hình về mối liên hệ gữa cấu trúc cơ thể với lối sống đứng im hay di động ở động vật và cũng là một ví dụ về tính chất diễn biến phức tạp của cấu trúc cơ thể hai, ba lần thay đổi trên con đường tiến hoá lịch sử. Cùng với sự xuất hiện đối xứng hai bên ở cấu trúc cơ thể, trong cấu tạo của các động vật này cũng có những biến đổi lớn. Đặc biệt là sự hình thành lá phôi thứ ba đưa tới sự hình thành hàng loạt các cơ quan mới như hệ cơ, hệ sinh dục, xoang cơ thể… làm phức tạp các cơ quan bên trong rất nhiều. Điều này đáp ứng với yêu cầu mới của lối sống hoạt động tích cực của động vật. Bước hoàn chỉnh thứ hai trong lịch sử tiến hoá của động vật rất quan trọng. Trên cơ sở đối xứng hai bên của cơ thể, động vật đa bào lại có khả năng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt tới một giai đoạn mới của lịch sử tiến hoá động vật, giai đoạn của hiện tượng phân đốt và phát sinh chi bên của cơ thể. 5. Động vật phân đốt và có chi bên Những động vật đa bào có đối xứng hai bên đầu tiên chưa cớ phân đốt. Điển hình cho nhóm này là Giun dep và Giun tròn. Cơ thể có cấu tạo chưa thật hoàn chỉnh, chúng hãy còn một số cơ quan “vô tổ chức”. Ví dụ những sợi lông tơ mọc phủ đầy mặt ngoài cơ thể chưa theo một trật tự nào cả. Trong bước phát triển mới này, các cơ quan còn sắp xếp vô trật tự trong cơ thể con vật có khuynh hướng sắp xếp trật tự lại, theo trục cơ thể. Việc sắp xếp trật tự lại các cơ quan trong cơ thể nhất định giúp cho cơ thể con vật cân đối hơn trong không gian, linh hoạt, thuận lợi hơn trong khi di chuyển. Việc sắp xếp trật tự các cơ quan bên ngoài sẽ kéo theo cả hiện tượng trật tự hoá các nội quan bên trong. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản, 6 dẫn đến hiện tượng phân đốt cơ thể động vật. Hiện tượng giải phẫu phân đốt cũng chỉ là bước phát triển, trong hướng tiến hoá chung của động vật là không ngừng đạt tới khả năng sống cao nhất: cấu trúc cơ thể từ vô hướng, đến đối xứng toả tròn, đối xứng hai bên rồi đến phân đốt. Hiện tượng phân đốt, trước hết giúp cho con vật vận chuyển linh hoạt. Nhưng hiện tượng phân đốt có thể không chỉ có ý nghĩa như vậy. Đi sâu vào cấu tạo cơ thể của nhóm động vật phân đốt ta thấy mỗi đốt có đầy đủ cả một hệ thống cơ quan: một đôi hạch thần kinh, một đôi thận, một phần tim, một hệ thống cơ, một phần thể xoang cơ thể… có đầy đủ khả năng độc lập thích ứng với môi trường xung quanh như một cơ thể riêng biệt. Cơ thể phân đốt vừa là một (toàn bộ cơ thể) lại vừa là nhiều (các đốt). Ở Giun dẹp, Giun tròn, chưa phân đốt chỉ có hiện tượng một cơ thể toàn bộ thích ứng và biến đổi theo một hướng nhất định. Nhưng ở động vật phân đốt, ngoài hiện tượng thích ứng và biến đổi của toàn bộ cơ thể, còn có hiện tượng thích ứng và biến đổi của từng phần cơ thể, của các đốt; sự biến đổi của từng phần cơ thể này nhiều khi lại theo chiều hướng khác nhau, dẫn tới sự hình thành các phần khác nhau trên cơ thể như đầu, ngực, bụng…. Hoạt động sống của động vật phân đốt linh hoạt và phức tạp hơn nhiều. Hiện tượng phân đốt đã cung cấp thêm cho động vật nhiều khả năng thích ứng mới, là cơ sở cho chiều hướng phát triển sau này của động vật. Cùng với hiện tượng phân đốt cơ thể, là hiện tượng chi bên, cơ quan vận chuyển chính thức của động vật. Sự phát triển chi bên (chân) cũng là một bước phát triển mới mẻ ở động vật, đáp ứng yêu cầu của môi trường sống đòi hỏi động vật trong điều kiện sống ngày càng khó khăn, phải tận dụng hơn nữa môi trường sống, không phải chỉ hoạt động trong nước mà còn ở dưới đáy và 7 Hình 4. Hình dạng ngoài Pheretima aspergillum A. Nhìn phía lưng B. Nhìn phía bụng; trên cạn. Yêu cầu này không thể thực hiện được nếu không có sự xuất hiện của chi bên. Hiện tượng biến đổi chi bên thành chân đã dẫn đến sự hình thành cả một ngành động vật lớn, ngành Chân khớp. Đồng thời với dự biến đổi của chi bên, ở động vật Chân khớp còn có sự phân hoá đốt trong cơ thể. Do đó đưa đến sự phân hoá cơ thể thành từng phân khác nhau: đầu, ngực, bụng riêng rẽ và khác nhau về cấu tạo cũng như chức phận. Sự xuất hiện hiện tượng phân đốt cơ thể và chi bên đã hình thành một ngành động vật mới: Giun đốt. Động vật phân đốt và có chi bên là bước tiến hoá tột cùng của động vật không xương sống II. NHỮNG QUY LUẬT TIẾN HOÁ CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT 1. Tiến hoá tiến bộ Tiến hoá tiến bộ là những biến đổi về mặt tổ chức, cấu tạo để nâng cao tổ chức, cấu tạo cơ thể động vật lên mức cao hơn, đồng thời tăng thêm lực sống cho động vật trong những môi trường mới và mở ra những khả năng phát triển xa hơn. 8 Hình 5. Sự phân đốt và phần phụ ở các nhón động vật chân khớp khác nhau (theo Storer) I. Giáp xác; II. Côn trùng; III. Nhện; IV. Chân môi; V. Chân kép; VI. Có móc A. Râu; M. Miệng; G. Lỗ sinh dục; P. Hậu môn; PG. Lỗ niệu sinh dục II III IV V VI Kết quả của tiến hoá tiến bộ là tạo ra hàng loạt các lớp và các ngành mới trong hệ thống phân loại động vật. Ví dụ: sự biến đổi vây ở cá thành chi có ngón nhưng vẫn còn màng nối giữa các ngón ở lưỡng cư đã tạo điều kiện cho lưỡng cư thích nghi với điều kiện sống vừa trên cạn, vừa dưới nước. 2. Tiến hoá thoái bộ Tiến hoá thoái bộ còn gọi là thoái bộ hình thái sinh lý toàn năng. Xảy ra khi động vật chuyển sang đời sống kí sinh hoặc định cư. Đời sống này ít vậ động, do đó một số cơ quan tiêu giảm,: như cơ quan vận động, giác quan… đồng thời phát triên các đặc điểm khác, như: vỏ cuticun, giác bám… kết quả là xuất hiện hàng loạt nhóm Giun Sán kí sinh. 3. Thích nghi hẹp Hướng tiến hóa này cũng có sự biến đổi cấu tạo cơ thể, nhưng chỉ giúp cho cơ thể thích ứng với một môi trường nhất định. Nếu động vật càng thích ứng với môi trường sống cố định của mình thì càng bó hẹp mình vào 1 con đường riêng biệt và ngày càng cách xa con đường tiến hoá chung của sinh giới. Thích nghi hẹp chỉ làm cho con động vật biến đổi khác đi chứ không nâng cao về tổ chức và cấu tạo và không tạo cho cơ thể những khả năng để sẵn sàng thích ứng với môi trường mới. Xét cho cùng, thích nghi hẹp lại ngăn chặn khả năng tiến hoá của động vật. Động vật thích nghi hẹp chỉ biến đổi trong cấp độ của mình. 4. Mối quan hệ giữa các quy luật trong sự tiến hoá của động vật Trong lịch sử tiến hoá của động vật, cả 3 hướng tiến hoá này đan xen với nhau. Ngay từ những nhóm động vật đơn giản cũng có sự tiến hoá tiến bộ hoặc tiến hoá thoái bộ để tạo nên những bậc động vật tiến bộ hơn hoặc thoái bộ hơn. 9 Sau này, ngay trong cùng một bậc cũng có thể xảy ra 2 hiện tượng đồng thời. Hoặc tiếp tục đạt tới nhũng tiến bộ hình thái mới để tạo ra những bậc động vật mới. Hoặc đi vào thích nghi hẹp tạo thành một dòng khác cùng song song biến đổi và tồn tạo cho đến ngày nay. IV. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT Từ khi ra đời tới nay, động vật đã trải qua nhiều bậc tiến hoá, cứ mỗi bậc lại có những biến đổi thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Nhờ đó mà dần dần hình thành nên toàn bộ các loài động vật đông đảo, đa dạng, muôn hình muôn vẻ ngày nay. Căn cứ các đặc điểm giống và khác nhau, suy luận trên các dẫn liệu về phôi sinh học, cổ sinh vật học, tế bào học và hoá sinh học người ta sắp xếp các động vật vào từng giống, từng họ, bộ… Toàn bộ hệ thống sắp xếp nhằm xác định mối quan hệ họ hàng xa hay gần gữa các loài động vật gọi là hệ thống phân loại động vật. Qua nhiều thời kỳ, với các dẫn liệu mới được bổ sung, hệ thống phân loại động vật có những điều chỉnh mang tính chính xác cao hơn. Hệ thống phân loại được dùng trong giáo trình này là: GIỚI ĐỘNG VẬT (ANIMALIA) Phân giới động vật nguyên sinh (protozoa) Động vật nguyên sinh có lông bơi Ngành trùng lông bơi (ciliphora) Động vật nguyên sinh có chân giả Ngành trùng biến hình (amoebozoa) Ngành trùng lỗ (foraminifera) Ngành trùng phóng xạ (radiozoa) Ngành trùng mặt trời (heliozoa) Động vật nguyên sinh có roi bơi Ngành archaezoa (động vật cổ) Ngành trùng roi động vật (euglenozoa) Ngành trùng roi giáp (dinozoa) Ngành trùng roi cổ áo (choanozoa) 10 [...]... lá phôi giữa (mesoderm) Động vật không xương sống có tầng bì không phát triển III Các sản phẩm của vỏ da Sản phẩm của vỏ da động vật không xương sống gồm có tuyến da, tế bào tuyến, tế bào gai, lông, tơ, gai và các loại vảy Tuyến da của động vật khá phát triển Ở Giun đốt, biều bì có nhiều tuyến chất nhờ để Giun thích nghi với đời sống trong cát, đất, đồng thời cũng làm trơn hang, làm vật liệu xât dựng... bằng cách ức chế hay hay kìm hãm các xung động khác 9 Thân mềm Thân mềm là ngành là ngành lớn thứ hai trong tất cả các ngành động vật Ngoài những ngành có kích thước bình thường, còn gặp cả những loài có kích thước lớn nhất trong tất cả các động vật không xương sống Sơ đồ cơ thể trưởng thành của các động vật này hoàn toàn khác hẳn bất kỳ nhóm động vật không xương sống nào khác Hệ thần kinh cũng có những.. .Động vật nguyên sinh có bào tử Ngành trùng bào tử (sporozoa) Ngành trùng vi bào tử (microsporozoa) Ngành trùng bào tử gai (cnidosporozoa) Phân giới động vật đa bào (metazoa) Động vật thực bào (phagocytellozoa) Ngành động vật hình tấm (placozoa) Động vật cận đa bào (parazoa) Ngành thân lỗ hoặc Hải miên (porifera hoặc spongia) Động vật đa bào (eumetazoa) Động vật có đối xứng toả tròn... vận động Ngoài ra da còn tham gia bài tiết, điều hoà thân nhiệt Da có hai lớp: biểu bì ở ngoài và bì ở trong I Biểu bì (Epidermis) Biểu bì có nguồn gốc từ lá phôi ngoài (ectoderm) Là lớp tế bào hoặc mô phía ngoài của động vật, thường dùng để bảo vệ cho các tế bào và mô ở phía dưới, đảm bảo cho cơ thể không bị thấm nước Ở các động vật không xương sống, tầng biểu bì chỉ có một lớp tế bào Động vật có xương. .. dẫn thể xoang; 9 Cơ gập; 10 Rễ thần kinh vận động; 11 Rễ cảm giác; 12.Dây phóng xạ; 13 Tấm xương cánh hạch không nâng cao lên quá mức hoạt động bản năng, khác hẳn với hoạt động thần kinh cao cấp ở động vật có xương sống (thú) được phát triển trên cơ sở cấu tạo thần kinh hình ống nằm ở phía lưng Kiểu cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh ở tất cả động vật có xương sống đều giống nhau; khác nhau chủ yếu chỉ... thần kinh (ví dụ các chồi vị giác của động vật có vú) B Các giác quan của động vật không xương sống 1 Sự thụ cảm ánh sáng và thị giác Các tế bào thụ cảm ánh sáng hầu như có ở tất cả các sinh vật Ngay ở động vật nguyên sinh không có cơ quan chuyên hoá nào cũng phản ứng lại sự thay đổi về cường độ ánh sáng, và thường tránh khỏi nguồn ánh sáng chiếu vào nó Ở đa số động vật bậc cao sự thụ cảm ánh sáng được... không phân đốt đặc trưng cho Giun đốt và Chân khớp 5 Dạng thần kinh ống đặc trưng cho dây sống B Hệ thần kinh của động vật không xương sống 1 Động vật nguyên sinh Các động vật đơn bào như Amíp, Trùng tiêm mao không có hệ thần kinh, bởi vì cơ thể của chúng được cấu tạo toàn bộ chỉ từ một tế bào Amíp có đặc điểm là không có các cơ quan phụ để di chuyển, còn Trùng tiêm mao có hàng ngàn tiêm mao nhỏ bao... các hoạt động của cơ thể Nguyên nhân tiến hoá của hệ thần kinh do nhiều yếu tố, chủ yếu là do tính bắt mồi và tập tính sinh lý Hoạt động bắt mồi đòi hỏi hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác phát triển Bởi vậy, khi động vật chuyển từ đời sống bắt mồi tích cực sang sống thụ động, hệ thần kinh có xu hướng thoái hoá Tập tính sinh lý bảo đảm đời sống con vật như bản năng sinh dục, xây tổ Những động vật đa... Động vật có thể xoang (coelomata) Động vật có miệng nguyên sinh (protostomia) Ngành thân mềm (mollusca) Ngành Giun đốt (annelida) Ngành có móc (onychophora) Ngành Chân khớp (arthopoda) Ngành động vật hình rêu (bryozoa) Ngành động vật tay cuốn (brachiopoda) Động vật có miệng thứ sinh (duterostomia) 11 Ngành da gai (echinodermata) Ngành hàm tơ (chaetognatha) Ngành nửa dây sống (hemichordata) Ngành dây sống. .. hạch) tương ứng với sự tập trung của mỗi đốt 8 Chân khớp Chân khớp là ngành có vị trí quan trọng trong giới động vật Không còn nghi ngờ gì nữa, các động vật tạo nên ngành này là những động vật thành công nhất về mặt sinh học trong tất cả các động vật, chúng động đảo hơn các ngành khác, chúng sống trong những môi trường đa dạng hơn và ăn nhiều loại thức ăn hơn các thành viên của bất kỳ các ngành nào . giới động vật bao quanh. Những hiểu biết về thế giới động vật được tích luỹ và ngày càng được hoàn thiện bằng các môn học khác nhau, trong đó có giải phẫu so sánh động vật. Bởi vậy, giải phẫu. về giới động vật mà xét, sự hình thành tế bào đã dẫn đến hình thành một loại động vật ở bậc đơn giản nhất của giới động vật là các động vật đơn bào (động vật nguyên sinh). Phần lớn động vật nguyên. sang đời sống đứng lần thứ hai của động vật da gai 5 gây nên. Nguyên thuỷ, tổ tiên của của động vật da gai vẫn là động vật có đối xứng hai bên và sống dời sống di động. Trong số các động vật da

Ngày đăng: 05/02/2015, 13:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 4. Hình dạng ngoài

  • Pheretima aspergillum

  • I

  • III

  • II

    • VI

    • V

    • IV

    • Hình 5. Sự phân đốt và phần phụ ở các nhón động vật chân khớp khác nhau (theo Storer)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan