Bài tác gia Nam Cao

9 1.5K 12
Bài tác gia Nam Cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì GVHD: GS. TS. Đỗ Ngọc Thống HVTH: Hoàng Ngọc Phụng Lớp : Lí luận và PPDH Văn, K22 Môn : PPDH Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì Câu 1: Vận dụng định hướng dạy học Đọc- hiểu vào một bài dạy cụ thể trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, hoặc trung học phổ thông. (Công việc của giáo viên, hướng tổ chức cho học sinh khai thác văn bản như thế nào?) Tôi chọn vận dụng định hướng Đọc- hiểu kiểu “bài tác gia” vào dạy học bài tác gia “Nam Cao” trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1, nâng cao. I.Lí thuyết (Định hướng Đọc- hiểu bài tác gia) 1.Yêu cầu về nội dung bài học (3 yêu cầu) -Những nét cơ bản về tiểu sử (liên quan đến việc hiểu tác phẩm) -Sự nghiệp văn học +Quá trình sáng tác +Các tác phẩm chính +Nội dung nổi bật +Đặc sắc nghệ thuật (đóng góp) -Vị trí và vai trò của tác gia (trong xu hướng văn học ấy, giai đoạn văn học ấy) 2.Quy trình dạy học bài tác gia (3 bước) -Bước 1: Tìm hiểu bố cục bài học +Bài học có mấy phần? +Nội dung chính của mỗi phần là gì? -Bước 2: Tìm hiểu nội dung bài học +Tiểu sử (quê hương, gia đình, bản thân- cá tính, thời đại) nhà văn có gì đặc biệt? Những thông tin trên giúp ích gì cho việc hiểu sâu hơn tác phẩm? +Sự nghiệp văn học của tác gia có gì đặc sắc? • Các giai đoạn sáng tác • Các tác phẩm tiêu biểu • Nội dung bao trùm • Đặc sắc về nghệ thuật +Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nội dung, và nghệ thuật đặc sắc của tác gia trong sách giáo khoa? -Bước 3: Đánh giá chung về tác gia +Vị trí của tác gia: các giai đoạn sáng tác • Nếu không có tác gia thì văn học thiếu đi những gì về nội dung và nghệ thuật? • Tác phẩm của tác gia tác động vào nghệ thuật, và tác động vào xã hội thời đó và thời nay như thế nào? +Quan điểm nghệ thuật của tác gia có gì đặc sắc? Dẫn ra một số câu văn nêu lên quan điểm nghệ thuật của tác gia? +Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nhận xét và đánh giá về tác gia trong sách giáo khoa? II.Thực hành (Soạn giáo án bài tác gia “Nam Cao”) NAM CAO- TRẦN HỮU TRI (1915/ 1917- 1951) A.Mục tiêu cần đạt Page | 1 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì -Giúp học sinh (HS): +Hiểu được đặc điểm về con người, về quan điểm nghệ thuật và những tư tưởng cơ bản chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao. +Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của nhà văn, đặc biệt là đóng góp của ông trong việc hoàn thiện thể loại truyện ngắn hiện đại. B.Phương pháp dạy học -Hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa (SGK) -Gợi tìm (chủ đạo) -Thảo luận nhóm C.Chuẩn bị -Giáo viên: +Sách giáo viên (SGV), SGK, các tài liệu tham khảo khác về Nam Cao +Đọc văn bản trước ở nhà, hệ thống câu hỏi then chốt +Giáo án +Câu hỏi trắc nghiệm -Học sinh: +SGK, các tài liệu tham khảo khác về Nam Cao có liên quan đến việc hiểu sâu hơn hai tác phẩm đã học: Chí Phèo và Đời thừa. +Đọc văn bản trước ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối SGK (bài soạn) +Đánh dấu những đoạn, gạch chân những dòng trong SGK mà các em cho là quan trọng. D.Tiến trình lên lớp 1.Lời vào bài -Theo các em, trong nền văn học Việt Nam hiện đại có mấy tác gia? Đó là những ai? -Điền tên tác gia vào phiếu trắc nghiệm các tác gia của nền văn học Việt Nam? -Thử phân biệt “tác giả” và “tác gia”? (đóng góp cho giai đoạn văn học/ nền văn học dân tộc) Nhà văn Nam Cao là một trong 5 tác gia văn học Việt Nam hiện đại, là một cây bút lớn, ông đã để lại cho nền văn xuôi hiện thực nước ta nhiều kiệt tác. Với những tìm tòi độc đáo, sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật, ông đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỉ XX. 2.Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục bài học +Bài học có mấy phần? +Nội dung chính của mỗi phần là gì? Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học 1.Tiểu sử (quê hương, gia đình, nghề nghiệp) nhà văn có gì cần lưu ý? -HS trả lời: 2 phần +Cuộc đời  tiểu sử  con người +Sự nghiệp văn học  Quan điểm nghệ thuật  Các đề tài chính  Nghệ thuật viết truyện -2 HS/ nhóm thảo luận (3’) -Đại diện trình bày -Các nhóm khác bổ sung I.Cuộc đời Nam Cao 1.Tiểu sử -Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915/ 1917- 1951), sinh trong một gia đình nông dân Page | 2 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì Những thông tin trên giúp ích gì cho việc hiểu sâu hơn 2 tác phẩm: Chí Phèo và Đời thừa? -GV nhận xét và cho HS ghi bài -GV cho HS đọc phần “I.2.Con người”. 2.Những đặc điểm cơ bản về con người Nam Cao là gì? Nó chi phối những sáng tác của ông như thế nào? -GV nhận xét và cho HS ghi bài 3.Từ những phân tích ở trên, em thử đưa ra nhận xét khái quát về con người Nam Cao? -GV cho HS đọc mục “II.1.Quan điểm về nghệ thuật và II.2.Các đề tài chính”. 4.Quan điểm của Nam Cao về nghệ thuật như thế nào? Quan điểm ấy được thể hiện ở những câu nói nào của các nhân vật trong các tác phẩm của ông? -Vế thứ hai của câu hỏi này, HS phải lấy dẫn chứng trong 2 bài đã học ra để liên hệ. -HS đọc bài -2HS/nhóm thảo luận -Gạch chân SGK những đoạn, những câu nói về đặc điểm con người Nam Cao. -Đại diện trình bày -Các nhóm khác bổ sung, lấy dẫn chứng trong 2 bài đã học ra để liên hệ.  Thể hiện rõ trong các tác phẩm của ông về đề tài: Người trí thức nghèo.  NC rất đề cao tình thương đối với đồng loại (Đời thừa).  Mỗi tác phẩm viết về đề tài: Người nông dân nghèo, đều chứa đựng đầy tình cảm xót thương. -HS nhận xét, đánh giá -HS đọc bài -4HS/nhóm thảo luận -Gạch chân SGK những câu nói về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. -Đại diện trình bày -Các nhóm khác bổ sung, lấy nghèo, quê ở làng Đại Hoàng, tỉnh Nam Định. -Nghề nghiệp: từng là một thầy giáo trường tư thục, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn và gia sư. 2.Con người  3 đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông: a.NC có thái độ bất hòa với xã hội thối nát đương thời.  Biểu hiện qua tiếng chửi, khát khao muốn được làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. b.Bề ngoài, Nam Cao có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm thì luôn luôn sôi sục.  Ông luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.  Trong tâm hồn ông, thường xuyên diễn ra cuộc xung đột âm thầm mà gay gắt giữa: lòng nhân đạo- thói ích kỉ; tinh thần dũng cảm- thái độ hèn nhát; tính chân thật- sự giả dối; khát vọng tinh thần cao cả- những dục vọng phàm tục. c.Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt gắn bó với quê hương, nhất là những người nông dân nghèo khổ bị áp bức.  Tóm lại, Nam Cao là người luôn suy tư về: bản thân, cuộc sống, đồng loại; từ kinh nghiệm thực tế mà khái quát thành những triết lí sâu sắc mà đầy tâm huyết. II.Sự nghiệp văn học 1.Quan điểm về nghệ thuật của Nam Cao Với tư cách là một nhà văn, Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Page | 3 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì -GV bổ sung, nhận xét -GV gợi ý cho HS tìm những đoạn văn hay, câu văn hay trong Đời thừa làm dẫn chứng cho các luận cứ. dẫn chứng trong 2 bài đã học và các tác phẩm khác ra để liên hệ.  Theo ông, văn chương không được trốn tránh hiện thực: “Cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời’. (Trăng sáng) -Cũng trong Đời thừa, ông viết: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn… Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.”  Ông đánh giá cao văn chương, coi đó là một nghề lao động cao quý, và đầy trách nhiệm với XH. -Điều này thể hiện rõ qua 2 tác phẩm: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng. -Ông ấp ủ một dự định sáng tác trong hoàn cảnh kháng chiến: “Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi chuẩnt bị bước vào một nghệ thuật cao hơn”. ông: a.Văn chương phải phản ánh hiện thực  Văn chương phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. (Trăng sáng) b.Văn chương là một hoạt động sáng tạo.  Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. c.Văn chương phải chan chứa tinh thần nhân đạo.  Trong Đời thừa, ông viết: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. d.Nhà văn phải có lương tâm và nhân cách  Theo ông, viết cẩu thả chẳng những “bất lương” mà còn “đê tiện”. e.Sau CMT8, Nam Cao ý thức được nghĩa vụ công dân của người nghệ sĩ- “đôi mắt” Page | 4 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì 5.Em có đánh giá gì về những quan điểm về nghệ thuật của Nam Cao? 6.Tác gia Nam Cao có mấy giai đoạn sáng tác? -Ở mỗi giai đoạn, có các đề tài chính nào? -Ở mỗi giai đoạn, có những tác phẩm tiêu biểu nào? Nhân vật chính là những ai? -Nội dung bao trùm của các tác phẩm giai đoạn đó là gì? -Có gì đặc sắc về nghệ thuật? (đóng góp) 7.Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nội dung, và nghệ thuật đặc sắc của tác gia trong sách giáo khoa? -GV gợi ý từng câu hỏi cho HS trả lời -Nhận xét, bổ sung -Diễn giảng nếu cần thiết -2 giai đoạn sáng tác: Trước và sau CMT8 -4HS/ nhóm thảo luận, ghi ra giấy theo mẫu kết quả. Sáng tác của NC Trước CMT8 Sau CMT8 Các đề tài chính Tác phẩm tiêu biểu Nhân vật chính Nội dung bao trùm Đóng góp nghệ thuật -Đại diện ngẫu nhiên trình bày -Các nhóm khác bổ sung, lấy dẫn chứng trong 2 bài đã học và các tác phẩm khác ra để liên hệ. -Gạch chân SGK các đoạn, câu văn nêu lên nội dung, và nghệ thuật đặc sắc của tác gia? Dù đẩy vào cuộc sống khốn cùng, nhưng người nông dân vẫn luôn cố gắng gìn giữ nhân phẩm của mình.  Tóm lại, Nam Cao là người có những quan điểm nghệ thuật vô cùng tiến bộ và mang đầy tính triết lí. Chính những quan điểm nghệ thuật đó đã chi phối những sáng tác của ông về mặt tư tưởng, tạo nên những tác phẩm để đời, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của nền văn xuôi nước nhà. 2.Các đề tài chính của Nam Cao  Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạn: a.Trước Cách mạng tháng Tám (hơn 60 tác phẩm được in với 2 đề tài chính) -Đề tài người trí thức nghèo +Tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn… +Nhân vật chính: Là những nhà văn nghèo, viên chức nghèo như: Điền, Hộ… +Nội dung: Miêu tả những bi kịch tinh thần của những người trí thức trong xã hội cũ: họ là những người có hoài bão cao đẹp, khát khao được phát triển nhân cách, khẳng định tài năng, nhưng chỉ vì “miếng cơm, manh áo”, chỉ vì nghèo túng mà không thực hiện được ước mơ của mình. Tố cáo XH vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, đẩy con người vào tình trạng chết mòn, sống thừa. -Đề tài người nông dân nghèo +Tác phẩm: Chí Phèo (1941), Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, Dì Hảo… +Nhân vật chính: Là những Page | 5 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì -Sau CMT8: Nam Cao tận tình phục vụ kháng chiến, và có những đóng góp đáng kể. -Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của Nam Cao qua 2 giai đoạn sáng tác? 8.Thông thường, mỗi tác gia đều có một phong cách nghệ thuật riêng, Nam Cao cũng vậy. Qua các tác phẩm của ông, em hãy chỉ ra nghệ thuật viết truyện ấy? -GV nhận xét, cho HS gạch chân SGK/ ghi bài. Là những tác phẩm có giá trị của nền văn xuôi thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, khi chúng quay trở lại xâm lược nước ta. +Ngôn ngữ của Nam Cao sống động, tinh tế, lại hòa nhập vào thứ ngôn ngữ dung dị hàng ngày. -HS đọc SGK, gạch chân những câu quan trọng -Lấy ví dụ minh họa từ các tác phẩm đã học. -Ông thường đảo lộn thời gian, không gian tạo nên kiểu kết cấu tâm lí vừa linh hoạt, đa dạng vừa nhất quán người nông dân nghèo, bất hạnh, thậm chí bị tha hóa như: Chí Phèo, Hảo… +Nội dung: Phản ánh cuộc sống tối tăm, tủi nhục của người nông dân- những con người thấp cổ bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức. Lên án XH tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của những người lương thiện. b.Sau Cách mạng tháng Tám +Tác phẩm: Đôi mắt (1948), Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới (1950) +Nội dung: Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, và đời sống chiến đấu của nhân dân. Về nghệ thuật nói chung: +Nhiều tác phẩm của Nam Cao mang tính tự truyện. +Ngòi bút của Nam Cao không dừng lại ở cái bề ngoài, mà luôn hướng tới cái chiều sâu của thế giới nội tâm con người. 3.Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao (phong cách) -Nghệ thuật viết truyện của ông vô cùng độc đáo, hấp dẫn và đầy sáng tạo: a.Nam Cao có biệt tài trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật -Ngòi bút của ông có thể thâm nhập vào những quá trình tâm lí phức tạp, thậm chí là những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người. b.Truyện ngắn Nam Cao mang tính triết lí sâu sắc -Từ những vấn đề quen thuộc, tầm thường trong cuộc sống, tác phẩm của Nam Cao đã đặt ra Page | 6 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì 9.Em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Bước 3: Hướng dẫn HS đánh giá chung về tác gia +Vị trí của tác gia: các giai đoạn sáng tác? • Nếu không có tác gia thì văn học thiếu đi những gì về nội dung và nghệ thuật? • Tác phẩm của tác gia tác động vào nghệ thuật, và tác động vào xã hội thời đó và thời nay như thế nào? +Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nhận xét và đánh giá về tác gia trong sách giáo khoa? -Cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tác gia Nam Cao. -HS thảo luận theo tổ (4 tổ/ lớp) -Các tổ lần lượt trình bày -Các tổ tranh luận, bổ sung cho nhau. những vấn đề XH có ý nghĩa lớn lao, đó là những triết lí sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. c.Giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao luôn thay đổi -Có hai giọng điệu cơ bản: tự sự lạnh lùng, và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết. -Đối thoại, độc thoại nội tâm trong nhân vật của Nam Cao rất chân thực và sinh động.  Ở những sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn Việt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện. Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy, ông xứng đáng được coi là nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của Văn học Việt Nam hiện đại.  Tóm lại, Nam Cao là một cây bút lớn, ông đã để lại cho nền văn xuôi hiện thực nước ta nhiều kiệt tác. Với những tìm tòi độc đáo, sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật, ông đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam, trên quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỉ XX. E.Củng cố, dặn dò -GV cho HS nhắc lại bố cục bài học, các luận điểm chính -Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài- Vũ Như Tô F.Phần phụ chú: -Hệ thống câu hỏi then chốt: 1.Tiểu sử (quê hương, gia đình, nghề nghiệp) nhà văn có gì cần lưu ý? Những thông tin trên giúp ích gì cho việc hiểu sâu hơn 2 tác phẩm: Chí Phèo và Đời thừa? 2.Những đặc điểm cơ bản về con người Nam Cao là gì? Nó chi phối những sáng tác của ông như thế nào? 3.Quan điểm của Nam Cao về nghệ thuật như thế nào? Quan điểm ấy được thể hiện thông qua những câu nói nào của các nhân vật trong các tác phẩm của ông? 4.Tác gia Nam Cao có mấy giai đoạn sáng tác? Page | 7 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì -Ở mỗi giai đoạn, có các đề tài chính nào? -Ở mỗi giai đoạn, có những tác phẩm tiêu biểu nào? Nhân vật chính là những ai? -Nội dung bao trùm của các tác phẩm giai đoạn đó là gì? -Có gì đặc sắc về nghệ thuật? (đóng góp) 5.Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nội dung, và nghệ thuật đặc sắc của tác gia trong SGK? 6.Thông thường, mỗi tác gia đều có một phong cách nghệ thuật riêng, Nam Cao cũng vậy. Qua các tác phẩm của ông, em hãy chỉ ra nghệ thuật viết truyện ấy? 7.Đánh giá chung về tác gia +Vị trí của tác gia: các giai đoạn sáng tác? • Nếu không có tác gia thì văn học thiếu đi những gì về nội dung và nghệ thuật? • Tác phẩm của tác gia tác động vào nghệ thuật, và tác động vào xã hội thời đó và thời nay như thế nào? +Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nhận xét và đánh giá về tác gia trong SGK? -Phiếu trắc nghiệm những đánh giá về các tác gia văn học Việt Nam (Lời vào bài) STT Những đánh giá về các tác gia Tên tác gia 1. Nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt Nguyễn Trãi (1380- 1442) 2. Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp Nguyễn Du (1765- 1820) 3. Nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam ……… (1835- 1909) 4. Ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam ……… (1822- 1888) 5. Nhà thơ trữ tình- chính trị ……… (1920- 2002) 6. Ông Chúa thơ tình yêu ……… (1916- 1985) 7. Sự nghiệp văn thơ phong phú đa dạng mà thống nhất ……… (1890- 1969) 8. Nhà luyện đan ngôn từ ……… (1910- 1987) 9. Nhà viết truyện Cổ tích Việt Nam hiện đại ……… (1915- 1951) -Phiếu trắc nghiệm về tác gia Nam Cao (đánh giá về tác gia) STT Con người và sự nghiệp văn học Đúng/ Sai 1. Là người luôn suy tư về: bản thân, cuộc sống, đồng loại; từ kinh nghiệm thực tế mà khái quát thành những triết lí sâu sắc mà đầy tâm huyết. 2. Là nhà văn có 2 giai đoạn sáng tác, những sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh 2 đề tài: người nông dân và người trí thức. 3. Ông chỉ viết thể loại “truyện ngắn”. 4. Ngòi bút của Nam Cao không dừng lại ở cái bề ngoài, mà luôn hướng tới cái chiều sâu của thế giới nội tâm con người. 5. Theo ông, văn chương là hoạt động sáng tạo, nó phải phán ánh hiện thực, và chan chứa tinh thần nhân đạo. 6. Nam Cao có biệt tài trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật, và truyện ngắn của ông thường mang tính triết lí sâu sắc. 7. Ông là nhà văn lãng mạn chủ nghĩa. -Trong phần sưu tầm các tài liệu tham khảo khác về Nam Cao có liên quan đến việc hiểu sâu sắc hơn về 2 tác phẩm: Chí Phèo và Đời thừa, nếu HS sưu tầm được tư liệu hay, đúng và có chất lượng, thì GV sẽ dành thêm thời gian cho HS trình bày, sau đó có điểm thưởng. Page | 8 Chuyên đề: Phương pháp dạy học Đọc- hiểu văn bản Bài cá nhân giữa kì Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………………………… ……… …………………………………………………………………………… Page | 9 . Đọc- hiểu kiểu bài tác gia vào dạy học bài tác gia Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1, nâng cao. I.Lí thuyết (Định hướng Đọc- hiểu bài tác gia) 1.Yêu cầu về nội dung bài học (3 yêu. về tác gia +Vị trí của tác gia: các giai đoạn sáng tác? • Nếu không có tác gia thì văn học thiếu đi những gì về nội dung và nghệ thuật? • Tác phẩm của tác gia tác động vào nghệ thuật, và tác. -Điền tên tác gia vào phiếu trắc nghiệm các tác gia của nền văn học Việt Nam? -Thử phân biệt tác giả” và tác gia ? (đóng góp cho giai đoạn văn học/ nền văn học dân tộc) Nhà văn Nam Cao là một

Ngày đăng: 03/02/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan