Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ

206 895 5
Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với ngƣời lớn tuổi ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển [9], ƣớc tính gây tử vong 7,1 triệu ngƣời t rên thế giới [65] và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [26], [139], [23].Tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng của tất cả các loại đột quỵ ở tất cả các khu vực nghiên cứu trên thế giới [22], [33]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhồi máu não chiếm khoảng 80% tai biến mạch máu não [131] là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thƣ [32]. Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 500.000-750.000 bệnh nhân tai biến mạch máu não mới và tái phát [22].Ở Pháp mỗi năm có 130.000 cas tai biến mạch máu não và đó là nguyên nhân của 40.000 ngƣời tử vong và 30.000 ngƣời bị tàn phế nặng nề. Nguy cơ tái phát trong 5 năm ƣớc tính trong khoảng 30-43%. Tai biến mạch máu não cấp thƣờng do nhồi máu não (khoảng 85% số cas) [147]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ tai biến mạch máu não trong đó có nhồi máu não đang có chiều hƣớng gia tăng cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là 416/100.000 dân và mới mắc là 152/100.000 dân [11]. Phần lớn bệnh nhân tai biến mạch máu não (trong đó có nhồi máu) có huyết áp tăng song đa số trƣờng hợp huyết áp sẽ giảm tự nhiên trong 3- 5 ngày [6] đến 10 ngày đầu mà không cần dùng thuốc chống tăng huyết áp [118]. Do đó việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp trong tai biến mạch máu não giai đoạn cấp có ảnh hƣởng đến diễn biến và tiên lƣợng bệnh, đôi khi lại gây bất lợi cho bệnh nhân, nhƣng trên thực tế lâm sàng, phần lớn những bệnh nhân nhồi máu não vào viện có tăng huyết áp đều đƣợc dùng thuốc ngay trong giai đoạn cấp không kể mức độ huyết áp nhƣ thế nào. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để chọn thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp hợp lý, đạt hiệu quả, giảm biến chứng tụt huyết áp do tác dụng của thuốc cần thiết phải theo dõi huyết áp thƣờng xuyên trong giai đoạn cấp để đánh giá biến đổi huyết áp và phân biệt đƣợc bệnh nhân có tăng huyết áp từ trƣớc hay là tăng huyết áp phản ứng khi bị nhồi máu não. Nhiều khuyến cáo cho rằng, ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp chỉ hạ huyết áp trong những trƣờng hợp tăng quá cao gây các biến chứng, nhƣng phải hạ từ từ trong 24 giờ đầu [6], [44] còn đa số các trƣờng hợp nên dùng các loại thuốc tác dụng kéo dài đƣờng uống nhƣ ức chế kênh canxi thế hệ mới, ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế men chuyển. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh thuốc ức chế kênh can xi thế hệ mới nhƣ lercanidipine có tác dụng kéo dài, êm dịu suốt 24 giờ, có tác dụng chống oxid hoá, giảm xơ vữa động mạch, ức chế quá trình chết tế bào thần kinh trong đột quỵ thiếu máu não, phù hợp khi sử dụng ở bệnh nhân nhồi máu não. Ở Việt Nam, việc áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ cũng mới xuất hiện một thập kỷ lại đây, đã có một số công trình nghiên cứu về phƣơng pháp đo này để đánh giá tác dụng của thuốc, chẳng hạn nhƣ đánh giá tác dụng của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II-losatan bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ. Vấn đề đáng quan tâm là theo dõi biến đổi các thông số huyết áp và đánh giá tác dụng của thuốc ức chế kênh canxi thế hệ mới lercanidipine trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ thì chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành. Để theo dõi huyết áp trong giai đoạn cấp và lựa chọn một số thuốc có tác dụng trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ”.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CAO THÚC SINH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE BẰNG THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ -2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CAO THÚC SINH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE BẰNG THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ Chuyên ngành : NỘI - TIM MẠCH Mã số : 62.72.20.25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS HUỲNH VĂN MINH 2. PGS.TS. TRẦN VĂN HUY HUẾ -2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với ngƣời lớn tuổi ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển [9], ƣớc tính gây tử vong 7,1 triệu ngƣời trên thế giới [65] và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [26], [139], [23].Tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng của tất cả các loại đột quỵ ở tất cả các khu vực nghiên cứu trên thế giới [22], [33]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhồi máu não chiếm khoảng 80% tai biến mạch máu não [131] là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thƣ [32]. Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 500.000-750.000 bệnh nhân tai biến mạch máu não mới và tái phát [22].Ở Pháp mỗi năm có 130.000 cas tai biến mạch máu não và đó là nguyên nhân của 40.000 ngƣời tử vong và 30.000 ngƣời bị tàn phế nặng nề. Nguy cơ tái phát trong 5 năm ƣớc tính trong khoảng 30-43%. Tai biến mạch máu não cấp thƣờng do nhồi máu não (khoảng 85% số cas) [147]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ tai biến mạch máu não trong đó có nhồi máu não đang có chiều hƣớng gia tăng cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là 416/100.000 dân và mới mắc là 152/100.000 dân [11]. Phần lớn bệnh nhân tai biến mạch máu não (trong đó có nhồi máu) có huyết áp tăng song đa số trƣờng hợp huyết áp sẽ giảm tự nhiên trong 3- 5 ngày [6] đến 10 ngày đầu mà không cần dùng thuốc chống tăng huyết áp [118]. Do đó việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp trong tai biến mạch máu não giai đoạn cấp có ảnh hƣởng đến diễn biến và tiên lƣợng bệnh, đôi khi lại gây bất lợi cho bệnh nhân, nhƣng trên thực tế lâm sàng, phần lớn những bệnh nhân nhồi máu não vào 2 viện có tăng huyết áp đều đƣợc dùng thuốc ngay trong giai đoạn cấp không kể mức độ huyết áp nhƣ thế nào. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để chọn thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp hợp lý, đạt hiệu quả, giảm biến chứng tụt huyết áp do tác dụng của thuốc cần thiết phải theo dõi huyết áp thƣờng xuyên trong giai đoạn cấp để đánh giá biến đổi huyết áp và phân biệt đƣợc bệnh nhân có tăng huyết áp từ trƣớc hay là tăng huyết áp phản ứng khi bị nhồi máu não. Nhiều khuyến cáo cho rằng, ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp chỉ hạ huyết áp trong những trƣờng hợp tăng quá cao gây các biến chứng, nhƣng phải hạ từ từ trong 24 giờ đầu [6], [44] còn đa số các trƣờng hợp nên dùng các loại thuốc tác dụng kéo dài đƣờng uống nhƣ ức chế kênh canxi thế hệ mới, ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế men chuyển. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh thuốc ức chế kênh can xi thế hệ mới nhƣ lercanidipine có tác dụng kéo dài, êm dịu suốt 24 giờ, có tác dụng chống oxid hoá, giảm xơ vữa động mạch, ức chế quá trình chết tế bào thần kinh trong đột quỵ thiếu máu não, phù hợp khi sử dụng ở bệnh nhân nhồi máu não. Ở Việt Nam, việc áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ cũng mới xuất hiện một thập kỷ lại đây, đã có một số công trình nghiên cứu về phƣơng pháp đo này để đánh giá tác dụng của thuốc, chẳng hạn nhƣ đánh giá tác dụng của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II-losatan bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ. Vấn đề đáng quan tâm là theo dõi biến đổi các thông số huyết áp và đánh giá tác dụng của thuốc ức chế kênh canxi thế hệ mới lercanidipine trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ thì chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành. Để theo dõi huyết áp trong giai đoạn cấp và lựa chọn một số thuốc có tác dụng trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ”. 3 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu sự biến đổi các thông số của huyết áp lƣu động 24 giờ (không trũng, quá tải và vọt huyết áp sáng sớm) ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp. 2.2. Đánh giá tác dụng của lercanidipine so với amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp qua theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học 3.1.1. Theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ giúp phân biệt huyết áp đo đƣợc là do huyết áp cao từ trƣớc hay là huyết áp tăng phản ứng ở bệnh nhân nhồi máu não, giúp đánh giá đƣợc thay đổi của huyết áp trong từng thời kỳ, nhịp sinh học huyết áp trong giai đoạn cấp của nhồi máu não. 3.1.2. Theo dõi biến đổi huyết áp trong giai đoạn cấp nhồi máu não là cơ sở quan trọng để điều trị và kiểm soát huyết áp trong giai đoạn cấp kể cả giai đoạn phục hồi, cũng nhƣ đề phòng tái phát nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3.2.1. Giúp các thầy thuốc lâm sàng đƣa ra các quyết định có nên dùng thuốc hạ huyết áp hay không; dùng lúc nào, loại thuốc gì để đạt hiệu quả tốt nhất cho ngƣời bệnh. Kết quả theo dõi huyết áp là cơ sở quan trọng để tiên lƣợng bệnh. 3.2.2. Thông qua việc việc theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ đánh giá tác dụng của thuốc ức chế canxi thế hệ mới lercanidipine để sử dụng ƣu tiên ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp. 4. Đóng góp của luận án Xác định tỷ lệ tăng huyết áp phản ứng là vấn đề đầu tiên của huyết áp lƣu động ở bệnh nhân nhồi máu não, đánh giá biến đổi huyết áp theo từng thời kỳ, hiện tƣợng không trũng huyết áp ban đêm, vọt huyết áp sáng sớm để có kế hoạch điều trị, theo dõi và tiên lƣợng bệnh. Đánh giá hiệu quả tác dụng của lercanidipine bằng phƣơng pháp theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp nhằm đƣa ra các khuyến cáo về sử dụng thuốc này ở bệnh nhân nhồi máu não. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. TĂNG HUYẾT ÁP 1.1.1. Định nghĩa Cho đến nay tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới (WHO/ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp (HA) tâm thu  140 mmHg và hoặc tâm trƣơng  90mmHg [40], [139], [140]. 1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp THA là một yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch (TM) mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Theo tài liệu của WHO, THA là một trong sáu YTNC chính ảnh hƣởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [131]. Tần suất THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các nƣớc phát triển. Tỷ lệ hiện mắc THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tƣơng đƣơng 972 triệu ngƣời, riêng các nƣớc phát triển chiếm 639 triệu) [1]. Tại các nƣớc đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở Canada (1992); 45,9% ở Cu Ba; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở Thụy Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 15,4% ở Cameroon (1995); 27,2% ở Trung Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998) [39], Đức 55,3%, Italie 37,7%, Tây ban nha 46,8% [156]. Tỷ lệ hiện mắc THA cao thấp tuỳ từng quốc gia, nhƣng đó là vấn đề sức khoẻ nổi trội nhất của ngƣời cao tuổi khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao [1]. Tỷ lệ mắc THA tăng dần theo độ tuổi. Nghiên cứu Framingham theo dõi 5209 ngƣời trong 30 năm cho thấy tỷ lệ mới mắc THA tăng từ 3,3 đối với nam và 1,5 đối với nữ độ tuổi 30-39 đến 6,2% đối với nam và 8,6% đối với nữ độ tuổi 70-79 [1]. Ở Pháp theo uỷ ban cao cấp về y tế, có gần 7 triệu ngƣời bị THA. Theo một nghiên cứu trên một mẫu 5000 ngƣời từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ THA đƣợc điều trị là 24% ở ngƣời từ 35 tuổi trở lên. Trong nghiên cứu MONICA tiến hành trên 6 các mẫu đại diện cho dân số chung (khoảng 1.2000 đối tƣợng/mẫu) THA chiếm tỷ lệ 21% ở nam và 19% ở nữ (1995-1997) gồm: 8,4% ở độ tuổi 40-49, 20,4% ở độ tuổi 50-59, 35,3% tuổi 60-70 và 40-50% sau 70 tuổi [156]. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh đang gia tăng nhanh. Cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở ngƣời lớn là khoảng 11%, năm 2001 là 16%, thống kê gần đây tỷ lệ THA ngƣời lớn đã khoảng 27% [40]. Theo số liệu của Chƣơng trình Quốc gia phòng chống THA năm 2009, tỷ lệ THA ở thành thị là 22,7% và ở nông thôn là 12,3% [39]. 1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp 1.1.3.1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán xác định THA rất đơn giản chỉ cần đo HA. Để đảm bảo chính xác cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây [20], [26], [34], [156], [157]: BN phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trƣớc khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hƣởng đến HA trƣớc khi đo (cà phê, hút thuốc lá). Bệnh nhân nên ở tƣ thế ngồi ghế tựa, cánh tay để trần, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang mức tim. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt cần đo HA ở cả tƣ thế nằm và đứng. Kích thƣớc bao quấn phải thích hợp để đảm bảo chính xác. Túi hơi trong bao quấn phải bao đƣợc ít nhất 80% chu vi cánh tay. Ngƣời to béo bao quấn lớn hơn. Nên dùng máy đo thuỷ ngân, tuy nhiên máy đo đồng hồ hay điện tử cũng đƣợc. Con số huyết áp tâm thu ứng với pha I của Kortkoff và tâm trƣơng là ở pha V. Nên đo cả 2 tay trong lần khám đầu tiên lấy trị số bên có HA cao hơn. Đo ít nhất 2 lần trong một lần khám tính trung bình  2lần đo cách nhau 2 phút. Nếu 2 lần đo đầu tiên có con số lệch nhau > 5mmHg thì đo thêm và tính trung bình [20]. Chẩn đoán xác định THA khi thấy HATT  140 và / hoặc HATTr  90mmHg. Tuy nhiên nếu đo lần đầu mà HATT từ 140-159 mmHg và HATTr từ 90- 99mmHg thì cần kiểm tra và khẳng định lại trong vòng 2 tháng ít nhất 2 lần khám nữa. Còn HA  160/100 thì có thể xác định là bị THA [37]. Ngƣỡng chẩn đoán THA phụ thuộc vào phƣơng pháp đo. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008 (TMVN) [26] ngƣỡng chẩn đoán nhƣ sau: 7 Bảng 1.1. Các ngƣỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán theo cách đo Phƣơng pháp đo HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Đo HA tại phòng khám/bệnh viện 140 90 Đo HA lƣu động 24 giờ 125 80 Đo HA tại nhà (tự do) 135 85 1.1.3.2. Chẩn đoán độ tăng huyết áp Hiện nay có một số cách phân loại chủ yếu áp dụng trên lâm sàng nhƣ sau: Bảng 1.2. Phân độ THA theo WHO/ISH 1999, 2003, và Hội TMVN 2008 Khái niệm HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ƣu < 120 < 80 HA bình thƣờng < 130 < 85 Bình thƣờng cao 130 - 139 85 - 89 THA độ I (nhẹ) 140 - 159 90 - 99 THA độ II (vừa) 160 - 179 100 - 109 THA độ III (nặng)  180  110 THA tâm thu đơn độc  140 < 90 Dựa vào con số HA tâm thu hoặc tâm trƣơng cao nhất để chọn mức độ [9], [26]. Ví dụ: Huyết áp 170/95mmHg = THA độ II. Huyết áp 175/115mmHg = THA độ III. Huyết áp 160/80mmHg = THA tâm thu đơn độc. Bản thân số đo HA chƣa đánh giá đƣợc mức độ nặng của bệnh mà cần phải xác định các YTNC tim mạch và tổn thƣơng cơ quan đích. 1.2. NHỒI MÁU NÃO 1.2.1. Khái niệm Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai biến mạch máu não (TBMMN) còn gọi là đột quỵ não (stroke), là các thiếu sót chức năng thần kinh (TK) xảy ra đột ngột, với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, không có căn nguyên nào khác ngoài nguyên nhân từ mạch máu [6], [11], [32], [131]. 8 Theo định nghĩa này cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, với các triệu chứng tồn tại dƣới 24 giờ và những bệnh nhân (BN) với các triệu chứng của TBMMN, có nguyên nhân từ chảy máu dƣới màng cứng, u não, nhiễm độc, hoặc chấn thƣơng đƣợc loại trừ. Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não) xảy ra khi một mạch máu bị tắc. Khu vực đƣợc tƣới bởi mạch không đƣợc nuôi dƣỡng sẽ bị hoại tử nhũn ra gọi là nhũn não. Vị trí của ổ nhồi máu não thƣờng trùng hợp với khu vực tƣới máu của một mạch máu nuôi nó, do đó trên lâm sàng một hội chứng thần kinh khu trú cho phép chẩn đoán thuộc hệ động mạch cảnh hay hệ động mạch sống nền [33]. 1.2.2. Yếu tố nguy cơ của nhồi máu não 1.2.2.1. Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được Các YTNC nhƣ tuổi, giới, gen, chủng tộc đó là những yếu tố nhƣ một dấu ấn của nguy cơ đột quỵ NMN. Mặc dầu các yếu tố này không thể tác động đến nhƣng sự xuất hiện của nó đặt những đối tƣợng này vào nhóm có nguy cơ cao, do đó cần phát hiện sớm và giải quyết các YTNC khác mà ta có thể tác động đƣợc nhằm giảm tỷ lệ xẩy ra đột quỵ nói chung và NMN nói riêng [33]. 1.2.2.2. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được  Tăng huyết áp - THA là YTNC hàng đầu THA là YTNC hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của tất cả các loại TBMMN [33]. Nghiên cứu của Leoo và cộng sự (Cs) trên 889 BN TBMMN tại 23 trung tâm đột quỵ ở Thuỵ Điển cho thấy có 75% BN có THA [98]. THA lâu dài gây tổn thƣơng thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối gây tắc mạch, tạo các phình mạch nhỏ trong não, dễ gây trạng thái nhồi máu ổ khuyết, chảy máu não và các rối loạn khác. Nếu lấy tiêu chuẩn HATT từ 140- 159, TTr từ 90-94 thì tỷ lệ TBMMN đã tăng 50%. Cả HATT và HATTr đều có vai trò trong việc gây ra TBMMN. Khi HATT từ 160 mmHg trở lên và hoặc HATTr từ 95 mmHg trở lên thì nguy cơ tăng 3,1 lần ở nam giới và 2,9 lần ở nữ giới [33]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học nhƣ của R. Collins, R.Peto và Cs theo dõi trên 40.000 ngƣời trong 5 năm đã đƣa ra kết luận sự khác biệt giữa nhóm điều trị và nhóm chứng 5-6 mmHg thì giảm nguy cơ TBMMN 40%. [...]... trạng tử vong tim mạch vào những giờ sớm của buổi sáng [102] 1.3.10.2 Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp - Vai trò của ABPM rất quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc chống THA Vai trò của ABPM trong việc hƣớng dẫn điều trị thuốc chống THA hiện tại là đối tƣợng của nhiều nghiên cứu Trong thử nghiệm lâm sàng của Staessen và cộng sự, sự điều chỉnh thuốc chống... hay không giảm HA ban đêm để có kế hoạch dự phòng tổn thƣơng cơ quan đích Theo khuyến cáo của Chƣơng trình giáo dục THA của Canada [65], đo HA ngoài phòng khám là quan trọng cho cả chẩn đoán và điều trị 28 1.3.10 Vai trò của ABPM trong nhồi máu não và điều trị tăng huyết áp 1.3.10.1 Xác định vọt huyết áp sáng sớm và tăng huyết áp buổi sáng Trong đa số bệnh nhân, HATT và HATTr là cao nhất trong chu... phát hiện chảy máu kín đáo trong vùng nhồi máu [18] MRI tốt hơn vừa trong phát hiện sớm (trong vài giờ đầu) khu trú nhồi máu ổ khuyết và NMN và muộn hơn(sau vài tuần) trong phân biệt giữa NMN và XHN [138] Nhồi máu cấp thƣờng đồng tín hiệu trên ảnh T1, tăng tín hiệu T2 ở khu vực dƣới vỏ và mất sự khác biệt tuỷ - vỏ não Giai đoạn bán cấp có hình ảnh giảm tín hiệu trên ảnh T1(tối) và tăng tín hiệu trên ảnh... giữa nửa đêm và 2 giờ sáng Từ 2 giờ sáng trở đi có sự tăng nhẹ cả HATT và HATTr, bắt đầu tăng hơn từ 4 giờ sáng giá trị HA đạt đến mức HA ban ngày Hầu hết BN, HATT và HATTr tăng lên vào buổi sáng ít nhất là 20/15 mmHg và giá trị HA ít khi vƣợt quá 140/90 mmHg Vai trò của ABPM là mang lại cơ hội duy nhất để nghiên cứu vọt HA và tăng HA buổi sáng một cách chi tiết [85] Nghiên cứu của Kario và cộng sự đã... Diễn biến huyết áp trong chu kỳ 24 giờ Sử dụng ABPM theo dõi đƣợc nhịp sinh học HA HA biến đổi theo từng thời gian, chu kỳ thức ngủ, hoạt động, trạng thái tâm lý của cơ thể Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và Cs tại Đại học Y khoa Huế cho thấy: ở ngƣời bình thƣờng cũng nhƣ BN THA, HA thay đổi trong ngày theo từng thời điểm, cao nhất vào 9 11h sáng, buổi trƣa từ 12 - 14h có giảm xuống, buổi chiều lại tăng. .. THA kháng trị Xác minh THA kháng thuốc thực sự hay không? Ở ngƣời THA có tỷ lệ hiệu ứng “áo choàng trắng” khá cao khoảng 73% số ngƣời THA đƣợc điều trị làm cho các thầy thuốc nhầm tƣởng là THA kháng trị [57] 7 Xác minh cơn THA Theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ rất có giá trị để phát hiện những cơn THA Có những bệnh mà phƣơng pháp đo thông thƣờng không thể phát hiện đƣợc Cơn THA chỉ xẩy ra vào một số... quả là ít phải tăng cƣờng liều điều trị bằng thuốc trong nhóm ABPM so với kiểm 29 soát HA ở nhóm CBPM; điều quan trọng là trong nhóm ABPM nhận điều trị thuốc ít hơn có lợi khi đánh giá khối cơ thất trái trên siêu âm tim [57] - Trong điều trị THA việc đo HA lâm sàng hàng ngày để biết đƣợc áp ứng điều trị với các thuốc chống tăng HA nhƣng theo biểu đồ diễn biến HA trong ngày, HA là trị số thay đổi theo. .. 8-15 mg /giờ trong 30 phút, bắt đầu từ liều thấp rồi tăng dần, liều duy trì 2-4 mg /giờ 1.4.4.2 Thuốc ức chế kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não Nifedipine và nimodipine có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn cản không cho canxi tràn vào tế bào gây ngộ độc phá huỷ tế bào, đồng thời nimodipin còn có tác dụng ngăn chặn sự co thắt mạch não do chảy máu dƣới màng nhện và XHN... tự động Đến năm 1966, Schneider đã chế tạo ra máy đo hoàn toàn tự động và sau này ngƣời ta đã sản xuất ra loại máy theo dõi HA kết hợp với Hoter điện tâm đồ Từ năm 1979 ngƣời ta sử dụng ABPM trong chẩn đoán THA giới hạn và đánh giá hiệu quả điều trị [59] Sau đó, bắt đầu từ cuối những năm 1980 kỹ thuật theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ (ABPM) đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở một số nƣớc châu Âu, Mỹ và đã có. .. sự tăng sinh của mao mạch 14 - Giai đoạn > 21 ngày: Xuất hiện kén nhũn não, não thất cùng bên có thể bị giãn rộng Những hình ảnh CT trong thời gian < 6 giờ kể từ khi bị nhồi máu não đƣợc gọi là những dấu hiệu sớm của CT bao gồm: - Hình ảnh giảm tỷ trọng kích thƣớc vào khoảng 1/3 khu vực tƣới máu của động mạch não giữa - Xóa mờ nhân đậu, mờ rãnh cuộn não, mất giải đảo, mờ rãnh Synvius - Tăng quang động . tài Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ . 3 4 2. Mục tiêu nghiên cứu. THÚC SINH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE BẰNG THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ Chuyên ngành. THÚC SINH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE BẰNG THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ LUẬN

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan