công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn

86 1.9K 7
công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I - mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài. ôn nhân gia đình và trẻ em gắn bó với nhau, luôn luôn đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển của các quốc gia. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, báo hiệu thêm một con người trên trái đất, thêm một vị trí trên bản đồ xã hội, báo hiệu một quan hệ thiêng liêng nhất trong một giáo dục: quan hệ “mẫu tử”. Đó cũng là kết quả ban đầu của hôn nhân, hình thành một gia đình đầy đủ. Lúc này, “chồng - vợ và con”, là những thành viên cốt lõi của một gia đình hai thế hệ - nói như P.H. Chambart de Lauwe rất đúng rằng: Chồng - vợ và con - đó là ba người, ba diễn viên, phân tích trong đó cuộc sống riêng có cả cuộc sống của toàn xã hội (1) . H Đứa trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong gia đình, hưởng thụ, kế thừa và sau đó tham gia vào quá trình sáng tạo không ngừng. Quá trình trưởng thành này cũng chính là quá trình xã hội hoá cá nhân con người, quá trình hình thành nhân cách, tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp, ổn định, lâu bền theo các loại hình gia đình truyền thống hoặc gia đình hiện đại trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của sự phát triển xã hội. Quá trình này cũng tạo lập nên nhiều mô hình, nhiều khuôn mẫu gia đình, từ mô hình hôn nhân đến mô hình nuôi dạy con cái. Nhiều câu hỏi được đặt ra trong các cuộc sống gia đình, từ gia đình nghèo khó đến gia đình giàu sang, từ gia đình viên chức đến gia đình buôn bán, từ gia đình đầy đủ đến gia đình có khuyết tật. Gia đình đã trở thành một biểu tượng văn hoá, chính trị trong nhiều quốc gia. Năm 1992, gia đình chính thức được công nhận như một trong các thang giá trị của xã hội Mỹ, trong đó vấn đề “thiên chức” của người mẹ đã được đề cao. Gia đình gắn bó với xã hội thông qua nhiều mối quan hệ, hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày của xã hội, từ việc tái sản sinh ra giống nòi đến việc nuôi dưỡng, duy trì lực lượng lao động và các công việc cơ bản khác mà xã hội và cộng đồng giao phó. Vì  đụ à ữẫủệ !ệ"#ạ" $ụ%&'(ố)*%ảị+Đ%&', Trang 1 vậy, nếu nảy sinh những bối cảnh khủng hoảng, ly hôn, khuôn mẫu gia đình ổn định bị suy tàn sẽ tạo nên biết bao những vấn đề phức tạp trong cuộc sống của mỗi con người. Ngày nay, cùng với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hoá trên thế giới, nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con cái cũng đã xuất hiện. Tính bền vững của gia đình ngày càng giảm, ly hôn ngày càng tăng, tạo nên nhiều cái giá phải trả về mặt xã hội, về cá nhân và cộng đồng. Ly hôn không phải là tạo nên sự tự do đơn giản của hai vợ chồng mà là tạo nên sự nghèo khổ vật chất và tinh thần, và con cái lang thang không nơi nương tựa, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ xã hội. Nhiều nước đã ban hành đạo luật về ly hôn. Bất cứ nước nào, đạo luật ly hôn thông thoáng hơn cũng sẽ làm cho tỷ lệ ly hôn cao. Trong những năm gần đây, ở nước ta hàng năm các toà án phải xử lý trên 20.000 vụ ly hôn. Trong tổng số 35.000 vụ đã thụ lý hồ sơ, gần đây có đến 21.013 vụ do mâu thuẫn gia đình, người vợ bị đánh đập, ngược đãi (An ninh Thủ đô số 379, 28/11/1999). Theo thống kê của Toà án Hà Nội từ 1978 đến 1994 có 23.738 vụ kiện ly hôn (2) ; còn ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1985 đến 1990 có 21.814 vụ ly hôn. Theo Toà án Nhân dân tối cao, từ 1996 đến 2001, hàng năm có tới hàng nghìn vụ ly hôn trong cả nước và những vụ ly hôn này đã tạo nên biết bao khó khăn cho các gia đình, cộng đồng và xã hội. Mọi người đều khẳng định rằng, ly hôn gây tác hại trước hết cho con cái, làm căng thẳng các mối quan hệ bố mẹ - con cái, nó định hình lại các mối quan hệ họ hàng, gia tộc, xóm làng. Một số nghiên cứu đã được công bố, cho rằng ly hôn đã làm thất vọng mọi người, đã làm xấu đi thực sự các điều kiện sinh hoạt kinh tế và văn hoá và đời sống tinh thần, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Chính R. Arons đã cho rằng “ly hôn là cuộc khủng hoảng của sự biến đổi gia đình gây ra những thay đổi trong hệ thống gia đình” (3) . * -ạ"$.ọềụữ(ố/&&0 1 2((3&,4562((7789(#:8938(*& ;<11%<)4$8ạừ-ươủđ%ảị%=+>-?*44* Trang 2 Trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam, cùng với sự tăng lên của các gia đình ly hôn, nhất là ở các đô thị, số lượng trẻ em trong các gia đình ly hôn cũng tăng lên và rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong số tỷ lệ 65%-70% gia đình ly hôn, có tới hàng nghìn trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành đã sống trong hoàn cảnh không có cha, hoặc không có mẹ, hoặc không có cả cha lẫn mẹ, phải sống với ông, bà, chú, bác nội ngoại, dì ghẻ hoặc bố dượng. Nhiều em rơi vào hoàn cảnh lang thang đường phố để kiếm sống, lao động sớm, hoặc rơi vào tình trạng nghiện hút, bị lạm dụng tình dục, mất mát những quan hệ thiêng liêng như mẹ con, quan hệ huyết thống trong một gia đình truyền thống. Vì vậy, ngày nay, hơn bao giờ hết, mặc dù trước mắt chúng ta, những phát minh mới về khoa học và công nghệ đã mở rộng tầm hiểu biết và kỹ năng của chúng ta, đã tạo nên những xã hội tri thức, nhưng xã hội cũng dường như ngày một phức tạp thêm. Với những chiếc đài và vô tuyến nhỏ xíu cung cấp thông tin suốt 24 giờ hàng ngày, thu nhỏ thế giới thành một cộng đồng nhỏ, Camera tự động, vi mạch điện tử máy tính, Internet đang hàng ngày biến đổi to lớn về tri thức, về giáo dục và giải trí. Nhưng cũng trước mắt chúng ta, trên toàn cầu, không có nơi nào chưa bị tấn công, nhiều nơi đã bị khủng bố gây tang thương, vũ khí hạt nhân sẵn sàng nổ khi có tín hiệu. Hàng ngàn, hàng vạn gia đình tan vỡ. Các bà mẹ độc thân nuôi con trong những ngôi nhà không có ông bố bên cạnh để cùng chăm sóc giáo dục. Cảnh bạo lực trên truyền hình đang gia tăng, nhất là ở Mỹ. Trung bình một đứa trẻ xem truyền hình 4 tiếng một ngày thì khi 16 tuổi nó đã xem trên 200.000 cảnh bạo lực, trong đó có 50.000 là cảnh giết người. Ngày càng có nhiều vụ tự tử của trẻ vị thành niên. Vì vậy “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” đang trở thành chủ đề có ý nghĩa chiến lược trên toàn cầu. Công ước về quyền trẻ em đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Năm 1924, tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em đã ghi rõ: tất cả đàn ông và phụ nữ của mọi dân tộc có trách nhiệm tạo cho trẻ em điều tốt đẹp nhất, tuyên bố và chấp nhận đó là nhiệm vụ của mình, vượt lên trên mọi sự quan tâm về chủng tộc, quốc tịch và nòi giống; phải tạo cho trẻ em những phương tiện tiên quyết để phát triển một cách bình thường cả thể chất và tinh thần. Trang 3 Đến năm 1959, tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em đã quy định: “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ điều tốt đẹp nhất”, “vì sự phát triển đầy đủ và đồng bộ về nhân cách, trẻ cần có sự yêu thương và hiểu biết. ở bất cứ đâu có thể, trẻ sẽ lớn lên trong sự chăm sóc và với trách nhiệm của cha mẹ, và trong bất cứ trường hợp nào phải được chăm sóc trong bầu không khí yêu thương và an toàn về mặt vật chất và tinh thần: trẻ trong thời kỳ được chăm sóc sẽ không được tách khỏi mẹ của trẻ (nguyên tắc 1, 6 - Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1959). Người mẹ và người con trong gia đình ngày càng được xã hội và luật pháp quan tâm. Đứa trẻ không mẹ, không gia đình sẽ báo hiệu biết bao sự cố nảy sinh trong cuộc sống xã hội? Chính vì vậy “để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình… trong bầu không khí hạnh phúc,yêu thương và thông cảm” (4) . Việt Nam, kế tục truyền thống dân tộc “Con hơn cha là nhà có phúc”, Đảng và nhà nước Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, đã khẳng định “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà” và “dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”, “Trước hết, các gia đình (tức là ông, bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy” (5) . Năm 1960 đã có phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, thiếu niên, nhi đồng” và từ 1979 bắt đầu thực hiện “Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở châu á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1990). Trong chương trình hành động nhằm thực hiện tuyên bố Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em vào những năm 90, đã nêu rõ “Gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ cho tới lúc trưởng thành” (6) “Phụ nữ với những chức năng khác nhau của họ đóng một vai trò chủ yếu đối với hạnh phúc của trẻ em” (7) . ) !ướủ@ệ"?ốề?9ềẻ%-!A 9*4//&,& Bà à ệ8ựừ 9*%à &%&&4 < ồ$C6- à ậ"%=D$ị?ốDấả8ầ* =à ộ&&0*)<%)04 0  ' .ếạ à độằựệ-9@ố-ếớ … ủẻ à ữă&4#%Eệ = Eà ă ệAốếề?9ềẻ=D$ị?ố%&&'*14%*1 Trang 4 Rõ ràng là, gia đình và trẻ em đã không chỉ được in đậm nét trên các văn bản pháp quy trong nước và quốc tế, và là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, mà còn trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học. Gia đình và trẻ em đã trở thành chủ đề trung tâm trong các nghiên cứu của xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, nhân chủng học. Đặc biệt, gia đình còn là “trường hợp” trong công tác xã hội. Các nhà công tác xã hội thế giới đã khẳng định: “mặc dù gia đình hiện đại đang thay đổi và nhiều mô hình mới về đời sống gia đình và hôn nhân xuất hiện, gia đình vẫn là hình thức cơ bản nhất của tổ chức trong xã hội và là một yếu tố trọng tâm của công tác xã hội” (8) . Những người làm công tác xã hội luôn luôn tìm hiểu các nguyên tắc làm cơ sở nền tảng cho sự tương tác gia đình, với tư cách là một đơn vị cơ sở, nâng cao chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội xuất hiện trong các gia đình không cân bằng hoặc có sự khủng hoảng làm cho gia đình bị rạn nứt, tan vỡ. Gia đình và trẻ em là đối tượng thường trực của Công tác xã hội. Công tác xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc uốn nắn những lệch chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Gia đình là cơ sở để khôi phục những mất mát các chức năng xã hội của trẻ, nhất là trẻ trong các gia đình ly hôn. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về gia đình và trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình ly hôn đến trẻ em đã được công bố trên thế giới, mặc dù còn nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.ở Việt Nam, những nghiên cứu trong vấn đề này chưa được chú ý. Đồng thời vận dụng các phương pháp và kỹ năng của công tác xã hội trong lĩnh vực này còn bỏ ngỏ. Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn” sẽ góp phần nhỏ bé trong việc mô tả thực trạng cuộc sống của trẻ em trong các gia đình rơi vào hoàn cảnh ly hôn và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực này. , FG8  Trang 5 II. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. II.1. ý nghĩa khoa học: Chuyên đề này sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về “gia đình là trường hợp” trong công tác xã hội. Thông qua đó tìm hiểu những vấn đề xã hội đối với trẻ em sau thời kỳ ly hôn và việc vận dụng phương pháp, kỹ năng của công tác xã hội để góp phần trị liệu. II.2. ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở hiểu rõ sự mất mát một số chức năng xã hội của các em do thiếu hụt gia đình, chuyên đề vận dụng một số phương pháp trị liệu để khôi phục và phát triển một chức năng xã hội của các em. iii. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. III.1. Mục đích nghiên cứu. III.1.1. Tìm hiểu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn thuộc các hoàn cảnh khác nhau. III.1.2. Đưa ra một kế hoạch trị liệu đối với một số em thuộc các gia đình sau ly hôn. III.2. Nhiệm vụ của chuyên đề. a) Tìm hiểu về gia đình, về hôn nhân, về vai trò, chức năng của gia đình. - Tìm hiểu về quyền trẻ em, về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. b) Khảo sát và thu thập thông tin, phân tích tình hình ly hôn hiện nay: - Các hoàn cảnh ly hôn và các loại gia đình ly hôn - Hậu quả sau ly hôn: + Cơ cấu xã hội gia đình thay đổi. + Quan hệ gia đình thay đổi. - Thực trạng đời sống của trẻ em trong các gia đình ly hôn. - Cơ cấu xã hội trẻ em trong các gia đình sau ly hôn: + Quan hệ về kinh tế Trang 6 + Quan hệ cha con, mẹ con, ông bà + Quan hệ các thành viên trong gia đình, họ hàng của các em + Quan hệ bạn bè, học đường, cộng đồng. + Xu hướng tư tưởng, tình cảm của các em. + Những thay đổi trong hành vi giao tiếp + Xu hướng hình thành nhân cách của các em. - Một số vấn đề về giải pháp và chính sách xã hội. IV. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu và trị liệu. IV.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn. IV.2. Khách thể nghiên cứu: + Thực trạng cuộc sống của các em trong gia đình sau ly hôn. + Các gia đình nuôi dưỡng số trẻ em này như bố dượng, mẹ kế, người thân, các “mái ấm”… + Bố, mẹ đẻ các em. + Cộng đồng nơi các em thuộc các gia đình ly hôn đang sống. + Hệ thống thiết chế có liên quan. IV.3. Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn trong phạm vi tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ của trẻ em trong gia đình sau ly hôn. - Chỉ khảo sát theo mẫu thuộc một số cơ sở. V. phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. V.1. Cơ sở phương pháp luận. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, thành phần xã hội và điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội của một xã hội cụ thể. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này có hiệu quả, tác giả đã vận dụng một trong các quan điểm của triết học Mác-Lênin làm cơ sở phương pháp luận khoa học cho đề tài, đó chính là quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Quan điểm này được rút ra từ hai nguyên lý phổ Trang 7 biến của triết học Mác - Lênin, đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng. Phương pháp luận này đòi hỏi khi xem xét thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, cần đặt các em trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau thuộc các gia đình khác nhau, các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội. Phương pháp luận này cũng đòi hỏi khi nhìn nhận bối cảnh của các em cần nhìn nhận theo quan điểm phát triển, không nên nhìn nhận theo “số phận” theo bức tranh “bi quan, tuyệt vọng” tách rời sự phát triển chung của xã hội và của mỗi cá nhân. Cùng với việc vận dụng phương pháp luận nói trên, đề tài cũng đã vận dụng lý thuyết về gia đình và hệ thống (system), cấu trúc chức năng (function - structuralism) và lý thuyết vai trò để phân tích đề tài chuyên đề. V.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. - Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích một số tài liệu về gia đình, về quyền trẻ em, về ly hôn và một số tài liệu thuộc về trị liệu gia đình và các em thuộc các gia đình ly hôn. Chuyên đề cũng đã sử dụng một số tài liệu thống kê, tài liệu xét xử của một số toà án, một số báo cáo của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, một số tài liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Chuyên đề cũng sử dụng một số tài liệu trong một số tạp chí “Khoa học về phụ nữ” từ năm 2000 đến năm 2001. Chuyên đề này đã khai thác một phần nguồn tư liệu điều tra xã hội học thực nghiệm về gia đình mà tác giả đã tham gia với Thạc sĩ Lê Xuân Hoàn và nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên, chủ yếu là nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội kết hợp so sánh với Hà Nam và Sơn La. - Phương pháp khảo sát theo mẫu bằng bảng hỏi: Phương pháp phỏng vấn dựa trên phỏng vấn cấu trúc. Bảng hỏi được xây dựng thống nhất đối với các địa danh. Thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý theo chương trình SPSS for Window 10.05. Mỗi điểm nghiên cứu được xử lý thành tập dữ liệu riêng, sau đó kết hợp phân tích, tổng hợp và so sánh Trang 8 với những tương quan về việc trẻ em sống với ai và sống như thế nào sau khi bố mẹ ly hôn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này sẽ phỏng vấn một số em thuộc một số gia đình ly hôn, một số cha mẹ, người thân có liên quan đến các em thuộc gia đình ly hôn, một số cán bộ địa phương, cộng đồng hiểu sâu về vấn đề này. Trong các phương pháp nghiên cứu, tác giả chú trọng phương pháp nghiên cứu định tính, bởi vì nghiên cứu về ly hôn và các em trong các gia đình sau ly hôn đòi hỏi đi sâu tìm hiểu và phân tích mới có hiệu quả. Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, kết hợp phỏng vấn chuyên gia. Ngoài ra, việc kết hợp nghiên cứu và khảo sát bổ sung tại một xã ở Hà Nội có ý nghĩa sâu sắc trong việc nghiên cứu đề tài này. Nghiên cứu và khảo sát tại một số xã được tiến hành toàn diện: bao gồm tất cả các gia đình ly hôn trong xã, các trẻ em thuộc các gia đình đó và vai trò các tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội trong vấn đề này. Căn cứ vào mô hình phân tích đã trình bày trên đây, tác giả sử dụng các biến số sau đây để tìm hiểu thực trạng trẻ trong các gia đình sau ly hôn: - Biến số độc lập. + Nơi ở và điều kiện kinh tế nơi ở, tuổi, trình độ học vấn, khoảng thời gian bố mẹ ly hôn. - Biến số phụ thuộc: Thực trạng đời sống của các em trong các gia đình sau ly hôn: ăn ở, sức khoẻ, học hành, văn hoá tinh thần, quan hệ xã hội. - Biến số can thiệp: vai trò của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương. Địa bàn nghiên cứu: chuyên đề chọn địa bàn Hà Nội kết hợp so sánh với địa bàn Hà Nam và Sơn La. Riêng Hà Nội, khảo sát toàn diện xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội và đây cũng là cơ sở lựa chọn để xây dựng và thực hiện kế hoạch trị liệu trong công tác xã hội. Trang 9 Mẫu nghiên cứu: Cùng với việc sử dụng kết quả thống kê của cơ quan nhà nước, một số báo cáo của cơ quan nhà nước, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, dung lượng mẫu, cơ cấu mẫu cụ thể như sau: Về địa danh: Nơi ở Tần suất Tỉ lệ % Hà Nam 29 32,2 Hà Nội 31 34,4 Sơn La 30 33,3 Tổng 90 100 Về khoảng tuổi: Khoảng tuổi Tần suất Tỉ lệ % Dưới 6 tuổi 5 5,6 Từ 6-11 tuổi 34 37,8 Từ trên 11-15 tuổi 42 46,7 Trên 15 tuổi 9 10 Tổng 90 100 Trang 10 [...]... sống gia đình Trong tác phẩm “Nhập môn xã hội học gia đình do E Durkheim viết và xuất bản năm 1888, Durkheim đã trình bày khá sâu sắc và toàn diện về xã hội học gia đình Sau này, trong lĩnh vực lý thuyết về gia đình, nhiều nhà xã hội học đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về gia đình, nhất là xã hội học gia đình và công tác xã hội với gia đình Các lý thuyết này chú ý nhiều đến mối quan hệ của gia. .. dục trẻ em nói chung, trẻ em trong các gia đình ly hôn nói riêng là cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu về trẻ em trong các gia đình ly hôn ở nước ta hiện nay Đó cũng là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu thực hiện chuyên đề này (23) Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em ST NXB CTQG hôn nhân, 1997, tr.579 Trang 30 Chương II: công tác xã hội với trẻ em trong. .. lý học, giáo dục học, công tác xã hội và xã hội học Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người Trong xã hội học, trẻ em được xem xét như một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển nhân cách có vị trí xã hội, vai trò xã hội khác với người lớn Trẻ em là đối tượng được xã hội chăm sóc, bảo vệ,... hội Các loại gia đình ly hôn và vấn đề XH nảy sinh Các loại hình ly hôn và thực trạng đời sống trẻ em trong các gia đình sau ly hôn Đời sống vật chất Sức khoẻ trẻ em Học tập của các em Đời sống văn hoá tinh thần Quan hệ xã hội Giải pháp và chính sách Khung lý thuyết trên đây là sự tổng hợp các mối tương quan giữa các sự kiện xã hội, các khái niệm và các biến số Trong đó, đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã. .. (24) (25) Trích lại: Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002, tr.168 Trang 34 hoá trong khuôn khổ của khu vực hoá và toàn cầu hoá, gia đình Việt Nam không thể không bị tác động trong cuộc sống gia đình, trong kinh tế gia đình, trong sự phân công lao động giữa gia đình và xã hội và trong cả lối sống gia đình, trong các quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Điều đó nó phản ánh xu hướng tất... VI.1.1 Gia đình ly hôn tất yếu dẫn đến sự thay đổi cơ cấu gia đình, quan hệ gia đình và tạo nên sự khủng hoảng toàn diện đến đời sống trẻ em, hạn chế nhiều mặt trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em VI.1.2 Gia đình ly hôn ngày càng tăng làm cho trẻ em trong các gia đình ly hôn ngày càng tăng và trở thành vấn đề xã hội VI.2 Khung lý thuyết Đặc điểm điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội. .. những nhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư cả nghĩa thể xác và tinh thần” Khi xem xét gia đình như một thiết chế xã hội, người ta cho rằng cần tập trung vào các vai trò đã được quy định trong gia đình gắn liền với sự phát triển nhu cầu của xã hội, nhu cầu xã hội trong quan hệ hôn nhân gia đình, chức năng xã hội của gia đình, các chuẩn mực và giá trị trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Các chuẩn mực... về ly hôn: Trang 19 tính chất của thủ tục ly hôn, quyền lợi và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng đã ly hôn đối với việc chăm sóc con cái, sở hữu tài sản sau ly hôn Chuẩn mực của hôn nhân gia đình thay đổi đối với thời gian và chu kỳ sống khác nhau của gia đình Lý thuyết về gia đình cũng đòi hỏi việc tiếp cận gia đình như “một nhóm xã hội gắn liền với cơ cấu của gia đình như cơ cấu thành viên trong gia đình: ... trong những lý thuyết cơ bản nghiên cứu về gia đình - hôn nhân - ly hôn và trẻ em Các nhà công tác xã hội sử dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng nhiều hơn các lý thuyết khác khi nghiên cứu về gia đình và hôn nhân ở đây chỉ sử dụng lý thuyết này để phân tích khả năng của gia đình trong việc thực hiện chức năng giáo dục - xã hội hoá của gia đình Trong việc phân tích mối quan hệ các thành viên trong gia. .. trong gia đình cần được giáo dục, hướng dẫn chọn lọc những tinh hoa, phát triển nhân cách đúng hướng Điều quan trọng là việc gia đình phối hợp với học đường, với cộng đồng, với xã hội thực hiện chức năng giáo dục - xã hội hoá có kết quả, để cho thế hệ trẻ từ trong gia đình đến xã hội nhận thức đúng vàhọc đóng các vai trò của mình để gia nhập vào xã hội một cách chủ động và sáng tạo Gia đình không tách . Các hoàn cảnh ly hôn và các loại gia đình ly hôn - Hậu quả sau ly hôn: + Cơ cấu xã hội gia đình thay đổi. + Quan hệ gia đình thay đổi. - Thực trạng đời sống của trẻ em trong các gia đình ly hôn. -. kỹ năng của công tác xã hội trong lĩnh vực này còn bỏ ngỏ. Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội, đề tài Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn sẽ góp phần nhỏ bé trong việc. Một số vấn đề của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn. IV.2. Khách thể nghiên cứu: + Thực trạng cuộc sống của các em trong gia đình sau ly hôn. + Các gia đình nuôi dưỡng số trẻ em này như bố dượng,

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan