DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

8 1.6K 4
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN III DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (GỢI Ý CÁCH DẠY: Thầy cô có thể yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu về diễn đạt trong văn NLXH, cho học sinh thực hành viết đoạn văn (mở bài, kết bài hoặc một ý, một khía cạnh của phần thân bài) trên lớp hoặc ở nhà. Thầy cô kiểm tra, nhận xét, cho điểm một số em. Sau đó cung cấp tài liệu, yêu cầu học sinh nhận xét tài liệu về cách diễn đạt, rồi so sánh, đối chiếu với sản phẩm của mình, thầy cô định hướng cho học sinh các cách viết bài văn NLXH hay hơn). A. Yêu cầu về diễn đạt trong văn NLXH 1. Ghi nhớ SGK tr.21 và tr.67 đều yêu cầu: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp… 2. Theo GS. TS Trần Đình Sử: “Văn nghị luận là văn nói lí, nhưng xét cho kĩ, nó không bao giờ chỉ thuần túy là nói lí, bởi trong lí có tình, tình cảm của người viết, tình cảm đối với người đọc, tình cảm đối với vấn đề bàn luận. Vì thế, văn nghị luận cũng có màu sắc tu từ, nếu biết diễn đạt một cách có cảm xúc, hình ản nhất định sẽ tăng thêm hiệu quả thuyết phục cho bài văn”. 3. Cũng theo Trần Đình Sử: “Bài văn nghị luận hay không chỉ có luận điểm, có ý nghĩa, lập luận chặt chẽ, mà còn phải chú ý bố cục hợp lí. Bài văn thường có ba phần, mở bài, thân bài, kết bài. Hình dung ra bài văn như một cuộc trò chuyện, một cuộc phát biểu ý kiến trước mọi người, thì nên có cách mở bài thích hợp. Trong mở bài, tìm cách đưa ngay vấn đề cần bàn và luận điểm chính cho người đọc thấy, sau đó phần thân bài lần lượt trình bày, giải quyết. Phần kết bài không nên đơn giản chỉ là “tóm lại” cái điều đã nói ở mở bài, mà nên mở rộng ra, nhìn về triển vọng tương lai, hoặc nêu đòi hỏi trách nhiệm đối với người đọc, khuyên nhủ hay mong mỏi đối với mọi người.” (Trích BÍ QUYẾT LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) THAM KHẢO MỞ BÀI, KẾT BÀI MỞ BÀI: MỞ BÀI 1 . Mở đầu là câu hát hay một ý thơ Đề bài: Bàn về một kĩ năng sống. Đi đến nơi nào lời chào đi trước Lời chào dẫn bước con đường bớt xa Mỗi người chúng ta, trong hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình những kĩ năng sống làm hành trang để chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kĩ năng sống, có thể có rất nhiều, song có một nét đẹp trong giao lưu ứng xử hằng ngày lại rất đáng để chúng ta lưu tâm và bàn luận. Đó là lời chào. MỞ BÀI 2: Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về lời Phật dạy: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. Nhạc Trịnh Công Sơn lôi cuốn người nghe không chỉ ở giai điệu lắng sâu, da diết mà còn gây ấn tượng bởi ca từ giàu ý nghĩa. Chỉ một câu hát “Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước cần một trái tim” cũng khiến cho ta phải nghĩ suy. Thì ra, trong mỗi con người không có gì quan trọng bằng trái tim, nhịp thở, cũng như trong cuộc sống không có gì ý nghĩa bằng tấm lòng nhân hậu, bao dung. Từ đó, ta càng thêm thấm thía lời Phật dạy: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. MỞ BÀI 3: Đề bài: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm công việc cũ hay những phương pháp mới để làm công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”. (Theo Phrit-men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005) Từ lời khuyên của Phrit-men, hãy bàn về vai trò của học “phương pháp hoc” đối với mỗi người trong thế giới hiện đại. “Học tập cũng như mặt trời lung linh nơi thiên đàng” (Shakespeare). Tất cả chúng ta đều suốt đời học tập trong những lĩnh vực khác nhau nhưng không phải tất cả đều vươn tới thiên đàng. Không phải vì họ lười biếng, không phải vì họ không đam mê mà vì họ không tìm ra cách học hiệu quả, cách thích ứng với những thay đổi của thế giới hiện đại. Theo Phrit-men, đó là cách “học phương pháp học”. Ông đã đề cao vai trò của nó trong cuốn Thế giới phẳng: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm công việc cũ hay những phương pháp mới để làm công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”. MỞ BÀI 4: Đề bài: Nhà văn Đức F. Sile có nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc. Em nghĩ gì về ý kiến đó và về vai trò của tình yêu trong cuộc sống con người? Tình yêu – chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hai tổn bao giấy mực của văn nhân, thi sĩ, triết gia… từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V. Huy gô đã khẳng định: Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt. Vai trò của tình yêu lớn lao như vậy nhưng bản chất của tình yêu là gì? F. Sile - Nhà văn Đức thế kỉ XVIII cho rằng: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. MỞ BÀI 5: Đề bài: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội với đề tài: Giờ trái đất. Có một khoảnh khắc mà cả thế giới không một ánh đèn. Có một khoảnh khắc mà cả thế giới cùng làm một công việc có ý nghĩa. Giờ trái đất – đó là 60 phút mà toàn thế giới tắt đèn nhưng là để bật tương lai, một tương lai về trái đất xanh, sạch và đẹp hơn. KẾT BÀI KẾT BÀI 1: Đề bài: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội với đề tài: Giờ trái đất. Có người đã nói rằng: Ước gì một năm không chỉ có một giờ trái đất. Đúng thế, nhưng tại sao chúng ta lại không biến mình thành một Hội An thứ hai? Tại sao trường chúng ta không có những “greenagers” để cùng nhau tạo nên những không gian xanh xung quanh mình. Hãy mang Giờ Trái Đất về thành phố bạn, ngôi trường của bạn. Hãy cùng nhau tắt điện, bật tương lai. Cuộc sống luôn là cho và nhận, như nhà thơ Tố Hữu đã viết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nếu ta biết cho đi sự tha thứ, sự cảm thông, ta sẽ nhận về một cuộc sống bình yên, thanh thản. KẾT BÀI 2: Đề: Nhạc sĩ S.Gu nô có lần nói: Hồi tôi hai mươi tuổi tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Mô da. Bốn mươi tuổi tôi nói: Mooda và tôi. Còn bây giờ tôi chỉ nói: Mô da. Phải đi gần hết cuộc đời, Gu nô mới rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc và thấm thía. Chỉ trong vài câu ngắn gọn, nhạc sĩ đã nói được bao điều thật thiết thực, thật hữu ích cho mỗi chúng ta. Đây là lời khuyên về đức khiêm tốn, về cách đánh giá bản thân và người xung quanh. Khi đánh giá người khác, ta phải thận trọng khiêm tốn. Đồng thời nó còn là lời phê phán những thói xấu như chủ quan, tự phụ, kiêu căng…dễ dẫn người ta đến thất bại trên đường đời. Đúng là làm người thật khó. Để trở thành một người đủ tài và đức lại càng khó. Ta có thể coi mấy câu nói của nhạc sĩ Gu nô là một câu chuyện ngụ ngôn nhỏ,dí dỏm và tế nhị song ý nghĩa giáo dục của nó quả là không nhỏ. KẾT BÀI 3: Đề bài: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quí trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Trách nhiệm này thuộc về ai? Một câu hỏi lớn nhưng không phải không có lời đáp. Là của tất cả mọi người nhưng đặc biệt đối với thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta cần phải biết yêu và quí trọng tiếng Việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt. Hãy luôn tâm niệm: “Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi!” Cậu bé Phơ-răng trong hoàn cảnh đặc biệt của buổi học cuối cùng đã có bước chuyển biến mới trong suy nghĩ, nhận thức và tình cảm. Còn bạn, bạn sẽ làm gì bây giờ để thể hiện tình yêu tiếng nói dân tộc một cách cụ thể và rõ ràng nhất? KẾT BÀI 4: Đề bài: Nhà văn Đức F. Si le có nói: “ Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc” Em nghĩ gì về vai trò tình yêu trong cuộc sống con người? Tuy câu nói của F. Si le cách đây đã hai thế kỉ nhưng ý nghĩ nhân sinh của nó vẫn rất mới mẻ và sâu sắc. Quan điểm này không chỉ có giá trị trong phạm vi tình yêu lứa đôi mà còn có giá trị trong đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Nó khá gần gũi với quan điểm đạo lí Á Đông nên dễ hiểu và dễ chấp nhận. Mỗi chúng ta hãy coi bài học về lòng vị tha và đức hi sinh trong tình yêu là bài học lớn trong cuộc đời. MỘT SỐ ĐOẠN VĂN THUỘC PHẦN THÂN BÀI, ĐOẠN 1: Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về đức tính lễ phép trong giai tiếp, ứng xử. Ai cũng phải rèn luyện, tu dưỡng đức tính lễ phép, để sống đẹp, để hình thành nhân cách văn hóa. Giáo dục đức tính lễ phép, các cụ thường nhắc lại câu ca sau đây cho con cháu ghi lòng: Khi còn bé tại gia hầu hạ, Dưới hai thân vâng dạ theo lời. Khi ăn, khi nói, khi cười, Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang. Hai thân là cha mẹ. Khuôn phép là nếp nhà, gia giáo, lễ giáo. Không phải là tư tưởng phong kiến mà qua câu ca dao, ta thấy nhân dân ta rất coi trọng việc giáo dục phẩm chất lễ phép cho tuổi trẻ. Lòng có sáng mới biết lễ phép. Lễ phép mà không khép nép, khom lưng bợ đỡ, nịnh bợ. Trái với lễ phép là vô lễ, sỗ sàng: Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu. Người thô tục là người vô học, vô văn hóa; nói điều phàm phu là nói điều bậy bạ, vô lễ. Người khiêm tốn, người có văn hóa được giáo dục mới có đức tính lễ phép, có cách giao tiếp và ứng xử lễ độ, lễ phép. ĐOẠN 2: Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về tiền tài và hạnh phúc. (…) Sống ở đời, ai cũng muốn giàu sang, có nhiều tiền của. Xã hội hiện nay đang khuyến khích người người làm giàu, nhà nhà làm giàu; làm giàu bằng tài năng, bằng sức lao động của bản thân mình. Biết làm ra tiền của một cách chân chính, biết sử dụng tiền của một cách hợp lí, không thể vì tiền tài mà biến thành kẻ bất lương. Bàn về vấn đề tiền tài và hạnh phúc, ta càng cảm thấy bài học về cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ dạy là vô cùng sâu sắc. ĐOẠN 3: Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau, đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần ăn hằng ngày dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta. Sau hơn ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt? Các phong trào quyên góp để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV-AISD đã được đồng bào ta hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí gợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh vượt khó khăn đã được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Khoan dung, với giá trị sâu sắc của nó, được ví như sợi dây vô hình nối trái tim với trái tim, làm cho cuộc sống giàu tình thương, xã hội hòa bình, thân ái. Dẫu vậy, chúng ta không nên cho rằng khoan dung là nhân nhượng, là chùn bước, dễ dàng đầu hàng cái xấu, cái ác, mà nên hiểu theo nghĩa tích cực của câu “Một điều nhịn là chín điều lành”. Thế cho nên, Phật mới dạy rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. ĐOẠN 4: Đề bài: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó. “Trên thế giới, những hoạt động bảo vệ tiếng nói dân tộc luôn được quan tâm. Nước Nga đã chọn một năm làm “Năm tiếng Nga”, nước Pháp cũng rất quan tâm đầu tư xây dựng “Cộng đồng Pháp ngữ”, chính phủ Trung Quốc đã có quy định về viết tên thương hiệu, tên của các cơ quan, tổ chức công ty theo nguyên tắc chữ Hán. Ở Việt Nam ta, từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một nội dung quan trọng. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ: “Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?” ĐOẠN 5: Đề bài: Nhà văn Đức F. Si le có nói: “ Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc” Em nghĩ gì về vai trò tình yêu trong cuộc sống con người? Người xưa nói rằng đất cũng có tình yêu và say mê sự sống. Lúa nổi ở Đồng Tháp Mười là quà của đất tặng của con người, không đòi hỏi con người một chút mồ hôi gieo trồng. Được người chăm sóc, đất sinh hoa kết trái cho đời, không bao giờ ngừng nghỉ. Cuộc sống con người cần có tình yêu biết bao! Con người không có tình yêu thì khác chi trái đất không có ánh mặt trời. Tình yêu say mê của các nhà khoa học là hi sinh sức lực, thời gian cả một đời để nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những điều tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho con người. Tình yêu của người chiến sĩ sẽ đem lại thanh bình cho đất nước. Người chiến sĩ hiểu rất rõ rằng: tính mạng là đáng quí và tình yêu rất đẹp. Nhưng nếu vì tự do của nhân dân, Tổ quốc, họ có thể hi sinh cả hai thứ đó. Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu lớn, từ sự say mê làm cho người khác được hạnh phúc. Tình yêu là quy luật muôn đời. . PHẦN III DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (GỢI Ý CÁCH DẠY: Thầy cô có thể yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu về diễn đạt trong văn NLXH, cho học sinh thực hành viết đoạn văn (mở bài,. tài liệu về cách diễn đạt, rồi so sánh, đối chiếu với sản phẩm của mình, thầy cô định hướng cho học sinh các cách viết bài văn NLXH hay hơn). A. Yêu cầu về diễn đạt trong văn NLXH 1. Ghi nhớ. nói lí, bởi trong lí có tình, tình cảm của người viết, tình cảm đối với người đọc, tình cảm đối với vấn đề bàn luận. Vì thế, văn nghị luận cũng có màu sắc tu từ, nếu biết diễn đạt một cách

Ngày đăng: 03/02/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan