tiểu luận môn tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công tại hy lạp

49 1.5K 6
tiểu luận môn tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công tại hy lạp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC o0o TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài : Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp Giáo viên hướng dẫn : TS. Mai Thu Hiền Lớp : TCNH 19A Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Chi (STT 10) Trần Kim Chung (STT 12) Phạm Thu Giang (STT 18) Phạm Thu Hòa (STT 28) Đặng Thị Thu Hương (STT 32) Nguyễn Huyền Linh (STT 41) Nguyễn Thị Thùy Linh (STT 42) Hà Nội, tháng 6-2013 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC 2 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ 3 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay chúng ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn đến “Khủng hoảng nợ công”. Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu xuất phát từ Hy Lạp đã tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích. Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu. Chính điều đó đã đánh lên hồi chuông báo động cho tất cả các nước trên thế giới phải suy nghĩ chin chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu “Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là việc hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát, trong giới hạn tiểu luận này, nhóm học viên lớp Cao học 19A Tài chính Ngân hàng chỉ xin trình bày hiểu biết khái quát về các vấn đề sau: Chương I: Tổng quan về nợ công và khủng hoảng nợ công - Tóm tắt cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về khủng hoảng nợ công Chương II: Phân tích khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp – phân tích diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và tác động của nó đến nền kinh tế Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Trình bày thực trạng nợ công tại Việt Nam và rút ra các giải pháp hoàn thiện Bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý. 4 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG 1.1.1 Khái niệm nợ công Khái niệm nợ công được đề cập khá đa dạng trong hoạt động quản lý nợ của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc thống nhất để đưa ra một khái niệm chuẩn về nợ công còn tùy thuộc vào thực tiễn hoạt động quản lý nợ của mỗi nước. Do vậy, hiện nay có khá nhiều cách hiểu và nhiều định nghĩa khác nhau về nợ công. Cụ thể: Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay). Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ trả nợ của chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Qua khái niệm trên, IMF đã chia khu vực công ra thành khu vực công tài chính và khu vực công phi tài chính. Tuy nhiên, đôi lúc trên thực tế chỉ có số liệu nợ của khu vực công phi tài chính và nợ của khu vực công tài chính mà được chính phủ bảo lãnh mới được tính vào nợ công. Điều này làm cho tổng số nợ của khu vực công như định nghĩa của IMF sẽ không đầy đủ do loại trừ nợ của ngân hàng trung ương và những khoản nợ không được bảo lãnh của các định chế tài chính tiền gửi và phi tiền gửi thuộc khu vực công. Theo Ngân hàng thế giới (WB) Nợ công là nợ của khu vực công bao gồm các nghĩa vụ nợ của: (1) Chính phủ trung ương và các bộ; (2) Các cấp chính quyền địa phương; (3) Các thể chế độc lập nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do Ngân sách nhà nước quyết định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trượng hợp vỡ nợ nhà nước phải 5 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền trả nợ thay cho thể chế đó; (4) Nợ của Ngân hàng trung ương. Khái niệm nợ công theo định nghĩa của WB được coi là thước đo toàn diện nhất Khái niệm theo Luật quản lý nợ công Chính phủ ban hành tháng 2 năm 2009 “Nợ công được hiểu bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”. Trong đó: - Nợ Chính phủ: Là các khoản nợ được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài chính ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành; nhưng không bao gồm các khoản nợ do NHNN Việt Nam phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. - Nợ được Chính phủ bảo lãnh: Là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay trong nước và nước ngoài được Nhà nước, Chính phủ đứng ra bảo lãnh. - Nợ của chính quyền địa phương: Là các khoản nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Vì vậy, theo Luật quản lý nợ công của Việt Nam phạm vi nợ công của nước ta hiện nay hẹp hơn so với các tổ chức quốc tế. Nợ công không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của NHTW. Chính vì vậy, các số liệu thống kê về nợ công do Chính phủ Việt Nam công bố thường có sự khác biệt so với số liệu thông kê của các tổ chức quốc tế. 1.1.2 Bản chất kinh tế của nợ công Nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình. Để làm giảm mức thâm hụt ngày, chính phủ phải tăng nguồn thu ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã được hoạch định cụ thể. Chính vì thế, chính phủ chỉ có thể tìm cách gia tăng nguồn thu của mình. 6 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền Có hai cách để gia tăng nguồn thu chính phủ. Thứ nhất, chính phủ có thể tăng thuế, vốn là nguồn thu trực tiếp và lớn nhất của mình. Tuy nhiên, tăng thuế có thể có ảnh hưởng tiêu cực, đó là làm giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sản xuất dẫn đến suy thoái kinh tế. Thứ hai, chính phủ có thể tăng nguồn thu thông qua vay nợ, cả vay trong nước và vay quốc tế. Để làm được việc này, chính phủ sẽ yêu cầu Ngân hàng trung ương bán cổ phiếu cho giới đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. Các khoản vay này sẽ làm gia tăng nợ công. Như vậy có thể thấy nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách Tác động của nợ công với nền kinh tế Để phân tích nợ công cần phải xem xét tác động của nó đối với quốc gia trên cả hai khía cạnh: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực Thứ nhất, nợ công đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội. Những khoản vay nước ngoài sẽ là nguồn tài trợ bổ sung chủ yếu cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mà không làm thoái lui đầu tư tư nhân khi chính phủ đầu tư lớn. Thứ hai, nợ công góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi NSNN. Trong khi việc tăng thuế và giảm chi tiêu đòi hỏi khoảng thời gian dài, cũng như phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, in tiền sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế, việc vay nợ sẽ góp phần bù đắp kịp thời bội chi NSNN trong khi các nguồn khác chưa kịp đáp ứng. Thứ ba, Thông qua vay nợ tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết thị trường tài chính. Chính phủ các nước sử dụng nhiều hình thức vay mượn khác nhau, trong đó việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã góp phần quan trọng tạo thêm công cụ để ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ. Thứ tư, nợ công góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Đối với những khoản nợ nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia vay nợ tiếp cận được nguồn vốn mà không làm giảm đầu tư hay tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, khi tiếp 7 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền cận với các nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cải cách về thể chế, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng… của các nước vay nợ. Ngoài ra, các nước vay nợ có thể tiếp cận đối với máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý mới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội nhiều hơn để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tác động tiêu cực Nợ công tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Nếu nợ công được thực hiện bằng nguồn vay nợ trong nước sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, kết quả làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và có thể dẫn đến “hiệu ứng thoái lui đầu tư”. Vay nước ngoài, tác động thoái lui đầu tư có thể được hạn chế do giảm bớt căng thẳng về lãi suất nhưng lại có thể gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó, khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này tác động làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng lãi suất trong nước. Bên cạnh đó, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia, ảnh hưởng đến ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Nợ công tác động làm tăng lãi suất, tạo áp lực gây ra lạm phát. Lạm phát được tạo ra bởi hai nguyên nhân chính: do tổng cầu tăng hoặc do chi phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị… dẫn đến nguy cơ lạm phát. Nợ công tác động đến tỷ giá và thâm hụt thương mại. Trong ngắn hạn, khi vay nợ nước ngoài khiến dòng ngoại tệ chảy vào trong nước sẽ gây tăng giá đồng nội tệ.Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ sẽ khuyến khích nhập 8 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền khẩu và có nguy cơ làm giảm xuất khẩu ròng. Trong trung và dài hạn, việc Chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao. Do đó, chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của NSNN. Việc tăng chi tiêu chính phủ dẫn tới thâm hụt NSNN và nhập siêu cùng một lúc được coi là tình trạng “thâm hụt kép”. Nợ công quá lớn tiềm ẩn gây ra cuộc khủng hoảng nợ. Khi nợ công quá cao tức là chính phủ đi vay nhiều hơn khiến mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng lên. Chính phủ càng vay nhiều thì lãi suất trái phiếu càng tăng mạnh. Mặt khác, khi nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, các khoản vay nợ sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chính phủ dần mất lòng tin của các chủ nợ. Như vậy khủng hoảng nợ xảy ra đi kèm với những hậu quả khó lường. Khủng hoảng nợ công xảy ra sẽ tác động mạnh và rất xấu đến hệ thống tiền tệ quốc gia và liên minh tiền tệ của khu vực. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu để trợ giúp sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng kinh tế. Tóm lại, nợ công, ở một mức độ vừa phải là cần thiết trong sự phát triển của một quốc gia. Thông qua việc sử dụng ngân sách đúng chỗ và hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế và ổn định xã hội. Ngược lại, việc quản lý và sử dụng ngân sách không hiệu quả sẽ làm nợ công ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu vĩ mô, gây bất ổn định chính trị - xã hội. 1.2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 1.2.1 Khái niệm Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi quá nhiều, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ không có khả năng hoàn trả. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm. 9 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công Nợ chồng lên nợ và sự tham nhũng của chính quyền Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng nợ là do sự cộng dồn của các món nợ. Lãi chồng lên lãi, cộng vào gốc và lại tiếp tục bị tính lãi cho khoản gốc mới. Không có biện pháp nào với thời gian ân hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn hoặc các khoản trả dần lâu hơn thực sự đem lại thành công giúp các nước nghèo thoát khỏi khối nợ nần chồng chất. Một lý do khác cho những món nợ khổng lồ là sự tham nhũng và tham ô tiền bạc của một nhóm người ở các nước đang phát triển. Rất nhiều khoản cho vay đi kèm cùng các điều kiện bao gồm ưu tiên xuất khẩu…Hệ lụy là nhiều tiền hơn chảy ra khỏi các nước đang phát triển thay vì được về. Hầu hết các quốc gia có hệ số nợ cao đều là các nuớc nghèo, trình độ dân trí thấp, chính quyền quan liêu, tham nhũng… Nợ trong quá khứ Lịch sử hình thành nên các món nợ của các nước thế giới thứ ba là lịch sử của những nguồn tài chính quốc tế khổng lồ được chuyển dịch từ những dân tộc nghèo đói nhất. Quy trình này là một vòng xoáy dai dẳng của những khoản nợ phát sinh và cứ thế được nhân lên với qui mô lớn hơn từ món gốc ban đầu và nó chỉ thực sự chấm dứt nếu như khoản nợ thực sự được hủy bỏ. Theo như tài liệu nghiên cứu “Effects of debt on human rights” của Mr. El Hadji Guissé for current UN Sub Commission on Human Rights (E/CN.4/Sub.2/2004/27)”, nợ công của các nước đang phát triển một phần là do việc luân chuyển một cách thiếu công bằng những món nợ công từ các nước chính quốc khi các nước này còn là thuộc địa. Vay nợ cho mục đích không chính đáng Là những khoản nợ do một chính phủ mắc phải mà không được sự đồng thuận của dân chúng hoặc không vì một mục đích chính đáng mà các chính phủ kế tục phải trang trải. Rất nhiều nước kém phát triển ngày nay phải bắt đầu nền độc lập của họ với gánh nặng nợ nần để lại từ chính quyền thuộc địa trước đó. 10 [...]... Mai Thu Hiền CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 2.1 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 2.1.1 Giai đoạn trước khi khủng hoảng bùng nổ Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiền chung (eurozone hay EU-16) Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2,8% GDP của EU Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất... tới Hy Lạp cuối năm 2010 Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính toán về những khoản nợ tài chính trực tiếp, chưa có cơ quan nào đưa ra số liệu chính xác về những tài sản tài chính gián tiếp có liên quan tới Hy Lạp Báo cáo công bố ngày 18/08/2011 của cơ quan tài chính trực thuộc 26 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS Mai Thu Hiền Quốc hội Mỹ cho biết trong khi những khoản vay trực tiếp của Mỹ tới Hy Lạp. .. cuộc khủng hoảng tiêu biểu cho sự chi tiêu không hợp lý của chính phủ, gây ra nhiều hệ lụy về sự suy giảm cho nền kinh tế, sự bất ổn cho nền chính trị, hệ thống y tế, giáo dục, an sinh xã hội bị suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao và làm cho tổng quan nền kinh tế Hy Lạp rơi vào suy thoái 2.3 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 2.3.1 Đối với chính Hy Lạp Tác động đầu tiên của khủng hoảng nợ công. .. là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Hy Lạp Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng này có khả năng được yêu cầu tìm kiếm các nguồn vốn mới để bù đắp các khoản lỗ và hầu như chắc chắn là Hy Lạp sẽ quốc hữu hóa những ngân hàng có liên quan đến nợ Chính phủ Ngoài ra, việc các tổ chức tài chính trong nước bán tháo các tài sản nợ có thể xẩy ra sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp 2.3.2 Đối với ệ thống... phát của Bolivia năm này lên tới 2300% Khủng hoảng nợ làm cho tình hình chính trị bất ổn Trong cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980, có rất nhiều các chính thể cầm quyền bất lực ở một số nước Mỹ La Tinh đã bị lật đổ trước sức ép của kinh tế trong cuộc khủng hoảng nợ ví dụ như Chi Lê, Bra- xin… 11 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS Mai Thu Hiền Khủng hoảng nợ đẩy các nước đang phát triển vào tình... sách và nợ công một cách đáng kể Tuy nhiên thực trạng này diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới không chỉ có ở Hy Lạp và EU Do vậy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ là tác nhân thêm vào những vấn đề sẵn có trong nội tại nền kinh tế Hy Lạp Tiếp cận vấn đề nguyên nhân khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp có rất nhiều luồng ý kiến và nhiều cách phân tích vấn đề khác nhau Bài tiểu luận này,... trưởng tài chính Châu Âu nhấn mạnh mối lo ngại về qui mô khoản nợ công rất lớn của đất nước này Hình 3: Tổng nợ chính phủ so với GDP (%) Có thể thấy trong cuốt thập kỷ trước khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 chính phủ Hy Lạp đã vay mượn rất nhiều từ nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai Giữa năm 2001 và năm 2008 báo cáo 14 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD:... 2.2.3 Các nhân tố khác Tác động của khủng hoảng tài chính 2008 Khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra, các nhà lãnh đạo EU đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích phát triển kinh tế để vượt qua cơn khủng hoảng Chính những gói tài trợ này đã góp phần quan trọng làm cho tăng chi ngân sách và nợ công đáng kể Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính Đồng tiền chung hệ thống ngân... cho Hy Lạp và cho rằng quốc gia này cần phải tự mình giải quyết vấn đề 17 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS Mai Thu Hiền Do chênh lệch lãi suất giữa Hy Lạp và Đức lên tới 4% khi các nhà đầu tư lo ngại về việc mất khả năng chi trả nợ của Hy Lạp Trước tình hình đó vào tháng 2/2010 chính phủ Hy Lạp thông báo gói ngân sách eo hẹp hà khắc hơn bao gồm của việc đóng băng việc chi trả cho khu vực công. .. phủ Hy Lạp đã làm giả các số liệu thống kê và không minh bạch mức độ nợ thông qua các công cụ tài chính phức tạp cũng góp phần làm mất lòng tin cho các nhà đầu tư Trước khủng hoảng nợ, lợi tức trái phiếu 10 năm của Hy Lạp là 10 đến 40 điểm cơ bản , lớn hơn trái phiếu 10 năm của Đức Chênh lệch điểm mua bán cao thể hiện sự mất lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Hy Lạp 16 Tiểu luận môn học tài chính . băng. 12 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 2.1 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 2.1.1 Giai đoạn trước khi khủng hoảng. 6-2013 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC 2 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ 3 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế. góp ý. 4 Tiểu luận môn học tài chính quốc tế GVHD: TS. Mai Thu Hiền CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG 1.1.1 Khái niệm nợ công Khái niệm nợ công được

Ngày đăng: 01/02/2015, 18:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

    • 2.1 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

      • 2.1.1 Giai đoạn trước khi khủng hoảng bùng nổ

        • Hình 1: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp (1999-2009)

        • Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp (2002-2010)

        • Hình 3: Tổng nợ chính phủ so với GDP (%)

        • Hình 4: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ của một số quốc gia Châu Âu 2009

        • Hình 5: Lợi suất trái phiếu 10 năm của Hy Lạp so với trái phiếu cùng loại của Đức.

        • Hình 6: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến 2/2010

        • 2.3 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP

          • 2.3.1 Đối với chính Hy Lạp

          • 2.3.2 Đối với ệ thống ngân hàng khu vực Châu Âu và thế giới

            • Hình 7: Ước tính những khoản vay của một số nước tới Hy Lạp (đến 12/2010)

            • CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

              • 3.1 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

                • 3.1.1 Thu và chi ngân sách nhà nước

                  • Hình 8: Các nguồn thu trong NSNN của Việt Nam (2003 – 2012)

                  • Hình 9: Doanh thu thuế tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á (%GDP)

                  • Hình 10: Cơ cấu nguồn thu NSNN 2003-2012 phân theo từng khu vực (% tổng thu)

                  • Hình 11: Cơ cấu chi cân đối NSNN 2003-2012 (% GDP))

                  • Hình 12: Chi tiêu công tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á 2001-2011 (% GDP)

                  • 3.1.2 Thâm hụt ngân sách và nợ công

                    • Bảng 2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam 2001-2011 (% GDP)

                    • Bảng 3: Cơ cấu nguồn bù đắp bội chi NSNN 2003-2011 (tỉ đồng)

                    • Hình 12: Cấu trúc nợ Việt Nam tính đến cuối năm 2011 (% GDP)

                    • Bảng 4: Nợ công Việt Nam theo định nghĩa Việt Nam và định nghĩa quốc tế (số liệu gần nhất)

                    • Hình 13: Tổng nợ công Việt Nam từ năm 2001 đến nay (% GDP)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan