Dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em dưới một tuổi

26 733 1
Dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em dưới một tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi41.1 Da trẻ em41.2 Hệ cơ41.3 Hệ xương41.4 Hệ tiêu hóa51.5 Hệ thần kinh52) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi53) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi83.1 Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi83.2 Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi83.3 Giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi 93.4 Giai đoạn từ 8 đến 12 tháng tuổi93.5 Giai đoạn 1 năm tuổi103.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi103.6.1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm103.6.2 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm113.6.3 Cách thức cho trẻ ăn dặm123.6.4 Các loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm12 4) Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi154.1 Sữa154.2 Các thực phẩm bổ sung165) Kết luận23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BỘ MÔN DINH DƯỠNG Đề tài tiểu luận: Dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em dưới một tuổi Giảng viên: Trần Thị Thu Hương Nhóm thực hiện: 01 TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2013 MỤC LỤC 1) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi 4 1.1 Da trẻ em 4 1.2 Hệ cơ 4 1.3 Hệ xương 4 1.4 Hệ tiêu hóa 5 1.5 Hệ thần kinh 5 2) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi 5 3) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi 8 3.1 Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi 8 3.2 Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi 8 3.3 Giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi 9 3.4 Giai đoạn từ 8 đến 12 tháng tuổi 9 3.5 Giai đoạn 1 năm tuổi 10 3.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi 10 3.6.1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm 10 3.6.2 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm 11 3.6.3 Cách thức cho trẻ ăn dặm 12 3.6.4 Các loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm 12 4) Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi 15 4.1 Sữa 15 4.2 Các thực phẩm bổ sung 16 5) Kết luận 23 2 1) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi 1.1 Da trẻ em: Khi mới sinh ra da em bé có một lớp chất gày trắng, lớp này có tác dụng bảo vệ da. Da trẻ em mềm mại, mỏng xốp, có nhiều nước, nhiều mao mạch. Các sợi cơ đàn hồi ít phát triển. Tuyến mồ hôi trong 3,4 tháng đầu phát triển nhưng chưa hoạt động. Lớp mỡ dưới da được hình thành từ tháng thứ 7-8 trong bào thai. Chức năng của da: + Chức năng bảo vệ:da trẻ mỏng dễ bị xay xát,tổn thương và nhiễm khuẩn. + Chức năng bài tiết: sự mất nước qua da lớn hơn người lớn. + Chức năng điều nhiệt: da trẻ điều hoà nhiệt độ kém, dễ bị phản ứng bởi thời tiết nóng lạnh. + Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng: tham gia chuyển hóa nước, dưới tác dụng của tia cực tím hấp thu tiền vitamin D ở da trở thành vitamin D. 1.2 Hệ cơ: Đặc điểm cơ phát triển của trẻ mới sinh:hệ cơ chiếm 23% cân nặng cơ thể. Sợi cơ mảnh thành phần cơ có nhiều nước, ít đạm. Vì vậy khi bị tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước nặng và sút cân nhanh. Đặc điểm về phát triển cơ: +Trong những tháng đầu sau khi sinh trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý. +Cơ phát triển không đồng đều các cơ lớn như cơ đùi, cơ mông, cơ cánh tay,…phát triển trước +Các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay,… phát triển sau. 3 1.3 Hệ xương: Hệ xương phát triển nhanh, trong khi đó các quá trình chuyển hóa các chất còn yếu, do đó chế độ ăn không hợp lý đối với trẻ thì dễ dẫn đến bệnh còi xương. Xương sọ của em bé lớn hơn của người lớn. Phát triển kém nhất là sụn, vì vậy xương trẻ mềm dễ bị gãy. 1.4 Hệ tiêu hóa: Chức năng của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nhưng nhu cầu dinh dưỡng cao vì vậy trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính. Bất kì một sai lầm nhỏ nào về phương pháp nuôi dưỡng về thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. 1.5 Hệ thần kinh: Đại thể não: rất ít nếp nhăn (sinh càng non nếp nhăn càng ít) Chuyển hóa của tế bào não:sau khi sinh bắt đầu chuyển hóa ái khí, chưa đồng đều giữa các vùng. Số tế bào /mm 3 não:giảm dần/trên quá trình lớn lên, thể tích tế bào phát triển. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sớm/ thời kì sơ sinh tổ chức não chậm phát triển ảnh hưởng đến trí thông minh và tương lai của trẻ. Các quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế) có xu hướng lan tỏa, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện. 2) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi Đây là giai đoạn trẻ vừa tách ra khỏi cơ thể mẹ, cất tiếng khóc chào đời và bắt đầu cuộc sống độc bằng hai nguồn dinh dưỡng chính: sữa mẹ và thức ăn bổ sung. Vì vậy cả hai nguồn thức ăn này nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì dẫn đến trẻ chậm lớn, dễ ốm đau bệnh tật. 4 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em rất lớn. Chúng cần được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong lúc mà nhu cầu dinh dưỡng cho một đơn vị cân nặng ở năm đầu tiên này cao hơn với giai đoạn sau, sau đó giảm dần khi trẻ tăng lên. Trong năm đầu, trẻ phát triển rất nhanh, trẻ được 6 tháng tăng gấp 2 lần so với mới sinh và gấp 3 lần khi được 12 tháng, sau đó tộc độ tăng chậm dần cho tới khi trưởng thành. Về chất lượng protein sử dụng hoặc phối chế nên đủ 8 loại Acid amin không thể thay thế: Lysin, Methionin, Phenylalanine, Tryptophan, treonin, Leucin, Isoleusin. Ngoài Protein, ở giai đoạn này trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác như Glucid, Lipid, Vitamin… Để đảm bảo tính cân đối về chất và năng lượng trong thức ăn, đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ nhằm giúp cơ thể phát triển toàn diện cần cung cấp cho trẻ dưới một lương thức ăn cân đối. Mặt khác ở lứa tuổi này bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, các bộ phận khác của bộ máy tiêu hóa như miệng, dạ dày, ruột non… chưa hoàn chỉnh để hoàn chỉnh chức năng tiêu hóa của mình, nên phải sử dụng loại thức ăn nào và cách chế biến ra sao để cho cơ thể có thể hấp thu được dễ dàng. Nếu không cơ thể trẻ sẽ thiếu cả về chất lượng lẫn số lượng và rất dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng như thiếu máu, còi xương, quáng gà,… Sữa mẹ − Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trông 6 tháng đầu. Thời gian này ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ.Nếu nuôi trẻ bằng cách khác, trẻ rất dễ bi đường tiêu hóa gây tiêu chảy. − Sữa mẹ phải là thức ăn đầu tin của trẻ để giúp trẻ phát triển tốt. − Cho con bú, tình cảm mẹ con mới được cụ thể hóa. Tình cảm này rất cần để giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Nếu bị tiêu chảy cách ly sau khi sinh, chẳng những mẹ sẽ chậm lên sữa mà trẻ cũng dễ bị chết do bi lạnh, bị đói, bị ngạt và nhiễm trùng… 5 Nếu trong những ngà đầu sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ, sữa mẹ tuy rất quý về chất lượng, rất thích hợp với sự tiêu hóa của trẻ, nhưng những tháng sau này không còn đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ phải cho trẻ ăn dặm. Đến khi trẻ đủ điều kiện thì cho trẻ thôi bú hoàn toàn. Cho trẻ ăn dặm cũng có lý do, vì từ tháng thứ 3 mẹ đi làm hoặc không có sữa. Do tuyến nước bọt nhiều dần kéo theo hệ tiêu hóa phát triển, đến tháng thứ 4 tuyến nước bọt phát triển tốt và bắt đầu đến tháng thứ 6 thì trẻ bắt đầu mọc răng vì thế trẻ có thể nhai được thức ăn. Do vậy, các bà mẹ phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Sự bổ sung của thức ăn gồm các chất như sau: Bột củ, Đạm, Rau trái cây, Dầu mỡ đường. −Nhóm bột, củ cung cấp muối khoáng và chất đường. −Nhóm đạm gồm cả đạm cá và thực vật cung cấp chất đạm. − Chất đạm: Tập cho trẻ ăn thịt cá, trứng, cá bắt đầu từ tháng thứ 6, còn tôm, cua bắt đầu từ tháng thứ 9. 6 − Chất rau: Từ tháng thứ 4 có thể cho trẻ uống nước rau, từ tháng thứ 6 có thể ăn rau luộc nghiền nhỏ. Chất rau cung cấp chất sắt, các loại muối khoáng, Vitamin. − Dầu mỡ: Nên cho trộn chung với các loại thực phẩm khác, là nguồn năng lượng chủ yếu. Nếu thiếu năng lượng ter dễ bị suy dinh dưỡng thể gầy đét.Ngoài ra chất dầu còn làm cho chén bột mềm, không quá khô, trẻ dễ ăn. Chế độ ăn nhân tạo: − Sữa tươi: là sữa vắt trực tiếp từ bò. Cho trẻ ăn theo nguyên tắc gần giống sữa mẹ thêm đường, nước vitamin. Lượng nước giảm theo độ tuổi. − Sữa bột: Sữa bột toàn phần, sữa bột nữa béo, sữa bột không kéo Chú ý: không cho trẻ dùng sữa bột không béo vì thiếu hẳn lượng vitamin dẫn đến coi xương. Nêu dùng sữa này phải thêm lượng vitamin và dầu ăn. 3) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi 3.1 Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi 7 Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên. Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam. Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính. 3.2 Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi. Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài. 8 3.3 Giai đoạn 6-8 tháng Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền. Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ. Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng. 3.4 Giai đoạn 8-12 tháng Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê. Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng. 9 3.5 Giai đoạn 1 năm tuổi Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ). Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải. Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác. Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng. Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt. 3.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi: Đến một lúc nào đó, sữa mẹ sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Đó chính là lúc có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc. Bằng cách tiếp xúc với mùi vị và dạng thức ăn mới, cơ hàm của bé sẽ phát triển cứng cáp hơn. 3.6.1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm Từ tháng thứ 5 – 6, trẻ bắt đầu có thể ăn bổ sung (ăn dặm), ngoài nguồn sữa mẹ. Chế độ ăn hợp lý, khoa học có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và thói quen ăn uống sau này của trẻ. Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho bé tập ăn dặm. Thời điểm bắt đầu ăn dặm phụ thuộc tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu bé 4 tháng tuổi tăng 200 g mỗi 10 [...]... chất dinh dưỡng cho trẻ: 4.1 Sữa Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu Thời gian này ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ Nếu nuôi trẻ bằng thức ăn khác trẻ rất dễ bi vấn đề tiêu hóa gây tiêu chảy Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những trẻ không được bú sữa mẹ sẽ được sử dụng sữa thay thế 16 Để chọn cho trẻ loại sữa thích hợp, phụ huynh cần xem trẻ thuộc nhóm nào: suy dinh. .. mềm khi cho bé ăn Một số chú ý về ăn uống: - Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn - Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng - Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú - Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen - Nên bón cho trẻ trực... Cách thức cho trẻ ăn dặm: Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn ăn bột: Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ Nếu bạn tự chế biến cho trẻ ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy... tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần Các Omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch Tài liệu tham khảo: http://hcm.eva.vn 4)Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi Trẻ dưới 1 tuổi vẫn... quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và thói quen ăn uống sau này của trẻ Sau đây là một số nguyên tắc để việc ăn dặm của trẻ được tốt hơn - Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới - Số lượng thức ăn và bữa ăn chia ra làm nhiều lần, số lượng và chất lượng tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị trẻ - Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, đủ 4... phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm: Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, cần phải lựa chọn những thực phẩm vừa phù hợp lại giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của bé nhé Sau đây là một vài thực phẩm tốt cho bé trong độ tuổi ăn dặm: Bí đỏ Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt, beta-carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen... trẻ thuộc nhóm nào: suy dinh dưỡng hay béo phì, có dị ứng sữa bò hay không…Không nên cho trẻ uống sữa tách bơ vì đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng, sữa tách bơ có hàm lượng năng lượng thấp sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ Với trẻ suy dinh dưỡng nên chọn sữa năng lượng cao Trong 100 ml sữa có chứa 100 kcal năng lượng cao, gần tương đương với thực phẩm sẽ giúp trẻ suy dinh dưỡng bổ sung năng lượng theo... xung nước cho trẻ Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt - Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi - Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê v.v 5) Kết luận Trong 1 năm đầu đời, trẻ phát triển nhanh, do đó chúng cần được bổ sung một lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng Sự... của trẻ không phải dần dần mà đôi khi có sự bùng phát, và nghĩa là khẩu vị và cơn đói của trẻ là không thể đoán trước được Lượng thức ăn và sự ngon miệng của trẻ khác nhau từng ngày.Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để đám bảo trẻ phát triển toàn diện 25 Tài liệu tham khảo: 1.Bài giảng dinh dưỡng, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh 2.Nguồn Internet: + http://dinhduong.com.vn... phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ dưới 1 tuổi 18 19 Dâu Dâu giàu vitamin tuy nhiên chúng chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé có thể gây kích ứng như nổi sảy,… Trứng Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng phải đảm . dưới 1 tuổi 4 1. 1 Da trẻ em 4 1. 2 Hệ cơ 4 1. 3 Hệ xương 4 1. 4 Hệ tiêu hóa 5 1. 5 Hệ thần kinh 5 2) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi 5 3) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi 8 3 .1 Nhóm. dặm 12 4) Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi 15 4 .1 Sữa 15 4.2 Các thực phẩm bổ sung 16 5) Kết luận 23 2 1) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi 1. 1 Da. đến 12 tháng tuổi 9 3.5 Giai đoạn 1 năm tuổi 10 3.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi 10 3.6 .1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm 10 3.6.2 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm 11 3.6.3 Cách thức cho trẻ ăn dặm 12 3.6.4

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan