Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim

78 342 0
Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp đã trở thành mối đe dọa không chỉ đối với người dân nước ta mà còn đối với nhân dân ở nhiều khu vực trên thế giới bởi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng nhiều và tỷ lệ tử vong ngày một cao do các biến chứng của bệnh. Ngày nay, tăng huyết áp được xác định là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng. Suy tim vẫn là một biến chứng kinh điển nếu tăng huyết áp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có tới 1/3 số bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp có dấu hiệu lâm sàng của suy tim khi chức năng tâm thu thất trái vẫn còn trong giới hạn bình thường [ 4], [20], [21]. Siêu âm tim là phương pháp thăm dò không chảy máu hữu ích trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh nhân suy tim. Đặc biệt, siêu âm Doppler tim có thể đánh giá chính xác tình trạng suy tim tâm trương rất đặc trưng của của bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp [ 3], [21], [23], [24]. Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái thông qua những chỉ số được sử dụng như: chỉ số co ngắn sợi cơ (%D), phân suất tống máu (EF)…(trong đánh giá chức năng tâm thu thất trái) và dốc tâm trương EF, các chỉ số dòng chảy qua van hai lá trong thì tâm trương,…(trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái). Đối với chức năng thất phải, thường được đánh giá dựa vào đường kính của thất phải, dạng di động của vách liên thất và dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi [ 6]. Gần đây, một số tác giả ứng dụng thêm hai chỉ số Doppler mới trong đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất: chỉ số chức năng cơ tim (Tei index), tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương tâm thất (ratio of systolic to diastolic duration). Từ vài năm nay, chỉ số chức năng cơ tim (hay còn gọi là chỉ sốTei) đã được ứng dụng trong siêu âm Doppler tim để đánh giá cả chức năng tâm thu và chức năng tâm trương của tâm thất. Chỉ số này đã có nhiều nghiên cứu đề cập. Đánh giá chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng đã được một số tác giả tiến hành nghiên cứu và cho thấy có giá trị trong chẩn đoán suy tim [1], [ 38]. Tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương (S (systolic)/D (diastolic)) gần đây được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất đối với những bệnh nhân suy tim do một số bệnh lý tim mạch. Chỉ số này đã được nghiên cứu trên trẻ em và những người chưa trưởng thành bị suy tim do bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim hạn chế…[ 31], [ 32]. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa tham khảo được tài liệu nào nghiên cứu về tỷ số S/D ở người trưởng thành mắc bệnh tim mạch. Ở bệnh nhân suy tim, người ta nhận thấy rằng thời khoảng tâm thu (được xác định là thời khoảng của dòng hở van nhĩ thất) bị kéo dài ra và thời khoảng tâm trương (được xác định là khoảng giữa hai dòng hở của van nhĩ thất hay là phần còn lại của chu chuyển tim) ngắn lại [31], [32]. Thời khoảng tâm thu kết hợp cả thời gian co và giãn đồng thể tích. Chỉ số này tương đối dễ thực hiện về mặt kỹ thuật, ít sai số trong quá trình tiến hành và có thể dùng để chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh nhân suy tim [11], [35]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim”, nhằm mục tiêu: 1- Nghiên cứu tỉ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương (tỷ số S/D) ở người bình thường và người tăng huyết áp. 2- Nghiên cứu sự tương quan của tỷ số S/D với một số thông số lâm sàng và siêu âm Doppler tim.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI YZ NGUYỄN THỊ THÂN NGHIÊN CỨU TỶ SỐ GIỮA THỜI GIAN TÂM THU VÀ THỜI GIAN TÂM TRƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Chuyên ngành : Tim mạch Mã số : 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Mạnh Cường HÀ NỘI - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Nông nghiệp cùng tập thể khoa Nội, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong công việc và quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Tim mạch, đặc biệt là GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn. Các thầy, cô đã luôn hết lòng giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng phòng siêu âm Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Mạnh Cường, người thầy luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, người đã giành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bác sỹ Giáp Minh Nguyệt, người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả nhân viên các khoa phòng của Viện Tim Mạch Quốc gia Việt Nam, đặc biệt là nhân viên phòng Siêu âm tim, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn bộ bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu này và những bệnh nhân trong suốt quá trình học tập của tôi. Họ là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn cố gắng học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ, Chồng và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ cùng tôi những khó khăn để tôi yên tâm học tập. Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thân 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu trong luận văn này là kết quả trung thực do tôi tiến hành nghiên cứu tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Những số liệu này chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ một tài liệu hay tạp chí khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu mà tôi đưa ra. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thân 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT %D : Chỉ số co ngắn sợi cơ. 2D : Siêu âm hai bình diện. ALĐMP Áp lực động mạch phổi. BNP : Peptide bài niệu Natri typ B. BSA : Diện tích da của cơ thể. CNTTrTT : Chức năng tâm trương thất trái. CNTTTT : Chức năng tâm thu thất trái. CSCNCT : Chỉ số chức năng cơ tim. CSKLCTT : Chỉ số khối lượng cơ thất trái. D : Tâm trương. Dd : Đường kính thất trái cuối tâm trương. Đ KTP : Đường kính thất phải. ĐMC : Động mạch chủ. Ds : Đường kính thất trái cuối tâm thu. ĐTĐ : Điện tâm đồ. ĐTT : Đồng thể tích. EF : Phân suất tống máu. HATB : Huyết áp trung bình. HATT : Huyết áp tâm thu. HATTr : Huyết áp tâm trương. JNC : Ủy ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ. KLCTT : Khối lượng cơ thất trái. KPĐTT : Không phì đại thất trái. NBT : Người bình thường. PĐTT : Phì đại thất trái. S : Tâm thu. SAD : Siêu âm Doppler. T cđtt : Thời gian co đồng thể tích. 5 T gđtt : Thời gian giãn đồng thể tích. T tm : Thời gian tống máu. T ttm : Thời gian tiền tống máu. THA : Tăng huyết áp. TM : Siêu âm một bình diện. TP : Thất phải. TSTT : Thành sau thất trái. TT : Thất trái. VA : Vận tốc dòng hai lá cuối tâm trương VBL : Van ba lá. VE : Vận tốc dòng hai lá đầu tâm trương. VHL : Van hai lá. VLT : Vách liên thất. VTI : Tích phân vận tốc dòng chảy theo thời gian. WHO : Tổ chức y tế Thế giới. 6 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 13 1.1. Nguyên lý của siêu âm – Doppler ứng dụng trong y học 13 1.1.1. Hiệu ứng Doppler 13 1.1.2. Tín hiệu Doppler 15 1.1.3. Các hệ thống siêu âm Doppler tim 15 1.2. Sinh lý chu chuyển tim 18 1.2.1. Các giai đoạn của chu chuyển tim 18 1.2.2. Định nghĩa thì tâm thu và thì tâm trương 20 1.3. Tăng huyết áp 21 1.3.1. Định nghĩa tăng huyết áp 21 1.3.2. Phân loại tăng huyết áp 21 1.3.3. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp 22 1.4. Một số khái niệm về suy tim 22 1.4.1. Tình hình suy tim 22 1.4.2. Cơ chế suy tim 22 1.4.3. Các cơ chế của suy chức năng tâm trương 23 1.4.4. Triệu chứng lâm sàng của suy chức năng tâm trương 27 1.5. Đánh giá chức năng tim 28 1.5.1. Chức năng tâm thu thất trái 28 1.5.2. Chức năng tâm trương thất trái 30 1.5.3. Chức năng thất phải 32 1.5.4. Các chỉ số đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất 32 1.6. Tình hình nghiên cứu về tỷ số S/D 33 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35U 2.1. Đối tượng nghiên cứu 35 2.1.1. Nhóm đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp 35 2.1.2. Nhóm đối tượng người bình thường 36 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37 2.2.3. Các bước tiến hành 37 2.2.4. Siêu âm tim 37 2.2.5. Xử lý số liệu 40 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42U 3.1. Nhóm đối tượng người bình thường 42 3.1.1. So sánh kết quả siêu âm Doppler tim giữa một số nhóm tuổi ở người bình thường 42 3.1.2. So sánh kết quả siêu âm Doppler tim giữa 2 giới nam và nữ ở người bình thường 44 3.1.3. Tương quan của tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da ở người bình thường 45 3.2. Nhóm đối tượng tăng huyết áp 47 3.2.1. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa nhóm tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái và nhóm tăng huyết áp đã có suy chức năng tâm thu thất trái 47 3.2.2. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa nhóm tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái và nhóm người bình thường cùng độ tuổi 49 3.2.3. Tỷ số S/D ở nhóm có phì đại thất trái 51 3.2.4. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa các giai đoạn tăng huyết áp 52 3.2.5. Tương quan của tỷ số S/D với huyết áp 54 3.3. Tương quan giữa tỷ số S/D với một số chỉ số và thông số 54 3.3.1. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác ở nhóm người tăng huyết áp. 54 3.3.2. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác ở đối tượng tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái 56 8 3.3.3. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác ở đối tượng tăng huyết áp suy chức năng tâm thu thất trái 57 Chương 4: BÀN LUẬN 59 4.1. Nhóm đối tượng người bình thường 59 4.1.1. Tỷ số S/D của người bình thường 59 4.1.2. Sự biến đổi của tỷ số S/D theo tuổi 60 4.1.3. So sánh tỷ số S/D giữa nam và nữ 60 4.1.4. Tương quan của tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da 60 4.2. Nhóm đối tượng tăng huyết áp 61 4.2.1. So sánh nhóm tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái với nhóm tăng huyết áp suy chức năng tâm thu thất trái 61 4.2.2. So sánh nhóm tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái và nhóm người bình thường cùng độ tuổi 62 4.2.3. Tỷ số S/D ở bệnh nhân tăng huyết áp phì đại thất trái 63 4.2.4. So sánh các giai đoạn tăng huyết áp 64 4.2.5. Tương quan của tỷ số S/D với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 65 4.3. Tương quan tuyến tính giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác 65 4.3.1. Ở bệnh nhân tăng huyết áp 65 4.3.2. Ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái 66 4.3.3. Ở bệnh nhân tăng huyết áp có suy chức năng tâm thu thất trái 66 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII 21 Bảng 3.1. Một số thông số lâm sàng và siêu âm tim ở người bình thường nhóm tuổi dưới 50 (NBT1) và từ 50 tuổi trở lên (NBT2) 43 Bảng 3.2. Một số thông số siêu âm tim của nam và nữ 44 Bảng 3.3. Hệ số tương quan của thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D), tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da ở người bình thường 45 Bảng 3.4. So sánh một số chỉ số lâm sàng và siêu âm tim của nhóm người tăng huyết áp chưa có suy CNTTTT (THA1) và nhóm người tăng huyết áp đã có suy CNTTTT (THA2) 48 Bảng 3.5. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim của nhóm người tăng huyết áp và nhóm người bình thường 50 Bảng 3.6. So sánh tỷ số S/D ở nhóm tăng huyết áp có phì đại thất trái (nhóm PĐTT) và nhóm tăng huyết áp chưa phì đại thất trái (nhóm KPĐTT) 51 Bảng 3.7. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa hai giai đoạn tăng huyết áp 52 Bảng 3.8. Hệ số tương quan của thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D), tỷ số S/D với số đo huyết áp 54 Bảng 3.9. Hệ số tương quan tuyến tính giữa S/D và một số thông số siêu âm tim ở người THA 54 Bảng 3.10. Hệ số tương quan giữa thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D), và tỷ số S/D với một số thông số khác ở người tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái 56 Bảng 3.11. Hệ số tương quan giữa thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D) và tỷ số S/D với một số thông số siêu âm tim 57 Bảng 4.1. So sánh giá trị trung bình của tỷ số S/D ở người bình thường trong nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả 59 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa hai nhóm tuổi 44 Biểu đồ 3.2. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa nam và nữ 45 Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa thời gian tâm thu và tần số tim ở người bình thường 46 Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa thời gian tâm trương và tần số tim ở người bình thường 46 Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa tỷ số S/D và tần số tim ở người bình thường 47 Biểu đồ 3.6. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa hai nhóm 49 Biểu đồ 3.7. So sánh nhóm tăng huyết áp và nhóm người bình thường 51 Biểu đồ 3.8. So sánh một số thông số siêu âm tim ở các giai đoạn THA 53 Biểu đồ 3.9. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số Tei thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp 55 Biểu đồ 3.10. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số tei thất phải ở bệnh nhân tăng huyết áp 55 Biểu đồ 3.11. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp. 56 Biểu đồ 3.12. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số Tei thất phải ở bệnh nhân THA có suy chức năng tâm thu thất trái 58 Biểu đồ 3.13. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và áp lực động mạch phổi tâm thu ở bệnh nhân THA có suy chức năng tâm thu thất trái 58 [...]... Tỷ số S/D = thời gian tâm thu/ thời gian tâm trương Thời gian tâm thu là thời gian toàn bộ của dòng hở van nhĩ thất Thời gian tâm trương là khoảng thời gian còn lại của chu chuyển tim Chỉ số này có thể dùng để đánh giá chức năng tâm thất (cả tâm thu và tâm trương) , bao gồm cả thất trái và thất phải Khi có suy chức năng tâm thất, chỉ số này tăng do kéo dài thời gian tâm thu, rút ngắn thời gian tâm trương. .. tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim , nhằm mục tiêu: 1- Nghiên cứu tỉ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương (tỷ số S/D) ở người bình thường và người tăng huyết áp 2- Nghiên cứu sự tương quan của tỷ số S/D với một số thông số lâm sàng và siêu âm Doppler tim Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Nguyên lý của siêu âm – Doppler ứng dụng trong y học 1.1.1 Hiệu ứng Doppler Khi một chùm siêu âm được phát... index), tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương tâm thất (ratio of systolic to diastolic duration) Từ vài năm nay, chỉ số chức năng cơ tim (hay còn gọi là chỉ sốTei) đã được ứng dụng trong siêu âm Doppler tim để đánh giá cả chức năng tâm thu và chức năng tâm trương của tâm thất Chỉ số này đã có nhiều nghiên cứu đề cập Đánh giá chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp. .. chuyển tim) ngắn lại [31], [32] Thời khoảng tâm thu kết hợp cả thời gian co và giãn đồng thể tích Chỉ số này tương đối dễ thực hiện về mặt kỹ thu t, ít sai số trong quá trình tiến hành và có thể dùng để chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh nhân suy tim [11], [35] 13 Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết. .. năng tâm thất bị rối loạn: tăng thời gian co (T cđtt) và giãn đồng thể tích (T gđtt), giảm thời gian tống máu (T tm) CSCNCT = (T đm – T tm)/T tm T đm : thời gian từ khi van nhĩ thất đóng đến khi nó mở ra T đm = T cđtt + T tm + T gđtt Tỷ số thời gian tâm thu/ tâm trương (S/D ratio) : một số nghiên cứu cho thấy chỉ số này có giá trị trong đánh giá chức năng tâm thất ở trẻ bị bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim. .. một số tác giả tiến hành nghiên cứu và cho thấy có giá trị trong chẩn đoán suy tim [1], [38] Tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương (S (systolic)/D (diastolic)) gần đây được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất đối với những bệnh nhân suy tim do một số bệnh lý tim mạch Chỉ số này đã được nghiên cứu trên trẻ em và những người chưa trưởng thành bị suy tim. .. 1.3.2 Phân loại tăng huyết áp Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003) Khái niệm HA bình thường Tiền THA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) . thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim , nhằm mục tiêu: 1- Nghiên cứu tỉ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương. thông số khác ở người tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái 56 Bảng 3.11. Hệ số tương quan giữa thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D) và tỷ số S/D với một số thông số siêu. một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa hai giai đoạn tăng huyết áp 52 Bảng 3.8. Hệ số tương quan của thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D), tỷ số S/D với số đo huyết áp 54

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan