ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ

6 678 13
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: TIỀN TỆ  THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến thức: trong thời lượng 15 tiết đầu tiên, môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng để hiểu được chế độ tiền tệ quốc tế hiện tại và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế; hiểu được bản chất kinh tế và sự vận động của tỷ giá hối đoái, qua đó thấy được xu hướng biến động, tác động của tỷ giá sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chuẩn bị biện pháp ứng phó. Với thời lượng 30 tiết tiếp theo, môn học tiếp tục trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng đhiểu rõ bản chất của các điều kiện, thông lệ, phương tiện và các chứng từ cần thiết trong lĩnh vực thanh toán quốc tế; nắm rõ bản chất và chức năng của các phương thức cũng như phương tiện thanh toán được sử trong kinh doanh thương mại quốc tế

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC & QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: TIỀN TỆ & THANH TOÁN QUỐC TẾ MÃ SỐ: SỐ TC: NGƯỜI PHỤ TRÁCH: - Th.S Lê Ngọc Thắng BỘ MÔN PHỤ TRÁCH: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Sinh viên đã học qua các môn học: Kinh tế học, Lý thuyết tài chính tiền tệ. II. MÔ TẢ MÔN HỌC: Tiền tệ và Thanh toán quốc tế là môn học mang tính tác nghiệp cao. Đây là môn học nghiệp vụ chính của sinh viên các chuyên ngành Ngân hàng và Ngoại thương. Đối với các chuyên ngành khác, đây là môn bổ trợ. Môn học gồm 02 phần, tập trung nghiên cứu những vấn đề then chốt của lĩnh vực tiền tệ và thanh toán quốc tế. Phần thứ nhất nghiên cứu các vấn đề trọng tâm như hệ thống tiền tệ quốc tế, tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái, các tổ chức tài chính và tiền tệ thế giới và khu vực. Phần thứ hai nghiên cứu các vấn đề trọng tâm như các phương thức, phương tiện và bộ chứng từ thanh toán áp dụng trong thương mại quốc tế. III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC: 1. Mục tiêu: - Kiến thức: trong thời lượng 15 tiết đầu tiên, môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng để hiểu được chế độ tiền tệ quốc tế hiện tại và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế; hiểu được bản chất kinh tế và sự vận động của tỷ giá hối đoái, qua đó thấy được xu hướng biến động, tác động của tỷ giá sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và 1/6 chuẩn bị biện pháp ứng phó. Với thời lượng 30 tiết tiếp theo, môn học tiếp tục trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng đhiểu rõ bản chất của các điều kiện, thông lệ, phương tiện và các chứng từ cần thiết trong lĩnh vực thanh toán quốc tế; nắm rõ bản chất và chức năng của các phương thức cũng như phương tiện thanh toán được sử trong kinh doanh thương mại quốc tế. - Kỹ năng: sau 45 tiết, sinh viên biết áp dụng các điều kiện, thông lệ, phương tiện, phương thức và các chứng từ cơ bản cần thiết trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2. Yêu cầu: Sinh viên tham gia đầy đủ các giờ giảng và làm bài tập cá nhân, nhóm. 3. Cụ thể: - Tổng số tiết: 45 tiết - Số tiết giảng: 38 tiết - Thảo luận, làm bài tập: 07 tiết - Tự học: 15 tiết Chương Nội dung Tổng số tiết Giảng bài Hướng dẫn tự học và bài tập Thi (KT) I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIỀN TỆ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 20 15 5 II CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 15 10 5 III CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 15 15 IV BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ 10 5 5 Tổng cộng 60 45 15 IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIỀN TỆ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Những hiểu biết chung về tiền tệ 1.1.1 Khái niệm tiền tệ. 1.1.2 Nguyên nhân của sự ra đời tiền tệ. 1.1.3 Sự phát triển của tiền. 1.1.4 Các chức năng của tiền 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế. 1.2.1 Khái niệm. 1.2.3 Hệ thống tiền tệ quốc tế Paris. 2/6 1.2.4 Hệ thống tiền tệ quốc tế Genova. 1.2.5 Hệ thống tiền tệ Bretton Woods. 1.2.6 Hệ thống tiền tệ Jamaica. 1.2.7 Hệ thống tiền tệ Châu Âu 1.3. Hối đoái 1.3.1 Tỷ giá hối đoái 1.3.2 Thị trường hối đoái Câu hỏi/ Bài tập :  Làm trên lớp: Bài tập xác định tỷ giá tính chéo  Về nhà: Bài tập xác định tỷ giá tính chéo Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1. Hối phiếu: 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm 2.1.3 Hình thức 2.1.4 Nội dung 2.1. 5 Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu 2.1. 6 Các loại hối phiếu 2.2. Lệnh phiếu: 2.2.1 Khái niệm 2.2.2 Nội dung 2.2.3 Phân loại 2.3. Séc: 2.3.1 Khái niêm 2.3.2 Nội dung 2.3.3 Phân loại séc 3/6 2.4. Thẻ ngân hàng: 2.4.1 Khái niêm 2.4.2 Mô tả về mặt kỹ thuật 2.4.3 Phân loại 2.4.4 Các đối tượng tham gia và quy trình lưu thông thẻ Câu hỏi/ Bài tập :  Làm trên lớp: Thiết lập hối phiếu và lệnh phiếu  Về nhà: Thiết lập hối phiếu và lệnh phiếu Chương 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 3.1. Phương thức chuyển tiền ( Remittance ): 3.1.1 Khái niệm 3.1.2 Các đối tượng tham gia 3.1.3 Quy trình nghiệp vụ 3.1.4 Nhận xét 3.2. Phương thức ghi sổ ( Open account ): 3.2.1 Khái niệm 3.2.2 Các đối tượng tham gia 3.2.3 Quy trình nghiệp vụ 3.2.4 Nhận xét 3.3. Phương thức nhờ thu ( Collection of payment ) 3.3.1 Khái niệm, cơ sở pháp lý 3.3.2 Phân loại các phương thức nhờ thu 3.3.3 Quy trình nghiệp vụ các phương thức nhờ thu 3.3.4 Nhận xét 3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD): 4/6 3.4.1 Khái niệm 3.4.2 Các đối tượng tham gia 3.4.3 Quy trình nghiệp vụ 3.4.4 Nhận xét 3.5 Phương thức tín dụng chứng từ 3.5.1 Khái niệm 3.5.2 Cơ sở pháp lý 3.5.3 Các đối tượng tham gia 3.5.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán 3.5.5 Thư tín dụng 3.5.6 Nhận xét Câu hỏi/ Bài tập : Làm trên lớp: Đánh giá và vận dụng các phương thức thanh toán theo tình huống Chương 4: BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ 4.1. Giới thiệu chung: 4.1.1 Khái niệm bộ chứng từ 4.1.2 Chứng từ thương mại. 4.1.3 Vai trò của chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế 4.2. Chứng từ vận tải: 4.2.1 Khái niệm vận đơn 4.2.2 Vai trò của vận đơn 4.2.3 Giới thiệu nội dung, phân loại vận đơn 4.3. Chứng từ bảo hiểm: 4.3.1 Khái niệm chứng từ bảo hiểm 4.3.2 Vai trò của chứng từ bảo hiểm 4.3.3 Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm 5/6 4.4. Chứng từ hàng hóa: 4.3.1 Khái niệm chứng từ hàng hóa 4.3.2 Vai trò của chứng từ hàng hóa 4.3.3 Giới thiệu hóa đơn thương mại 4.3.4 Giới thiệu phiếu đóng gói 4.3.5 Giới thiệu giấy chứng nhận xuất xứ Câu hỏi/ Bài tập :  Làm trên lớp: Quan sát bộ chứng từ mẫu V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC STT Nội dung đánh giá Trọng số Ghi chú 1 Kiểm tra môn học (Đ1) 0.1 2 Kiểm tra giữa môn (Đ2) 0.3 3 Thi hết môn (Đ3) 0.6 Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6) VI. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - Kết hợp phương pháp thuyết giảng và trao đổi tại lớp. - Thảo luận, làm bài tập, sửa bài trên lớp có hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. - Ngoài ra học viên tự nghiên cứu và làm bài tập, đọc tài liệu theo hướng dẫn của giảng viên. VII. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC - Bảng, phấn, bút viết. - Micro - Projector VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách: Thanh toán quốc tế chủ biên PGS TS Trần Hoàng Ngân cùng nhóm biên soạn Ths Hoàng Thị Minh Ngọc, Ths Võ Thị Tuyết Anh. - Khác: Các Website của các NHTM như acb.com.vn; vcb. com.vn; ocb.com.vn 6/6

Ngày đăng: 02/02/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan