Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

85 2.1K 6
Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung có hệ thống đầm phá lớn nhất nước ta. Hệ thống ao, hồ kênh mương, ruộng ngập nước chiếm một diện tích đáng kể và mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ sinh vật phát triển. Tiềm năng thuỷ sinh vật ở Thừa Thiên Huế khá phong phú và đa dạng, trong đó cá là nguồn thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Cá là những mắt xích không thể thiếu trong chuổi thức ăn ở các thuỷ vực, vừa là nguồn thực phẩm giàu đạm chủ yếu trong các bữa ăn của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, từ lâu cá được xem là đối tượng khai thác chính trên các thuỷ vực, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế. Để phát triển bền vững, nghề cá nhất thiết phải quan tâm đến các đối tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có vai trò quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) là loài đã đi vào dân gian, trở thành nét văn hoá ẩm thực tao nhã và không kém phần sang trọng trong đời sống hàng ngày. Xuất phát từ thực tiễn nuôi cá và khai thác cá ở các thuỷ vực nước ngọt vùng Huế, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cần đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi một cách phù hợp. Điều này nhất thiết phải dựa trên những hiểu biết về nguồn lợi, về đặc điểm sinh học, sinh thái của từng đối tượng. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc tính sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng... của cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên Huế. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.

-1- MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung có hệ thống đầm phá lớn nhất nước ta. Hệ thống ao, hồ kênh mương, ruộng ngập nước chiếm một diện tích đáng kể và mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ sinh vật phát triển. Tiềm năng thuỷ sinh vật ở Thừa Thiên Huế khá phong phú và đa dạng, trong đó cá là nguồn thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Cá là những mắt xích không thể thiếu trong chuổi thức ăn ở các thuỷ vực, vừa là nguồn thực phẩm giàu đạm chủ yếu trong các bữa ăn của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, từ lâu cá được xem là đối tượng khai thác chính trên các thuỷ vực, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế. Để phát triển bền vững, nghề cá nhất thiết phải quan tâm đến các đối tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có vai trò quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) là loài đã đi vào dân gian, trở thành nét văn hoá ẩm thực tao nhã và không kém phần sang trọng trong đời sống hàng ngày. Xuất phát từ thực tiễn nuôi cá và khai thác cá ở các thuỷ vực nước ngọt vùng Huế, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cần đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi một cách phù hợp. Điều này nhất thiết phải dựa trên những hiểu biết về nguồn lợi, về đặc điểm sinh học, sinh thái của từng đối tượng. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc tính sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng của cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên Huế. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. -2- Phần thứ nhất: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ 1.1 Nghiên cứu cá ở Việt Nam Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với vùng thềm lục địa. Hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá với tổng diện tích lớn. Đó là những hệ sinh thái thuỷ vực nhiệt đới điển hình, mang tính đa dạng sinh học cao và có những đặc trưng riêng. Nghiên cứu Ngư loại học ở Việt Nam khởi đầu từ năm 1876 khi H.E.Sauvage giới thiệu về sự phân bố của một vài loài cá nước ngọt Việt Nam. Một vài năm sau đó, khi ông khảo sát về khu hệ cá miền Đông Nam Châu Á, một lần nữa lại mô tả về những loài mới ở Việt Nam và Cambodia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có hệ thống về cá nước ngọt mới thực sự bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ XIX. Phần lớn là các công trình thuộc các tác giả người Pháp như: H. E. Sauvage (1884) thu thập và công bố 10 loài cá nước ngọt ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; L. Vallant: thu thập 6 loài ở Lai Châu, mô tả 4 loài mới (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng - có một loài mới (1904). Quan trọng hơn cả là kết quả phân tích mẫu cá thu thập ở Việt Nam là của H. E. Sauvage được công bố năm 1881, trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu” đã mô tả một số loài cá ở Đông Dương và mô tả hai loài mới ở miền Bắc nước ta. Năm 1929, G. Tirant đã công bố thành phần loài, mô tả 70 loài cá sông Hương (Huế), trong đó có 5 loài mới mà ông đã thu thập mẫu vật từ năm 1883 [40]. Tiếp sau đó, có nhiều công trình nghiên cứu cá ở Hà Nội của Đoàn Thường trực khoa học Đông Dương và đã công bố 29 loài, mô tả 2 loài mới (1907), sau đó công bố 33 loài mới (1934). Ngoài ra còn có nhiều tác giả người Pháp khác như: P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937); J.Pellegrin và P. Chevey (1934, 1936, 1938, 1941) [3] đã nghiên cứu nhiều mặt về cá nước ngọt ở -3- sông, suối và đầm phá ven biển nước ta [41]. Năm 1937, một công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ về thành phần cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của P. Chevey và J. Lemasson: “Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam" được công bố. Ở đó, người đọc không những tìm thấy danh mục của 17 họ, 98 loài cá nước ngọt và nhiều loài mới cho khoa học mà còn tìm thấy một số đặc điểm sinh học, phân bố địa lý của chúng trong khu vực nghiên cứu [41]. Có thể nói thời kỳ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam đều do các tác giả người nước ngoài tiến hành. Thời kỳ này mới dừng lại ở việc mô tả, thống kê thành phần loài, chưa nghiên cứu về nguồn lợi. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), công tác nghiên cứu cá bị gián đoạn. Khi hòa bình lập lại miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955 – 1975), công tác nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Vào thời điểm này ở miền Bắc, công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt nói chung, cá nói riêng được các cơ quan: Trạm nghiên cứu Thủy sản nước ngọt Đình Bảng thuộc Tổng cục Thủy sản, Khoa Sinh vật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Thủy sản Hải Phòng thực hiện. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá nước ngọt ở Miền Bắc là của các tác giả Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (1958); Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên: Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây (1961); Mai Đình Yên: Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng (1962) [30]; Nguyễn Văn Hảo: Dẫn liệu nguồn lợi cá Hồ Ba Bể (1964); Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Văn Hảo: Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao (1964); Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn: Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã (1971); -4- Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do các cán bộ khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M. Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972); Y. Taki (1975),… Cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái học cũng được chú ý hơn. Nổi bật có các công trình nghiên cứu của Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960), Mai Đình Yên (1964) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài cá kinh tế ở sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): Sinh học cá Ngạnh sông Lô; Hoàng Đức Đạt (1964): Sinh thái học một số loài cá sông Lô [4]. Đặc biệt cuốn sách “Các loài cá kinh tế nước ngọt miền Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1969) lần đầu tiên trình bày hệ thống các đặc tính sinh học, ý nghĩa kinh tế của 33 loài cá kinh tế thuộc khu vực miền Bắc dựa theo từng sinh cảnh đặc trưng như sông suối, ao hồ, đồng ruộng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trong thời kỳ này vẫn mang tính chất riêng lẻ cho từng khu vực, còn nhiều thủy vực vẫn chưa được nghiên cứu. Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (từ năm 1975 đến nay), Viện nghiên cứu hải sản I Đình Bảng, các Khoa Sinh học trong các Trường Đại học của cả nước, các tổ chức khoa học, các đoàn hợp tác Quốc gia và Quốc tế đã từng bước tiến hành điều tra và nghiên cứu rộng, sâu theo các mục đích khác nhau. Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu là do các tác giả: Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương, đã thống kê được 58 loài [3]; Nguyễn Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam, đã thống kê được 157 loài [32]; Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần các loài cá sông Thu Bồn gồm 58 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 loài [35]; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn -5- Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài) [33]. Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu cá của các thời kỳ trước được công bố là: "Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam" của Mai Đình Yên (1978) đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta và "Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ" do Mai Đình Yên chủ biên với các cộng sự Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992), mô tả định loại 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam. Đây là hai công trình tổng hợp đầy đủ nhất hiện nay về hai khu hệ cá nước ngọt miền Bắc và miền Nam nước ta, được sử dụng như một tài liệu chính trong việc định loại cá nước ngọt Việt Nam [33], [34]. Ở vùng nước ngọt miền Trung, Tây Nguyên đã có một số công bố về đặc điểm, thành phần loài khu hệ cá ở một số sông suối, hồ và đầm phá ven biển miền Trung, gồm các công trình nghiên cứu của Dương Tuấn (1979), Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994,1995) [3]; Võ Văn Phú (1995, 2000, 2001, ); Nguyễn Thị Thu Hè (2003); Võ Văn Phú và Trương Thị Thu Hà (2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan (2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Thu Hà (2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng (2004); Võ Văn Phú, Nguyễn Minh Ty (2005), [9], [23], [18],[17], [23]. Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở Đầm Phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978) [22]; Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980) [7]; Võ Văn Phú (1991, 1994, 1995, 1999, 2000) [16], [17]; Đặc điểm sinh học cá Quả (Ophiocephalus striatus) của Nguyễn Duy Hoan (1979); Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá Sặc rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho (1999); Đặc tính sinh sản của cá Lăng (Hemibagrus guttatus) của -6- Nguyễn Hồng Hải (2000); Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Trê (Clarias fuscus) của Lê Thị Nam Thuận (2000) [28]; Một vài tính chất lý học của lectin cá Nheo (Parasilurus asotus) của Nguyễn Quốc Khang (2000) [12]; Đặc trưng của lectin ở 2 loài cá Chình hoa (Anguilla mamorata) và cá Chình nhật (Anguilla japonica) của Cao Đăng Nguyên (2000); Sinh học về sinh trưởng và sinh sản của cá Rô phi (Oreochromis niloticus) của Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Chinh (2000); So sánh một số chỉ tiêu sinh học và chỉ tiêu nuôi cá của 5 loại hình thái cá Chép ở Cần Thơ của Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Thị Nga (2000); Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cá Lăng nha (Mystus nemurus) của Hoàng Đức Đạt, Thái Trọng Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003) [8]; Đặc điểm sinh học của cá Dầy (Cyprynus centralus Nguyen et Mai) vùng đầm phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú, Nguyễn Hữu Quyết, Hồ Thị Hồng (2005) [20] Đây là những tư liệu quý về sinh học, sinh thái, sinh lý các loài cá kinh tế nội địa Việt Nam. Nghiên cứu về đặc trưng phân bố các loài và đặc điểm địa động vật học cá nước ngọt Việt Nam có các tác giả Mai Đình Yên (1983), Nguyễn Thái Tự (1983, 1997, 1998) và Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), Võ Văn Phú (1995, 1997, 1999 và 2000), Nguyễn Quốc Nghị, Ngô Sĩ Vân (1999), Nguyễn Thị Thu Hè (2000), Nguyễn Thái Tự, Lê Viết Thắng (2000, 2002), [33], [35], [10]… 1.2 Nghiên cứu cá ở Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi dày đặc và chiếm một diện tích đáng kể. Hệ thống sông ngòi mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ sinh vật, trong đó có cả nguồn lợi thuỷ sản phát triển, là nguồn thực phẩm không thể thiếu, đồng thời là nguồn xuất khẩu có giá trị đáng kể đóng góp ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. -7- Công trình nghiên cứu của G. Tirant năm 1883 được xem là công trình nghiên cứu về ca nước ngọt đầu tiên ở Huế. Ông đã đưa ra danh mục và mô tả 70 mươi loài cá sông Hương. Tuy nhiên ở công trình này chỉ có 20 loài cá nươc ngọt, phần còn lại là cá nước lợ. Trong tác phẩm này, tác giả đã chú ý đến nơi sống, khởi đầu cho việc nghiên cứu về tính chất phân bố và đặc điển sinh học của các loài cá, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế. Những năm tháng sau đó đến trước 1975, chiến tranh đã phân chia hai miền Nam - Bắc. Công tác điều tra nghiên cứu khu hệ cá miền Trung nói chung và sông ở Thừa Thiên Huế nói riêng hầu như bị ngưng lại. Từ sau năm 1975, khi hoà bình lập lại, có nhiều công trình nghiên cứu đầm phá của khoa Sinh vật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1976) và liên tục các năm sau (1978 - 2006) có các nghiên cứu của khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Huế với các đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh về điều tra nguồn lợi và định hướng qui hoạch phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở đầm phá. Nghiên cứu đầu tiên là công trình đề cặp đến khu hệ cá nước ngọt sông Hương như: “Những đặc tính cơ bản khu hệ động thực vật thuộc lưu vực sông Hương” của Vũ Trung Tạng (1976), “Nguồn lợi thuỷ sản các đầm phá phía Nam sông Hương và những vấn đề về khai thác hợp lý nguồn lợi đó” của Vũ Trung Tạng và Đặng Thị Sy (1978). Những công bố tiếp theo về phân loại, bắt đầu là của Hoàng Đức Đạt - Lê Hữu Thuận (1977, 1980), Lê Văn Miên (1980), sau đó có nhiều công trình của Võ Văn Phú (1992, 1993, 1994, 2001, 2004) [7], [8], [21], [22], [23]. Kết quả của những nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tính đa dạng của khu hệ cá đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu về sinh học và sinh thái của các loài cá trong đầm phá có nhiều công trình nghiên cứu: Công trình của Hoàng Đức Đạt (1978, 1980, 1983), Võ Văn Phú (1978, 1980, 1991, 1993, 1994, ). Đặc biệt, Võ Văn Phú (1997) đã công bố thành phần loài khu hệ cá Tam Giang - Cầu Hai với tổng số 163 loài -8- thuộc 95 giống, nằm trong 60 họ của 17 bộ khác nhau. Đây được xem là công trình đầy đủ nhất và mới nhất của khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từ trước cho đến trận lũ lịch sử vào đầu tháng XI năm 1999. Riêng các thuỷ vực nước ngọt Thừa Thiên Huế có ít công trình nghiên cứu. Năm 1997, Nguyễn Hữu Dực tiến hành nghiên cứu về cá khu vực miền Trung với đề tài: “Sơ bộ điều tra khu hệ cá sông Hương”. So với công trình nghiên cứu trước của Tirant, công trình này khá đầy đủ hơn. Tác giả đã thu thập được 58 loài cá trong đó có 49 loài cá nước ngọt và 9 loài cá nước lợ. Tiếp đó là các công trình nghiên cứu về “Nguồn lợi thuỷ vực các đầm phá phía Nam sông Hương và vấn đề khai thác hợp lý các nguồn lợi đó” của Vũ Trung Tạng, Đặng Thị Sy (1978). Công trình nghiên cứu Hoàng Đức Đạt (1979) và cộng sự về “Dẫn liệu thành phần loài cá ở các sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cũ” tiến hành điều tra thu thập mẫu vật cá ở các sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và một số sông suối huyện Phú Lộc, Hương Phú thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê danh mục gồm 98 loài cá thuộc 12 bộ khác nhau. Những năm gần đây, ngoài công tác nghiên cứu thống kê phân loại có các tác giả Hoàng Đức Đạt, Lê Hữu Thuận (1977-1980), Lê Văn Miên (1980), Võ Văn Phú(1992, 1993, 1994), nhiều tác giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cá có giá trị kinh tế như cá Dìa, cá móm gai dài, cá mòi cờ Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu đặc điểm sinh học cá đầm phá như Đặng Thị Thu Hiến, Võ Văn Phú (1996-1997) nghiên cứu sinh học ở cá Chẽm ở hệ đầm phá Tam Giang và các vùng phụ cận; Võ Nguyễn Hữu Quyết (2003- 2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Dày và nhiều công trình nghiên cứu của Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng về đặc điểm sinh học cá đầm phá Cá Diếc là một loài có giá trị kinh tế và gần đây nhất công trình nghiên cứu của Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú và nhóm nghiên cứu (2004) về đa dạng sinh học -9- động vật vườn Quốc gia Bạch Mã có đề cập đến ca Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758), là đối tượng chúng ta quan tâm. -10- Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG,THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) Họ cá Chép: Cyprinidae Bộ cá Chép: Cypriniformes Lớp cá xương: Osteichthyes Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758), là loài cá nước ngọt phổ biến. Chúng sống ở sông, ao, hồ đầm, ruộng…là loài cá có giá trị kinh tế. Ở Thừa Thiên Huế, cá Diếc phân bố khá nhiều ở các thuỷ vực nước ngọt tự nhiên và nhu cầu tiêu dùng của người dân là khá lớn. 2.2 Thời gian, địa điểm Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng IX năm 2006 đến tháng IX năm 2007 Địa điểm: Sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai, và một số ao, hồ nuôi tự nhiên. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 23.1 Nghiên cứu ngoài thực địa Mẫu cá được thu bằng nhiều cách khác nhau: Trực tiếp theo ngư dân đánh bắt, đặt mua ở các thuyền, thuộc khu vực nghiên cứu. Mẫu thu ngẫu nhiên nhằm đại diện cho chủng quần cá đánh bắt trong thời gian đó, mẫu phải đảm bảo nguyên vẹn, không bị rách rời các phần vẩy, vây đuôi Trường hợp mẫu thu xa phòng thí nghiệm đã được xử lý ngay tại thực địa. Mẫu thu được phân chia thành từng nhóm kích thước khác nhau, cân trọng lượng (g) và đo chiều dài (mm) của mỗi cá thể để xác định mối tương quan giữa hai đại lượng này. - Đo chiều dài thân (L, L 0 ), trong đó: [...]... đến năm thứ hai cá đực có tộ tăng trưởng cao hơn cá cái Chứng tỏ, trong thời gian đầu cá cái sinh trưởng nhanh hơn cá đực Đến khi trưởng thành sinh dục, do phải tích lũy noãn hoàng trong hình thành trứng và mang nhiều trứng nên cá cái sinh trưởng chiều dài chậm hơn cá đực Dựa vào số liệu về chiều dài và trọng lượng cá thu được theo nhóm tuổi, chúng tôi tính được các thông số sinh trưởng theo phương... và đặc trưng cho loài cá Diếc trong suốt quá trình nghiên cứu 2.3.2.2 Nghiên cứu đặc tính sinh trƣởng của cá - Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng: Dựa vào số đo chiều dài và trọng lượng thực tế của cá để tính mối tương quan theo phương trình của R J H Berton – S J Holt (1956) [23] W = a Lb Trong đó: W: Trọng lượng toàn thân của cá (g) L: Chiều dài toàn thân cá (mm) a, b: Các hệ số tương quan Các... của sinh vật trong nước và do quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước Sự biến thiên CO2 trong nước ngược lại biến thiên O2 Ở tầng mặt, hàm lượng CO2 thấp và tầng đáy CO2 có hàm lượng cao hơn - Độ pH ở các thuỷ vực ảnh hưởng lớn đến thành phần lý hoá học trong đất và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá, độ pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá - Các... của nó -26- Phần thứ hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 4 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ DIẾC 4.1 Đặc điểm hình thái cá Diếc - Đặc điểm phân loại: D III, 17-19; A.III,5; P.I, 14-15; V.1,8; Sq27-31; Lược mang cung mang thứ nhất 43-46; răng hầu một hàng 4-4, vẩy dọc tán đuôi 6-7; vẩy trước vây lưng 11-13; vẩy quanh tán đuôi 16; L0 =2,4-3,1H Hình 4.1 Hình thái ngoài cá Diếc Cá Diếc có thân dẹp bên, ngắn, ngực hơi... cá là sinh trưởng liên tục trong suốt đời sống và có tính chất chu kỳ trong năm Vào mùa ấm (từ tháng IV đến tháng IX), cá đồng hóa thức ăn trong môi trường tốt hơn mùa lạnh nên sinh trưởng nhanh hơn Mùa lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp, cá ăn ít, thậm chí ngừng bắt mồi, kết quả làm cá ngừng sinh trưởng, đó là nguyên nhân hình thành vòng năm của cá Sau khi quan sát vẩy, chúng tôi đã xác định cá Diếc ở các... dài cá, cá càng lớn thì vẩy có kích thước càng lớn (bảng PL2), tỷ lệ thuận với vòng tuổi của cá Phương trình tính ngược sinh trưởng của cá Diếc theo Rose Lee (1920) được viết dưới dạng: Lt = (L - 9,6019) Vt / V + 9,6019 Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng, chúng tôi xác định được sinh trưởng chiều dài hằng năm và tốc độ sinh trưởng chiều dài tương ứng (bảng 4.3) Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng... lượng của cá ở tuổi t (năm) L∞ : Chiều dài cực đại của cá (mm) W∞: Trọng lượng cực đại của cá (g) k: Chỉ số đường cong (corvature parametes) t và t0: Khoảng thời gian cá sinh trưởng b: Hệ số tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Các thông số L∞, W∞, k, b, t0 được xác định bằng phương trình toán học thực nghiệm, sẽ được trình bày ở phần phụ lục 2.3.2.3 Nghiên cứu đặc tính dinh dƣỡng của cá - Xác... trọng lượng giữa cá đực và cá cái trong cùng một nhóm tuổi có sự khác nhau Nhóm tuổi 1 + cá đực có kích thước trung bình (133,6mm) lớn hơn cá cái (131,4mm) và trọng lượng cá đực (41,3g) nhỏ hơn cá cái (42,0g) không đáng kể, nhưng đến nhóm tuổi 2 + cá đực có kích thước trung bình (153,1mm) lớn hơn cá cái (149,4mm) nhưng trọng lượng trung bình cá đực (52,4g) lại bé hơn nhiều so với cá cái (63,2g) Điều... Đếm lặp lại nhiều lần số trứng ở cả 3 vùng trên 1 đơn vị trọng lượng bằng phòng đếm động vật để có kết quả chính xác Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối, chúng tôi tính được sức sinh sản tương đối là số lượng trứng trên 1 đơn vị trọng lượng cơ thể cá -16- Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỪA THIÊN HUẾ Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc... các trường học từ mẫu giáo, phổ thông đến Đại học phát triển rộng khắp thu hút đông đảo học sinh Về Đại học và cao đẳng có 6 trường thuộc Đại học Huế Việc phát triển giáo dục - đào tạo ở các huyện miền núi là một trong hững vấn đề được quan tâm đặc biệt Hiện nay 118/122 xã của cả tỉnh có trường tiểu học Với đặc điểm vị trí thuận lợi nêu trên, Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện để phát triển mạnh ngành thuỷ, . Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế . -2- Phần thứ nhất: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ 1.1 Nghiên cứu. điểm sinh học, sinh thái của từng đối tượng. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc tính sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng của cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên Huế. . nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tính đa dạng của khu hệ cá đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu về sinh học và sinh thái của các loài cá trong đầm phá có nhiều công trình nghiên

Ngày đăng: 03/02/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan